Để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với quy mô lớn trong những năm tới (như thuỷ điện Sơn La, đường Hồ Chí Minh ) NSNN phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong điều kiện nguồn thu và tích luỹ của ngân sách có hạn, thì việc sử dụng nguồn bội chi NSNN (vay trong nước và ODA) cho đầu tư là tất yếu. Nên "tiếp tục duy trì chính sách tài khoá có bội chi ở mức thâm hụt ngân sách trong giới hạn hợp lý". mức bội chi ngân sách chỉ được coi là hợp lý khi dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả và được giải quyết tốt trong mối quan hệ: Đầu tư - Tăng trưởng - Có nguồn thu- Trả nợ được. Trong mối quan hệ này, hiệu quả và tăng trưởng là mục tiêu, còn mức bội chi bao nhiêu chỉ là phương tiện đạt tới mục tiêu đó. Không nên quy định mức bội chi ở một tỷ lệ cứng nhắc mà nên căn cứ vào nhu cầu và khả năng hiệu quả do đầu tư mang lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tài chính, đề phòng nguy cơ lạm phát, thì giới hạn mức bội chi không vượt quá tỷ lệ tăng trưởng GDP.
103 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị nhập khẩu .
Các chỉ tiêu kinh tế này đều xác định trong một thời kì t. Theo lý thuyết trên, tổng sản phẩm quốc nội sẽ phụ thuộc vào từng yếu tố có mặt trong mô hình. Nhưng bản thân các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến Y ( tác động chèn). Chẳng hạn, tăng yếu tố G có khả năng tăng lạm phát, kéo theo lãi suất tăng và tiêu dùng, đầu tư giảm. Như vậy, việc xác định và dự báo trước được GDP của một nước sẽ tăng, giảm bao nhiêu do sự biến động của các yếu tố này là cả một vấn đề phức tạp và khó khăn, đó là chưa kể các yếu tố không có mặt trong mô hình nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh. May thay, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đã mở ra khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc phân tích các vấn đề kinh tế và đạt được nhiều thành công ở nhiều nước. Những kỹ thuật kinh tế lượng cũng được áp dụng triệt để vào việc phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như dự báo kinh tế thông qua các phần mềm thông dụng như Eviews, Mfit …
Đối với Việt Nam, Một nước đang thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN kể từ đại hội Đảng VI 1986 thì việc phân tích được mối quan hệ giữa đầu tư phát triển, chính sách chi tiêu và động viên thuế với sự tăng trưởng thời kì 1991 -2000 là rất cần thiết, cho phép đánh giá tác động của các chính sách kinh tế - tài chính, đổi mới và điều chỉnh cũng như bổ sung để các chính sách phù hợp hơn đem lại hiệu quả cao nhất có thể được đối với tăng trưởng kinh tế. Do vậy dù có nhiều khó khăn nhất định nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố, đặc biệt là chính sách chi Ngân sách và đầu tư tới tổng sản phẩm quốc nội trong điều kiện hiện nay là điều cần quan tâm.
Mô hình nghiên cứu có xuất phát điểm là Mô hình (1), tư tưởng được vận dụng ở đây là tư tưởng của Keynes.
Phần trước ta đã nghiên cứu sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế đặc thù và xác định rõ các yếu tố tác động tới tăng trưởng dưới dạng các hàm số và mô hình hoá chúng dưới dạng sơ đồ. Phần dưới đây chúng ta sẽ sử dụng một số công cụ phân tích toán học để làm rõ sự tác động này. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và đặc biệt do hạn chế trong việc thu thập số liệu nên một số biến ngoại sinh như lãi suất, tỷ giá hối đoái sẽ được coi là không đổi trong cả quá trình nghiên cứu. Một số biến nội sinh sẽ được coi như biến ngoại sinh mặc dầu trong thực tế chúng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố:
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu, đầu tư có hai vai trò Kinh tế vĩ mô là:
- Do đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu, nên những thay đổi thất thường về đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới tổng sản lượng và thu nhập trong ngắn hạn
Đầu tư dẫn đến tích luỹ cơ bản, mở rộng năng lực sản xuất, nên về mặt dài hạn đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng và tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là:
*. Mức cầu về sản lượng trong tương lai, nếu mức cầu càng lớn thì đầu tư dự kiến sẽ càng cao và ngược lại.
*. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư như: Lãi suất, thuế…
*. Dự đoán của các hãng kinh doanh về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai
Tuy nhiên, ta giả định lãi suất và thuế được ấn định trước, và đầu tư là một lượng không phụ thuộc vào sản lượng và thuế:
I =
Giả định là thuế của chính phủ được ấn định ngay từ đầu năm tài khóa. Do đó:
T = .
Xuất khẩu được định nghĩa là những hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài, nên xuất khẩu làm tăng thu nhập quốc dân và tăng nhu cầu trong xã hội.
Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế nước ta, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nước ngoài, nhu cầu đó không liên quan tới thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong nước nên giả định nhu cầu về hàng xuất khẩu độc lập với sản lượng.
X =
Nhu cầu từ nhập khẩu từ bên ngoài được hiểu là những hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được nhân dân trong nước mua vào. Chẳng hạn như nguyên vật liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hoá tiêu dùng của hộ gia đình, trong cả hai trường hợp nhập khẩu có thể tăng khi nhu nhập và sản lượng tăng. Do đó hàm xuất khẩu được mô tả dưới dạng:
Mt=f(Yt)
Từ sự phân tích như vậy, kết hợp các yếu tố trên vào mô hình tổng quát (1), xin đề xuất một mô hình là hệ các phương trình có dạng:
Log(Yt )= c1*log(Ct )+ c2*log(It )+ c3*log(Gt )+ c4*log(Xt )+ c5*log(Mt) + Ut1.
Log(Ct )= c6 + c7*log(Yt )+ c8*log(Tt )+ Ut2.
Log(Mt )= c9+c10*log(Yt )+ Ut3.
Với Uti: là các yếu tố ngẫu nhiên
Các biến nội sinh trong hệ phương trình là Log(Yt); Log(Ct); Log(Mt)
Các biến ngoại sinh bao gồm: Log(It); Log(Gt); Log(Xt); Log (Tt)
Kì vọng về dấu các hệ số trong mô hình
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế, thì sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố có mặt trong mô hình:
Thuế của chính phủ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, nghĩa là khi tăng thuế thì tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chậm lại và ngược lại.
Đầu tư ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế, khi đầu tư tăng thì quy mô sản xuất được mở rộng làm cho sản lượng đầu ra tăng.
Chi tiêu của chính phủ có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn khi chi tiêu của chính phủ quá lớn làm thâm hụt Ngân sách trầm trọng, sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế. Nhưng nó chung thì chi tiêu của chính phủ đều nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực tới nền kinh tế.
Từ cơ sở lý thuyết như vậy ta luôn kì vọng dấu của các hệ số trong mô hình có dấu tương ứng là:
c1 mang dấu dương
c2 mang dấu dương
c3 mang dấu dương (hoặc có thể mang dấu âm)
c4 mang dấu dương
c5 mang dấu âm
c7 mang dấu dương
c8 mang dấu âm
c10 mang dấu dương
c. Ước lượng Mô hình.
Số liệu dùng để ước lượng mô hình được lấy trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000 tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung Ương và được tính theo giá năm 1994 để loại bỏ yếu tố lạm phát. Phần mềm dùng cho phân tích ở đây là Phần mềm kinh tế lượng EVIEWS với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất có trọng số cho Hệ Phương trình. Ước lượng và số liệu cùng với các kiểm định của mô hình được làm rõ hơn trong phần phụ lục (trang78), kết quả thu được là như sau:
Log(GDPr)=0.922026*log(Cr)+.233316*log(Ir)-0.0094896log(Gr) +0.166326*log(Xr)-0.197144*log(Mr)
Log(Cr) = 2.544823+0.839413*log(GDPr)-0.085436*log(THUE)
Log(Mr) = -10.27842+1.777943*log(GDPr)
d. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và tiêu dùng cuối cùng của xã hội: Từ mô hình ước lượng cho thấy trong giai đoạn 1990-2000 khi dân cư tăng chi tiêu lên 1 % các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.922026 %. Như vậy, chi tiêu cuối cùng của khu vực dân cư chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (tính theo phương pháp luồng sản phẩm). Đây là đặc trưng chung của các nước đang phát triển. Quy mô GDP nhỏ bé, chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người dân, tích luỹ được từ GDP là rất ít. Cụ thể, khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 1 % các yếu tố khác không đổi thì tiêu dùng tăng 0.839413%.
Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với tổng đầu tư xã hội: Khi tổng đầu tư xã hội tăng lên 1% mà các yếu tố khác không đổi thì Tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.233316 %. Nghĩa là đầu tư tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế, làm cho năng lực sản xuất tăng lên, quy mô sản xuất cũng được mở rộng. Thực tế trong giai đoạn này hệ số ICOR trung bình khoảng 4.0 Chứng tỏ nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, ở giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, hệ thống những cơ chế, chính sách đổi mới đã "cởi trói"và giải phóng mạnh sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại, đầu tư diễn ra rất rầm rộ và sôi động, hiệu quả. Trên cơ sở đó nhu cầu cần vốn đầu tư cho nền kinh tế rất thấp mà vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao
Quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ với quá trình tăng trưởng kinh tế: Khi chính phủ tăng thêm chi tiêu 1 % và các thành phần khác đều không đổi thì tổng sản phẩm quốc nội giảm 0.094896%. Điều này làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách tài khoá của chính phủ phải thận trọng hơn. Có thể do số liệu chưa đảm bảo hết những yêu cầu của các giả thiết trong kinh tế lượng (thiếu quan sát). Song thực tế ở giai đoạn sau của thời kì đổi mới cũng có nhiều bất cập, hiệu quả bùng nổ kinh tế về số lượng đã hết, các cơ chế, chính sách đổi mới ở thời kì đầu đã trở lên bảo thủ, bộc lộ các hạn chế cản trở kinh tế phát triển. Đặc biệt chi tiêu của chính phủ trong giai đoạn sau dành cho chi tiêu thường xuyên rất lớn, việc xây dựng các công trình công cộng ồ ạt, dàn trải, không đúng mục đích đã làm lãng phí vốn NSNN.
Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với xuất khẩu: Từ khi Mỹ bỏ cấm vận nước ta (năm1991) thì hoạt động ngoại thương nước ta những năm qua đã được mở rộng rất nhiều, nếu ở thời kì trước chúng ta chỉ quan hệ ngoại thương bó hẹp trong các nước XHCN thì ngày quan hệ bạn hàng ngày càng được mởi rộng, hiện tại có quan hệ với hơn 120 nước bạn hàng, tốc độ tăng trưởng của nền ngoại thương khá cao (khoảng20%) góp phần thoả mãn một phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời cũng thu nhiều ngoại tệ về cho nền kinh tế thông qua các hoạt động xuất khẩu. Mô hình cho kết quả là khi các thành phần khác không đổi thì việc tăng xuất khẩu lên 1% thì tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.166326%.
Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và nhập khẩu: Khi cho các yếu tố khác không đổi, việc tăng 1% giá trị hàng hoá và dịch vụ mua từ bên ngoài vào sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội giảm mất 0.197144%, nhưng ngược lại, khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 1 % thì xu hướng nhập khẩu lại tăng lên 1.777943%.
Tác động của Thuế: Thuế của chính phủ có tác động tiêu cực trong giai đoạn này. Khi chính phủ tăng thuế suất lên 1% dẫn đến chi tiêu cuối cùng của dân cư bị giảm 0.085436%, do đó kéo theo GDP bị giảm xuống 0.07877%. Tuy nhiên nền công nghiệp Việt Nam trong thời kì này vẫn còn non trẻ, yếu kém, mức độ cạnh tranh với thị trường thế giới còn thấp nên việc thực hiện các biện pháp bảo hộ như xác lập hàng rào thuế quan, cung cấp hạn ngạch quator tuy làm giảm nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư song xét về lợi ích lâu dài thì đây là một biện pháp phải làm. Với yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, thì xu hướng những năm gần đây và tương lai sẽ phải cắt giảm các hàng rào thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực ngoại thương hoạt động. Đây vừa là thời cơ thuận lợi cũng vừa là thách thức khi nước ta hội nhập quốc tế.
Từ mô hình phân tích cho thấy đầu tư toàn xã hội tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy mô hình chưa thể lượng hoá chính xác mối quan hệ giữa các biến, song về mặt bản chất nó cho phép thấy được khi đầu tư toàn xã hội tăng kéo theo một loạt các yếu tố khác bị ảnh hưởng theo như: tư liệu sản xuất, công nghệ, chất lượng lao động được nâng cao, thất nghiệp giảm xuống, năng suất lao động tăng lên làm tăng sản lượng đầu ra của xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước đang phát triển thiếu vốn , thiếu công nghệ, năng suất lao động thấp thì vốn đầu tư toàn xã hội đủ lớn sẽ giải quyết được các vấn đề này tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế.
Mô hình Harrod- Domar
Mô hình được xây dựng dựa trên tư tưởng của Harrod -Domar khi đề cập tới nhu cầu về vốn đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu sử dụng vốn đầu tư cho quá trình tăng trưởng là rất lớn. Đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì nhu cầu sử dụng vốn đầu tư lại càng lớn. Để xác định nhu cầu sử dụng vốn các nhà kinh tế thường sử dụng hệ số ICOR. Hệ số này biểu thị mức độ gia tăng vốn đầu tư so với mức độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế, hay một đồng vốn gia tăng sẽ tạo thêm bao nhiêu đồng sản lượng.
ICOR=
Do đó =
Mô hình đề nghị:
gGDPt = *(TDTXH/GDP)t + *biengia +Ut
Trong đó : gGDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
TDTXH/GDP: Tỷ lệ vốn đầu tư/ tổng sản phẩm quốc nội.
Biengia: là biến giả phản ánh cuộc khủng hoảng tài chính châu á. Biến có giá trị bằng 1 nếu ở thời kì sau năm 1997, tức là:
Biengia =0 nếu là trước1997
Biêngia = 1 từ 1997 trở đi
Các chỉ tiêu kinh tế này đều xác định trong một thời kì t phản ánh thực trạng nền kinh tế tại thời điểm t
Kì vọng từ các hệ số: kì vọng hệ số > 0
Kì vọng hệ số : hệ số này có kì vọng là âm bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ có ảnh hưởng tiêu cực tới hầu như toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Số liệu phân tích mô hình được lấy từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong thời kì 1990-2000 và đã điều chỉnh theo giá năm 1994 để loại trừ yếu tố lạm phát. Lãi suất trong kì giả định là không đổi
Ước lượng mô hình
Ước lượng mô hình bằng EVIEWS với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, kết quả ước lượng và các kiểm định về mô hình được trình bày trong Phụ lục (trang80).
Dưới đây là mô hình hồi quy thu được
Estimation Command:
=====================
LS @PCH(GDPR) VDTXHR/GDPR BIENGIA
Estimation Equation:
=====================
@PCH(GDPR) = C(1)*(VDTXHR/GDPR) + C(2)*BIENGIA
Substituted Coefficients:
=====================
@PCH(GDPR) = 0.3206198261*(VDTXHR/GDPR) - 0.04024186484*BIENGIA
Mối quan hệ giữa các biến số có mặt trong mô hình :
Từ kết quả nhận được của mô hình cho thấy khi tỷ trọng của tổng đầu tư toàn xã hội trong tổng GDP (tính theo giá 1994) tăng nên 1% trong điều kiện không có khủng hoảng thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân tăng nên 0.3206198261%, tức nếu cố định các yếu tố khác thì hệ số ICOR đạt được khoảng 3.15 trong thời kì nghiên cứu.
Yếu tố biến giả cho thấy trong thời kì sau khủng hoảng tài chính châu á tốc độ tăng trưởng GDP năm sau giảm 0.040242% so với năm trước khẳng định giai đoạn trong và sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế nước ta đang lâm vào tình trạng suy thoái
Qua mô hình ta thấy sự đóng góp của yếu tố vốn đầu tư vào quá trình tăng trưởng kinh tế là rất lớn nếu không nói là rất quan trọng. Nếu khủng khoảng tài chính châu á không xảy ra thì cứ khoảng 3.15 đồng vốn đầu tư sẽ thu thêm 1 đồng cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính châu á không những kéo theo sự suy giảm kinh tế mà còn kéo theo các vấn đề xã hội sẽ làm ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư. Sự phục hồi nền kinh tế có thể trở lại sau 2 đến 3 năm nữa, nhưng một môi trường đầu tư như cũ sẽ không thể được thiết lập lại nhanh chóng như vậy. Môi trường đầu tư nước ta tuy không bị biến động lớn như ở một số nước trong cùng khu vực, nhưng môi trường đầu tư nước ngoài ở nước ta sẽ phải đối phó với sức cạnh tranh lớn hơn từ các nước ASEAN, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư của mình và mở rộng hơn các cơ hội đầu tư.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội như đã phân tích ở trên không chỉ có một nguồn duy nhất mà có rất nhiều nguồn. Một trong các nguồn vốn quan trọng trong tổng đầu tư xã hội là vốn đầu tư cho phát triển từ Ngân sách Nhà nước, có vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn vốn khác tập trung, phát huy tác dụng theo đúng mong muốn của chính phủ. Phần dưới đây sẽ xem xét kĩ hơn về nguồn vốn này.
Đầu tư phát triển từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế quốc dân việt nam giai đoạn 1990-2000
1. Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân
Nước ta đang trên con đường CNH-HĐH đất nước, được khởi điểm từ một vị trí rất thấp, khi mà cơ sở hạ tầng chưa phát triển hoàn chỉnh, tiềm lực của khu vực tư nhân chưa được tập trung và khơi dậy thì Đầu tư phát triển từ NSNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn khác. Đầu tư phát triển từ NSNN được coi như một "mồi lửa" để thổi bùng nền kinh tế bước vào thời kì hoạt động sôi động, điều chỉnh nền kinh tế đi vào ổn định tăng trưởng. Trước tình hình đó việc xây dựng một mô hình để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của vốn Đầu tư phát triển từ NSNN tới các chỉ tiêu kinh tế là rất cần thiết, nó cho phép dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế trong tương lai và đưa ra các đề xuất hợp lý.
Do hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên mô hình chỉ đề cập tới sự ảnh hưởng của Đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu kinh tế khác
Cơ sở lý thuyết để hình thành mô hình
Tổng đầu tư xã hội:
Tổng đầu tư xã hội bao gồm rất nhiều thành phần, do đó hàm đầu tư toàn xã hội có dạng: TDTXH = f( DTNSNN , TDND..)
Trong đó TDTXH : Tổng đầu tư xã hội.
DTNSNN : Đầu tư Ngân sách Nhà nước.
TDND : Tín dụng nội địa.
Tổng sản phẩm quốc nội.
Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia trong nền kinh tế mở phụ thuộc không những vào các nguồn lực trong nước mà còn phụ thuộc vào các hoạt động xuất nhập khẩu với thế giới bên ngoài. Do vậy GDP là một hàm số có dạng:
GDP=f(TDTXH,EXPORT…)
Trong đó EXPORT: tổng giá trị tất cả các hoạt động xuất khẩu của một quốcgia
Xây dựng mô hình
Từ việc phân tích trên cơ sở lý thuyết kinh tế ở trên xin đề xuất mô hình là một hệ các phương trình sau:
log(TDTXH)=c(1)+c(2)*log(DTNSNN )+c(3)*log(TDND)+Ut1.
Log(gdp)=c(4)+c(5)*log(TDTXH)+c(7)*log(EXPORT)+Ut2
Cơ sở dữ liệu được lấy từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương giai đoạn 1990-2000. Số liệu được đưa về giá năm 1994 để loại bỏ yếu tố lạm phát.
Các hệ số c(i) trong mô hình chính là hệ số co dãn của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc phản ánh sự thay đổi % của các biến phụ thuộc theo sự thay đổi % của biến độc lập.
Các kì vọng về dấu của mô hình
Đầu tư phát triển từ NSNN là một bộ phận của tổng đầu tư xã hội, mỗi sự thay đổi nhỏ của Đầu tư phát triển từ NSNN đều tác động trực tiếp tới tổng đầu tư xã hội, tác động đó thường theo tính chất cùng chiều nên ta kì vọng sự thay đổi Đầu tư phát triển từ NSNN tác động tới sự thay đổi của tổng đầu tư toàn xã hội là tích cực.
Tín dụng nội địa (hay nói các khác là tín dụng Nhà nước) theo lý thuyết kinh tế thì là một bộ phận của tổng đầu tư toàn xã hội nên kì vọng sự thay đổi của tín dụng nội địa cũng có tác động tích cực tới sự thay đổi của tổng đầu tư toàn xã hội.
Vốn giải ngân nước ngoài FDI tăng làm cho nguồn vốn cho tổng đầu tư tăng do đó ta cũng kì vọng sự thay đổi của vốn FDI tác động tích cực tới sự thay đổi trong tổng đầu tư toàn xã hội.
Tổng đầu tư xã hội là nguồn cơ bản tạo nên vốn sản xuât, một yếu tố đầu vào cho nền kinh tế. Xuất khẩu có vai trò rất lớn trong việc tăng thêm đầu ra cho nền kinh tế mở. Nên kì vọng hai yếu tố này có tác động tích cực tới GDP.
Từ suy luận như vậy ta mong muốn dấu của các hệ số trong mô hình như sau: c(2); c(3); c(4); c(5); c(6); c(7) đều dương.
Ước lượng mô hình
Mô hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số trên EVIEWS. Mô hình ước lượng và các kiểm định sự phù hợp của mô hình được trình bày trong phần phụ lục(trang85). Kết quả thu được như sau:
Log(TDTXH)=4.297935+0.224553*log(DTNSNN)+0.193959*log(TDND)+ 0.302524*log(FDI)
Log(GDP)= 6.411473+0.077679*log(TDTXH)+ 0.439755*log(EXPORTR
Khi đầu tư từ NSNN tăng 1% các yếu tố khác không đổi thì tổng đầu tư toàn xã hội tăng 0.224553%. Tương tự khi tín dụng nội địa tăng 1% các yếu tố khác không đổi thì tổng đầu tư xã hội tăng 0.193959%, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng 1% thì tổng đầu tư toàn xã hội cũng tăng 0.302524 %.
khi tổng đầu tư toàn xã hội tăng 1% các yếu tố khác không đổi thì tăng trưởng của nền kinh tế tăng 0.077679%. Tương tự khi xuất khẩu ra nước ngoài tăng 1% các yếu tố khác không đổi thì toàn bộ nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng là 0.439755%.
Từ sự phân tích trên ta thấy khi tăng đầu tư phát triển từ NSNN lên 1% thì tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế tăng nên 0.03734%. chứng tỏ đầu tư phát triển từ NSNN có tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy tác động trực tiếp tới nền kinh tế chưa nhiều song nó có tác dụng kích thích tới các nhân tố khác, tạo hành lang cho các thành phần kinh tế khác hoạt động thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đối với nguồn vốn NSNN rất lớn. Vốn NSNN vừa đảm bảo được nhiều hơn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vùa đảm bảo nâng cao chất lượng bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu khoa học, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thươg mại quốc dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư nuớc ngoài, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế theo yêu cầu hôi nhập quốc tế.
Tác động của vốn đầu tư từ NSNN tới một số ngành kinh tế
Nhìn chung, vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong giai đoạn 1990-2000 tuy có xu hướng giảm dần song lại tập trung vào một số lĩnh vực trọng yếu, nên đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
Về nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp thuỷ sản
Mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Đại hội Đảng trong thời kỳ này là phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm rau quả, cải thiện chất lưỡng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh sản lượng hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn tăng thu nhập của nông dân. Đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hoá ở những vùng đồng bằng có năng suất và có hiệu quả cao. Bố trí lại mùa vụ để né tránh thiên tai, chuyển sang các vụ có năng suất cao hoặc các cây khác có hiệu quả hơn. Nhân nhanh những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng với từng vùng sinh thái, đặc biệt là giống lúa lai, ngô lai. Qui hoạch và phát triển một số vùng sản xuất các loại lúa gạo ngon có giá trị cao. Dự kiến năm 2000, sản lượng lương thực đạt khoảng 30 triệu tấn, bình quân đầu người 360-370 kg.
Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có hiệu quả kinh tế cao; hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Trồng cây công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất chống đồi núi trọc theo hình thức nông lâm kết hợp. Coi trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất. Còn đối với các ngành chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp cũng cần phải được tập trung phát triển cao. Đến năm 2000 nông nghiệp (cả lâm nghiệp và thuỷ sản) chiếm khoảng 19-20% GDP.
Nhờ nguồn vốn Đầu tư phát triển từ NSNN được tập trung đáng kể vào lĩnh vực này thông qua các chương trình dự án lớn về thuỷ lợi và các chương trình quốc gia (Chương trình 327,773…) và một số nguồn vốn khác, mà trong những năm qua mặc dầu thiên tai xảy ra liên tiếp nhưng khu vực nông nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng khá, bình quân 4.3% trong giai đoạn 1996-2000. Chúng ta không những đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm mà còn là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản và các nông sản tăng mạnh trong các năm qua: Gạo năm 1999 xuất khẩu 4.5 triệu tấn, năm 2000: 3.5 triệu tấn. Tương tự cà phê: 482 nghìn tấn và 694 nghìn tấn; hải sản 979 triệu USD và 1475 triệu USD.
Sự tác động của vốn NSNN dành cho lĩnh vực này được phản ánh trong mô hình sau: log(GDPNN&LNr) = 9.025312 + 0.196902*log(VNSNNr)
Trong đó :
Log(GDPNN&LNr): logarit của giá trị tổng sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được tính theo giá cố định năm 1994
Log(VNSNr): Logarit của nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, tính theo giá năm 1994
Mô hình ước lượng và các kiểm định sự phù của nó được trình bày trong phần phụ lục (trang86)
Với mô hình trên nhận thấy tác động của vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp thông qua các chương trình dự án nâng cao năng suất, kĩ thuật như các công trình thuỷ lợi, cung cấp phân bón, giống và cây con, các trương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu thuỷ hải sản…đã mang lại hiệu quả thiết thực cho lĩnh vực này. Hệ số co dãn của vốn đầu tư từ NSNN đối với lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp cho thấy khi tăng vốn đầu tư phát triển từ NSNN nói chung lên 1% sẽ làm cho giá trị sản phẩm của lĩnh vực này tăng lên 0.196902%, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo Nghị quyết đại hội Đảng VIII .
Đối với lĩnh vực công nghiệp
Do chủ chương xoá bỏ dần bao cấp trong đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, tăng cường tính tự chủ của các doanh nghiệp Nhà nước nên lĩnh vực này thu hút khá nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là việc tăng đầu tư vào những ngành có công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lớn. Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung cho lĩnh vực này chủ yếu vào các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp gang thép, công nghiệp khai thác, công nghiệp xây dựng…phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Mặt khác, các biện pháp kích cầu đã phát huy hiệu quả nên ngành công nghiệp đạt tốc độ cao, tính trung bình cả giai đoạn 1995-2000 tốc độ tăng khoảng 10.6%.
Mô hình dưới đây phản ánh được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0182.doc