Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1
2. Phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của khoá luận 2
Hoàng Thị Lan Anh 3
Chương I 4
Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam 4
1. Tranh chấp kinh tế 4
2. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án trong nền kinh tế thị trường 6
3. Chức năng và nhiệm vụ của Toà án kinh tế 9
3.1. Chức năng của Toà án kinh tế 9
3.2. Nhiệm vụ của Toà án kinh tế 10
4. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân 10
4.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự 12
4.2. Nguyên tắc các đương sự bình đẳng trước pháp luật 12
4.3. Nguyên tắc Toà án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ 13
4.4. Nguyên tắc Toà án chỉ thụ lý đơn kiện khi các bên đã tiến hành thương lượng hoà giải 14
4.5. Nguyên tắc Toà án giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng, kịp thời 15
4.6. Nguyên tắc Toà án xét xử công khai 15
5. Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế 16
6. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân 18
6.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh tế 18
6.2. Chuẩn bị xét xử 20
6.3. Phiên toà sơ thẩm 21
6.4. Thủ tục phúc thẩm 23
Phiên toà phúc thẩm 24
6.5. Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật 26
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật quy định cụ thể như sau:
+ Thủ tục bắt đầu phiên toà
+ Thẩm vấn tại phiên toà
+ Tranh luận tại phiên toà
+ Thủ tục nghị án
+ Thủ tục tuyên án
+ Hoàn chỉnh biên bản phiên toà
+ Cấp trích lục bản sao bản án hoặc quyết định của Toà án.
6.4. Thủ tục phúc thẩm
Thủ tục phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án, quyết định của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành phúc thẩm các Bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Toà án cấp dưới nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm của Toà án trong các bản án, quyết định đó. Thủ tục phúc thẩm đảm bảo về mặt tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Thủ tục phúc thẩm còn tạo khả năng thuận lợi cho Toà án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của Toà án cấp dưới cho phù hợp với pháp luật về thực tiễn khách quan.
Chủ thể và khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị
- Chủ thể của quyền kháng cáo và kháng nghị là đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án và quyết định của Toà án, còn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc cấp trên có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo. Viện kiểm sát kháng nghị bằng một quyết định. Đơn kháng cáo và nội dung kháng nghị phải nêu rõ lý do kháng cáo, kháng nghị; phần quyết định của Bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị.
- Khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị là bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm. Tuy nhiên không phải tất cả các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đều là khách thể của kháng cáo, kháng nghị mà có những quyết định không thể bị kháng cáo, kháng nghị (chẳng hạn quyết định đình chỉ vụ án vì lý do người khởi kiện rút đơn).
Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị
- Thời hạn thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị
Theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế:
+ Thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ có trụ sở hoặc cư trú.
+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 10 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày kể từ ngày Toà tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định như vậy là đủ để đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. Quá thời hạn quy định mà không có kháng cáo, kháng nghị thì mặc nhiên bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và phải đưa ra thi hành.
- Hậu quả pháp lý của kháng cáo, kháng nghị
Phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật, phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật (Điều 64 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế).
- Thủ tục kháng cáo, kháng nghị
Đơn kháng cáo, bản kháng nghị được gửi đến Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người kháng cáo xuất trình chứng từ về việc nộp tạm ứng án phí phúc thẩm, hoặc kể từ ngày nhận được kháng nghị Toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án phúc thẩm.
Phiên toà phúc thẩm
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án cấp sơ thẩm gửi đến, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà xét xử. Thời hạn này có thể gia hạn thêm nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán.
Trước khi mở phiên toà, Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của đương sự hoặc chủ động ra quyết định khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết. Toà án cũng có thể tiến hành các biện pháp để xác minh, thu thập chứng cứ... bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan.
Phiên toà phúc thẩm được tiến hành với sự có mặt của các thành phần sau:
Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc Viện kiểm sát xét thấy cần thiết tham gia phiên toà phúc thẩm hoặc khi có yêu cầu của Toà án.
Nếu đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, Kiểm sát viên vắng mặt không có lý do chính đáng thì phiên toà phúc thẩm vẫn tiến hành.
Về mặt thủ tục phiên toà phúc thẩm được tiến hành giống như phiên toà sơ thẩm. Chỉ khác là khi xem xét kháng cáo, kháng nghị một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Kết thúc phiên toà, Toà án có thể ra một trong các quyết định sau:
Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
Sửa đổi một phần hay toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm.
Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển vụ án cho cấp sơ thẩm xét xử lại.
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ theo quy định của pháp luật.
Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên bố. Bản sao bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định.
6.5. Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định hai hình thức xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Tuy cùng xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền nhưng giám đốc thẩm và tái thẩm là hai giai đoạn độc lập của tố tụng kinh tế.
6.5.1. Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế. Trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 47 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân địa phương.
Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
Khách thể của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy có vi phạm luật. Bao gồm:
Những bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm
Những bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Những bản án, quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa vào những căn cứ sau:
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như Toà án đã xét xử vụ án sai thẩm quyền, thành phần của Hội đồng xét xử không hợp pháp.
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng luật.
Phiên toà giám đốc thẩm
Theo Điều 78 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Uỷ ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp huyện bị kháng nghị. Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị. Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao bị kháng cáo, kháng nghị.
Điều 17 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế qui định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Toà án các cấp như sau:
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm của Toà kinh tế - Toà án nhân dân tối cao gồm ba thẩm phán. Uỷ ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia. Quyết định của Uỷ ban thẩm phán và Hội đông thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quyết định theo đa số. Quyết định của Uỷ ban thẩm phán cấp tỉnh phải được nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Theo Điều 79 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, phiên toà giám đốc thẩm không phải triệu tập đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị trừ trường hợp Toà xét thấy cần phải nghe ý kiến của họ trước khi quyết định.
Phiên toà giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày Toà án nhận được hồ sơ vụ án.
Hội đồng xét xử có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị.
Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
6.5.2. Thủ tục tái thẩm
Thủ tục tái thẩm cũng là một giai đoạn tố tụng kinh tế đặc biệt, trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp dưới nếu phát hiện được những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền.
Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp.
+ Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
Các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án.
Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết đã bị huỷ bỏ.
Thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên và thư ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ cuả vụ án.
Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.
Thẩm quyền tái thẩm, Hội đồng xét xử tái thẩm, phiên toà tái thẩm được pháp luật quy định giống như ở thủ tục giám đốc thẩm.
Chương II
Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân từ tháng 07/1994 đến năm 2000
Tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân từ tháng 07/1994 đến tháng 12/1999
Các tranh chấp kinh tế ở nước ta có chiều hướng tăng dần theo các năm nhất là hai năm gần đây 1998 và 1999, một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng có số lượng án nhiều nhất.
Loại hình tranh chấp kinh tế thụ lý và giải quyết tại Toà án nhân dân (từ tháng 07/1994 đến tháng 12/1999).
Tổng số: 4.205 vụ
Tranh chấp hợp đồng kinh tế: 4.205 vụ.
Trong đó:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá : 1.520 vụ
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá : 193 vụ
+ Hợp đồng xây dựng : 199 vụ
+ Hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác : 77 vụ
+ Hợp đồng tín dụng : 904 vụ
+ Hợp đồng liên doanh, liên kết : 151 vụ
+ Hợp đồng thuê tàu : 04 vụ
+ Hợp đồng bảo hiểm : 287 vụ
+ Hợp đồng dịch vụ : 205 vụ
+ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm : 104 vụ
+ Hợp đồng kiểm toán : 02 vụ
+ Hợp đồng gia công : 11 vụ
+ Hợp đồng thuê tài chính : 02 vụ
+ Hợp đồng L/C (bảo lãnh bằng thư tín dụng) : 39 vụ
+ Các loại hợp đồng khác : 495 vụ
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp: 12 vụ
Tranh chấp liên quan đến mua bán trái phiếu, cổ phiếu: 0
Nhìn chung số vụ tranh chấp kinh tế phải đưa đến Toà án giải quyết ngày càng tăng lên rõ rệt. Trong các vụ việc tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 36%, tiếp đến là các hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hai loại hợp đồng này thường xảy ra tranh chấp về hàng hoá không đúng chủng loại, chất lượng hàng hoá bị hư hỏng, mất mát, giao hàng không đúng thời gian.
Một loại hợp đồng mới phát sinh tranh chấp ngày càng nhiều lên đó là hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Tranh chấp trong loại hợp đồng này thường liên quan đến tài sản thế chấp, bảo lãnh như các tài sản thế chấp chưa đủ thủ tục giấy tờ sở hữu hoặc các bất động sản còn đang làm thủ tục sang tên sở hữu thì xảy ra tranh chấp.
Thường xảy ra việc do ngân hàng không xác minh kỹ nguồn gốc của tài sản thế chấp nên mới có việc khách hàng sử dụng tài sản đang thế chấp đó làm tài sản thế chấp cho một hợp đồng tín dụng khác. Đối với các tài sản bảo lãnh, thường xảy ra tình trạng phổ biến nhất là người có tài sản bảo lãnh tham gia bảo lãnh không thực sự đúng nghĩa của nó mà thường là cho mượn giấy tờ để kiếm một khoản tiền trong một thời gian nhất định, không tính đến việc người được bảo lãnh không trả được nợ. Vì thế khi ra trước pháp luật, người nhận bảo lãnh thường không lường trước được những thiệt thòi của mình do không hiểu biết pháp luật mà đã tham gia quan hệ bảo lãnh đó.
Đối với quan hệ hợp đồng tín dụng còn nổi lên một vấn đề rất phổ biến nữa là nhiều chi nhánh của ngân hàng thường tham gia quan hệ pháp luật một cách tuỳ tiện, không hiểu biết về tư cách pháp nhân, không biết rằng mình không được đứng danh nghĩa độc lập để tham gia các quan hệ tố tụng. Do đó khi có tranh chấp xảy ra đã tự mình đứng đơn khởi kiện mà không có sự uỷ quyền, thậm chí có những chi nhánh Giám đốc còn ký giấy uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng. Vì không đủ thẩm quyền khởi kiện nên thường bị Toà án trả lại đơn.
Về thời hiệu khởi kiện của án kinh tế quy định tại Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thời hiệu khởi kiện là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp trừ trường hợp pháp luật có quyết định khác. Nắm được quy định này nhiều trường hợp khi đến thời hạn phải thanh toán, một bên thường tìm cách kéo dài, khất lần, hứa hẹn không bằng văn bản dây dưa cho qua thời hiệu khởi kiện. Đến khi khởi kiện đã quá thời hạn 6 tháng nên không được Toà án chấp nhận đơn, mất quyền khởi kiện.
Có những vụ việc các đương sự nợ nhau hàng chục tỷ đồng không thanh toán được cùng đưa nhau ra Toà, lại có những hợp đồng xây dựng khi xây dựng xong bên A lấy lý do này, lý do khác trì hoãn không thanh toán. Khi khởi kiện vẫn được toà án cấp sơ thẩm chấp nhận, song đến giai đoạn phúc thẩm, dựa vào quy định trên, luật sư của bên A đề nghị Toà án cấp phúc thẩm bác đơn và đình chỉ vụ kiện, Toà án cấp phúc thẩm đã chấp nhận vì đã hết thời hạn khởi kiện.
Nhiều trường hợp bên tham gia hợp đồng bị phía bên kia dùng thủ đoạn lật lọng trắng trợn để chiếm đoạt tài sản giao dịch đó như: tạo ra các thiệt hại giả tạo, tạo ra các lý do để không thực hiện hợp đồng như khi giá cả thị trường tăng vọt không muốn bán hàng nữa, giữ lại hàng để bán với giá cao hơn, vin vào việc hàng hoá đến chậm hoặc ra các thông báo cấp tốc phải nhận hàng để phía bên kia không đủ điều kiện để tiếp nhận theo yêu cầu đề ra đó để có cớ đơn phương huỷ hợp đồng.
Hoặc có trường hợp ký hợp đồng uỷ thác nhận hàng từ nước ngoài về vào thời điểm đó hàng liên tục tụt giá, phía bên uỷ thác đã tìm những lý do lật lọng từ chối không nhận hàng gây thiệt hại cho phía bên kia hàng tỷ đồng. Trước việc bị lật lọng một cách trắng trợn như vậy, các doanh nghiệp bị lừa thường nghĩ ngay đến yếu tố hình sự lập tức báo với các cơ quan công an để cầu cứu. Cơ quan điều tra vào thu thập toàn bộ hồ sơ, sau hàng năm không truy cứu trách nhiệm hình sự, trả lại hồ sơ thì lúc này đã hết thời hạn khởi kiện. Đây là một thực tế nổi lên trong thời gian vừa qua, đó cũng là những tồn tại giữa luật pháp và thực tế của công tác giải quyết các tranh chấp kinh tế hiện nay.
Từ tháng 07/1994 - 12/1999 các Toà án nhân dân địa phương đã thụ lý 4.217 vụ. Riêng Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý 2.421 vụ bằng 57,4% tổng số vụ án kinh tế của cả nước. Các Toà án Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng mỗi địa phương thụ lý từ 200 - 300 vụ. Nhiều Toà án tỉnh khác thụ lý từ 45 - 50 vụ. Hiện còn hai tỉnh Hà Giang, Lai Châu chưa thụ lý giải quyết vụ án kinh tế nào.
Thụ lý và giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân
(từ tháng 07/1994 - 12/1999)
Năm
Số vụ thụ lý và giải quyết sơ thẩm
Số vụ thụ lý và giải quyết phúc thẩm
Số vụ thụ lý và giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm
Ghi chú
6 tháng năm 1994
78
4
0
1995
453
49
10
1996
510
59
12
1997
630
71
13
1998
1.266
198
25
1999
1.280
206
27
Cộng
4.217
587
83
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Toà án năm 1994 - 1999)
Đến nay, các Toà địa phương đã giải quyết xong cấp sơ thẩm 100% các vụ án đã thụ lý đến tháng 12/1999. Trong số đó đã hoà giải thành công 2.302 vụ bằng 54,6% số vụ án đã giải quyết, đưa ra xét xử 20,1% so với số vụ án đã giải quyết. Số còn lại là đình chỉ và tạm đình chỉ. Các Toà án nhân dân tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm không nhiều chỉ có 12 vụ. Sở dĩ các Toà án cấp tỉnh ít phải giải quyết các vụ án kinh tế theo thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm vì Toà án cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng. Trong hoạt động kinh tế thì đây là những loại hợp đồng nhỏ, nếu có phát sinh tranh chấp các bên đương sự cũng rất dễ hoà giải hoặc thanh toán được với nhau, ít xảy ra kiện tụng. Hiện nay có nhiều Toà án nhân dân cấp huyện không thụ lý và giải quyết vụ án kinh tế. Các vụ án kinh tế hiện nay chủ yếu do Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo trình tự sơ thẩm.
Trong các năm từ 1994 - 1999 các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý 575 vụ. Đã giải quyết trong hạn luật định 316 vụ đạt tỷ lệ 54,9% số vụ thụ lý. Trong số đó đã xét xử 315/316 vụ và đã xử y án sơ thẩm 110 vụ (34,8%), sửa bản án sơ thẩm 10 vụ (32,1%), huỷ bản án sơ thẩm 75 vụ (24,1%), đình chỉ việc giải quyết đối với 29 vụ.
Cùng thời gian trên, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý 16 vụ, đã xét xử 12 vụ, đạt tỷ lệ 75%. Trong số đó sửa bản án 2 vụ, huỷ bản án 6 vụ (50%), y án phúc thẩm 4 vụ.
Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý 30 vụ, đã xét xử 29 vụ, đạt tỷ lệ 97%. Trong đó huỷ án 15 vụ, sửa bản án 6 vụ, y án phúc thẩm 8 vụ.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử 4 vụ. Nếu tính tất cả các vụ án được giải quyết theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án các cấp là 4.887 vụ (sơ thẩm: 4.217 vụ; phúc thẩm: 597 vụ; giám đốc thẩm, tái thẩm: 83 vụ) thì số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ lệ 14%.
Tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân năm 2000
Trong năm 2000, các Toà án nhân dân địa phương đã thụ lý 859 vụ, số vụ án cũ còn lại là 101 vụ, tổng số vụ phải giải quyết trong năm là 960 vụ, đã giải quyết 859 vụ, đạt tỷ lệ là 89,4%. So với năm 1999, số vụ án mới thụ lý giảm 368 vụ. Trong số các vụ án mới thụ lý trong năm, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 257 vụ, chiếm 29,9% tổng số vụ án thụ lý mới của cả nước. Các Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng mỗi Toà thụ lý mới: Hà Nội 73 vụ, Hải Phòng 36 vụ, Đà Nẵng 22 vụ. Các Toà án nhân dân các tỉnh khác thụ lý mới từ 1 vụ đến 6 vụ. Một số Toà án nhân dân không thụ lý vụ án kinh tế nào như Toà án các tỉnh: Quảng Trị, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Hà Nam, Hà Tĩnh.
Các Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm không nhiều, cả năm 2000 chỉ có 5 vụ. Các Toà án nhân dân cấp huyện trong cả nước chỉ thụ lý 74 vụ. Nguyên nhân chính dẫn tới việc các Toà án nhân dân cấp huyện ít hoặc không thụ lý giải quyết các vụ án kinh tế là do thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế của Toà án cấp huyện chỉ giới hạn giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng. Đây là những hợp đồng nhỏ, rất ít gặp trong quan hệ kinh tế và nếu có phát sinh, các đương sự có thể thoả thuận, dàn xếp với nhau về các vấn đề tranh chấp. Mặt khác, các doanh nghiệp rất ngại kiện tụng tại Toà án vì lý do mặc cảm và sợ mất uy tín trên thương trường. Các vụ án kinh tế hiện nay chủ yếu vẫn do Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết từ trình tự sơ thẩm.
Trong năm 2000, các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý mới 124 vụ, số vụ án cũ còn lại là 64 vụ. Tổng số vụ án phải giải quyết là 188 vụ, đã giải quyết 124 vụ, đạt tỷ lệ 65,9%. Trong số các vụ án đã xét xử thì y án sơ thẩm 65 vụ bằng 52,4%, sửa bản án sơ thẩm 24 vụ bằng 19,3%, tạm đình chỉ việc giải quyết đối với 5 vụ bằng 4,08%, hoà giải thành 1 vụ và cho rút kháng cáo, kháng nghị 7 vụ.
Toà kinh tế phải giải quyết 9 vụ, trong đó số thụ lý mới là 7 vụ và số vụ án cũ là 2 vụ. Trong số đó có 4 vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị, đã xét xử 7 vụ và đã huỷ án cả 7 vụ, trong đó huỷ án để giao cho Toà án các cấp sơ thẩm xét xử lại là 6 vụ, huỷ và đình chỉ giải quyết vụ án 1 vụ.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải xét xử 20 vụ, trong đó có 14 vụ án mới thụ lý và 6 vụ án cũ còn lại. Trong số này có 4 vụ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị. Đã xét xử 14 vụ, trong đó bác kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm 2 vụ, huỷ bản án phúc thẩm 8 vụ, đình chỉ giải quyết vụ án 1 vụ, sửa bản án phúc thẩm 3 vụ.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử 1 vụ và giữ nguyên quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Như vậy về cơ bản các vụ án kinh tế phải giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm của Toà án nhân dân tối cao đã được giải quyết.
So với năm 1999, năm 2000 các Toà án đã có nhiều cố gắng để khắc phục những thiếu sót đã được rút kinh nghiệm trong báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999. Chất lượng xét xử của các Toà án có tiến bộ hơn trước, việc giải quyết vụ án kinh tế đã nhanh hơn trước. Tuy nhiên trong công tác xét xử các vụ án kinh tế cũng vẫn còn có những thiếu sót, nhược điểm chính sau đây:
Chưa nắm vững và nhận thức đầy đủ pháp luật kinh tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Toà án nhân dân tối cao cũng như hướng dẫn tại thông tư liên ngành, thiếu sự so sánh, đối chiếu, tổng hợp giữa các tài liệu, chứng cứ nên không phát hiện được mâu thuẫn, do đó không đưa ra được những quyết định đúng.
Ví dụ, như về vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh Phúc và bị đơn là Công ty xây dụng số 34 Thanh Xuân - Hà Nội:
Ngày 05/09/1998, ông Nguyễn Việt Trung là đội trưởng xây dựng số 2 Công ty xây dựng số 34 và Cửa hàng kim khí theo uỷ quyền của Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh Phúc đã ký hợp đồng số 19 mua bán sắt thép. Hợp đồng có xác nhận của Công ty xây dựng số 34. Đến hạn thanh toán, Công ty xây dựng số 34 không thanh toán được tiền hàng.
Ngày 12/08/1999, Cửa hàng kim khí phát đơn khởi kiện Công ty xây dựng số 34. Ngày 29/02/2000 Toà án cấp sơ thẩm đã ra quyết định công nhận sự thoả thuận. Ông Trung sẽ thanh toán số tiền nợ gốc là 198 triệu đồng, trả trực tiếp hoặc thông qua Công ty xây dựng số 34. Sau đó, ông Trung khiếu nại không đồng ý trả nợ.
Ngày 11/09/2000, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị số 03 đề nghị Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao xử lý huỷ quyết định công nhận sự thoả thuận của Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án vì: khi thụ lý, Toà án cấp sơ thẩm đã xác định đúng bị đơn là Công ty xây dựng số 34. Tại buổi hoà giải không thành ngày 16/11/1999, Toà án cũng đã triệu tập ông Nguyễn Xuân Bắc là Giám đốc Công ty xây dựng 34. Ngày 23/12/1999, Toà án lập biên bản làm việc (không phải là biên bản hoà giải) giữa ông Thắng - Phó giám đốc Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh Phúc và ông Nguyễn Việt Trung - đội trưởng đội 2 (không có uỷ quyền của Giám đốc). Việc các bên thoả thuận và Toà án công nhận ông Trung là người trả nợ là không đúng. Mặt khác Cửa hàng kim khí đứng đơn khởi kiện không có uỷ quyền của Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh Phúc cũng không đúng, lẽ ra Toà án phải trả lại đơn nhưng Toà án vẫn thụ lý. Trong hồ sơ cũng chưa thể hiện rõ địa vị pháp lý vủa Công ty xây dựng số 34. Như vậy về mặt tố tụng, quyết định công nhận sự thoả thuận của Toà án cấp sơ thẩm có nhiều sai sót. Ngày 20/10/2000, Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, xử huỷ quyết định công nhận sự thoả thuận nêu trên của Toà án cấp sơ thẩm.
Xác định sai thẩm quyền và nhẫm lẫn giữa quan hệ tranh chấp kinh tế và quan hệ tranh chấp tài sản.
Ví dụ, vụ kiện giữa nguyên đơn là ông Đặng Xuân Đăng và bị đơn là Công ty TNHH Việt Quang do 6 thành viên sáng lập, trong đó có ông Nguyễn.Quang Minh. Ông Minh là thành viên của Công ty Việt Quang có cổ phần là 60 triệu đồng. Ông Minh nhượng lại cổ phần này cho ông Đăng không phải là thành viên của Công ty TNHH Việt Quang. Việc chuyển nhượng này chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nên ông Đăng không phải là thành viên của Công ty Việt Quang.
Ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0044.doc