Đề tài Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ viễn thông của bưu điện tỉnh Hà Tây

Cơ cấu quản lý của Bưu điện tỉnh Hà Tây là Bưu điện tỉnh quản lý các đơn vị trực thuộc như Bưu điện huyện, các công ty trực thuộc trong đó có công ty Viễn thông. Cơ cấu quản lý này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông. Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tây đã tạo cho Bưu điện có cơ cấu mang tính chất chuyên ngành nhưng đa chức năng. Khối thông tin cung cấp các dịch vụ Viễn thông; khối công nghiệp Viễn thông cung cấp các trang thiết bị thông tin tổng đài, cáp, thiết bị đầu cuối Công ty xây lắp thực hiện việc xây dựng các công trình thông tin và các cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh.

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ viễn thông của bưu điện tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngay từ khi thành lập, công ty viễn thông luôn coi nhiệm vụ phục vụ là mục đích hàng đầu, sản xuất kinh doanh là phương tiện, là biện pháp để có tích luỹ đầu tư phát triển, từ đó phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ được giao. Khi nhà nước ban hành chính sách mở cửa, dựa trên định hướng phát triển các dịch vụ viễn thông của VNPT nói chung và dưới sự lãnh đạo của Bưu điện tỉnh Hà Tây nói riêng, công ty viễn thông là đơn vị đi đầu trong công tác dịch chuyển cơ chế kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới cơ chế kế hoạch hoá, gắn kế hoạch với thị trường, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường hàng hoá nhiều thành phần. Nhận thức được vai trò nhiệm vụ của mình công ty Viễn thông tỉnh Hà Tây đã thực hiện vai trò cung cấp các dịch vụ viễn thông do Bưu điện tỉnh Hà Tây giao, trong những năm gần đây tình hình hoạt động của đơn vị như sau: 2.2.1 Mạng lưới viễn thông Trong những năm qua mạng lưới viễn thông của Bưu điện Hà Tây liên tục được mở rộng về quy mô và dung lượng, hiện đại hoá về công nghệ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng của nhân dân trên toàn tỉnh. Do kinh tế xã hội phát triển và thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về các dịch vụ truyền đưa tin tức nói chung và nhu cầu về dịch vụ viễn thông nói riêng ngày càng tăng. Có thể nói ngày nay các dịch vụ viễn thông đã trở thành các dịch vụ đại chúng với đa số các tầng lớp nhân dân được cung cấp rộng rãi tới tận các huyện xã vùng sâu vùng xa. Tính đến cuối năm 2004, 100% số xã trên toàn tỉnh đã có máy điện thoại cố định. Để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về các dịch vụ viễn thông, mạng lưới viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây đã được đầu tư phát triển với tốc độ cao, công nghệ đã đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. Cụ thể như sau: Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng - Hệ thống chuyển mạch + Hệ thống chuyển mạch đường dài liên tỉnh gồm 1 tổng đài sử dụng loại 1000E10 ACATEL. +Hệ thống chuyển mạch nội tỉnh, nội hạt: được trang bị công nghệ tiên tiến với tổng đài VKX. - Hệ thống truyền dẫn: Sử dụng các phương tiện truyền dẫn cáp quang, vi ba số, công nghệ truyền dẫn SHD, VSAT với dung lượng khác nhau. + Truyền dẫn liên tỉnh: Dựa trên các tuyến cáp quang Bắc – Nam, tuyến cáp quang trên đường dây 500 KV, tuyến vi ba số… + Truyền dẫn nội tỉnh: Sử dụng cáp quang và vi ba số trong tỉnh đảm bảo các tuyến cáp đến tận nơi cung cấp cho các thuê bao. Mạng điện thoại di động Các mạng điện thoại di động hàng năm đều được nâng cấp, mở rộng dung lượng, mở rộng vùng phủ sóng, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay Bưu điện tỉnh Hà Tây đã cung cấp được hầu hết các loại hình dịch vụ về thông tin di động do VNPT triển khai. Các dịch vụ khuyến khích sử dụng loại hình dịch vụ này đều được Bưu điện tỉnh Hà Tây triển khai một cách nhanh chóng kịp thời đảm bảo cung cấp những loại hình dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Mạng lưới di động chủ yếu được phủ sóng ở các trung tâm thị trấn thị xã, một số nơi vùng cao, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa có sóng của mạng điện thoại di động. Chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động của người dân. Hệ thống mạng điện thoại di động của tỉnh Hà Tây do Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp. Tình hình chất lượng dịch vụ chủ yếu dựa vào hệ thống mạng này. Đây là những nhân tố khác quan, Bưu điện tỉnh Hà Tây cần có những khuyến nghị đối với Tổng công ty về việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng. Mạng Internet Mạng Internet tiếp tục được mở rộng và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, 6 – 14 Bưu điện huyện, thị đã có điểm truy cập Internet trực tiếp. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ truy nhập, kết nối Internet tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng như dịch vụ truy nhập qua mã VNN 1260, 1268, 1269, hiện nay đã cung cấp dịch vụ ADSL – mạng Internet có lượng băng rộng và tốc độ nhanh tới các huyện trong tỉnh. Phát triển mới 14000 thuyê bao, nâng tổng số thuê bao gian tiếp lên 112.360 thuê bao chiếm 98% thị phần toàn tỉnh. Với mạng viễn thông như trên Bưu điện tỉnh Hà Tây sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Trong những năm qua sản lượng và doanh thu của Bưu điện Hà Tây về dịch vụ viễn thông ngày càng tăng. Doanh thu viễn thông chiếm 86 % doanh thu của toàn Bưu điện tỉnh Hà Tây, có tốc độ tăng bình quân là 26,7%/ năm. Bên cạnh những thành công trong việc xây dựng mạng lưới viễn thông, hệ thống mạng lưới viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây còn có những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây, cụ thể: - Cấu trúc mạng chuyển mạch công cộng toàn tỉnh: Cấu trúc mạng chuyển mạch công cộng toàn tỉnh được hoạch định ban đầu là cấu trúc chưa phải là tối ưu, với nhiều hoạt động có tính độc lập tương đối. Hệ thống cấu trúc còn phát triển chưa kịp với sự thay đổi, nhưng nhu cầu mới phát sinh của khách hàng. - Thiết bị trên mạng viễn thông toàn tỉnh: Thiết bị cơ bản của mạng viễn thông toàn tỉnh bao gồm thiết bị đầu cuối, hệ thống truyền dẫn, hệ thống chuyển mạch (tổng đài). Tổng đài là thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn đầu tư vào mạng viễn thông. Đây là các thiết bị rất tinh vi phức tạp được điều khiển bằng các chương trình phần mềm hiện đại, thông minh. Tỷ trọng phần mềm chiếm tới 80% giá trị của tổng đài lượng vốn đầu tư vào tổng đài là rất lớn, cần phải tính được sự phù hợp giữa nhu cầu và dung lượng máy móc để đầu tư các thiết bị cho hợp lý. Các tổng đài được ví như các máy tính chuyên dụng cỡ lớn, do tính phức tạp của công nghệ sản xuất nên trên thế giới chỉ có 10 quốc gia có bản quyền thiết kế các tổng đài công cộng cỡ lớn được CCITT và ISO công nhận chất lượng là Mỹ, Canada, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hàn Quốc và Ân Độ. Do đó việc đầu tư đổi mới các tổng đài để mở rộng dung lượng, thay thế các trang thiết bị đã lạc hậu là một việc phức tạp. Khi đầu tư đổi mới trang thiết bị đòi hỏi Tổng công ty, giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây cần có những kế hoạch cụ thể phù hợp với tính hình phát triển chung của tỉnh. Những tồn tại trên tạo ra hệ thống mạng lưới viễn thông công cộng hết sức đa dạng về chủng loại thiết bị và phức tạp về cách quản lý. Việc có quá nhiều chủng loại thiết bị trên mạng viễn thông gây khó khăn cho việc đào tạo cán bộ đấu nối mạng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa… Một trong những tính năng ưu việt của các thiết bị kỹ thuật số hiện đại là cho phép giám sát, quản lý, bảo dưỡng từ xa nhằm tiết kiệm kinh phí và giải quyết hạn chế về số lượng cán bộ kỹ thuật ở những nơi xa xôi. Các nhà sản xuất lớn thường có hệ thống giám sát, quản lý tập trung riêng cho các thiết bị của mình. Các loại thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau có thể đấu nối vào cùng một hệ thống giám sát tập trung song không phải là tất cả, ngoài ra còn cần trang bị thêm các hệ thống, phần mềm ghép nối đắt tiền, đặt biệt là đối với tổng đài. Như vậy việc có quá nhiều chủng loại thiết bị gây khó khăn lớn cho việc thiết lập các trung tâm giám sát tập trung, đồng thời gây lãng phí cho thiết bị dự phòng, đi lại và hạn chế khả năng sửa chữa hỏng hóc. Như vậy có thể nói chính sự đa chủng loại thiết bị trên mạng viễn thông đã làm giảm, thậm chí mất đi tính đồng bộ, một yêu cầu thiết yếu mà một mạng viễn thông phải có. Tính đồng bộ là tiêu chí quan trọng để mạng cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. - Quy mô mạng viễn thông nhỏ, hạn chế về chất lượng và loại hình dịch vụ: Mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây có công nghệ tiên tiến nhưng quy mô còn nhỏ. Mật độ điện thoại cố định phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng thành thị, đông đúc dân cư, chưa thoả mãn hết được nhu cầu sử dụng của dân chúng. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng nội hạt chưa có. Công nghệ quản lý bảo dưỡng mạng tiên tiến vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, các dịch vụ băng rộng, các dịch vụ gia tăng còn triển khai chưa rộng khắp, chưa đáp ứng hết các yêu cầu. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý sản xuất các dịch vụ viễn thông Cơ chế hạch toán tại Bưu điện tỉnh Hà Tây là hạch toán tập trung, khối các đơn vị trực thuộc được xây dựng trên cơ sở mạng lưới dây chuyền công nghệ đặc thù. Việc điều hành thống nhất khối đã tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị hạch toán tập trung đã hỗ trợ nhau, tạo điều kiện để cùng phát triển, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có uy tín. Bưu điện tỉnh Hà Tây đã xây dựng cơ chế hạch toán tập trung, kết hợp với cơ chế phân cấp mạnh, xây dựng cơ chế tài chính, đổi mới cơ chế kế hoạch nhằm tăng tính chủ động của các đơn vị trực thuộc. Trong những năm qua Bưu điện tỉnh Hà Tây đã ban hành nhiều văn bản về quản lý chi phí nên đã tháo gỡ được một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh, việc quản lý chi chi phí của các đơn vị trực thuộc đã dần đi vào nề nếp Bưu điện tỉnh Hà Tây đã tiến hành sửa đổi, hoàn thiện điều lệ tổ chức của các đơn vị trực thuộc, đổi mới phương thức quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh, điều này có tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây. BAN GIÁM ĐỐC BƯU ĐIỆN TỈNH Cơ cấu tổ chức của công ty viễn thông Bưu điện tỉnh Hà Tây thể hiện trong hình 2.1 Giám đốc công ty Viễn thông Trung tâm bảo dưỡng ứng cứu thông tin Các phòng quản lý: Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Kế toán thống kê Phòng tổ chức hành chính Trung tâm chăm sóc khách hàng Đài Viễn thông Trạm Viễn thông Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Viễn thông Bưu điện tỉnh Hà Tây Cơ cấu tổ chức của hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây có đặc điểm là giám đốc Bưu điện Hà Tây chịu trách nhiệm quản lý điều hành công ty Viễn thông. Công ty viễn thông có trách nhiệm quản lý các trung tâm, các đài thực hiện chức năng quản lý cung cấp dịch vụ Viễn thông cho toàn tỉnh cụ thể là: Trung tâm bảo dưỡng ứng cứu thông tin, Trung tâm chăm sóc khách hàng, Đài Viễn thông, Trạm Viễn thông. Cơ cấu quản lý của Bưu điện tỉnh Hà Tây là Bưu điện tỉnh quản lý các đơn vị trực thuộc như Bưu điện huyện, các công ty trực thuộc trong đó có công ty Viễn thông. Cơ cấu quản lý này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông. Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tây đã tạo cho Bưu điện có cơ cấu mang tính chất chuyên ngành nhưng đa chức năng. Khối thông tin cung cấp các dịch vụ Viễn thông; khối công nghiệp Viễn thông cung cấp các trang thiết bị thông tin tổng đài, cáp, thiết bị đầu cuối…Công ty xây lắp thực hiện việc xây dựng các công trình thông tin và các cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu của công ty viễn thông chia làm các phòng, các trung tâm, đài, trạm : Phòng kế hoạch, có vai trò lập các kế hoạch đầu tư trang thiết bị mới, triển khai các dịch vụ mới, mở rộng thị trường. Phòng kỹ thuật có vai trò giám sát, kiểm tra, sửa chữa các trang thiết bị hư hỏng bảo đảm cho các trang thiết bị kỹ thuật hoạt động tốt, cung cấp các dịch vụ viễn thông có chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn qui định của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Phòng kế toán thống kê, tổ chức hành chính có vai trò kiểm kê giám sát tình hình tài chính, lập báo cáo về tài chính của công ty. Trung tâm bảo dưỡng ứng cứu thông tin có vai trò bảo dưỡng các trang thiết bị được sử dụng để cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Khắc phục các hư hỏng do lỗi kỹ thuật của các tổng đài các trạm vi ba. Viễn tổ chức, thực hiện sửa chữa, ứng cứu thông tin kip thời chính xác sẽ nâng cao được chất lượng các dịch vụ Viễn thông. Trung tâm chăm sóc khách hàng. Cung cấp dịch vụ Viễn thông là cung cấp các sản phẩm vô hình, cung cấp loại hàng hoá đặc biệt đó là việc truyển đưa tin tức, nên việc chăm sóc khách hàng là vô cùng cân thiết trong việc đánh giá chất lượng các dịch vụ Viễn thông. Do đó trung tâm chăm sóc khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đó là giả quyết các khiếu nại của khách hàng về các dịch vụ Viễn thông và các dịch vụ gia tăng giá trị của dịch vụ Viễn thông. Ngoài ra trung tâm chăm sóc khách hàng còn có vai trò cung cấp thông tin về các dịch vụ mới cho khách hàng giúp mở rộng thị trường dịch vụ Viễn thông và triển khai các dịch vụ mới. Việc tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng, do đó cần một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và có chuyên môn nghiệp vụ phụ trách trong phòng này. Các đài và các trạm Viễn thông có vai trò vô cùng quan trọng quyết định lớn đến chất lượng dịch vụ Viễn thông. Các máy móc thiết bị ở các đài, trạm là cơ sở vật chất cơ bản quyết định chất lượng dịch vụ Viễn thông. Hệ thống đài trạm có được đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, thường xuyên sửa chữa, khắc phục sự cố nhanh chóng thì mới có thể đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ Viễn thông có chất lượng cao. Trong cơ cấu tổ chức của công ty Viễn thông các phòng, trung tâm, đài trạm có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra một hệ thống tổ chức chặt chẽ đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ Viễn thông cho khách hàng có chất lượng tốt nhất. Việc quản lý tốt các phòng các trung tâm, đài trạm góp phần lớn nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông. 2.2.3 Công tác chăm sóc khách hàng Trong những năm qua hoạt động chăm sóc khách hàng về các dịch vụ Bưu chính Viễn thông nói chung và dịch vụ Viễn thông nói riêng đã có những chuyển biến, từng bước phát triển cả về chiệu rộng lẫn chiều sâu, có tác động mạnh đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây cụ thể là: Trong bộ máy hoạt động của công ty Viễn thông có trung tâm chăm sóc khách hàng. Trung tâm này có vai trò vô cùng quan trọng là giải quyết các khiếu nại của khách hàng, giúp thực hiện tốt các dịch vụ gia tăng giá trị, thăm dò ý kiến của khách hàng về tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ Viễn thông. Công tác chăm sóc khách hàng, coi khách hàng là mục tiêu để phục vụ ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây. Các trung tâm hỗ trợ khách hàng, dịch vụ khách hàng đã được triển khai ở nhiền đơn vị trực thuộc. Bưu điện tỉnh Hà Tây đã xây dựng và ban hành các hướng dẫn về công tác chăm sóc khách hàng, ban hàng mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động. Các khiếu nại của khách hàng về việc thực hiện chất lượng các dịch vụ Viễn thông được giải quyết một cách nhanh chóng Có thể nói thời gian qua hoạt động chăm sóc khách hàng đã có những đóng góp tích cực trong sự phát triển của Bưu điện tỉnh Hà Tây, có tác dụng làm tăng sản lượng, doanh thu Viễn thông và kết quả là góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác chăm sóc khách hàng về dịch vụ Viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục: Hoạt động chăm sóc khách hàng còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự coi khách hàng là đối tượng kinh doanh. Các khiếu nại, của khách hàng vẫn chưa được giải quyết triệt để và thoả đáng, dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ Viễn thông chưa cao do chưa thoả mãn hết nhu cầu của khách hàng. 2.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Viễn thông Trong những năm gần đây công ty Viễn thông thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tây đã khẳng định được vai trò đơn vị chủ đạo về cung cấp dịch vụ Viễn thông trên địa bàn tỉnh, sản xuất kinh doanh các dịch vụ Viễn thông thuộc kết cấu hạ tầng, phục vụ tốt an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao dân trí, dân sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, đạt tốc độ phát triển các chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu phát triển máy luôn vượt kế hoạch và đạt mức tăng trưởng cao. Tiềm lực tài chính của Bưu điện tỉnh Hà Tây được nâng lên và đóng góp đáng kể cho sự phát triển mạng lưới Viễn thông của tỉnh cũng như cho ngành Bưu chính Viễn thông nói chung. Đến hết năm 2003 công ty Viễn thông đạt tổng số thuê bao là 118.753 trên mạng lưới, đạt mật độ 4,67 máy/ 100 dân. Thị phần cung cấp các dịch vụ Viễn thông của công ty Viễn thông ngày càng được mở rộng. Cụ thể là các dịch vụ Viễn thông cơ bản chiếm 97% thị phần dịch vụ Internet chiếm 99% trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới viễn thông của công ty được đầu tư mở rộng, hiện đại hoá trải rộng trên toàn địa bàn tỉnh, mở rộng diện phục vụ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt, đồng thời tạo ra năng lực gối đầu cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Các loại hình dịch vụ Viễn thông chủ yếu mà Bưu điện tỉnh Hà Tây cung cấp : * Dịch vụ điện thoại cố định: Tổng số máy thuê bao trên mạng lưới đến cuối năm 2003 là 118.753 máy, trong đó số hoà mạng thuê bao điện thoại cố định là 22.500 máy. Các dịch vụ điện thoại cố định gồm dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế. Các dịch vụ này đều có mức tăng cao. Cụ thể: Dịch vụ điện thoại nội hạt có doanh thu tăng từ 5.616 triệu đồng năm 2000 lên 12.840 triệu đồng năm 2003. Dịch vụ điện thoại đường dài nội tỉnh có doanh thu tăng từ 9.030 triệu đồng năm 2000 lên 21.342 triệu đồng năm 2003. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh có doanh thu tăng từ 28.859triệu đồng năm 2000 lên 41.121 triệu đồng năm 2003. Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế có doanh thu tăng từ 3.388 triệu đồng năm 2000 lên 3.791 triệu đồng năm 2003. * Dịch vụ điện thoại di động: Hiện nay trong phạm vi cả nước dịch vụ điện thoại di động được rất nhiều các doanh nghiệp cung cấp và ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ. Bưu điện Hà Tây là đại lý cấp một của Vinaphone và Mobiphone cung cấp các loại hình dịch vụ điện thoại di động GMS như: điện thoại di động trả trước(Vinacard, Mobicard) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng GMS như: WAP, MMS, SMS, hộp thư thoại...Số thuê bao hoà mạng điện thoại di động trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2003 là 14.000 máy. Các dịch vụ điện thoại di động có mức tăng cao, bình quân đạt 36% năm. Dịch vụ điện thoại di động trong nước gồm điện thoại di động nội vùng và điện thoại di động liên tỉnh có doanh thu là 17.502 triệu đồng năm 2000 lên là 45.165 triệu đồng năm 2003. Dịch vụ điện thoại di động quốc tế chiều đi có doanh thu là 483 triệu đồng năm 2000 và lên 657 triệu đồng năm 2003. Hiện nay dịch vụ điện thoại di động do VNPT cung cấp không có tính cước nội vùng hay liên vùng mà tính cước một vùng trên toàn quốc.Tài liệu thảo luận này được chuẩn bị để hỗ trợ cho các cuộc thảo luận nhằm đưa ra một mức cước chung nhất cho toàn quốc, việc tính cước này đã được Bưu điện tỉnh Hà Tây thực hiện theo chỉ đạo của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam điều này giúp cho nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động của người dân trong tỉnh tăng lên một cách đáng kể và doanh thu năm 2004 về dịch vụ điện thoại di động của Bưu điện tỉnh Hà Tây là 701.508 triệu đồng. Điện thoại di động là dịch vụ mới do nhu cầu sử dụng rất lớn nên doanh thu từ dịch vụ này tăng lên nhanh chóng. Điều này được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây: BẢNG 2.2: DOANH THU DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 1. Điện thoại di động nội vùng Triệu đồng 14,086 18,059 25,082 40,455 Tốc độ tăng % 128,21 138,89 161,29 2. Điện thoại di động liên vùng Triệu đồng 3,416 3,612 3,850 4,053 Tốc độ tăng % 105,73 104,02 105,27 3. Điện thoại di động quốc tế Triệu đồng 223 289 407 657 Tốc độ tăng % 129,60 140,83 161,43 (Nguồn từ báo cáo tài chính Bưu điện tỉnh Hà Tây các năm 2000-2003) Qua số liệu trên chúng ta thấy các dịch vụ điện thoại di động có mức tăng cao, bình quân đạt 36%/năm. Dịch vụ điện thoại di động trong nước năm 2000 đạt doanh thu là 7,502 triệu đồng và năm 2003 đạt tới 45,165 triệu đồng. Dịch vụ điện thoại di động quốc tế chiều đi có doanh thu là 483 triệu đồng năm 2000 lên 657 triệu đồng năm 2003. Nhận xét: Hiện nay dịch vụ này đang có xu thế phát triển rất mạnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Vì vậy Bưu điện tỉnh Hà Tây cũng đã chú trọng hơn trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ cũng như công tác Marketing thu hút khách hàng trong đó đặc biệt hơn cả là áp dụng nhiều phương thức tính cước khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng. * Dịch vụ Internet được Bưu điện tỉnh Hà Tây bắt đầu cung cấp từ tháng 12 năm 2004. Đến nay cả nước có 3 nhà cung cấp truy nhập Internet trong đó công ty VDC là nhà cung cấp kết nối Internet với tổng dung lượng kênh lớn nhất đồng thời có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Do ban đầu cước Internet còn tương đối cao, loại hình dịch vụ cung cấp chưa nhiều nên doanh thu từ dịch vụ này còn ít song do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp tham gia cung cấp nên giá cước đã giảm và loại hình dịch vụ cung cấp cũng phong phú hơn, từ chỗ chỉ cung cấp dịch vụ Internet 1260 đến 1268, 1269, công nghệ CDMA,ADSL,...đã đáp ứng được một lượng cầu lớn về dịch vụ này. Chính từ đó doanh thu của dịch vụ này đã tăng lên đáng kể từ 223 triệu đồng năm 2000 đến 657 triệu đồng năm 2003 * Dịch vụ điện thoại thẻ: Mạng và dịch vụ điện thoại thẻ vi mạch đã và đang được thiết lập, phát triển trên tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh, doanh thu năm 2003 là 27.000 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay do các đại lý điện thoại đã và đang rất phát triển nên có thể dịch vụ điện thoại thẻ có khả năng doanh thu sẽ bị thu hẹp. * Dịch vụ điện thoại qua giao thức Internet (điện thoại IP): Thực hiện theo chủ trương của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam dịch vụ này đã được triển khai vào tháng 7 năm 2001 nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ Viễn thông. Mạng và dịch vụ điện thoại IP trong nước của Bưu điện tỉnh Hà Tây đã được triển khai tới hầu hết các huyện, thị với doanh thu năm 2003 là 1.218 triệu đồng. Mạng và dịch vụ điện thoại IP gọi đi quốc tế của Bưu điện tỉnh Hà Tây đã được triển khai tới hầu hết các huyện, thị với doanh thu năm 2003 là 473 triệu đồng 2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY Bưu điện tỉnh Hà Tây thực hiện hoạt động cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh. Hàng năm doanh thu của hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Bưu điện tỉnh Hà Tây(86%). Nó được thể hiện qua số liệu của bảng 2.3 dưới đây: (Đơn vị tính: Triệu đồng) Bảng 2.3: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1. Doanh thu 85.171 120.831 150.878 208.544 2. Chi phí 73.443 129.735 130.336 133.120 3. Lợi nhuận 17.928 24.554 25.492 39.334 (Nguồn từ báo cáo tài chính Bưu điện tỉnh Hà Tây các năm 2000- 2003) Do tình hình hoạt động kinh tế xã hội phát triển và thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về các dịch vụ BCVT nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng ngày càng tăng. Có thể nói ngày nay các dịch vụ viễn thông đã trở thành các dịch vụ đại chúng với đa số tầng lớp nhân dân và được cung cấp rộng rãi xuống các xã, huyện và các thôn bản xa xôi. Tính đến cuối năm 2003 đã có 93.5% số xã trên toàn tỉnh có máy điện thoại trong đó 100% số xã đồng bằng, trung du; 87% số xã miền núi có máy điện thoại. Bưu điện tỉnh cung cấp các dịch vụ viễn thông đáp ứng cao các nhu cầu của hầu hết các khách hàng trên phạm vi tỉnh. Khách hàng của Bưu điện tỉnh Hà Tây bao gồm tất cả mọi người dân, mọi tổ chức, mọi thành phần, từ những khách hàng sử dụng các dịch vụ truyền thống như điện báo, điện thoại, fax đến những khách hàng sử dụng những dịch vụ mới phát triển như điện thoại di động, dịch vụ Internet, dịch vụ thuê kênh, ADSL, ISDL... Một số dịch vụ viễn thông chủ yếu mà Bưu điện tỉnh Hà Tây đang cung cấp: 2.3.1 Dịch vụ điện thoại cố định Dịch vụ điện thoại cố định là một trong những dịch vụ viễn thông đầu tiên được Bưu điện tỉnh Hà Tây đưa vào khai thác. Hiện nay dịch vụ này do công ty viễn thông và các Bưu điện Huyện cung cấp. Số lượng máy điện thoại không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng rất nhanh. Năm 2000 mới chỉ có 72.890 máy nhưng đến năm 2003 tổng số máy thuê bao trên mạng là 118.753 máy, đạt mật độ 4,67 máy/100 dân, trong đó số thuê bao điện thoại cố định là 22500 máy. Số liệu minh hoạ cụ thể theo bảng dưới đây: BẢNG 2. 4 :SỐ LƯỢNG THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1. Số lượng máy điện thoại tính đến cuối năm (máy) 72890 89658 102885 118753 2. Số lượng máy điện thoại phát triển mới (máy) 13551 16768 13227 15868 3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (máy) 123% 114.75% 121.87% 4. Mật độ điện thoại cố định trên 100 dân (máy/100 dân) 2.87 3.52 4.05 4.67 (Nguồn từ bảng thống kê tình hình phát triển thuê bao điện thoại cố định Bưu điện tỉnh Hà Tây các năm 2000-2003) Bên cạnh đó các loại dịch vụ điện thoại cũng ngày càng đa dạng. Ngoài dịch vụ điện thoại thông thường, các dịch vụ tiện ích cũng ngày càng được mở rộng như: dịch vụ chuyển cuộc gọi, nhận dạng cuộc gọi, hạn chế cuộc gọi, điện thoại có giấy mời...Từ chỗ chủ yếu là dịch vụ điện thoại nội tỉnh, liên tỉnh đến nay dịch vụ điện thoại quốc tế đã rất phát triển. Là một trong những dịch vụ truyền thống của Bưu điện tỉnh Hà Tây, hàng năm doanh thu từ dịch vụ này chiếm tỷ trọng cao trong tất cả các loại dịch vụ viễn thông tại Bưu điện tỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ viễn thông của bưu điện tỉnh hà tây.doc