Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long

Về nhân công, phòng kế toán bao gồm có tám người, đều đã có trình độ Đại học chuyên ngành kế toán và trải qua ít nhất hai năm kinh nghiệm, không ngừng học hỏi nghiên cứu, hăng say làm việc, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, biết phối hợp làm việc nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán, kịp thời cung cấp các báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ đây là hình thức sổ phù hợp với các doanh nghệp sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và trình độ lao động kế toán cao, đảm bảo cho hạch toán kế toán của công ty thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, đầy đủ, nhanh chóng cho quản lý.

Việc vận dụng hệ thống Tài khoản, sổ sách, chứng từ tại công ty được thực hiện đúng chế độ, tuân thủ những nguyên tắc chung của kế toán. Đồng thời, quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách đã được tổ chức khoa học, chặt chẽ, qua đó tăng cường hiệu quả làm việc, lập báo cáo tài chính chính xác, hợp lý.

 

doc53 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật tư ĐVT Định mức cấp phát cho Thực lĩnh Ghi chú CBSX May Giầy TL 1 Bạt 3: Trắng m 100 100 Đế giữa EE16:3000 2 Bạt 3: Khaki m 87 87 Thùng cacton:250 3 Bạt 3: Red m 49 49 Băng dính: 16 4 Vải bò Jeans m 420 420 5 Bạt 3419: Navy m 188 188 6 Mành m 362 362 7 Xốp 3 ly tấm 87 87 8 Bìa ĐL tấm 87 87 .. Phòng KHVT Cán bộ cung ứng căn cứ vào lệnh cấp phát vật tư , tiến hành lập phiếu xuất kho sau đây: Biểu 7: Đơn vị: Công ty Giầy Thăng Long Mẫu số : 02-VT Địa chỉ: 411-Tam trinh_HBT_HN Phiếu xuất kho Số: 56 Ngày 2 tháng 3 năm 2002 Nợ: TK 621 Có: TK 152 Họ tên người nhận hàng: Xí nghiệp giầy Thăng long –HN Lý do xuất: Đơn hàng JETITDE Xuất tại kho: NVL S T T Tên,nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bạt 3-đỏ m 49 12.800 627.200 2 Bạt 3-trắng m 100 11.000 1.100.000 3 Vải bò Jeans m 420 25.465 10.695.300 . Cộng 19.891.540 Cộng thành tiền: Mười chín triệu,tám trăm chín mươi mốt nghìn, năm trăm bốn mươi đồng chẵn. Xuất, ngày 2 tháng 3 năm 2002 Thủ trưởng đon vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: một liên lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nhận hàng,liên 3 luân chuyển giữa thủ kho và kế toán. Thủ kho kiểm giao hàng xuất và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho, ký nhận cùng với người nhận. Sau đó ghi vào thẻ kho rồi chuyển chứng từ cho Kế toán ghi sổ Kế toán vật tư sẽ ghi đơn giá, tính thành tiền và định khoản vào chứng từ xúât. Căn cứ vào chứng từ gốc đó để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Cuối cùng, chứng từ xuất kho được mang đi bảo quản ,lưu trữ. 2.1.3.Tổ chức hạch toán chi tiết đối với Vật tư Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết đối với vật tư.Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong ba phương pháp hạch toán chi tiết tại các doanh nghiệp do ưu điểm dễ thực hiện và vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quản lý vật tư. Theo đó sơ đồ khái quát quá trình hạch toán như sau: Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn Kế toán tổng hợp *Các sổ chi tiết sử dụng: -Thẻ kho : là sổ kế toán chi tiết tại kho hàng, dùng để phản ánh tình hình hiện có và nhập xuất vật tư về mặt lượng. Thẻ kho do thủ kho ghi và mở chi tiết cho từng loại vật tư ở từng kho vật tư . Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật tư phát sinh để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho có nhiệm vụ cộng số nhập, xuất, tính số tồn trên từng thẻ kho và đối chiếu với kế toán chi tiết. -Sổ kế toán chi tiết vật tư: Sổ này được mở theo kho và do kế toán vật tư phụ trách tương ứng với thẻ kho. Căn cứ để vào sổ kế toán cũng là các chứng từ nhập, xuất vật tư. Cuối tháng kế toán cộng sổ, đối chiếu với thẻ kho về mặt hiện vật, đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị. Sau đó lấy số liệu lập bảng tổng hợp xuất-nhập-tồn. -Bảng tổng hợp nhập- xuất-tồn: Bảng này do kế toán chi tiết lập vào cuối kỳ phản ánh cả chi tiêu hiện vật và giá trị của vật tư. Cơ sở để lập bảng là số tổng cộng và số dư trên các sổ chi tiết vật tư. *Để minh hoạ, dựa trên các chứng từ nhập, xuất trong các ví dụ trước có thể mở Thẻ kho sau: Biểu 8: Đơn vị : Công ty Giầy Thăng Long Mẫu số: 06-VT Tên kho : NVL Thẻ kho Ngày lập thẻ : 1 tháng 1 năm 2002 Tờ số : 23 _Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư : Vải bò Jeans _Đơn vị tính : m _Mã số : .. STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký xác nhận của,kế toán Nhập Xuất Tồn Số hiệu Ngày tháng .. Tồn 31/2 30 PN84 1/3 A. DUNG 1/3 390 PX56 2/3 xuất sx T3. 2/3 420 Tồn 30/3 0 0 .. _ Định kỳ( hàng tháng) kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ, kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Chỉ tiêu số lượng trên thẻ kho sẽ được đối chiếu với sổ chi tiết –biểu 9 Từ sổ chi tiết vật tư lập bảng tổng hợp xuất, nhập, tồn như biểu 10. 2.1.4. Hạch toán tổng hợp vật tư _ Việc hạch toán tổng hợp vật tư tại các Doanh nghiệp là phụ thuộc vào hình thức sổ mà Doanh nghiệp áp dụng. Trong trường hợp cụ thể, Công ty Giầy Thăng Long áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ, sơ đồ khái quát trình tự hạch toán tổng hợp vật tư như sau: Báo cáo Tài chính Chứng từ gốc vật tư NKCT liên quan Sổ chi tiết TK 331 NKCT 5 Bảng phân bổ 2 BK 4,5,6 NKCT 7 Sổ cái TK152,153 _ Ví dụ: Từ hoá đơn mua vật tư số 033138 ngày 30/1/2002 của Vải bò HANOSIMEX vào Nhật ký chứng từ số 1: Biểu 11: Bộ, Tổng cục : Da giầy Việt Nam Nhật ký chứng từ số 1 Đơn vị : Công ty Giầy Thăng Long Ghi có tài khoản 111-tiền mặt Tháng 1 năm 2002 Stt Ngày Ghi có Tk 111, ghi Nợ các tài khoản 112 152 334 Cộng Có Tk 111 13 30 9.945.000 9.945.000 .. Cộng 124.450.315 Đã ghi sổ cái ngày 31 tháng 1 năm 2002 Ngày 15 tháng 2 năm 2002 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Do nghiệp vụ mua hàng này thanh toán ngay nên ta không cần vào NKCT 5 và sổ chi tiết TK 331 mà lấy số liệu từ chứng từ gốc(phiếu xuất kho đơn hàng JETTIDE) lên ngay bảng phân bổ sau: Biểu 12: Bảng phân bổ nguyên,vật liệu,công cụ, dụng cụ Tháng 3 năm 2002 STT Lệnh sản xuất Tên khách hàng số lượng TK 152 TK153 1 TK 621 4.915.704.364 593.284.980 -1/3 TL JETITDE 3.000 19.891.540 15.410.975 -1/13 TB FOOTTECH 21.200 6.578.409 3.417.050 -3/64 CL FAREAST 5.004 39.608.265 - 2 TK 627 78.923.884 55.781.790 3 TK 642 18.671.632 4 Tk 1421 152.857.470 Cộng 5.013.299.880 801.924.240 Tiếp đó lấy số liệu trên bảng phân bổ, vào bảng kê số 4 như biểu 13 và bảng kê số 5 như biểu 14: Biểu 14: Bộ, tổng cục: Tổng công ty Da giầy Việt nam Đơn vị: Công ty Giầy Thăng long Bảng kê số 5 -Tập hợp : chi phí bán hàng(641) chi phí quản lý doanh nghiệp(642) Tháng 3 năm 2002 Tài khoản ghi Có Tài khoản ghi Nợ 152 153 334 338 Cộng chi phí thực tế . TK 642 18.671.632 . 154.563.061 20.012.505 776.505.455 . Ngày30 tháng 3 năm 2002 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (kí, họ tên) (kí, họ tên) Tại công ty, kế toán chỉ tiến hành lập nhật ký 7 vào cuối năm để làm căn cứ lập báo cáo quyết toán cuối kỳ. Do đó không minh hoạ ở phần này. Cuối tháng, kế toán ghi số phát sinh( phát sinh Nợ từ các NKCT, bảng kê có liên quan; phát sinh Có từ bảng phân bổ 2) vào sổ cái, tính ra số dư cuối tháng TK 152 như sau: Biểu 15: Bộ,tổng cục: Tổng công ty Da giầy Việt nam Đơn vị: Công ty Giầy Thăng Long Sổ cái Tài khoản:152 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK 111 9.945.000 . Cộng số phát sinh Nợ 3.275.247.333 Cộng số phát sinh Có 5.013.299.880 Số dư cuối tháng Nợ 5.936.415.206 4.198.362.659 Số dư cuối tháng Có Cuối năm, số liệu trên các sổ cái được tập hợp lại để lên báo cáo kế toán, trong trường hợp này do chỉ lấy số liệu của một tháng nên không minh hoạ về báo cáo. 2.2.Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thăng Long 2.2.1.Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thăng Long *Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Giầy Thăng Long Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể của công tác quản lý ở mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty Giầy Thăng Long, chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm bao gồm: +Chi phí nhân công trực tiếp +Chi phí Nguyên, vật liệu trực tiếp +Chi phí sản xuất chung Việc phân loại chi phí sản xuất như trên là do căn cứ vào công dụng của chi phí cũng như mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng và rất thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm. *Đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty Giầy Thăng Long Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng từ nước ngoài. Mỗi đơn đặt hàng, khách hàng lại có những yêu cầu riêng về mẫu mã, chất lượng, kích cỡ. Hơn nữa, các loại giầy khác nhau phải sử dụng những loại vật liệu đặc chủng khác nhau.Vì vậy, công ty lựa chọn phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng(lệnh sản xuất) để xác định chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho mỗi đơn hàng(lệnh sản xuất). Kế toán lập thẻ tính giá thành, hạch toán chi phí sản xuất cho từng đơn hàng, định kỳ(hàng tháng) tổng hợp lại chi phí. Theo đó đối tượng tính giá thành là giá bình quân một đôi giầy trong đơn hàng, lệnh sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đơn hàng công ty theo dõi và tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn, chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn. Những chi phí sản xuất chung như điện nước không thể theo dõi và tập hợp chi phí cho từng đơn hàng nên công ty tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng cho toàn công ty sau đó đem phân bổ cho các đơn hàng sản xuất trong tháng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng. *Kỳ tính giá thành: Tại Công ty Giầy Thăng Long, Kế toán chi phí theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh của từng đơn hàng theo từng tháng. Như vậy, thời điểm để kế toán tập hợp , phân bổ chi phí cho các đơn đặt hàng là vào cuối mỗi tháng, còn thời kỳ mà chi phí sản xuất của mỗi đơn hàng được tập hợp là từng tháng. *Phân loại giá thành Cũng bởi đặc điểm sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng và đặc điểm của mặt hàng giầy là rất đa dạng nên khi nhận được đơn đặt hàng thì hoặc khách hàng gửi hàng mẫu đến cho công ty hoặc công ty đưa hàng mẫu giới thiệu nên phòng Kế hoạch vật tư luôn xác định được cụ thể sản phẩm của đơn đặt hàng đó sử dụng những loại nguyên vật liệu nào, tiêu hao khỏang bao nhiêu, ( bằng cách tiến hành bóc tách giầy mẫu). Vì vậy, công ty sử dụng chủ yếu 2 loại giá thành sản xuất là giá thành thực tế và giá thành định mức. Giá thành định mức được phòng Kế hoạch vật tư đưa ra sau khi tiến hành bóc tách giầy mẫu trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại mỗi thời điểm nhất định. Đây cũng là căn cứ để phòng Kế hoach vật tư lập lệnh cấp phát vật tư cho mỗi đơn hàng. Giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và tổng số đôi giầy hoàn thành. Về giá bán sản phẩm, trên cơ sở giá thành định mức, công ty và bạn hàng sẽ cùng thoả thuận để đi đến thống nhất một mức giá bán nhất định tuỳ theo từng đơn hàng. 2.2.2.Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Những vấn đề chung về hạch toán nguyên vật liệu đã được trình bày trong mục 2.1.1, sau đây chỉ đề cập tới vấn đề tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đơn hàng vào cuối tháng. Nguyên tắc quan trọng nhất khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Giầy Thăng Long là nguyên vật liệu phát sinh cho đơn hàng(lệnh sản xuất) nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn hàng đó. Trong tháng 3/2002, lấy 2 đơn đặt hàng sau làm ví dụ: Đơn hàng JETTIDE(lệnh 1/3TL) bắt đầu sản xuất ngày 2/3/2002 hoàn thành ngày 30/3/2002 tức là đơn hàng này phát sinh và hoàn thành trong tháng 3 Đơn hàng FAREAST (lệnh 3/64CL)phát sinh trong tháng 3(11/3/2002) hoàn thành trong tháng 4. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho 2 đơn hàng này trong tháng 3 là: + JETTIDE có chi phí vật liệu :19.891.540; công cụ, dụng cụ : 15.410.975 ; tổng cộng là: 35.302.515 +FAREAST trị giá vật liệu cho sản xuất tháng 3 là: 39.608.265 còn giá trị công cụ, dụng cụ chưa tập hợp cho tháng này. Những chi phí này được tập hợp từ các phiếu xuất vật tư cho từng đơn hàng(lệnh sản xuất) như đối với đơn hàng JETTIDE và đã minh hoạ cụ thể trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – biểu 12- mục 2.1.4. Bảng phân bổ này do kế toán vật tư lập vào cuối tháng và chuyển sang cho kế toán chi phí, giá thành sản phẩm để làm căn cứ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho các đơn hàng sản xuất trong tháng. Trình tự vào sổ tổng hợp đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Giầy Thăng Long được khái quát như sau: Chứng từ gốc về chi phí và Bảng phân bổ BK 4 BK 5 Thẻ tính giá thành NKCT 7 Sổ cái TK 621, 154 :Ghi hàng ngày :Ghi định kỳ Như vậy, từ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – biểu 12 nói trên vào Bảng kê số 4 – biểu 13 và Bảng kê số 5- biểu 14– mục 2.1.4 Sau đó, lấy số liệu trên Bảng kê số 4 lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng như biểu 21 và 22 trang 40 - mục 2.2.5. Do NKCT 7 chỉ được mở vào cuối năm nên không minh hoạ. Cuối tháng kế toán lấy số phát sinh Nợ TK 621 trên Bảng kê 4 vào sổ cái TK 621 và sổ cái TK 154 như sau: Biểu 16: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:621 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK152 4.915.704.364 TK 153 593.284.980 Cộng số phát sinh Nợ 5.508.989.344 Cộng số phát sinh Có 5.508.989.344 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Biểu 17: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:154 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK621 5.508.989.344 TK622 2.263.402.162 TK 627 598.433.311 Cộng số phát sinh Nợ 8.366.626.817 Cộng số phát sinh Có 11.358.397.373 Số dư cuối tháng Nợ 19.501.374.306 16.604.241.580 Số dư cuối tháng Có 2.2.3.Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp *Trình tự và phương pháp tập hợp chi phí nhân công trưc tiếp Sau khi nhận được lệnh sản xuất, các xí nghiệp giao kế hoạch sản xuất trực tiếp xuống từng phân xưởng. Tại mỗi phân xưởng có các nhân viên thống kê, thực hiện việc theo dõi, ghi chép số sản phẩm hoàn thành trong tháng của từng đơn hàng. Cuối tháng, các xí nghiệp phải nộp bảng lương lên phòng tổ chức Lao động tiền lương kèm bản kê sản phẩm làm được trong tháng chi tiết theo từng lệnh sản xuất (từng đơn hàng) cùng với phiếu nhập kho sản phẩm có đầy đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan, bảng chấm công Bộ phận tiền lương có nhiệm vụ kiểm tra số lượng sản phẩm tính lương xem có vượt hơn lệnh sản xuất không và đánh giá có đúng với loại giầy đó không. Căn cứ vào số lượng sản phẩm làm được trong tháng và đơn giá định mức tiền lương cụ thể, kế toán tiền lương tính ra chi phí nhân công trực tiếp trong tháng. Trong chi phí nhân công trực tiếp tính cho mỗi đơn hàng có 4 bộ phận: + Tiền lương theo sản phẩm +Tiền thưởng tính theo lương sản phẩm +Tiền lương thời gian và lương của bộ phận quản lý phân xưởng,quản lý xí nghiệp +Các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ *Tập hợp chi phí tiền lương theo sản phẩm cho từng đơn hàng Dựa vào bảng kê sản phẩm hoàn thành trong tháng của các phân xưởng: phân xưởng chuẩn bị sản xuất, phân xưởng may, phân xưởng giầy và xí nghiệp đế cao su(phân xưởng cán luyện cao su, phân xưởng đóng đế), kế toán lương xác định số sản phẩm hoàn thành của từng đơn hàng trong từng phân xưởng. Đơn giá tiền lương được quy định cho từng phân xưởng sản xuất giầy. Bảng đơn giá tiền lương do phòng kỹ thuật và bộ phận tiền lương của phòng tổ chức lập. Ví dụ cho 2 đơn hàng như sau: Đơn hàng Kiểu giầy CBSX May Giầy CLCS Đế Tổng đơn giá(đồng) JETTIDE 203437 214 1.030 1.092 163 719 3218 FAREAST Superganext 150 978 905 130 - 2163 Kế toán tiền lương lấy số sản phẩm hoàn thành từng đơn hàng trong tháng ở từng phân xưởng nhân với đơn gía xác định để tính số tiền lương sản phẩm của từng phân xưởng, cộng lại để có tổng lương sản phẩm tháng của toàn công ty. Trong tháng 3/2002 chi phí lương sản phẩm của 2 đơn đặt hàng như sau: +JETTIDE: có 3000 sản phẩm hoàn thành : 9.564.000 +FAREAST: có chi phí tiền lương sản phẩm tháng 3 là: 6.015.717 *Tập hợp chi phí tiền thưởng Tiền thưởng được xếp loại từng tháng thông qua các chỉ tiêu đã quy định tại Đại hội công nhân viên chức và do ban thi đua chấm điểm xét duỵêt tỷ lệ cho từng xí nghiệp và phòng ban. Trong tháng 3/2002,không phát sinh chi phí tiền thưởng. *Tập hợp chi phí tiền lương theo thời gian và lương của bộ phận quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp Vì lương thời gian, lương quản lý không thể tính được trực tiếp cho từng đơn hàng nên tổng lương thời gian, lương quản lý sẽ được tính cho cả 4 xí nghiệp. Căn cứ vào lương sản phẩm bình quân toàn xí nghiệp kết hợp với hệ số mà Đại hội công nhân viên chức đề ra, thống kê xí nghiệp tính ra lương thời gian và lương quản lý của xí nghiệp nộp lên cho kế toán lương, kế toán lưong tính ra tổng lương của toàn công ty và xác định hệ số phân bổ lương thời gian và quản lý cho mỗi đơn hàng theo công thức: Hệ số phân bổ = Tổng lương thời gian và quản lý lương thời gian và quản lý Tổng lương sản phẩm và thưởng theo sản phẩm Trong tháng 3/2002 hệ số này là: 0,15 nên tiền lương thời gian và lương quản lý phân bổ cho 2 đơn hàng là: + JETTIDE: 9.564.000 * 0,15 = 1.434.600 + FAREAST: 6.015.717 * 0,15 = 902.358 *Tập hợp các khoản trích theo lương -KPCĐ: theo quy định, KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng tiền lương tính toàn bộ vào chi phí của công ty -BHXH: trích theo lương cơ bản mà lương cơ bản của mỗi đơn hàng là rất khó xác định nên BHXH được phân bổ cho từng đơn hàng theo hệ số phân bổ được tính như sau: Hệ số phân bổ BHXH = Số tiền BHXH phải trích trong tháng Tổng tiền lương toàn công ty trong tháng Trong tháng 3/2002, hệ số này là 0,096 Sau đó, tiền BHXH tính vào chi phí mỗi đơn hàng bằng: Tiền BHXH đơn hàng i = Tổng lương đơn hàng i * Hệ số phân bổ BHXH Vậy tiền BHXH phân bổ cho 2 đơn hàng là: + JETTIDE: (9.564.000 + 1.434.600) * 0,096 = 1.055.865 + FAREAST: (6.015.717 + 902.358) * 0,096 = 664.135 - BHYT: Tương tự như BHXH, được phân bổ theo hệ số phân bổ tính theo công thức: Hệ số phân bổ BHYT = Số tiền BHYT phải trích trong tháng Tổng tiền lương công ty trong tháng Trong tháng 3/2002, hệ số này là: 0,012 Do đó, tiền BHYT phân bổ cho 2 đơn hàng là: +JETTIDE: (9.564.000 + 1.434.600) * 0,012 = 131.983 + FAREAST: (6.015.717 + 902.358) * 0,012 = 83.017 Từ những số liệu trên lập Bảng phân bổ tiền lương tháng 3 như biểu 18(trang bên). Bảng phân bổ này được lập vào cuối tháng, là sản phẩm đầu ra của kế toán tiền lương và sản phẩm đầu vào của kế toán chi phí , giá thành, làm căn cứ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng đơn hàng(lệnh sản xuất). Trình tự vào sổ tổng hợp đối với chi phí nhân công trực tiếp khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc về chi phí và Bảng phân bổ BK 4 BK 5 Thẻ tính giá thành NKCT 7 Sổ cái TK 622, 154 : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ Như vậy, từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH nói trên vào Bảng kê số 4 – biểu 13 và Bảng kê số 5- biểu 14 đã trình bày trong mục 2.1.4 Sau đó, lấy số liệu trên Bảng kê số 4 lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng như biểu 21và 22 trang 40 - mục 2.2.5. Do NKCT 7 chỉ được mở vào cuối năm nên không minh hoạ. Cuối tháng kế toán lấy số phát sinh Nợ TK 622 trên Bảng kê 4 vào sổ cái TK 622 như sau: Biểu 19: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Công ty Giầy Thăng Long Sổ cái Tài khoản:622 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK334 2.006.562.200 TK 338 256.839.961 Cộng số phát sinh Nợ 2.263.402.162 Cộng số phát sinh Có 2.263.402.162 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Lấy số liệu từ Bảng kê 4 vào sổ cái TK 154 – biểu 17 –trang 30. 2.2.4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại Công ty Giầy Thăng Long được tính cho cả 4 xí nghiệp và bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân công gián tiếp gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cơ điện . + Chi phí khấu hao Tài sản cố định + Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí dịch dụ mua ngoài *Tập hợp chi phí nhân công gián tiếp Thống kê phân xưởng cơ điện chuyển bảng chấm công được phòng tổ chức cán bộ duyệt cho kế toán lương. Căn cứ vào lương sản phẩm bình quân chung của toàn bộ 4 xí nghiệp, kế toán lương tính ra số tiền lương phải trả cho phân xưởng cơ điện. Ngoài ra, cũng giống như trường hợp tính lương nhân công trực tiếp, hàng tháng tiền thưởng được xét duyệt theo quy định trên lương sản phẩm. Trong tháng 3/2002, tổng tiền lương phải trả cho phân xưởng cơ điện là : 41.699.133 còn các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ là: 5.399.117 và đã được minh hoạ như trong Bảng phân bổ tiền lương và BHXH –biểu 18 trong mục 2.2.3 *Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Việc trích khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện theo QĐ số 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính. Hàng năm công ty đăng ký tổng mức khấu hao cơ bản với Cục quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2002, tổng mức khấu hao đăng ký là: 5.629.000.000 trong đó của bộ phận quản lý là: 300.684.000, bộ phận sản xuất chung là : 5.328.316.000 Đối với bộ phận quản lý doanh nghiệp, áp dụng phương pháp khấu hao đều nghĩa là: Mức khấu hao = Mức khấu hao 1 năm trích mỗi tháng 12 tháng Như vậy, mức khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp trong tháng 3/2002 là: 300.684.000 = 25.057.000 12 Đối với bộ phận sản xuất chung, việc phân bổ khấu hao phức tạp hơn do đặc diểm hoạt động của công ty. Mùa sản xuất của công ty từ tháng 9 năm nay đến tháng 4 năm sau xuất phát từ nhu cầu đặt hàng của khách để đáp ứng mùa vụ, còn từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm đơn đặt hàng ít hơn, thưa hơn. Do vậy mức khấu hao TSCĐ mỗi tháng trong năm cho bộ phận sản xuất là không giống nhau. Mỗi tháng tuỳ theo mức độ hoạt động của sản xuất, tháng nào công suất hoạt động lớn sẽ có mức khấu hao lớn hơn và ngược lại. Theo đó, mỗi tháng, mức khấu hao tính vào chi phí của bộ phận sản xuất là khác nhau sao cho phù hợp với thực tế hoạt động nhưng phải đảm bảo tổng mức khấu hao đã đăng ký trong năm. Có thể thấy chỉ tiêu Doanh thu phản ánh tương đối chính xác mức độ hoạt động sản xuất của tháng đó nên mức khấu hao từng tháng được công ty phân bổ theo tiêu thức Doanh thu trong tháng. Nghĩa là: Mức khấu hao = Tổng mức khấu hao năm* Tổng doanh thu tháng i tháng i Tổng doanh thu(kế hoạch) cả năm Theo kế hoạch tổng công ty duyệt cho Công ty Giầy Thăng Long chỉ tiêu doanh thu năm 2002 là 115.000.000.000 và doanh thu tháng 3 là :12.159.913.579 Vậy mức khấu hao tháng 3 = 5.328.316 * 12.159.913.579 = 56.340.750 cho bộ phận sản xuất chung 115.000.000.000 Tuy nhiên, nếu lấy chỉ tiêu doanh thu tháng theo thực tế thì tổng doanh thu ước tính trong năm sẽ khác tổng doanh thu thực tế năm như vậy nêú khấu hao phân bổ theo tiêu thức thực tế thì sẽ có tình trạng tổng mức khấu hao 12 tháng sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức khấu hao đã đăng ký. Do đó trong tháng 12, công ty sẽ lấy tổng mức khấu hao đăng ký trừ đi mức khấu hao đã trích của 11 tháng đầu năm để có mức khấu hao phải trích. Cụ thể Bảng phân bổ khấu hao của Công ty Giầy Thăng Long trong tháng 3 như sau: Bảng phân bổ khấu hao Tháng 3 năm 2002 Bộ phận sử dụng Tổng cộng TK 627 Chi phí sản xuất chung TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 56.340.750 25.057.000 81.397.750 *Tập hợp chi phí vật liệu cho sản xuất chung Những vật liệu như than đốt lò hơi phục vụ cho việc hấp giầy và một số vật liệu khác mà việc xuất dùng chúng không thể tính cho 1 đơn đặt hàng cụ thể nào sẽ được tập hợp trong khoản mục này. Chi phí vật liệu cho sản xuất chung tháng 3/2002 là : 78.923.884 được phản ánh trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ biểu 12 – trang 25. *Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ Như đã nói, đối với công việc sản xuất giầy, có 3 loại công cụ, dụng cụ quan trọng: Form giầy, dao chặt, khuôn đế. Trong tháng 3/2002 + Form giầy: giá trị xuất dùng là 8.688.168 + Khuôn đế : giá trị xuất dùng là 35.413.760 + Dao chặt xuất dùng với tổng trị giá là 5.661.710 Ngoài ra còn có các công cụ, dụng cụ nhỏ( kìm, kéo..) trị giá xuất dùng là : 6.018.152 Như vậy tổng giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ phục vụ cho sản xuất chung tháng 3 năm 2002 là: 8.688.168 +6.018.152 + 35.413 + 5.661.710 = 55.781.790 và được minh hoạ như trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu ,công cụ, dụng cụ – biểu 12 trang 25. *Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện, tiền nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của cả 4 xí nghiệp. Để tập hợp khoản mục chi phí này, kế toán căn cứ vào số liệu trên các NKCT liên quan như NKCT 1, NKCT 2, NKCT 5, NKCT 10. Cụ thể trong tháng 3 năm 2002, các chi phí này bao gồm các khoản được phản ánh như trên bảng tập hợp chi phí sản xuất chung sau đây: STT Khoản mục chi phí sản xuất chung Số tiền 1 Chi phí nhân công gián tiếp - Tiền lương -KPCĐ,BHXH,BHYT 47.098.250 41.699.133 5.399.117 2 Chi phí khấu hao TSCĐ 56.340.750 3 Chi phí vật liệu chung 78.923.884 4 Chi phí công cụ, dụng cụ 55.781.790 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài -Chi bằng tiền mặt -Chi bằng tiền gửi -Chi bằng tiền vay -Chi bằng tiền tạm ứng 360.288.637 15.877.337 187.829.220 156.507.000 75.080 Cộng 598.433.311 Tại Công ty Giầy Thăng Long chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ của mỗi đơn hàng. Trước hết, kế toán tính hệ số phân bổ theo công thức:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1265.doc
Tài liệu liên quan