LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
I. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
1. Kinh tế Việt nam chuyển sang nền kinh tế thị trường.
2. Vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
II. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong ngân hàng
1. Khái niệm về rủi ro tín dụng trong ngân hàng
2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong ngân hàng
3. Hậu quả của rủi ro tín dụng Ngân hàng
4. Các loại rủi ro đối với một số hình thức tín dụng chủ yếu
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
I. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
II. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
1. Một số thể lệ tín dụng chủ yếu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
2. Nguồn vốn của chi nhánh
3. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
4. Những nguyên nhân tác động đến chất lượng tín dụng chi nhánh những năm qua
CHƯƠNG III : MỘT VÀI GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
I. Các giải pháp phòng chống rủi ro tín dụng
1. Vai trò của người vay
2. Những dấu hiệu nhận biết khoản cho vay có vấn đề
3. Đa dạng hoá khách hàng
4. Giải pháp san sẻ rủi ro
5. Giải pháp về bảo đảm tín dụng
II. Các giải pháp khắc phục rủi ro
1. Phương pháp thu hồi các khoản nợ khó đòi
2. Xử lý các khoản vay có vấn đề
III. Một số kiến nghị
1. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
3. Đối với Ngân hàng nhà nước
4. Đối với các chính sách Nhà nước
KẾT LUẬN
102 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân (đối với trường hợp không phải thực hiện thế chấp cầm cố, bảo lãnh) thay cho Hợp đồng tín dụng
1.13- Giới hạn cho vay
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của toàn hệ thống, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Ngân hàng nông nghiệp cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nông nghiệp chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay nói trên khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
1.14- Những trường hợp không được cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội không được cho vay đối với các khách hàng trong các trường hợp sau đây:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tống giám đốc (phó giám đốc) của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của Ngân hàng Nông nghiệp.
1.15- Hạn chế cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay cho những đối tượng sau:
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, kế toán trưởng, thanh tra viên;
- Các cổ đông lớn của Ngân hàng nông nghiệp.
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng qui định tại điểm 1 Điều 77 của Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định bị hạn chế cho vay ở trên không được vượt quá 5% Vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp. Mức dư nợ cho vay của các chi nhánh do Ngân hàng nông nghiệp thông báo cụ thể từng thời kỳ.
1.16- Miễn giảm lãi tiền vay:
Ngân hàng cho vay được quyết định miễn, giảm lãi tiền vay phải trả đối với khách hàng theo các nguyên tắc sau:
- Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến bị khó khăn về tài chính;
- Mức độ miễn, giảm lãi tiền vay phù hợp với khả năng tài chính của Ngân hàng nông nghiệp;
-Ngân hàng Nông nghiệp không miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng thuộc các đối tượng quy định tại điểm 1 Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng.
1.17 - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay:
a/ Khách hàng vay có quyền:
- Từ chối các yêu cầu của Ngân hàng nông nghiệp không đúng với các thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo qui định của pháp luật.
b/ Khách hàng vay có nghĩa vụ:
- Cung cấp đầy đủ , trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng;
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng.
1.18 - Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Nông nghiệp:
a/ Ngân hàng nông nghiệp có quyền:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc Ngân hàng nông nghiệp không có đủ nguồn vốn để cho vay;
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thực, vi phạm Hợp đồng tín dụng;
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo qui định của pháp luật;
- Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác thì Ngân hàng nông nghiệp có quyền bán tài sản làm bảo đảm theo sự thoả thuận trong Hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
- Miễn, giảm lãi tiền vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ;
- Mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ, theo quy định của Chính phủ.
b/ Ngân hàng nông nghiệp có nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng;
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Hà nội
Nếu như giai đoạn trước đây, nguồn vốn chính của chi nhánh là lấy từ Ngân sách Nhà nước, chỉ có một phần nhỏ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, những khách hàng truyền thống quen thuộc thì bước sang giai đoạn mới theo Pháp lệnh Ngân hàng 90 được ban hành - chi nhánh NHNO & PTNT Hà nội đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình kết hợp với việc tự huy động, tìm kiếm nguồn vốn để cho vay. Hoạt động huy động được mở rộng với các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hình thức này càng trở nên có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, giảm tỷ trọng vốn Ngân sách trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong hai năm 2000-2001
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động
31/12/2000
31/12/2001
%01/00
I. Tiền gửi bằng Việt Nam đồng
421.687
1.349.099
319.9%
+ Không kỳ hạn
313.405
855.990
273%
+ Có kỳ hạn dưới 12 tháng
108.282
461.091
425.8%
+ Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
32.017
II. Tiền gửi bằng ngoại tệ
64.970
90.422
139%
+ Không kỳ hạn
8.475
5.458
64%
+ Có kỳ hạn dưới 12 tháng
32.732
27.886
85%
+ Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
23.763
57.078
240%
III. Tiền gửi của các TCTD trong nước
925.024
171.429
18.5%
+ Việt Nam đồng
773.623
150.391
19.4%
+ Ngoại tệ
151.401
21.038
13.9%
IV. Các giấy tờ có giá đã phát hành
534.161
424.665
79.5%
+ Chứng chỉ tiền gửi
202
93
46%
+ Các giấy tờ có giá khác
533.959
424.572
79.5%
Tổng cộng
1.945.842
2.035.615
104.6%
- Như vậy tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm cuối năm 2001 tăng 89.773
triệu đồng so với năm 2000, số tương đối tăng 4.6%
- Tiền gửi bằng Việt Nam đồng tăng với tốc độ cao:
+ Số tuyệt đối tăng: 927.412 triệu đồng
+ Số tương đối tăng: 319.9%
Trong đó: - Tiền gửi không kỳ hạn tăng 273 %
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 425.8%
Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn huy động bằng Việt Nam đồng đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong năm 2001.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ tăng:
+ Số tuyệt đối tăng 25.452 triệu đồng
+ Số tương đối bằng 139%. Trong đố tiền gửi không kỳ hạn giảm 36%; Có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 15%; Nhưng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng 140%.
Điều đó cho thấy đại bộ phận lớn khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ đã chuyển từ nhu cầu gửi ngắn hạn sang gửi dài hạn. Nguồn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tăng theo xu hướng này một mặt làm tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng nó vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu cho vay ngoại tệ của khách hàng.
- Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong năm 2001 giảm mạnh : Về số tuyệt đối giảm: 753.395 triệu đồng bằng 81.5%.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng phải trả lãi suất thấp, chi phí huy động vốn là không đáng kể cho nên việc giảm nguồn vốn này là điều bất lợi đối với kết quả kinh doanh năm 2001.
Để đạt được kết quả này là do có sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, sự đổi mới phong cách phục vụ và thuận lợi cho khách hàng gửi tiền... đồng thời với chính sách đúng đắn đa dạng hoá các nguồn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội như tiết kiệm không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, kỳ phiếu 6 tháng, 12 tháng... Với mức lãi suất thu hút phù hợp với thị trường nguồn vốn từng thời kỳ trên địa bàn.
Trong hai năm qua, chi nhánh luôn năm trong tình trạng thừa vốn và thực hiện điều chuyển vốn 5.905 tỷ về NHNO Việt nam. Điều đó chứng tỏ sự vững mạnh tăng trưởng về nguồn vốn tạo cơ sở cân đối vững chắc cho hoạt động tín dụng ngày một tăng trưởng. Mặt khác thừa vốn cũng là một thực trạng đòi hỏi những giải pháp tối ưu trong cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn để làm sao mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong năm 2001, nguồn vốn huy động bình quân là:
+ Lãi suất huy động bình quân đầu vào là: 0.68%
+ Lãi suất cho vay (đầu ra) bình quân là: 0.73%
Như vậy chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào thực tế là: 0.05%
Điều đó cho thấy trong cơ cấu huy động vốn thì việc tính toán cân đối để thu hút nguồn vốn huy động nào và với lãi suất bao nhiêu để mang lại hiệu quả, tạo giá thành tín dụng hợp lý là một điều rất nan giải. Thực tế cho thấy hầu hết các chi nhánh Ngân hàng đều có chênh lệch lãi suất dương nhưng có 2 đơn vị lãi suất âm là Trung tâm và Hoàn Kiếm (trung tâm chênh lệch lãi suất là - 0.02; Hoàn Kiếm chênh lệch lãi suất là -0.05) là do huy động kỳ phiếu và tiền gửi của khách hàng trả lãi trước nên lãi suất đầu vào lớn mà chưa tận thu hết lãi cho vay nên đầu ra còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Tuy vậy, lãi suất trên đây chưa phản ánh đúng thực chất lãi suất đầu vào của một số Ngân hàng như Thanh Xuân, Tây Hồ, Ba Đình do nguồn vốn kỳ phiếu trả lãi sau (vào năm 2002) lớn nên lãi suất thực chi năm 2001 thấp, còn ngược lại Trung tâm và Hoàn Kiếm huy động kỳ phiếu trả lãi trước nhiều thì lãi suất đầu vào năm 2001 lại cao.
3. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
3.1- Tình hình dư nợ tín dụng
3.1.1- Các loại hình tín dụng áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
a- Cho vay doanh nghiệp nhà nước:
Hiện nay có 1.057 doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng với toàn ngành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, chiếm 17,6% số doanh nghiệp nhà nước hiện có của cả nước.
Tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến 31/12/2001, dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 814.487 triệu Việt Nam đồng chiếm 87,7% so với tổng dư nợ; tăng 2% so với năm 2000; song lại giảm 7% so với năm 1999. Như vậy, tình hình dư nợ cho vay từ năm 1999 cho đến nay rất ổn định, sự biến động không đáng kể, nó đã vượt xa so với các năm 1997 và 1998. Điều đó phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế quốc doanh là thành phần chính trong nền kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, phải nói rằng tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần này lại chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ quá hạn: Năm 2001, dư nợ quá hạn đến 31/12 là 45.471 triệu đồng chiếm 34% trong tổng dư nợ quá hạn ; giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2000.
Biếu 1: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp Nhà nước
( Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng năm 1999,2000,2001 của phòng kế toán)
b- Cho vay hộ gia đình, cá nhân.
Số dư nợ tính đến 31/12/2001 dư nợ hộ sản xuất đạt 25.460 triệu đồng, bằng 86,3% so với năm 2000; bằng 38 % so với năm 1999 và bằng 31% so với năm 1998. Điều đó, chứng tỏ tín dụng hộ sản xuất năm 2001 bị giảm sút. Sự giảm sút này có thể do các nguyên nhân sau:
- Do Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, trong những năm gần đây tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Hàng hoá của các doanh nghiệp lớn có lợi thế về giá cả cũng như chất lượng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, với chủ yếu là qui mô sản xuất nhỏ, kém hiện đại, sức cạnh tranh của các hộ sản xuất ngày càng giảm, giá cả hàng hoá trên thị trường bấp bênh ..., hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất kém phát triển.
- Do thủ tục vay vốn của hộ sản xuất phức tạp, họ không được hưởng những đặc lợi như các doanh nghiệp Nhà nước, phải thực hiện thế chấp cầm cố khi vay vốn. Bên cạnh đó lại có sự góp mặt của các Quỹ tín dụng nhân dân đã dần dần lấy lại được uy tín trong các vùng nông thôn, và hơn nữa lại rất thuận tiện đối với các hộ nông dân vì các quỹ tín dụng nằm ngay trong địa phương và thủ tục vay cũng dễ dàng hơn, nên một số hộ sản xuất đã chuyển sang vay ở Quỹ tín dụng nhân dân.
Biểu 2: Dư nợ hộ tín dụng sản xuất
(Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng năm 1999,2000,2001 của phòng kế toán)
c- Cho vay Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Dư nợ cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đến 31/12/2001 là 48.262 triệu đồng, chiếm 5,2% trong tổng dư nợ; giảm không đáng kể so với năm 2000. Song điều đáng nói ở đây là với dư nợ rất nhỏ trong tổng dư nợ, nhưng dư nợ quá hạn của đối tượng này lại chiếm 41% trong tổng dư nợ quá hạn của của Ngân hàng nông nghiệp Hà nội.
Hay nói cách khác là dư nợ cho vay công ty cổ phần, TNHH là: 48.262 Tr.đ
Trong đó: - Nợ quá hạn: 18.557 triệu đồng (chiếm 40% trong tổng dư nợ cho vay công ty cổ phần, TNHH)
- Nợ khó đòi: 17.584 triệu đồng (chiếm 95% tổng dư nợ quá hạn).
Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do khách hàng vay vốn gặp rủi ro trong cơ chế thị trường, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nắm bắt thị trường; nghiên cứu và thẩm định dự án hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ.
d- Cho vay tài trợ, uỷ thác đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài
Cùng với toàn hệ thống, năm 2001, Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội tiến hành cho vay bằng vốn tài trợ, và DTU (EC) với doanh số là 167 triệu đồng, dư nợ 1.189 triệu đồng - trong đó nợ quá hạn chiếm 14 % trong tổng dư nợ.
Ngoài ra, ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội còn áp dụng loại hình tín dụng hợp tác xã và các loại hình cho vay khác song với mức dư nợ không đáng kể , tình hình nợ quá hạn của loại hình tín dụng hợp tác xã là không đáng kể.
3.1.2- Tình hình dư nợ tín dụng tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Doanh số cho vay cả năm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đạt 1.980 tỷ bằng 80% doanh số cho vay năm 2000. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2001 là 929.807 triệu đồng bằng 98% dư nợ 2000. Cụ thể:
- Về nội tệ: Dư nợ 533.642 triệu tăng 1,7% so với dư nợ 2000.
- Về ngoại tệ: Dư nợ: 396.167 triệu bằng 93% dư nợ 2000
Trong năm ngân hàng đã thu hút thêm được một số doanh nghiệp nên dư nợ tín dụng tăng trưởng khá hơn đầu năm . Điều đó thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Tuy vậy dư nợ hữu hiệu còn quá thấp, tổng dư nợ quá hạn cuối năm 2000 là 78.459 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,3%, cuối năm 2001 là 45.758 triệu chiếm 4,9% - giảm 32.989 triệu. Nợ quá hạn trong năm 2001 giảm 32.701 triệu là do các nguyên nhân:
+ Khoanh nợ 26.456 triệu gồm 3.820 triệu dư nợ ngắn hạn nội tệ và 22.636 triệu trung hạn ngoại tệ.
+ Hạch toán chờ xử lý 6321 triệu.
Trong năm ngân hàng cũng đã tích cực tìm giải pháp thu hồi nợ quá hạn nên nợ quá hạn đã thực sự giảm ở một số chi nhánh. Tuy vậy ở một số chi nhánh của Ngân hàng nợ quá hạn lại có xu hướng tiếp tục tăng trưởng và điều đáng lo ngại là số nợ quá hạn cũ còn tồn đọng thì thực sự là khó thu hồi và điều đáng nói nhất là hiện nay có tới 3/4 số nợ quá hạn là thuộc diện khó đòi (34.315 / 45.758 = 75%).
Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
31/12/2000
31/12/2001
Đối tượng
Dư nợ tín dụng
Nợ quá hạn
Dư nợ tín dụng
Nợ quá hạn
Tín dụng
Số tiền
%/SDN
S.tiền
%/SDN
Số tiền
%/SDN
Số tiền
%/SDN
1. DNNN
796.487
84
45471
58
814478
88.0
15637
34
2. HTX
4945
0.5
20
0
3550
0.4
0
3. C.Ty cổ phần,TNHH
48537
5.1
19217
24
48262
5.2
18557
41
4.Hộ,cá thể
29480
3.1
10594
14
25460
2.7
8306
18
5. Khác
68904
7,3
3157
4
38057
4
3258
7
Tổng cộng
948353
100
78459
100
929807
100
45758
100
(nguồn: Báo cáo kế toán chi tiết 31/12 của năm 2000, 2001 của phòng Kế toán)
3.2- Phân tích tín dụng qua hệ thống chỉ tiêu
3.2.1- Phân loại tín dụng theo loại cho vay
Bảng 3: Cơ cấu tín dụng phân theo loại cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
31/12/2000
31/12/2001
Chỉ tiêu
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
1. Dư nợ ngắn hạn
813.507
85,6%
800.258
86%
2. Dư nợ trung hạn
134.846
14,2%
129.549
13,9%
3. Dư nợ cho vay khác
1.242
0,2%
1.189
0,1%
Tổng cộng
949.595
100%
930.996
100%
(nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng 2000, 2001 của phòng kinh doanh )
Nhìn vào cơ cấu cho vay của chinh nhánh ta nhận thấy rằng, hình thức tín dụng chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là tín dụng ngắn hạn. Trong năm 2000, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 85,7% trong tổng dư nợ tín dụng, và năm 2001 chiếm 86%. Hiện tượng này là do một số nguyên nhân sau:
- Do nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là nguồn vốn huy động ngắn hạn. Mặt khác đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng lâu, vòng quay vốn chậm. Do vậy, nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được. Đáp ứng chủ yếu tín dụng ngắn hạn cho phép tính thanh khoản của Ngân hàng được đảm bảo, phù hợp với qui mô tín dụng hiện thời của Ngân hàng, thu được hiệu quả sử dụng vốn.
- Do tính đặc thù của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng tham gia vào hoạt động thu mua lương thực, vật tư nông nghiệp ... của toàn ngành. Những hoạt động sản xuất kinh doanh này mang tính thời vụ. Ngoài ra Ngân hàng còn cung cấp các hình thức tín dụng hộ sản xuất, hộ tiêu dùng, cho vay các doanh nghiệp sản xuất theo hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động còn thiếu của các doanh nghiệp... do vậy đặc điểm các khoản vay này chủ yếu là ngắn hạn.
- Ngoài việc cho vay bằng nội tệ phục vụ tín dụng hộ sản xuất, tiêu dùng .... Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội còn cho vay bằng ngoại tệ giúp các tổ chức kinh tế có vón mua sắm thiết bị, máy móc, công nghệ.... Việc Song trong năm 2001 do nhiều khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh kể cả trong nước và nước ngoài nên hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong lĩnh vực này cũng không thể tăng trưởng được.
3.2.2 - Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế (Bảng 4)
Qua số liệu ở bảng 4 cho thấy cơ cấu dư nợ đã thay đổi theo hướng kinh tế quốc doanh tăng lên. Điều này phù hợp với mục tiêu "Đẩy mạnh việc sắp xếp và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp Nhà nước" nằm trong 6 vấn đề lớn trong chương trình hoạt động của Chính phủ đến năm 2002. Việc tăng nguồn vốn cung ứng cho khu vực quốc doanh trong năm 2000 phù hợp với mục tiêu khuyến khích tăng hàng xuất khẩu của Chính phủ nhằm khắc phục điều kiện khó khăn. Cùng với sự tăng số tuyệt đối dư nợ, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn trong khu vực quốc doanh cũng tăng từ 85% (năm 2000 đến 90% (năm 2001); song tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn lại giảm từ 79% xuống 72%, Dư nợ trung hạn giảm chủ yếu là do số nợ quá hạn trung hạn giảm (31/12/2000 là 30.053 triệu đồng ; và 31/12/2001 là 6.417 triệu đồng; giảm 23.636 triệu đồng) bởi năm 2001 một số nợ quá hạn đã được ngân hàng tích cực tìm giải pháp thu hồi; một số khác được xử lý khoanh nợ và hạch toán chờ xử lý.
3.3 - Chất lượng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
3.3.1- Tín dụng phân theo chất lượng dư nợ ( bảng 5)
Tổng dư nợ quá hạn:
+ Nợ quá hạn đến 31/12/2000 là : 78.459 triệu; chiếm 8,3% tổng dư nợ;
+ Nợ quá hạn đến 31/12/2001 là : 45.758 triệu; chiếm 4,9% tổng dư nợ;
Trong đó:
- NQH nội tệ giảm 25.84. triệu.
- NQH ngoại tệ giảm 25.840 triệu
- Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 9.065 triệu
- Nợ quá hạn trung hạn 23.636 triệu
Nợ quá hạn trong năm 2001 giảm 32.701 triệu đồng là do trong năm Ngân hàng đã tích cực tìm giải pháp thu hồi vốn và một nguyên nhân nữa là do:
+ Khoanh nợ 26.456 triệu gồm 3820 triệu ngắn hạn nội tệ và 22.636 triệu trung hạn ngoại tệ.
+ Hạch toán chờ xử lý 6.321 triệu
Nợ quá hạn tuy có giảm song hiện nay có tới 3/4 số nợ quá hạn đã thuộc diện khó đòi (Bảng 6) nợ khó đòi so với năm 2000 tăng lên rõ rệt, một phần là do khách hàng vay vốn gặp rủi ro trong cơ chế thị trường, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nắm bắt thị trường; nghiên cứu và thẩm định dự án hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ.
Tóm lại, trong những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã và đang hoạt động có hiệu quả, đóng một vai trò là một nhà tài trợ "phát triển" tích cực đối với nền kinh tế trong địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung. Với một tỷ lệ nợ quá hạn là 4,9%, Ngân hàng đang tìm kiếm những biện pháp giải quyết mới nhằm giảm tỷ lệ này, đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Với đặc điểm là ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng đã thực hiện một cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn do chất lượng của hoạt động tín dụng chưa hoàn hảo mang lại. Có rất nhiều chỉ tiêu tác động đến chất lượng tín dụng, nhưng trong giới hạn của bài luận văn, em chỉ đề cập đến những rủi ro của hoạt động tín dụng tại ngân hàng và đưa ra một vài giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đã và đang phải đối mặt.
Bảng 4- Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
31/12/2000
31/12/2001
Chỉ tiêu
Quốc doanh
Ngoài Q.doanh
Quốc doanh
Ngoài Q.doanh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Sổ tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1. Dư nợ ngắn hạn
690572
85%
122935
15%
720975
90%
79282
10%
2. Dư nợ trung và dài hạn
105915
79%
28931
21%
93503
72%
36047
28%
3. Dư nợ cho vay khác
0
0
1242
100%
0
0
1189
100%
Tổng cộng
796487
153108
164478
116545
(Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng năm 2000,2001 của phòng kinh doanh )
Bảng 5- Cơ cấu tín dụng phân theo chất lượng tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
Tổng dư nợ
NQH
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
NQH
Tỷ trọng
1. Dư nợ ngắn hạn
813507
34116
4,2%
800257
27400
3,4%
2. Dư nợ trung và dài hạn
134846
1873
1,4%
129550
1728
1,3%
3. Dư nợ cho vay khác
1242
192
15%
1189
167
14%
Tổng cộng
949595
36181
3,8%
930996
29295
3,1%
(Nguồn: Tổng hợp tín dụng 2000,2001 của phòng kinh doanh)
Bảng 6: Phân tích chất lượng dư nợ theo khả năng thu hồi Nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Nợ quá hạn đến 31/12/2000
Nợ quá hạn đến 31/12/2001
Chỉ tiêu
NQH đến 180 ngày
NQH 181- 360 ngày
Khó đòi
NQH đến 180 ngày
NQH 181- 360 ngày
Khó đòi
1- Dư NQH ngắn hạn
34.116
27.400
+ Trong đó:
11.666
5.949
16.501
1.157
4.672
21.571
+ %/Tổng NQH ngắn hạn
34,2%
17,4%
48,4%
4,2%
17,1%
78,7%
2- Dư NQH trung và dài hạn
1.873
1.728
+ Trong đó
1.325
254
294
747
15
966
+ %/Tổng NQH trung,dài hạn
70,7%
13,6%
15,7%
43,2%
0,9%
55,9%
3- Dư NQH tín dụng khác
192
167
+ Trong đó
43
0
149
11
6
150
+ %/ Tổng NQH khác
22,4%
0
77,6%
6,6%
3,6%
89,8%
Tổng cộng
13.034
6.203
16.944
1.915
4.693
22.687
Tỷ trọng trong tổng NQH
36%
17%
47%
6,5%
16%
77,5%
Chương III
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay từ các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đến các Ngân hàng thương mại cổ phần đều phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng của các khoản vay. Một số khoản cho vay bị giảm sút chất chất lượng có thể quy cho các yếu tố khách quan như tình hình phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện như thuế xuất nhập khẩu, hệ thống các văn bản pháp luật thiếu và không đồng bộ, và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của các nước Châu á. Nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng bản thân hệ thống Ngân hàng phải chịu trách nhiệm về hiện tượng ngày càng nhiều có các khoản nợ có nguy cơ bị mất, khê đọng, khó đòi và nợ quá hạn. Đứng trước tình trạng như vậy, đồng thời để bảo toàn nguồn vốn, vị trí kinh doanh đặc biệt của mình trong nền kinh tế, toàn ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nói riêng đều cần thiết phải xem xét vấn đề rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng nhất, luôn cần phải đổi mới phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế.
Với nỗ lực của mình, trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn nói riêng và công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trên toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, mục đích nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng trở nên cấp thiết để phá bỏ "hàng rào chắn" với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã và đang có những những biện pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0011.doc