Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán tại công ty kiểm toán và tư vấn thuế A.tax

MỤC LỤC

 

PHẦN I 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 1

1. Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán 1

1.1. Tổ chức 1

1.2. Tổ chức kiểm toán 1

1.3. Trình tự 1

1.4. Trình tự kiểm toán 1

2. Nội dung tổ chức công tác kiểm toán 1

2.1. Chuẩn bị kiểm toán 2

2.1.1. Lập kế hoạch 2

2.1.2. Quy trình kiểm toán 2

2.1.3. Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế phương án kiểm toán 3

2.1.4. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 3

2.1.5. Thu thập thông tin cơ sở 4

2.1.6. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 5

2.1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán 6

2.2. Thực hành kiểm toán 6

2.2.1. Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán 6

2.2.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát 7

2.2.3. Thực hiện thủ tục phân tich 7

2.2.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 8

2.2.5. Đánh giá mức trọng yếu 8

2.2.5. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 11

2.2.5.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết 11

2.2.5.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết 11

2.2.5.3. Lựa chọn khoản mục chính 12

2.2.5.4. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn 12

2.2.5.5. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết 13

2.2.6. Xử lý chênh lêch kiêm toán 13

2.3. Kết thúc kiểm toán 14

2.3.1. Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến 14

2.3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán 15

2.3.3. Các thủ tục kiểm toán 16

2.3.4. Xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp 18

2.3.5. Thu thập thư giải trình của ban giám đốc khách hàng 20

2.3.6. Tổng hợp kết quả kiểm toán 21

2.3.7. Lập báo cáo kiểm toán 21

PHẦN II 22

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY 22

KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ A.TAX 22

1. Gới thiệu về công ty 22

2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH X 22

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 22

2.1.1. Tiềm hiểu chung về khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán. 22

2.1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán 22

2.1.3. Lập và thảo luận các điều khoản hợp đồng 23

2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 23

2.2.1. Tìm hiểu chung về khách hàng 23

2.2.1.1. Tìm hoạt về hoạt động kinh doanh 23

2.2.1.2. Tìm hiểu về môi trường kiểm soát 24

2.2.1.3. Tìm hiểu tổ chức hoạch toán kế toán 24

2.2.2. Thực hiện phân tích tổng quát 24

2.2.3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể với khoản mục tiền 25

2.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 25

2.3.1. Kiểm toán tiền mặt 25

2.3.1.1. Kiểm kê hệ thống kiểm soát nội bộ 26

2.3.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích 26

2.3.1.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 26

2.3.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng 27

2.3.3. Kiểm toán tiền đang chuyển 28

2.4. Kết thúc quá trình kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 28

2.5. Công việc thực hiện sau kiểm toán 29

PHẦN III 31

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 31

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán tại công ty kiểm toán và tư vấn thuế A.tax, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ các ước tính ban đầu đó cho các khoản mục + Ước tính ban đầu về mức trọng yếu: mức ước tính ban đầu về tính trọng yếu là giá trị tối đa mà kiểm toán viên tin rằng tại giá trị tối đa đó các báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng không ảnh hưởng đến các quyết định của những người sử dụng thông tin tài chính, hay nói cách khác là mức sai sót có thể chấp nhận được đối với báo cáo tài chính. Ý nghĩa: việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp. Cụ thể, nếu kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu càng thấp thì độ chính xác của các số liệu trên các báo cáo tài chính càng cao và do đó số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại. - Yếu tố định lượng của tính trọng yếu : kiểm toán viên sử dụng các bảng hướng dẫn của công ty kiểm toán trong việc xác định ban đầu về tính trọng yếu. Trong đó, thu nhập thuần trước thuế, tài sản lưu động, tổng tài sản… thường được chọn làm chỉ tiêu làm gốc. -Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Trong thực tế để đánh giá một sai sót có phải là trọng yếu hay không thì kiểm toán viên không chỉ đánh giá về mặt giá trị mà còn phải đánh giá về mặt bản chất của sai sót đó, trong đó có một số sai sót luôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô lớn hay nhỏ. - Sau khi kiểm toán viên có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thì kiểm toán viên cần phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính, đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Mục đích của việc phân bổ này nhằm giúp kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất, mà vẫn đảm bảo được tổng hợp các sai sót trên báo cáo tài chính không vượt quá ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. - Do hầu hết các thủ tục kiểm toán thường tập trung vào các tài khoản trên bảng cân đối kế toán nên việc phân bổ các ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thường được tiến hành đối với bảng cân đối kế toán. Việc phân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể xảy ra là khai khống và khai thiếu. - Cơ sở để tiến hành phân bổ: dựa vào bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. Trong thực tế khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục thường khó dự đoán trước, cho nên sự phân bổ ban đầu ước lượng về mức trọng yếu thường mang tính chủ quan đòi xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đánh giá rủi ro Trên cơ sở mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu thì kiểm toán viên cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên toàn bộ báo cáo tài chính cũng như trên từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp. Công việc này được gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán. - Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường phải xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn, mức rủi ro này được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố: + Mức độ mà theo đó người sử dụng thông tin tài chính bên ngoài tin tưởng báo cáo tài chính. + Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng: được thực hiện dựa vào các yếu tố: + Báo cáo công việc kinh doanh của khách hàng + Tính liêm chính của ban giám đốc + Hợp đồng kiểm toán lần đầu hay hợp đồng kiểm toán đã ra + Các nghiệp vụ kt bất thường + Các ước tính kế toán + Quy mô của các số dư trên các tài khoản - Đánh giá rủi ro kiểm soát : liên quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá trên toàn bộ báo cáo tài chính, cũng như đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính. - Đánh giá rủi ro phát hiện: được xác định từ 3 loại rủi ro trên, xảy ra do các nhân tố : + Kiểm toán viên thực hiện các bước kiểm toán không thích hợp do kế hoạch kiểm toán chi tiết không được chú trọng hoặc do không áp dụng quy trình hợp lý cho từng phần hành. + Kiểm toán viên có phát hiện được các bằng chứng nhưng không nhận thức được các sai sót cũng như ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính. + Hoàn toàn không phát hiện được sự sai sót do có sự thông đồng. 2.2.5. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 2.2.5.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết Bước này bao gồm những công việc chủ yếu như: - Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật: mục tiêu này có thể: + Thu thập bằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu thuộc các mục tiêu kiểm toán. + Ước tính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với những cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài chính đang chứa đựng khả năng có sai phạm trọng yếu. - Lựa chọn các khoản mục trong tổng thể: bao gồm cả xác định số lượng các khoản mục và chọn mẫu khoản mục để kiểm toán. Xác định mẫu chọn cụ thể phải căn cứ vào tình hình thực tế của khách thể kiểm toán và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Với loại hình nghiệp vụ, xác định mẫu chọn cần chú ý tới thời điểm chọn mẫu để bảo đảm tính đại diện của mẫu chọn. 2.2.5.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết Có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết với từng khoản mục trong tổng số hoặc với nhóm các khoản mục. Nếu áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết không phải với tất cả các khoản mục trong một tài khoản thì phải chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng kiểm toán thu được. Điều này có thể chấp nhận được vì những lý do sau: - Trong kiểm toán cần thu nhận những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục chứ không phải là bằng chứng kiểm toán có tính kết luận. - Có thể kết hợp bằng chứng kiểm toán từ nhiều nguồn. - Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục là không kinh tế. Khi không lựa chọn tất cả các khoản mục từ một tài khoản thì chúng ta có thể lựa chọn một số khoản mục dựa trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính chính hoặc chọn mẫu đại diện hoặc kết hợp cả hai phương pháp. 2.2.5.3. Lựa chọn khoản mục chính Các khoản mục chính là những khoản mục mà dựa trên đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên thấy chúng là khoản mục không phát sinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm. Để lựa chọn được những khoản mục chính cần đọc những chứng từ tài liệu. 2.2.5.4. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn Trên cơ sở các khoản mục đã chọn, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra chi tiết. Có thể áp dụng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp đối với mỗi khoản mục lựa chọn để tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm xác định khả năng tồn tại những chênh lệch đến mức đòi hỏi điều tra và theo dõi. Trong các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết xác nhận và kiểm tra thực tế là những kỹ thuật thường được áp dụng rộng rãi trong kiểm toán báo cáo tài chính và cần được thực hiện trên cơ sở xác định. + Xác nhận: Xác nhận số dư và những nghiệp vụ bằng một nguồn bên ngoài thường cung cấp bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục. Xác nhận thường là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thủ tục này có thể xác nhận được thời điểm bắt đầu của nghiệp vụ và những hoạt động xử lý nghiệp vụ đó. Về loại xác nhận, tuỳ theo loại câu hỏi và câu trả lời tương ứng, có thể áp dụng các loại xác nhận khác nhau: xác nhận mở, xác nhận đóng, xác nhận chủ động, những thủ tục kiểm toán thay thế, và xác nhận thụ động. + Kiểm tra thực tế: kiểm tra thực tế được ứng dụng rộng rãi trong kiểm toán tài sản nói chung và đặc biệt trong kiểm toán hàng tồn kho. 2.2.5.5. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết Cần đánh giá những bằng chứng kiểm toán đã thu thập được từ quá trình kiểm tra chi tiết. Những phát hiện bao gồm các sai sót không chỉ về tài khoản mà còn về chức năng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và có thể về tính khách quan của ban giám đốc, và năng lực của đội ngũ nhân viên. Nếu sau kiểm tra xác đinh có chênh lệch kiểm toán thì phải điều tra về tính chất và nguyên nhân, cân nhắc tính trọng yếu của chênh lệch kiểm toán này trong cơ sở dẫn liệu Báo cáo tài chính về một mục tiêu kiểm toán. Cũng cân nhắc ảnh hưởng của chênh lệch này đối với tình hình kinh doanh của khách hàng. 2.2.6. Xử lý chênh lêch kiêm toán Xử lý chênh lệch kiểm toán tuỳ thuộc vào loại chênh lệch kiểm toán, nguyên nhân của những chênh lệch và cả những thủ tục tiến hành khi phát hiện trong quá trình kiểm toán cho thấy có sai sót. Các loại chênh lệch kiểm toán: cần được phân loại theo kỳ quyết toán chênh lệch của năm trước và chênh lệch của năm nay. Điều tra tính chất và nguyên nhân của những chênh lệch kiểm toán cần được thực hiện với một mức độ hoài nghi nghề nghiệp thích hợp. Theo đó, chênh lệch kiểm toán trước hết được phân loại theo tính chất của vi phạm cố ý hoặc sai sót vô tình. Những thủ tục tiến hành khi phát hiện dấu hiệu vi phạm tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng tiềm tàng của nó tới báo cáo tài chính. Báo cáo về những chênh lệch kiểm toán: cần được thực hiện ngay lập tức cho Ban giám đốc và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh có thể thông tin cho Hội đồng quản trị trong những trường hợp sau đây: - Phát hiện ra sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính. - Phát hiện ra một điểm yếu quan trọng hoặc một khía cạnh cần phải báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phát hiện ra sai phạm cố ý. - Tin rằng có tồn tại sai phạm thậm chí có ảnh hưởng không trọng yếu đối với Báo cáo tài chính. Với những chênh lệch kiểm toán không được sửa đổi cần lập một tóm tắt tính trọng yếu của những chênh lệch này và xét khả năng ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài chính. 2.3. Kết thúc kiểm toán 2.3.1. Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến Trong thực tế, có những sự kiện phát sinh trong năm có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định liệu có thể chắc chắn xảy ra hay không, và số tiền cụ thể là bao nhiêu? Những khoản công nợ hay thiệt hại đó được gọi là công nợ ngoài dự kiến hay còn gọi là các khoản còn mập mờ. Đó là các nghĩa vụ có thể có do một sự kiện đã xảy ra tạo nên; và việc nghĩa vụ này có thực sự có hay không, và số tiền cụ thể là bao nhiêu thì còn tuỳ thuộc vào một số sự kiện trong tương lai. Nói cách đây là những thiệt hại có thể chắc chắn xảy ra, hay có thể xảy ra, hay là rất khó xảy ra, sự mập mờ đó chủ yếu là do tuỳ thuộc ở các sự kiện tương lai. Các chuẩn mực kế toán thường yêu cầu khai báo các khoản công nợ ngoài dự kiến trọng yếu trên Báo cáo tài chính dưới dạng chú thích. Các loại công nợ ngoài dự kiến thường có: - Các vụ kiện chưa xét xử hoặc đang đe doạ về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp v.v… - Các sự tranh chấp về thuế với cơ quan thuế. - Các bảo lãnh công nợ của người khác v.v… - Các cam kết thường có mối quan hệ gần gũi với công nợ ngoài dự kiến. Một số thủ tục kiểm toán để phát hiện các khoản công nợ ngoài dự kiến của đơn vị: - Trao đổi với người quản lý đơn vị về khả năng có thể có các khoản công nợ ngoài dự kiến chưa được khai báo. Kiểm toán viên cần trình bày rõ cho người quản lý biết về các khoản công nợ ngoài dự kiến nào cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính. Thủ tục phỏng vấn này chỉ hữu ích nếu người quản lý đơn vị không có chủ định giấu các khoản công nợ này. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ yêu cầu người quản lý đơn vị cung cấp một thư giải trình xác định đã khai báo đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến mà đơn vị đã biết. - Gửi thư yêu cầu luật sư, hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận, trong đó: + Mô tả nội dung các vụ kiện hoặc bất đồng về thuế + Đánh giá hậu quả, + Đánh giá khả năng thiệt hại. - Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị để biết được các hợp đồng, các vụ kiện quan trọng v.v… Sau cùng, kiểm toán viên cần đánh giá tầm quan trọng của các khoản công nợ ngoài dự kiến và nội dung cần thiết khai báo trên Báo cáo tài chính. Nếu khả năng xảy ra của các khoản công nợ này đã rõ, và sai số tiền thiệt hại có thể ước tính gần đúng, nó cần được ghi nhận vào sổ kế toán như một khoản công nợ thực sự. Nếu khả năng xảy ra của các khoản công nợ này là hiếm, hoặc khoản công nợ không trọng yếu, lúc đó việc khai báo trên Báo cáo tài chính sẽ là không cần thiết. Việc đánh giá của kiểm toán viên phải được tiến hành một cách độc lập chứ không phải dựa vào ý kiến của đơn vị. 2.3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán Phần lớn công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ. Riêng từ ngày kết thúc niên độ cho đến hoàn thành Báo cáo kiểm toán, có thể xảy ra những sự kiện có ảnh hưởng đến việc đánh giá hoặc khai báo trên Báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên còn có trách nhiệm xem xét các sự kiện xảy ra trong thời gian này, tức là những sự kiện hay nghiệp vụ xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán cho đến trước ngày hoàn thành kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán. Công việc xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán thường được kiểm toán viên tiến hành vào cuối cuộc kiểm tra. Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán cần được quan tâm bởi những là quản lý đơn vị và kiểm toán viên là: các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại Báo cáo tài chính; và các sự kiện không ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính nhưng cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính. 2.3.3. Các thủ tục kiểm toán Các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ có thể chia làm hai loại: Loại thứ nhất bao gồm các thủ tục kiểm tra số dư cuối nămcủa các tài khoản, và loại thứ hai là các thủ tục chuyên dùng để phát hiện các sự kiện sau ngày khoá sổ . Loại thứ nhất thường là các thủ tục kiểm tra chung quanh thời điểm khoá sổ và các thử nghiệm đánh giá. Dó chính là các thử nghiệm cơ bản được tiến hành khi kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Bên cạnh việc cung cấp các bằng chứng về sự chuẩn xác của các số liệu này, nó còn cho thấy nhiều sự kiện xảy ra sau thời điểm khoá sổ. Ví dụ khi kiểm tra khả năng thu hồi nợ của các khoản phải thu, kiểm toán viên sẽ phải xem xét việc thu hồi các khoản nợ được ghi trên Báo cáo tài chính sẽ tiến hành thế nào sau thời điểm khoá sổ. Loại thứ hai đựơc thiết kế để tìm các thông tin về các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ để tiến hành các điều chỉnh, hoặc bổ sung các thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Các biện pháp cần thực hiện nhằm thẩm tra về các sự kiện tiếp theo bao gồm những nội dung sau: a) Đọc các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các biên bản kiểm toán nội bộ sau ngày lập bảng cân đối kế toán, và chú ý thẩm tra các vấn đề đã được thảo luận tài đại hội mà biên bản chưa ghi. b) Đọc và so sánh các bản Báo cáo tài chính định kỳ gần nhất của doanh nghiệp, cũng như các văn bản cần thiết khác, chẳng hạn như các báo cáo về ngân sách, dự đoán lưu chuyển tiền tệ, và các báo cáo quản lý có liên quan . c) Thẩm tra hoặc đánh giá các phiếu thẩm tra viết hoặc vấn đáp của bộ phận tư vấn pháp lý của doanh nghiệp về các vấn đề đang còn tranh chấp. d) Soát xét lại các biện pháp mà các nhà quản lý đã thiết lập để khẳng định rằng các sự kiện tiếp sau quan trọng đã được xác định. Hỏi lại các nhà quản lý xem các sự kiện đã được công bố trên Báo cáo tài chính hay chưa? kiểm toán viên có thể hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp về các vấn đề sau: + Có phát hành cổ phiếu hoặc giấy nợ hay không? + Có sự xáo trộn, hoặc có ý định xáo trộn về tổ chức hay không (phân chia, giải thể, sát nhập các bộ phận…)? + Có dự kiến bán hay đã bán tài sản hoặc một bộ phận của doanh nghiệp hay không? +Tài sản của doanh nghiệp có bị tổn thất hay không (do hoả hoạn, bị thiếu hụt, bị mất cắp…)? + Có sự điều chỉnh bất thường nào, hoặc có ý định điều chỉnh Báo cáo tài chính sau ngày lập bảng cân đối kế toán hay không? + Các nhà quản lý doanh nghiệp có nhận thức được những sự kiệnđã xảy ra, hoặc sẽ xảy ra làm nảy sinh các vấn đề cần phải xem xét trong Báo cáo tài chính hay không? Ví dụ như các sự kiện có tính chất vi phạm khái niệm hoạt động liên tục… Nếu xét thấy các sự kiện tiếp theo có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải áp dụng bổ sung những biện pháp kiểm tra để xác định xem các sự kiện đó có được công bố trong báo cáo tài chính hay không? Kiểm toán viên có thể yêu cầu cung cấp thư giải trình xác định đã khai báo các sự kiện trọng yếu. Nếu kiểm toán viên nhận thấy cần phải điều chỉnh Báo cáo tài chính hay công bố, nhưng các nhà quản lý doanh nghiệp không chịu thực hiện, thì hành động của kiểm toán viên tuỳ thuộc vào nội dung Báo cáo kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ đưa cho khách hàng… ở đây kiểm toán viên cần chú ý về trách nhiệm pháp lý của mình, và cần tham khảo ý kiến của luật sư. 2.3.4. Xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp Ta phải xem xét các dấu hiệu xem doanh nghiệp có khả năng sắp phải chấm dứt mọi hoạt động hay phải thu hẹp quy mô hoạt động hay không? Các dấu hiệu về tài chính: + Giá trị thuần hoặc vốn lưu động âm. + Các khoản vay dài hạn đến hạn trả mà không có triển vọng gia hạn hoặc trả nợ, hoặc chỉ sử dụng các khoản tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho các khoản tài sản dài hạn. + Các tỉ suất tài chính cho dấu hiệu xấu. + Lỗ kinh doanh lớn. + Chậm trả hoặc không phân phối cổ tức. + Không thể trả các chủ nợ đúng thời hạn. + Khó khăn trong việc dấp ứng các điều kiện của hợp đồng vay. + Người cung cấp tín dụng từ chối cấp tín dụng trong trường hợp không thanh toán khoản nợ cũ. + Không thể tìm được nguồn tài trợ để phát triển các sản phẩm mới hoặc các khoản đầu tư mấu chốt khác… Dấu hiệu về hoạt động của đơn vị: * Thành viên quan trọng của ban giám đốc từ chức mà không có người thay thế. +Mất một thị trường quan trọng, một cơ sở sử dụng biển hiệu hay cơ sở thuê nhãn hiệu thương mại quan trọng, hoặc mất một nhà cung cấp chính. + Rối loạn trong công ty hay thiếu những nguyên vật liệu quan trọng. Các dấu hiệu khác + Không tuân thủ các nghĩa vụ về vốn pháp định hay các quy định ghi trong điều lệ khác. + Những vụ kiện các đang diễn ra có thể có kết cục rất xấu đến sự tồn tại của doanh nghiệp. + Những thay đổi của luật pháp hay trong quyết định của Chính phủ… Trong trường hợp nghi ngờ về tính liên tục hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng đủ và thích hợp để đảm bảo một cách thoả đáng khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh trong một tương lai gần của đơn vị. Các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng về tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: + Phân tích và trao đổi với ban giám đốc về những nhu cầu ngân quỹ của đơn vị, về các kết quả mong đợi và các khoản dự trù khác. + Xem xét các sự kiện sau ngày kết toán để xác định những yếu tố có thể tác động tới tính liên tục của hoạt đông kinh doanh. + Phân tích và trao đổi về các Báo cáo tài chính giữa kỳ cuối cùng. + Xem xét các điều kiện và nghĩa vụ của hợp đồng vay để tìm ra tất cả những điều kiện không được đơn vị tuân thủ. + Đọc các biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và các uỷ ban quan trọng để tìm ra việc nhắc tới những khó khăn tài chính nào đó. + Hỏi thông tin từ các luật sư về các vụ kiện cáo hay tranh chấp. + Xác minh tính hiện hữu, tính hợp pháp và việc áp dụng những thoả thuận ký với một bên liên quan hay một bên thứ ba về việc đảm bảo hỗ trợ tài chính, đánh giá khả năng tài chính của bên này để có thể cung cấp các nguồn vốn bổ sung. + Xem xét các tình hình đơn vị về các đơn đặt hàng miễn phí. Khi thấy có vấn đề về tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì tuỳ theo mức độ kiểm toán viên sẽ có những giải trình cần thiết. 2.3.5. Thu thập thư giải trình của ban giám đốc khách hàng Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình cần thiết của ban giám đốc đơn vị: - Sự thừa nhận của ban giám đốc về trách nhiệm lập báo cáo tài chính Chuyên gia kiểm toán phải thu thập được các bằng chứng rằng ban giám đốc thừa nhận trách nhiệm của mình đối với việc lập và trình bày trung thực Báo cáo tài chính, phù hợp với một chuẩn mực kế toán xác định và đã thông qua Báo cáo tài chính được lập theo tiêu chuẩn trên. Kiểm toán viên có thể được đảm bảo về sự thừa nhận trách nhiệm này và về việc thông qua Báo cáo tài chính bằng cách xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị hoặc cơ quan tương đương bằng cách yêu cầu các văn bản giải trình của ban Giám đốc hoặc bản sao các Báo cáo tài chính đã được ký. - Sử dụng các giải trình của ban giám đốc như một bằng chứng kiểm toán: + Chuyên gia kiểm toán phải thu thập các giải trình bằng văn bản của các nhà quản lý doanh nghiệp về những vấn đề trọng yếu đối với các Báo cáo tài chính khi thiếu các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp khác. Để tránh mọi sự hiểu lầm giữa chuyên gia kiểm toán và ban giám đốc, các giải trình bằng miệng nên được ban Giám đốc xác nhận lại bằng văn bản. - Lưu vào hồ sơ các giải trình của ban giám đốc: + Thồng thường, kiểm toán viên lưu vào trong hồ sơ làm việc của mình bằng chứng các giải trình của ban giám đốc dưới hình thức tóm tắt các lần thảo luận miệng hoặc các bản giải trình viết của họ. + Giải trình viết là bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn giải trình bằng miệng và có thể theo các hình thuức dưới đây: _ Thư giải trình của nhà quản lý _ Thư của kiểm toán viên nêu lên những hiểu biết chính của chuyên gia kiểm toán về các giải trình của ban giám đốc và được ban giám đốc xác nhận là đúng; _ Các biên bản họp hội đồng quản trị hoặc cơ quan tương đương, hoặc một bản sao Báo cáo tài chính đã được ký. 2.3.6. Tổng hợp kết quả kiểm toán Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính. Để đạt được mục đích này, kiểm toán viên thường tiến hành các thủ tục sau: 2.3.7. Lập báo cáo kiểm toán Trừ khi có lý do để đưa ra một ý kiến chấp nhận từng phần, nếu không ta có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi: - Các báo cáo tài chính được lập phù hợp với các chế độ kế toán có thể chấp nhận, được áp dụng nhất quán hoặc nếu có sự thay đổi, những thay đổi kế về kế toán được trình bày một cách phù hợp. - Thông tin thích hợp được thuyết minh, phân loại và mô tả phù hợp với các chế độ kế toán được chấp nhận và các đòi hỏi về mặt pháp lý, nếu có thể - Thông tin trong các báo cáo tài chính phù hợp với các hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh của khách hàng. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ A.TAX 1. Gới thiệu về công ty Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế T.TAX thành lập ngày 30/6/2006. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên số 3202003333 của sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng. Trụ sở chính 32- Lê Đình Lý. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế A.TAX cung cấp các dịch vụ sau: - Dịch vụ kiểm toán: + Kiểm toán BCTC + Kiểm toán Báo các quyết toán vốn đầu tư hoàn thành - Dịch vụ tư vấn quản lý, tài chính, thuế. 2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH X 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 2.1.1. Tiềm hiểu chung về khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán. Lấy ví dụ kiểm toán công ty TNHH X là doanh nghiệp có trụ sở chính tại Đà Nẵng, hoạt động chính là chuyên sản xuất và bán nệm. Công ty đã từng là khách hàng của công ty A.TAX. Trong lần kiểm toán này các kiểm toán viên xác định xem có những thay đổi nào đáng kể so với niên độ kế toán trước mà ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận xét, khách hàng này không có thay đổi làm ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh vì vậy công ty kiểm toán A.TAX tiếp tục kiểm toán cho công ty này. 2.1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán khách hàng, chấp nhận thư mời của khách hàng. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện công việc kiểm toán .Các kiểm toán viên được lựa chọn độc lập về quan hệ huyết thống và lợi ích kinh tế với khách hàng Nhân sự thực hện kiểm toán: - Chỉ đạo soát xét chất lượng: Ông Nguyễn Văn Sĩ : GĐ Kiểm toán : Ông Nguyễn Thường : Chủ nhiệm kiểm toán - Thành viên trực tiếp tham gia kiểm toán: Ông Nguyễn Thường : Trưởng đoàn Bà Trần Thị Thanh : Phó đoàn Bà Hoàng Thị Thanh Thủy : Thành viên Ông Võ Văn Minh : Thành viên 2.1.3. Lập và thảo luận các điều khoản hợp đồng Lập và thảo luận các điều kiện hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thu phí kiểm toán. Sau khi đã thỏa thuận các điều khoản trong hợ đồng thì công ty kiểm toán trực tiếp gặp khách hàng ký hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán ký với khách hàng có nội dung. - Mục tiêu: Đưa ra ý kiến về việc lập và trình bày báo các tài chính của doanh nghiệp - Phạm vi: Các BCTC của doanh nghiệp - Trách nhiệm của ban giám đốc của khách hàng: lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý. - Trách nhiệm kiểm toán viên: Đưa ra ý kiến về việc lập và trình bày BCT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1640.doc
Tài liệu liên quan