Đề tài Thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1- NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU. 3

1.1.Quan niệm về thuế xuất nhập khẩu. 3

1.1.1.Khái niệm thuế xuất nhập khẩu. 3

1.1.2.Đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu. 3

1.1.3. Mục đích thuế xuất nhập khẩu. 4

1.1.4.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu. 5

1.2.Tình hình xuất nhập khẩu chung của nước ta những tháng đầu năm 2010. 6

1.2.1.Đánh giá chung . 6

1.2.2.Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu. 7

1.2.3.Xuất nhập khẩu xăng dầu. 12

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM. 13

2.1. Phân tích tình hình thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. 13

2.1.1.Tình hình thuế xuất nhập khẩu xăng dầu qua các năm. 13

2.1.2.Danh mục thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu năm 2010. 18

2.1.3.Thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu xăng dầu. 22

2.1.4.Quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu xăng dầu. 26

2.2. Đánh giá về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. 28

2.2.1. Đánh giá chung về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. 28

2.2.2. Những bất cập trong xuất nhập khẩu xăng dầu. 28

2.2.3.Các hình thức gian lận thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. 30

CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM. 33

3.1 Phương hướng phát triển. 33

3.2. Các giải pháp. 35

3.2.1.Các giải pháp để hạn chế những bất cập trong xuất nhập khẩu xăng dầu. 35

3.2.2. Các giải pháp chống gian lận thuế. 40

KẾT LUẬN 42

PHỤ LỤC. 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu mặt hàng nhiên liệu động cơ hàng không (nhiên liệu phản lực) sẽ giảm xuống mức 30%, thấp hơn 10% so với mức quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BTC ngày 5/2/2009 của Bộ Tài chính.Đây là mặt hàng xăng, dầu nằm trong các phân nhóm 2710.19.13.00 và 2710.19.14.00 trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Bộ Tài chính cho biết, mức thuế mới sẽ chính thức áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 16/2/2009.Như vậy, trong vòng một tháng trở lại đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 3 lần.Hai lần trước, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng, dầu thông thường từ mức 40% xuống 35% và từ 35% xuồng còn 25%. Sang đến ngày 19/02/2009, Bộ Tài chính vừa quyết định giảm 5% thuế nhập khẩu xăng dầu. Động thái này góp phần làm "dịu" đi việc đòi tăng giá của các doanh nghiệp. Như vậy, thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phổ biến đã giảm xuống còn 20% thay cho mức 25%. Mức thuế mới được áp dụng từ ngày 23/2/2009. Đây là lần thứ tư, thuế nhập khẩu xăng dầu được điều chỉnh giảm và là lần thứ ba đối với các loại xăng dầu thông dụng. Trước đó, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã yêu cầu các DN giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu hiện thời tuy Cục này cũng khẳng định với mức giá bán hiện nay, các DN đang lỗ.Cũng với quyết định giảm thuế nhập khẩu, hiện các DN cũng đã được phép không phải trích 1.000 đồng mỗi lít xăng để trả nợ tiền ngân sách đã ứng trước. Giá dầu thế giới hiện vẫn ở mức 37 USD/thùng nhưng giá xăng dầu thành phẩm nhập về đang ở mức khá cao, khoảng trên 60USD/thùng. Bộ Tài chính cho biết từ ngày 21/9/2009 Doanh nghiệp nhập xăng dầu sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi mới.Theo đó mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu, gồm cả nhiên liệu xăng dầu cho máy bay sẽ đồng loạt hưởng mức thuế suất là 20%. Đây là biện pháp giảm bớt sức ép đối với doanh nghiệp xăng dầu trong khi giá xăng dầu thành phẩm hiện nay vẫn đang khá cao. Các doanh nghiệp xăng dầu sẽ bớt được áp lực khi giá xăng dầu trên thế giới chưa có xu hướng giảm. Ngày 26/01/2010,Theo quy định mới, mức thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu sẽ được thay đổi tương ứng theo giá dầu thô trên thị trường Singapore. Bộ Tài chính vừa có công văn số 837/BTC - CST gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, công bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng, dầu tương ứng với giá mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới. Bộ Tài chính cho biết, quy định mới này được ban hành nhằm tăng tính chủ động trong công tác quản lý, điều hành chính sách thuế đối với mặt hàng xăng, dầu. Các mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi nêu trên là một trong những căn cứ, cơ sở để Bộ Tài chính xem xét, ban hành các Thông tư hướng dẫn về mức thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể đối với mặt hàng xăng dầu phù hợp với tình hình thực tế.Đồng thời là một trong những căn cứ để các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh. Giá Platt's dầu thô WTI (USD/thùng) Thuế suất xăng, dầu hỏa, nhiên liệu bay (%) Diesel, Madut (%) Từ 45 đến 60 30 25 Từ 60 đến dưới 75 25 20 Từ 75 đến dưới 95 20 15 (Giá platt’s dầu thô WTI là giá bình quân trên thị trường Singapore của 30 ngày trước ngày điều chỉnh thuế suất). Trong trường hợp đặc biệt, giá thị trường trong nước và thế giới biến động bất thường (giá platt’s dầu thô WTI dưới mức 45 USD/thùng hoặc cao hơn 95 USD/thùng), thì các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu sẽ được điều hành theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính. Trong mọi trường hợp, mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối đa không vượt quá 40%. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện mức thuế suất đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, kể từ ngày 1/2/2010, Bộ Tài chính sẽ giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng xăng dầu. N hiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao, các loại diesel và nhiên liệu đốt sẽ được điều chỉnh giảm 5% xuống còn 15%. Còn riêng đối với kerosene cũng được điều chỉnh giảm 10%, từ mức 30% xuống còn 20%. Việc giảm thuế suất một số mặt hàng xăng dầu nhập khẩu của Bộ Tài Chính là nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá dầu thế giới đang có xu hướng ngày một tăng cao.Đây được coi là một trong những công cụ mới về thuế mà Bộ Tài chính vừa công bố nhằm giúp các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh. Theo thông tư số 59/2010/TT-BTC do thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Danh mục mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được điều chỉnh giảm.Theo đó, thuế nhập khẩu xăng giảm 3%, từ mức 20% xuống còn 17%. Cùng với xăng, thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu hỏa, diezel có mức thuế suất mới là 10% thay vì 15% như trước.Các mức thuế mới được áp dụng đối với các Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 21/4/2010. 2.1.2.Danh mục thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu năm 2010. Theo thông tư số 59/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặ hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Tại điều 1 của thông tư số 59/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định: Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Danh mục mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BTC ngày 26/1/2010 của Bộ Tài chính thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này. DANH MỤC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI  MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710 (Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2010/TT-BTC ngày 19/04/2010 của Bộ Tài chính) ------------------------------ Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) 27.10 Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác có chứa từ 70% khối lượng trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. - Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa từ 70% khối lượng trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, trừ dầu thải: 2710 11 - - Dầu nhẹ và các chế phẩm: - - - Xăng động cơ: 2710 11 11 00 - - - - Có pha chì, loại cao cấp 17 2710 11 12 00 - - - - Không pha chì, loại cao cấp 17 2710 11 13 00 - - - - Có pha chì, loại thông dụng 17 2710 11 14 00 - - - - Không pha chì, loại thông dụng 17 2710 11 15 00 - - - - Loại khác, có pha chì 17 2710 11 16 00 - - - - Loại khác, không pha chì 17 2710 11 20 00 - - - Xăng máy bay 17 2710 11 30 00 - - - Tetrapropylene 17 2710 11 40 00 - - - Dung môi trắng (white spirit) 17 2710 11 50 00 - - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% 17 2710 11 60 00 - - - Dung môi khác 17 2710 11 70 00 - - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng 17 2710 11 90 00 - - - Loại khác 17 2710 19 - -  Loại khác: - - - Dầu trung (có khoảng sôi trung bình) và các chế phẩm: 2710 19 13 00 - - - - Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23oC trở lên 17 2710 19 14 00 - - - - Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23oC 17 2710 19 16 00 - - - - Kerosene 15 2710 19 19 00 - - - - Loại khác 15 2710 19 20 00 - - - - Dầu thô đã tách phần nhẹ 5 2710 19 30 00 - - - - Nguyên liệu để sản xuất than đen 5 - - - Dầu và mỡ bôi trơn: 2710 19 41 00 - - - - Dầu khoáng sản xuất dầu bôi trơn 5 2710 19 42 00 - - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay 5 2710 19 43 00 - - - - Dầu bôi trơn khác 10 2710 19 44 00 - - - - Mỡ bôi trơn 5 2710 19 50 00 - - - Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực (dầu phanh) 3 2710 19 60 00 - - - Dầu biến thế và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch 5 - - - Dầu nhiên liệu: 2710 19 71 00 - - - - Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao 10 2710 19 72 00 - - - - Nhiên liệu diesel khác 10 2710 19 79 00 - - - - Nhiên liệu đốt khác 12 2710 19 90 - - - Loại khác 2710 19 90 10 - - - - Chất chống dính sản xuất phân bón DAP 1 2710 19 90 90 - - - -  Loại khác 5 - Dầu thải: 2710 91 00 00 - - Chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs) 20 2710 99 00 00 - - Loại khác 20 2.1.3.Thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu xăng dầu. Cơ sở pháp lý: Thông tư 04/2008/TT-BCT ngày 01/04/2008 hướng dẫn đăng ký kế hoạch sản xuất, chế biến,nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu Quyết định số 01/2008/QĐ-BCT ngày 03/01/2008 Về việc ban hành Quy chế xuất khẩu xăng dầu và Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu Quyết định số 04/2007/QĐ-BCT ngày 11/09/2007 về nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu Nghị định số 55/2007/NĐ-CP 06/04/2007 về việc Kinh doanh xăng dầu Quyết định 30/2004/QĐ-BTC ngày 06/04/2004 của BTC. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính. Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính. Quyết định số 1951/QĐ-TCHQ ngày 19/12/2005 của TCHQ Điều 29, 30 Luật Hải quan. Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/09/2003 của Thủ tướng CP. Quyết định 117/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 26/01/2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xăng dầu Doanh nghiệp được kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu  phải có Giấy phép kinh doanh do Bộ Thương mại cấp và phải đáp ứng được các điều kiện qui định tại Điều 5 Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quy chê quản lý kinh doanh xăng dầu. Doanh nghiệp được kinh doanh tạm nhập - tái xuất  xăng, dầu  phải có Giấy phép kinh doanh do Bộ Thương mại cấp. Thủ tục hải quan đối với  nhập khẩu, tạm nhập xăng, dầu: Hồ sơ hải quan gồm có: Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan: 02 bản chính; Hợp đồng mua bán: 01 bản sao; Vận tải đơn: 01 bản sao; Hóa đơn thương mại: 01 bản chính; Nộp lần đầu làm thủ tục các giấy tờ sau: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản sao; Bản hạn mức nhập khẩu xăng, dầu tối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp: 01 bản sao; Chứng thư giám định khối lượng: 01 bản chính; Giấy thông báo kết quả hoặc Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng xăng, dầu nhập khẩu (đối với loại xăng, dầu thuộc danh mục kiểm tra về chất lượng): 01 bản chính. Các chứng từ là bản sao do Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ. Chứng từ xuất trình (bản  chính) khi Hải quan yêu cầu: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu do Bộ Công Thương cấp; Bản hạn mức nhập khẩu xăng, dầu tối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp; Hợp đồng mua bán; Vận tải đơn. Địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi phương tiện vận chuyển xăng, dầu đến; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng, dầu nhập khẩu, xăng dầu tái xuất. Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng, dầu: Hồ sơ hải quan đối với xuất khẩu xăng, dầu: Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan: 02 bản chính; Hợp đồng bán hàng: 01 bản sao;  Hóa đơn thương mại: 01 bản chính; Văn bản nêu rõ nguồn hàng xuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc mua của thương nhân đầu mối nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, chế biến): 01 bản chính; Hợp đồng mua xăng, dầu nếu mua xăng, dầu của thương nhân được phép nhập khẩu xăng, dầu: 01 bản sao; Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng, dầu xuất khẩu: 01 bản sao; Tờ khai hải quan của lô hàng nhập khẩu: 01 bản sao; Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu: 01 bản sao; Giấy phép xuất khẩu xăng, dầu: 01 bản chính; Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại (đối với trường hợp quy định tại điểm 6.2, khoản 6, Điều 3): mỗi loại 01 bản chính. Chứng từ xuất trình (bản chính) khi Hải quan yêu cầu: Tờ khai hải quan của lô hàng nhập khẩu; Hợp đồng mua xăng, dầu nếu mua xăng, dầu của thương nhân được phép nhập khẩu xăng, dầu; Văn bản đăng ký kế hoạch tiêu thụ sản phẩm xăng, dầu của thương nhân nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng, dầu nếu tiêu thụ xăng, dầu vào nội địa / xuất khẩu ra nước ngoài: bản chính để đối chiếu bản sao. Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng, dầu: Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan: 02 bản chính; Tờ hai hải quan của lô hàng tạm nhập: 01 bản sao; Hợp đồng bán hàng: 01 bản sao; Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu: 01 bản sao; Đối với trường hợp bán cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại  cảng biển, cảng sông quốc tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh, người khai hải quan phải nộp thêm: Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển / Giấy chứng nhận thông qua thương nhân cung ứng tàu biển làm đại lý của mình: 01 bản sao (nộp lần đầu); Đơn đặt hàng (order) của Thuyền trưởng / chủ tàu / đại lý chủ tàu: 01 bản chính hoặc bản Fax có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp; Chứng thư giám định về chủng loại (đối với trường hợp quy định tại điểm 6.2, khoản 6, Điều 3): 01 bản chính. Chứng từ xuất trình (bản chính) khi Hải quan yêu cầu: Tờ khai hải quan của lô hàng tạm nhập. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng, dầu được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu chính lô xăng, dầu đó; hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng, dầu xuất khẩu, tái xuất. Ngoài ra, Thông tư còn quy định rõ đối tương, phạm vi áp dụng; Quy định về chuyển tải, sang mạn xăng, dầu; Các quy định đặc thù đối với xăng dầu nhập khẩu, xăng dầu tạm nhập tái xuất, xăng dầu chuyển tải, sang mạn, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chế biến xăng dầu, xác định chủng loại xăng dầu xuất khẩu, tái xuất, các trường hợp phải giám định…; Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập hoặc xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cũng như trách nhiệm của thương nhân… Trường hợp xăng, dầu nhập khẩu thuộc Danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng. Đối với xăng dầu nhập khẩu: Cơ quan hải quan tiến hành giám sát việc bơm xăng, dầu lên bồn (bồn, bể rỗng) và chỉ khi có Giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng thì tiến hành thông quan. Nếu bơm hàng xong mà doanh nghiệp chưa xuất trình được  Giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng thì niêm phong bồn. Trường hợp doanh nghiệp không có bồn, bể rỗng mà bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu cùng loại thì niêm phong toàn bộ chờ kết quả kiểm tra chất lượng. Doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm và sẽ bị xử lý trước pháp luật nếu như xăng, dầu nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng. Đối với xăng, dầu tạm nhập - tái xuất: Việc bơm chung vào bồn, bể chứa xăng, dầu nhập kimh doanh phải đảm bảo các điều kiện sau:Xăng, dầu tạm nhập phải cùng chủng loại với xăng, dầu có sẵn trong bồn, bể chứa.Hay phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng như đối vớ xăng dầu nhập khẩu và cũng bị xử lý nếu như có thông báo không đạt yêu cầu về chất lượng của cơ quan kiểm tra Nhà nước. 2.1.4.Quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu xăng dầu. Theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP, để sản xuất xăng dầunhằm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thương nhân phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:Một là, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu; Hai là,có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư;Ba là, có phòng thử nghiệm, đo lường đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất theo các quy định hiện hành. Mới đây, theo Thông tư số 26/2010/TT-BCT ngày 14/6/2010 của Bộ Công Thương vừa được ban hành, thương nhân có đủ điều kiện sản xuất xăng dầu phải đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu cho năm tiếp theo, trước ngày 30/10 hàng năm. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thương nhân, trong thời gian bảy ngày làm việc, Bộ Công Thương xác nhận đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu cho thương nhân thực hiện. Văn bản xác nhận được gửi cho Tổng cục Hải quan để làm thủ tục, kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân và gửi cho Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện của thương nhân. Trường hợp từ chối không xác nhận, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo cho thương nhân biết lý do. Quy định này cũng được áp dụng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu. Số lượng nguyên liệu xăng dầu nhập khẩu để pha chế sản phẩm của thương nhân sẽ được tính trừ vào hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu Bộ Công Thương giao hàng năm. Ngoài yêu cầu trên, Thông tư còn quy định: Thương nhân sản xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu gửi Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng tiếp theo. Đối với thương nhân nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu, trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, cũng phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu, gửi Bộ Công Thương.  Trường hợp thương nhân không bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch sản xuất xăng dầu đã được xác nhận đăng ký phải có văn bản báo cáo rõ lý do và đề nghị Bộ Công Thương xác nhận điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2010. 2.2. Đánh giá về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. 2.2.1. Đánh giá chung về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. Giá dầu thành phẩm thế giới trong thời gian gần đây diễn biến phức tạp lên xuống thất thường lên khiến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước bị ảnh hưởng theo. Trước tình hình đó Bộ Tài chính đã quyết định thay đổi thuế nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ giá xăng dầu nhập khẩu vào nước ta, đảm bảo cho tiêu dùng của người dân. Do sự biến động của thị trường làm cho thuế suất thuế xuất nhập khẩu xăng dầu trong những tháng đầu năm 2010 cũng đã thay đổi. Từ ngày 26/01/2010, mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi khi giá dầu thô từ 45 USD/thùng đến dưới 60 USD/thùng đối với xăng dầu hỏa nhiên liệu bay là 30%, diezen và mazut 25%. Thuế suất là 25% đối với với xăng dầu hỏa nhiên liệu bay và 20% đối với diezel, mazut khi dầu thô có giá từ 60 USD/thùng đến dưới 75 USD/thùng. Còn với mức giá dầu thô từ 75 USD/thùng đến dưới 95 USD/thùng, thuế suất sẽ là 20% đối với xăng dầu hỏa nhiên liệu bay và 15% đối với diezel, mazut. Từ ngày 1/2/2010, N hiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao, các loại diesel và nhiên liệu đốt sẽ được điều chỉnh giảm 5% xuống còn 15%. Còn riêng đối với kerosene cũng được điều chỉnh giảm 10%, từ mức 30% xuống còn 20%. Từ ngày 21/4/2010, thuế nhập khẩu xăng giảm 3%, từ mức 20% xuống còn 17%. Cùng với xăng, thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu hỏa, diezel có mức thuế suất mới là 10% thay vì 15% như trước 2.2.2. Những bất cập trong xuất nhập khẩu xăng dầu. Việt Nam là một thị trường chủ yếu xuất khẩu dầu thô thuộc phân kỳ giá thấp, còn nhập khẩu nhiều hàng hóa xăng dầu thuộc phân kỳ giá cao. Nên dù giá thị trường biến động theo chiều nào đều gây ra những bất lợi cho thị trường. Về xuất khẩu, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu dầu thô, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên trời cho này ngỡ như vô tận nay đang có dấu hiệu cạn kiệt do khai thác qua nhiều nhưng mà hàng năm Nhà nước vẫn cứ đặt ra chỉ tiêu khai thác để tiêu dùng và xuất khẩu cao. Do đó dẫn đến nguy cơ nguồn tài ngyên này sẽ dần dần cạn kiệt. Sau khi gia nhập WTO, những vụ kiện áp dụng các biện pháp thương mại không giảm mà còn có xu hướng tăng lên, với 3 nét nổi bật: (1) Mỹ và EU - chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường - kiện nhiều nhất (2) Có đến 9 mặt hàng, trong đó đặc biệt là các ba sa, tôm sú, giày mũ da... tăng trưởng xuất khẩu nhanh vào các thị trường đó bị kiện nhiều nhất.(3) Kiện chống bán phá giá là chính, song nay lại phải đối mặt với kiện về chống trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa xách tay vào thị trường Mỹ. Do đó các nước áp dụng hàng rào thuế quan đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gây khó khăn cho việc xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài trong đó có mặt hàng dầu thô. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng buôn lậu xăng qua biên giới bằng đường bộ và đường biển, các cửa hàng xăng dầu gần biên giới hay các cá nhân vì lợi nhuận mà buôn bán lậu hàng xăng dầu qua biên giới.Điển hình là từ khu vực sông Mekong giữa Campuchia và Việt Nam tới vùng rừng núi giữa Thái Lan – Malaysia và vùng biển Indonesia, Trung Quốc – Hồng Kông..., những kẻ buôn lậu xăng dầu đang kiếm lợi bất hợp pháp hàng chục triệu USD. Giá dầu càng cao, nguồn lợi càng lớn. Xăng dầu buôn lậu dưới mọi hình thức, quy mô lớn nhỏ tùy thuộc. Nhỏ là vài chục lít xăng đựng trong thùng được chở bằng xe đạp, xe máy hoặc giấu trong thuyền. Lớn là hàng trăm lít chất trong xe tải, tàu biển. Mỗi năm Campuchia chỉ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn xăng dầu, nhưng số xăng dầu tịch thu được từ những kẻ buôn lậu đã lên tới 2,5 triệu tấn tính từ năm 2004 đến nay. Về hải qua, đã công khai các thủ tục hành chính và mỗi thủ tục được giản hoá. Song doanh nghiệp vẫn tốn kém tiền bạc, thời gian vào việc làm thủ tục xuất khẩu bởi đã có “luật bất thành văn”, bất cứ ai cũng phải chấp thuận khi qua cửa khẩu, hàng đến bến bãi hoặc bon bon trên đường. Nếu không nộp phí thì hàng hóa sẽ bị ứ đọng tại bến bãi đợi ngày xử lý, thế nên doanh nghiệp nộp phí để hàng hóa nhanh chóng được xuất khẩu. Việc này làm dần dần rồi cũng trở thành tiền lệ của các doanh nghiệp. . Cơ chế thì rành mạch, nhưng doanh nghiệp vẫn nơm nớp trước các mệnh lệnh hành chính như thể phanh gấp. Về nhập khẩu xăng dầu xảy ra các hiện tượng như không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá đối với xăng dầu nhập khẩu . Hai là không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng xăng dầu nhập khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.Ba là đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.Bốn là không khai hoặc khai sai hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.Năm là khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.Sáu là nhập khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam. 2.2.3.Các hình thức gian lận thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. Một vấn đề nổi bật làm giảm đáng kể số thu ngân sách là việc trốn thuế qua giá, trong đó doanh nghiệp lợi dụng chính sách hàng chuyển cửa khẩu để trốn thuế.Về cơ bản hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. TCHQ lập kế hoạch chỉ đạo, phát hiện các trường hợp gian lận về trị giá khai báo hải quan theo GATT, các gian lận về giá khai báo đối với các mặt hàng như ô tô, xe máy, rượu, xăng dầu nhập khẩu. Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và đa dạng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định khu vực khác biệt nên việc gian lận, trốn thuế là điều không thể tránh khỏi. Bắt đầu bằng việc bãi bỏ bảng giá thuế tối thiểu, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) với những dòng thuế suất ưu đãi, thì bắt đầu có hiện tượng nhập hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng chứng nhận xuất xứ ASEAN (C/O form D), thậm chí xuất hiện cả C/O giả. Theo quy định, hàng hóa có C/O form D, tức trong sản phẩm phải có chứa trên 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN khi xuất khẩu vào các nước trong ASEAN sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% hoặc 10%, 15%..., thấp hơn nhiều so với hàng ngoài ASEAN. Các trường hợp cố tình khai báo sai mã số thuế cũng rất đa dạng, lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan. Ngoài ra còn xảy ra các hình thức gian lận thuế xuất nhập khẩu như: một là lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.Hai là lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hoá đơn, hợp đồng kinh tế và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.Ba là lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.Bốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 188.doc
Tài liệu liên quan