Lời mở đầu Trang
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8
I. Đầu tư phát triển 8
1. Khái niệm đầu tư phát triển 8
2. Đặc điểm đầu tư phát triển 9
3. Vai trò đầu tư phát triển 10
4. Nguồn vốn đầu tư phát triển 14
4.1. Nguồn vốn huy động trong nước 14
4.2. Nguồn vốn huy động nước ngoài 15
4.3. Mối quan hệ vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài 16
II. Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) 17
1. Khái niệm đầu tư XDCB 17
2. Đặc điểm đầu tư XDCB 19
3. Vai trò đầu tư XDCB 20
4. Vốn đầu tư XDCB 21
4.1. Khái niệm vốn đầu tư XDCB 21
4.2. Vai trò vốn đầu tư XDCB 22
4.3. Nội dung vốn đầu tư XDCB 23
III. Đầu tư XDCB của ngành điện 24
1. Một số khái niệm 24
1.1. Năng lượng và hệ thống năng lượng 24
1.2. Hệ thống điện và đầu tư phát triển ngành điện 24
1.3. Đầu tư XDCB của ngành điện 27
2. Đặc điểm đầu tư XDCB 27
2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành điện 27
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm điện năng 27
2.1.2. Đặc điểm ngành điện 29
2.2. Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành điện 29
3. Vai trò, nhiệm vụ và trình tự đầu tư XDCB 31
3.1. Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các công trình điện 31
3.2. Trình tự đầu tư XDCB các công trình điện 33
PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB
Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 36
I. Vài nét về Công ty điện lực I 36
1. Quá trình hình thành và phát triển 36
2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty 37
2.1. Chức năng, quyền hạn của Công ty 38
2.2. Nhiệm vụ của Công ty 40
2.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 40
3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực I 41
4. Đặc điểm kinh doanh điện năng của Công ty 43
II. Thực trạng đầu tư XDCB của Công ty điện lực I 45
1. Thực trạng đầu tư XDCB 50
1.1. Về nguồn vốn đầu tư XDCB 51
1.2. Về công tác kế hoạch đầu tư XDCB 53
1.3. Công tác lập các thủ tục đầu tư 54
1.4. Công tác thẩm định 56
1.5. Công tác đấu thầu 57
1.6. Công tác quyết toán và giải ngân vốn 59
1.7. Đầu tư XDCB phát triển lưới điện nông thôn 60
1.8. Hợp tác đầu tư quốc tế 62
2. Kết quả, hiệu qủa đầu tư XDCB ở Công ty điện lực I 66
2.1. Các kết quả đạt được 66
2.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 66
2.1.2. Tài sản cố định huy động 69
2.1.3. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 73
2.2. Hiệu quả đầu tư XDCB ở Công ty 74
2.2.1. Điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển 75
2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận 76
2.2.3. Mức đóng góp cho Ngân sách 77
2.2.4. Số việc làm tăng thêm và thu nhập bình quân 77
2.2.5. Các hiệu quả kinh tế xã hội khác 78
103 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình đầu tư xdcb ở công ty điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cố, hoàn thiện, mặc dù khối lượng các công trình được triển khai xây dựng tăng gấp nhiều lần so với năm 1995. Cùng với sự chỉ đạo điều hành sâu sát của Tổng công ty, các Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện, các Công ty điện lực, các Công ty truyền tải điện đã khắc phục mọi khó khăn để quản lý các công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ. Riêng về công tác đấu thầu, cho đến nay các Ban quản lý và các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã nắm vững và ngày càng rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức đấu thầu, xét thầu. Thực hiện tốt các công trình đấu thầu quốc tế là những công việc khá mới mẻ trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở nước ta, đem lại hiệu quả to lớn, giảm vốn đầu tư cho các công trình, tiết kiệm được một lượng vốn lớn cho Nhà nước.
Thứ tư, các đơn vị tư vấn xây dựng điện cũng đã được củng cố trong thời gian qua để từng bước nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế. Các đơn vị này đã có nhiều cố gắng, bố trí và tập trung lực lượng lập hồ sơ thiết kế đáp ứng kịp thời cho công tác thi công các công trình.
Nhìn chung với những kết quả đạt được trên cho thấy công tác đầu tư xây dựng các công trình điện của Tổng công ty trong thời gian qua đã cơ bản thực hiện Theo tổng sơ đồ phát triển giai đoạn 4 được Chính phủ phê duyệt, kịp thời phục vụ cung cấp đủ điện cho nền kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, cũng phải thấy rằng công tác đầu tư xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Theo Tổng sơ đồ giai đoạn 4 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đáp ứng được nhu cầu điện cho nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm cần phải đầu tư vào các công trình nguồn điện, lưới điện khoảng 1 - 1,5 tỷ USD/năm. Thực tế trong thời gian qua, hàng năm Tổng cổng ty mới đưa vào làm việc trên 200 MW về nguồn điện làm cho việc vận hành các nhà máy điện hết sức khó khăn dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về thiếu điện vào mùa khô hàng năm hết sức căng thẳng.
Trên đây là một vài nét tổng quan chung về tình hình phát triển điện năng của thế giới và Việt Nam, tình hình công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện trong phạm toàn ngành.
1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty điện lực I
Việt Nam bắt đầu cải tổ hệ thống kinh tế có kế hoạch từ Đại hội Đảng lần thứ VI, đưa đất nước ta chuyển dần từ nền kinh tế “mệnh lệnh” sang nền kinh tế thị trường. Đến Đại hội VII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1991- 2000 với mục tiêu của chiến lược “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
Sau đại hội VI, nhất là sau đại hội VII công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ trên khắp đất nước với mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, một mặt làm cho các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung, ngành điện và cụ thể là Công ty điện lực I nói riêng phải đương đầu với những khó khăn thách thức mới có khi rất phức tạp. Năng lực của Công ty vốn đã không đáp ứng yêu cầu sử dụng điện của khu vực phía Bắc trước đây, nay càng trở nên bất cập so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, bộc lộ các mặt yếu kém về khả năng phục vụ lẫn khai thác kinh doanh. Trong khi đó, hệ thống lưới điện toàn miền cùng với quá vận hành đã bị hao mòn do thời gian, do các điều kiện tự nhiên, do con người…làm cho các công trình vận hành kém chất lượng, tổn thất điện năng cao, không an toàn trong khai thác và sử dụng lưới điện. Nhưng mặt khác, chính bản thân công cuộc đổi mới đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho ngành điện nói chung và cho Công ty điện lực I nói riêng. Chủ trương “Điện lực phải đi trước một bước” của Đảng và Nhà nước ngày càng trở nên vấn đề bức xúc, được cụ thể hoá trong chiến lược đầu tư phát triển của ngành.
Đầu tư xây dựng cơ bản - một bộ phận cốt yếu trong hoạt động đầu phát triển nói chung, nó đóng góp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất TSCĐ, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành điện, của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty điện lực I coi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ hàng đầu.
Thời gian qua nhất là trong giai đoạn 1996 - 2001, tiếp tục công cuộc đổi mới của cả nước, Công ty điện lực I đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động đầu tư XDCB để góp phần mở rộng mạng lưới cung cấp điện năng, tăng thu nhập của người lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng các khu vực xa xôi héo lánh trên địa bàn thuộc diện quản lý của Công ty.
Về nguồn vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB của Công ty điện lực I chủ yếu từ các nguồn cơ bản sau:
Vốn trong nước: bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn khấu hao cơ bản, vốn huy động của khách hàng.
Vốn nước ngoài: vốn vay của các tổ chức tín dụng như ODA, FDI, WB, ADB, SIDA,…
Đối với nguồn vốn trong nước của công ty cũng chủ yếu từ hai nguồn cơ bản là nguồn là nguồn vốn khấu hao và nguồn vốn vay tín dụng. Bản chất của nguồn vốn khấu hao là vốn hình thành từ việc thực hiện khấu hao trên giá trị tài sản để tái sản xuất các tài sản cố định. Trước đây công ty trích khấu hao hàng năm và nộp toàn bộ cho Nhà nước, sau đó hàng năm Nhà nước sẽ cấp phát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách. Bây giờ KHCB trích được để lại Công ty 100% và Công ty chủ động sử dụng theo kế hoạch được duyệt cho đầu tư XDCB và Nhà nước không cấp từ ngân sách nữa. Tuy nhiên trong phần vốn KHCB vẫn còn một bộ phận vốn KHCB do Tổng công ty cấp (Nguồn vốn từ việc trích khấu hao trên giá trị tài sản của Tổng công ty), nguồn vốn này sử dụng cho việc đầu tư những công trình ưu tiên đưa điện tới vùng sâu, vùng xa - Những công trình nếu Công ty tiến hành đầu tư sẽ bị lỗ. Còn nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu là vay từ ngân hàng, nguồn vốn này chỉ chiếm một phần nhỏ nằm trong nguồn vốn trong nước bởi vì Công ty chỉ vay ngân hàng khi không tìm được nguồn vốn để đầu tư mà nhu cầu đầu tư thật bức thiết và cấp bách.
Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đầu tư XDCB đã nêu ra, Công ty điện lực I đã không ngừng phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội, mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Đã quán triệt tốt Nghị quyết 22 của TW, thực hiện phát triển lưới điện tới các vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đã thực hiện hỗ trợ các xã nghèo để triển khai thực hiện công trình điện khí hoá nông thôn và tiến hành tiếp nhận lưới điện của một số khách hàng. Đã không ngừng củng cố và cải tạo lưới điện để đảm bảo an toàn cung cấp điện năng.
Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 1996 - 2001 là:
2.848.855 triệu đồng
Trong đó:
Nguồn vốn trong nước là 2.152.707 triệu đồng; chiếm 86,53% tổng vốn đầu tư.
Nguồn vốn nước ngoài là 696.148 triệu đồng, chiếm 13,47% tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB được thể hiện cụ thông qua bảng sau:
Bảng 2.3: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB thời kỳ 1996 - 2001
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng vốn đầu tư
142.915
246.456
260.932
584.665
744.421
868.466
* Vốn trong nước
115.761
187.307
195.699
445.515
565.760
642.665
- Vốn KHCB
103.027
159.210
162.430
365.322
452.608
492.281
- Vốn vay tín dụng
12.734
29.097
33.269
80.193
113.152
150.384
- Nguồn vốn khác
0
0
0
0
0
0
* Vốn nước ngoài
27.154
59.149
65.233
139.150
178.661
225.801
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001
Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thời gian qua của Công ty điện lực I đã không ngừng được đẩy mạnh, khối lượng vốn đầu tư đã tăng lên cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng khá cao, làm tăng lượng điện thương phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ điện của các cơ sở SXKD cũng như cho tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quản lý.
Về công tác Kế hoạch đầu tư XDCB
Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là một nội dung, vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch đầu tư XDCB là một nội dung cơ bản nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn của Công ty. Công ty xây dựng kế hoạch theo từng năm, nội dung cơ bản kế hoạch đầu tư XDCB gồm hai phần: phần một là phần đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư XDCB năm báo cáo. Nêu rõ mục tiêu, tiến độ, khối lượng và vốn đầu tư đã thực hiện của từng công trình thể hiện bằng biểu thực hiện Kế hoạch vốn đầu tư (phân theo nguồn huy động và cơ cấu vốn); phần hai : kế hoạch vốn đầu tư XDCB của năm sau.
Kế hoạch đầu tư XDCB là công cụ quan trọng để Công ty điện lực I chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện sao cho đạt kết quả mong muốn, nâng cao hiệu quả mỗi đồng vốn bỏ ra. Nó không chỉ đưa ra các chỉ tiêu thực hiện trong những giai đoạn tới mà còn xây dựng nên các giải pháp thực hiện chúng với sự hỗ trợ, tham gia góp ý thảo luận của các đơn vị thực hiện kế hoạch nhằm đạt được những thành tích tốt nhất trong khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với Công ty để có kế hoạch chính thức của một dự án đầu tư phải qua các giai đoạn sau:
Cơ sở khảo sát, lập kế hoạch của đơn vị
Bảo vệ kế hoạch với Công ty
Chỉ định tư vấn chuẩn bị các thủ tục đầu tư
Tư vấn đi khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình duyệt
Lập TKKT,TDT trình duyệt.
Giai đoạn năm 1996 - 2002, tiếp tục trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Công ty điện lực I cũng đã xây dựng nên các chỉ tiêu kế hoạch đầu tư XDCB với giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước. Kế hoạch đầu tư xây dựng cụ thể các năm của công ty thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Kế hoạch đầu tư XDCB giai đoạn 1996 - 2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng vốn đầu tư
81.066
262.717
444.187
654.825
879.795
901.067
1.261.103
* Vốn trong nước
64.853
192.756
306.489
491.119
698.506
666.866
802.603
-Vốn KHCB
51.234
171.550
275.840
392.895
553.640
464.031
672.046
-Vốn vay tín dụng
13.619
21.206
30.649
98.224
144.866
202.835
50.557
- Nguồn vốn khác
0
0
0
0
0
0
80.000
* Vốn nước ngoài
16.313
69.961
137.698
163.706
181.289
234.201
458.500
Nguồn: Tổng hợp Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty năm 1996, 1997, 1998,1999, 2000, 2001, 2002
1.3. Về công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng (ĐTXD)
Chúng ta đều biết rằng, giai đoạn chuẩn bị đầu tư (CBĐT) lập các BCĐT, BCTKT, BCKT là giai đoạn đầu tiên trong trình tự đầu tư xây dựng của một dự án. Giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó xác định được mức độ hiệu quả của một quyết định đầu tư và quyết định đến việc thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Theo qui định của Công ty, việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ bản phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đáp ứng các điều kiện về pháp lý, phù hợp với các qui chế quản lý và các qui định hiện hành.
Đảm bảo phù hợp với qui hoạch và kế hoạch của ngành, các cân đối tổng thể đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện.
Thực tế cho thấy, đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện tốt thì việc đầu tư đạt hiệu quả rõ rệt, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo thuận lợi, công trình đưa vào khai thác đạt hiệu quả, quyết toán công trình nhanh gọn, dứt điểm. Đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện không tốt, thì việc triển khai thực hiện các giai đoạn tiếp theo sẽ gặp nhiều vướng mắc, việc kết thúc công trình bị kéo dài, thậm chí không quyết toán được.
Nhiệm vụ của công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng là một phần thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn CBĐT là lập các BCĐT, BCNCTKT, BCKT, tiếp đó là lập các TKKT, TKKTTC, TDT, DT chi tiết, hồ sơ mời thầu, xét thầu… - trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Các thủ tục đầu tư xây dựng trên là khâu chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình chuẩn bị đầu tư và có khi cả quá trình thực hiện dự án.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đầu tư, công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng, thời gian qua công ty đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Công ty đã có các chủ trương đầu tư đúng đắn, đầu tư kịp thời cho các trạm, đường dây 110 KV như đường dây Yên Bái - Lào Cai; Uông Bí - Phả Lại, Ba Chè - Núi Một, Bắc Giang - Lạng Sơn, Đông Anh - Đồi Cốc...; các trạm, đường dây 35 KV và các trạm phân phối đang bị quá tải nhằm cấp điện được ổn định, giảm tổn thất điện năng; các dự án đưa điện về các huyện xã chưa có điện cải tạo lưới điện nông thôn đã thực hiện chủ trương đầu tư đúng với chủ trương của Nhà nước và của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Nhìn chung, chất lượng các khâu của công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng đã được nâng cao hơn, các thủ tục đầu tư đã thực hiện đáp ứng cơ bản với kế hoạch đã đề ra. So với giai đoạn trước việc lập các thủ tục đầu tư được triển khai, phê duyệt, thực hiện đáp ứng nhanh gọn hơn, tuy nhiên một số công trình vẫn còn chậm, chất lượng khâu của các dự án chưa cao. Bảng số liệu một phần nào chứng minh cho việc lập các dự án đầu tư của các đơn vị theo kế hoạch đề ra của Công ty (Chủ yếu các đơn vị thuê tư vấn lập)
Bảng 2.5: Tổng hợp số danh mục kế hoạch đã lập các thủ tục ĐTXD
Đơn vị: Danh mục dự án
Tổng hợp
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Tổng số danh mục
báo cáo trình Công ty
512
541
526
732
697
830
2. Số danh mục được duyệt ghi vào kế hoạch
480
502
500
700
669
810
3. Số danh mục trả lại đơn vị hoàn chỉnh các thủ tục
32
39
26
32
28
20
Tỷ lệ % (3/1)
6,25
7,2
4,94
4,37
4,01
2,4
Nguồn: Tổng hợp Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002
Thông qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng việc lập các thủ tục đầu tư xây dựng các công trình điện tại Công ty trong thời gian qua cơ bản đã đạt yêu cầu đề ra, số danh mục trả lại đơn vị để hoàn chỉnh các thủ tục ngày một giảm dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm cao nhất số danh mục trả lại đơn vị hoàn chỉnh là 39 danh mục, tỷ lệ 7,2 % trong tổng số danh mục các dự án trình Công ty, đến năm 2001 con số đó chỉ còn 20 danh mục dự án với tỷ lệ danh mục dự án trả lại là 2,4%. Tuy nhiên để khẳng định chất lượng các thủ tục đầu tư tốt hay chưa tốt điều đó còn phụ thuộc vào tình hình thực tế khi dự án bước vào giai đoạn thực hiện đầu tư.
1.4. Về công tác thẩm định BCNCKT, TKKTTC, TDT
Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty điện lực I được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên có nghĩa rằng các đơn vị cơ sở lập kế hoạch đầu tư (các Điện lực lập các dự án đầu tư hoặc thuê tư vấn lập), trình Công ty, Tổng công ty phê duyệt. Để một dự án đầu tư được duyệt và ghi vào Kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm, thực hiện công tác thẩm định BCNCKT, TKKKTC, TDT là điều kiện cần thiết trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty.
Trong những năm qua, đây là khâu Công ty đã không ngừng cố gắng đổi mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất của các đơn vị trong Công ty. Các dự án được thẩm định duyệt đã giải quyết hết các thủ tục đầu tư qua các năm như sau:
Năm 1996: 480 danh mục kế hoạch
Năm 1997: 502 danh mục kế hoạch
Năm 1998: 500 danh mục kế hoạch
Năm 1999: 700 danh mục kế hoạch
Năm 2000: 669 danh mục kế hoạch
Năm 2001: 810 danh mục kế hoạch
Bên cạnh những kết quả Công ty đã đạt được, trong những năm gần đây công tác thẩm định các BCNCKT, TKKKTC,TDT vẫn còn một số tồn tại đáng lưu ý đòi hỏi Công ty cần rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.
1.5. Về công tác đấu thầu các công trình đầu tư XDCB
Công tác đấu thầu là một trong những khâu quan trọng của quá trình đầu tư XDCB theo đúng Nghị định 52/99/NĐ-CP và Nghị định 88/99/NĐ-CP. Trước năm 1998, các dự án đầu tư phát triển lưới điện chủ yếu được triển khai theo hình thức chỉ định thầu. Từ năm 1998 tới nay, Công ty điện lực I thực hiện đấu thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng theo qui định của Chính phủ. Mặc dù đội ngũ cán bộ chính thức về công tác đấu thầu chỉ được tập huấn trong thời gian ngắn, chủ yếu là đọc tài liệu, học hỏi lẫn nhau nhưng qua 4 năm thực hiện đối với một hoạt động còn mới mẻ so với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng do chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Giám đốc Công ty và thực hiện có hiệu quả của các đơn vị cơ sở. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, việc thực hiện các thủ tục đấu thầu và xét thầu của Công ty đã nhiều tiến bộ đáng khích lệ. Trong thời gian qua, giai đoạn 1998 - 2001 Công ty đã thực hiện đấu thầu trên 400 dự án, với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Về lĩnh vực đấu thầu chủ yếu vẫn là các gói thầu xây lắp, một phần nhỏ dành cho các gói thầu về tư vấn và mua sắm hàng hoá. Tình hình cụ thể được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Các lĩnh vực đấu thầu giai đoạn 1998 - 2001
Đơn vị: Gói thầu
Lĩnh vực đấu thầu
1998
1999
2000
2001
Tổng
1. Tư vấn
1
1
0
0
2
2. Xây lắp
50
113
118
125
406
3. Mua sắm hàng hoá
4
8
11
10
33
Tổng số dự án
55
122
129
135
441
Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác đấu thầu Công ty
các năm 1998, 1999, 2000, 2001
Trong tổng số gói thầu thì gói thầu xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất cả về số tương đối cũng như số tuyệt đối là do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghành điện nói chung và về kinh doanh điện năng của Công ty điện lực I nói riêng. Công ty mua điện đầu nguồn của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hoặc bổ sung bằng các nguồn phát nhỏ và có thể mua điện của các đơn vị khác nếu cần, rồi bán điện cho từng khách hàng dùng điện, bởi vậy mà nhu cầu về xây lắp các trạm biến áp, xây dựng các đường dây nối trạm đường dài, thiết bị đóng cột...bao giờ cũng lớn và chiếm ở mức cao nhất. Ngoài ra Công ty cũng tiến hành đấu thầu một số gói thầu mua sắm hàng hoá, hàng năm chiếm khoảng 6-7% trong tổng số cả ba lĩnh vực nói trên. Đấu thầu tư vấn là lĩnh vực chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cả ba lĩnh vực. Điều này là do nhu cầu về tư vấn của công ty rất ít, đấu thầu tư vấn chỉ được thực hiện với những dự án nước ngoài hoặc các dự án có yêu cầu đặc biệt.
Về hình thức đấu thầu, Công ty áp dụng ba hình thức cơ bản là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh, nhưng chủ yếu vẫn là đấu thầu rộng rãi. Bảng số liệu sau sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó
Bảng 2.7: Các hình thức đấu thầu giai đoạn 1998 - 2001
Đơn vị: Gói thầu
Hình thức đấu thầu
1998
1999
2000
2001
Tổng
1. Đấu thầu rộng rãi
52
117
87
90
346
2. Đấu thầu hạn chế
2
4
4
4
14
3. Chỉ định thầu
1
1
38
41
81
Tổng số dự án
55
122
129
135
441
Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác đấu thầu Công ty
các năm 1998, 1999, 2000, 2001
Đối với công tác đấu thầu của Công ty trong giai đoạn qua, tuy chất lượng HSMT, kinh nghiệm tổ chức đấu thầu, xét thầu ở các đơn vị còn hạn chế nhưng với sự chỉ đạo nghiêm túc từ Công ty đến cơ cở, thực hiện Nghị định 88/1999/NĐ-CP và QĐ170EVN/HĐQT về công tác đấu thầu. Nhìn chung thời gian qua công tác đấu thầu trong Công ty thực hiện về cơ bản là tốt, đúng qui định, chính xác, công bằng và minh bạch.
1.6. Công tác quyết toán và giải ngân vốn
Giải ngân vốn là bên cung cấp vốn (Bên A - Ban quản lý dự án của Công ty, Ban quản lý dự án các đơn vị cơ sở) tiếp vốn cho bên thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo các công đoạn tuỳ theo tiến độ của dự án. Còn vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã kí kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúng qui chuẩn định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán và những qui định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
Công tác giải ngân và quyết toán vốn đầu tư những khâu có tính quyết định của dự án. Nhiều công trình ở một số nơi trước đây quen thi công, đóng điện là xong trong khi vốn đầu tư chưa được quyết toán (có nghĩa rằng khi các công trình điện xây dựng xong, tiến hành đóng điện đưa công trình và sử dụng, trong khi khâu quyết toán vốn chưa thực hiện, vấn đề đóng điện và thanh quyết toán vốn đầu tư do các đơn vị với chức năng nhiệm vụ khác nhau tiến hành theo thời gian pháp luật qui định), quyết toán để lưu từ năm 1993 - 1994 đến nay chưa quyết toán, gây nợ nần dây dưa, không quyết toán được vốn với Nhà nước. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo điều hành kiên quyết của ban giám đốc Công ty, công tác quyết toán đã có nhiều tiến bộ. Điều này được minh chứng qua số liệu về các dự án trình quyết toán, duyệt quyết toán, thẩm tra xong quyết toán….trong giai đoạn 1996 - 2001 như sau:
Bảng 2.8: Tình hình thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
* Vốn ĐT thực hiện (triệu đồng)
142.915
246.456
260.932
584.665
744.421
868.466
*Dự án đã trình quyết toán (QT)
- Số lượng (dự án)
375
447
450
623
543
711
- Giá trị (triệu đồng)
100.041
170.055
188.602
422.627
592.559
790.536
* Dự án đã duyệt quyết toán
- Số lượng (dự án)
177
232
216
289
283
392
- Giá trị (triệu đồng)
64.326
103.818
118.197
267.878
368.348
532.030
* Dự án đã thẩm tra xong QT
- Số lượng (dự án)
67
58
51
76
82
127
- Giá trị (triệu đồng)
18.107
33.008
39.533
84.415
110.630
154.767
* Dự án còn đang thẩm tra
- Số lượng (dự án)
78
85
92
79
91
81
- Giá trị (triệu đồng)
11.8045
21.087
21.800
46.281
81.465
66.821
* Dự án tồn tại ở các đơn vị
- Số lượng (dự án)
53
72
91
179
87
111
- Giá trị (triệu đồng)
5.804
12.142
9.072
24.053
32.116
36.918
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo công tác ĐTXD các năm
1998, 1999, 2000, 2001
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng, cùng với sự gia tăng về số lượng các dự án đầu tư, gia tăng khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì số lượng dự án cũng như khối lượng vốn trình quyết toán có xu hướng ngày một tăng lên và giá trị trình quyết toán về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư thực hiện cũng tăng dần lên hàng năm. Tuy nhiên số lượng dự án được duyệt quyết toán so với tổng số dự án trình quyết toán năm cao nhất mới chỉ đạt 55% (năm 2001), số lượng dự án đang thẩm tra và số lượng dự án tồn tại ở các đơn vị còn khá lớn, điều đó cho thấy tình hình thanh quyết toán vốn đầu tư ở Công ty trong những năm qua vẫn còn nhiều vướng mắc.
1.7. Tình hình đầu tư XDCB phát triển lưới điện nông thôn
Đầu tư lưới điện ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy sự phát triển ở khu vực nông thôn, giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra.
Hoạt động đưa điện về nông thôn trong dự án “Năng lượng điện nông thôn” của Công ty đã và đang từng bước đưa điện đến tất cả các xã, huyện của toàn miền Bắc. Trong những năm qua, Công ty đã xây dựng được một số công trình đưa điện về các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các vùng an toàn khu cách mạng. Tăng cường quản lý tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn (tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn là tiếp nhận lại lưới điện mà hợp tác xã, nhân dân địa phương trước đây đã bỏ vốn ra đầu tư, nay theo qui định của Nhà nước số vốn địa phương đã bỏ ra đầu tư sau đi trừ đi phần khấu hao sẽ được Công ty trả lại nếu có đủ các thủ tục hợp lệ), ổn định giá bán điện nông thôn theo qui định của Nhà nước.
Số huyện có điện lưới năm 1996 là 197 huyện, đến năm 2001 là 233 huyện tăng 36 huyện. Tương ứng các năm trên tỷ lệ huyện có điện từ 72,7% lên 98,9% tăng 26,2%.
Số xã có điện lưới từ 2.943 xã năm 1996 lên 4.301 xã năm 2001, tăng lên 1358 xã. Tỷ lệ xã có lưới điện từ 45% năm 1996 lên 79,05% năm 2001, tăng 34,05%.
Hộ nông dân có điện lưới 3.489.726 hộ năm 1996 lên 5.287.538 hộ năm 2001, tăng 1.797.821 hộ. Tỷ lệ hộ có điện lưới từ 40,1% năm 1996 lên 70,5% năm 2001, tăng 30,4%.
Điện năng tiêu thụ ở nông thôn 968.948 Mwh năm 1996 lên 2.345.807 Mwh năm 2001, tăng 1.376.859 Mwh. Điện năng tăng bình quân 41,69% mỗi năm.
Điện năng tiêu thụ bình quân đầu người ở nông thôn từ 41,17 Kwh/người năm 1996 lên 78,48 Kwh/người năm 2001, như vậy năm 2001 so với năm 1996 tăng 31,31 Kwh/người.
Cụ thể tình hình về công tác đầu tư xây dựng phát triển lưới điện nông thôn qua các năm như sau:
Bảng 2.9: Tình hình thực hiện phân phối điện và điện khí hoá nông thôn giai đoạn 1996 - 2001
Stt
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1
Số huyện có điện lưới
197
208
218
228
233
233
Tỷ lệ(%)
72,7
91,7
94,7
96,8
98,9
98,9
2
Số xã có điện lưới
2.943
3.429
3.667
3.905
4.129
4.301
Tỷ lệ(%)
45
61,74
66,47
74
75,2
79,05
3
Số hộ nông dân có điện lưới
3.489.726
4.277.425
4.732.513
4.979.156
5.117.154
5.287.538
Tỷ lệ(%)
47,91
58,73
64,97
68,36
70,25
72,59
4
Điện tiêu thụ cho n.thôn (Mwh)
961.124
1.278.145
1.489.725
1.819.489
1.945.257
2.345.087
5
Điện tiêu thụ bình quân/người
(Kwh/người năm)
39,89
49,72
54,87
66,57
68,78
78,84
6
Giá bán điện bình quân (đ/Kwh)
Tại công tơ tổng
360
360
360
360
360
360
Đến hộ nông dân
795,22
784,33
772,14
761,89
748,17
715,22
7
Công tác tiếp nhận lưới điện
Số xã tiếp nhận bán điện đến hộ
0
0
38
40
45
57
Số xã tiếp nhận LĐTA NT
0
0
0
48
1.846
1.299
Nguồn: Báo cáo Phòng điện nông thôn các năm
1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001
1.8. Hợp tác quố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0012.doc