Đề tài Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - Công ty cơ khí chế tạo Hải phòng

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp 3

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC. 3

1. Tổ chức lao động: 3

2. Tổ chức lao động khoa học 4

II. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG DOANH NGHIỆP. 5

1. Sự phân chia quá trình sản xuất. 5

2. Thời gian làm việc và các phương pháp khảo sát thời gian làm việc. 8

III. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG DOANH NGHIỆP: 13

1. Phân công lao động và hiệp tác lao động. 13

2. Hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động: 15

3. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 16

4. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi. 20

5. Kỷ luật lao động và tổ chức các phong trào thi đua. 21

6. Định mức lao động 22

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 26

CHƯƠNG II Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí công ty cổ phần cơ khí chế tạo hải phòng 28

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ CHẾ TẠO HẢI PHÒNG. 28

1. Sự hình thành và phát triển 28

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 31

3. Đặc điểm về lao động 33

4. Trang thiết bị: 36

5. Kết quả sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển trong thời gian tới. 38

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHẾ TẠO HẢI PHÒNG. 39

1. Đặc điểm quá trình sản xuất của công ty. 39

2. Đặc điểm quá trình lao động của công ty. 40

3. Các hoạt động chính của công tác tổ chức lao động khoa học. 40

III. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI PHÂN XƯỞNG 44

1. Đặc điểm quá trình công nghệ sản xuất và quá trình lao động của phân xưởng. 44

2. Đặc điểm máy móc thiết bị, công cụ lao động. 46

3. Đặc điểm về lao động tại phân xưởng cơ khí. 46

IV. KHẢO SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC. 47

1. Chuẩn bị khảo sát. 47

2. Kết cấu thời gian làm việc của công nhân. 48

3. Kết quả khảo sát thời gian làm việc. 50

V. CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ. 55

1. Đánh giá chung: 55

2. Phân công và hiệp tác lao động 56

3. Đặc điểm tổ chức và phục vụ nơi làm việc 57

4. Phương pháp và thao tác lao động 58

5. Điều kiện lao động. 59

6. Kỷ luật lao động và tổ chức phong trào thi đua 59

7. Công tác định mức lao động. 60

CHƯƠNG III Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí. 61

1. Các giải pháp chung đối với công ty. 61

2. Hợp lý hoá thời gian làm việc của công nhân. 62

3. Hoàn thiện công tác phân công và hiệp tác lao động. 62

4. Hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động. 63

5. Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc 63

6. Cải thiện điều kiện lao động. 63

7. Nâng cao kỷ luật lao động và phát động các phong trào thi đua. 64

8. Hoàn thiện công tác định mức lao động. 65

Kết luận 66

Danh mục tài liệu tham khảo 67

Phụ lục Error! Bookmark not defined.

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - Công ty cơ khí chế tạo Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở đó áp dụng các biện pháp hoàn thiện qúa trình lao động như : quy định chế độ làm việc có hiệu quả hơn của máy móc thiết bị, sử dụng vào các phương pháp và thao tác hợp lý... đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động... Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố, và mức thời gian cho cả bước công việc nói chung. Khi sử dụng phương pháp phân tích cần phải có các điều kiện. Tổ chức kỹ thuật phải ổn định cán bộ định mức phải biết nhiệm vụ và am hiểu về kỹ thuật. Phương pháp phân tích tính toán : Chủ yếu dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn hoặc các công thức thực nghiệm biểu hiện sự phụ thuộc của thời gian hao phí với các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp này gồm có nội dung sau : Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành bộ phận bước công việc. + Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định thời hạn từng bộ phận của bước công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết). +Xác định mức thời gian, mức sản lượng Phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu, chứng từ kỹ thuật, tiêu chuẩn để xác định các loại thời gian hao phí. Cán bộ định mức phải nắm vững nhiệm vụ thành thạo về kỹ thuật. Phương pháp này chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Nên áp dụng thích hợp vào sản xuất hàng loạt vì nó cho phép xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức đảm bảo chính xác và đồng nhất của mức. Phương pháp phân tích khảo sát : Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc và chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ. Qua chụp ảnh hoặc bấm giờ trực tiếp ở nơi làm việc thu được những tài liệu phản ánh toàn bộ thời gian hoạt động của công nhân hay thiết bị trong ca làm việc, trong đó công việc lớn nhất thường lặp đi lặp lại trong ngày (tác nghiệp) được nghiên cứu tỷ mỉ từng bộ phận cấu thành (thao tác, động tác, phương pháp thực hiện chúng) và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng. Qua khảo sát phát hiện ra những thời gian hao phí trông thấy và không trông thấy, những nguyên nhân gây ra, trên cơ sở đó mà đề ra những biện pháp khắc phục. Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc. Nó cho phép không chỉ xây dựng những mức lao động có căn cứ khoa học mà góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý để phổ biến rộng rãi trong công nhân.Mức xây dựng theo phương pháp này có độ chính xác cao, tuy nhiên tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định. Thích hợp với điều kiện sản xuất hàng loạt lớn. Trong sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ chỉ áp dụng cho những khâu sản xuất có tính chất hàng loạt. Hoặc để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc nghiên cứu phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến. Phương pháp nghiên cứu. Để đánh giá công tác tổ chức lao động khoa học, sử dụng các phương pháp như sử dụng các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước, các thiết kế mẫu, phân tích thời gian làm việc của người lao động, phương pháp xã hội học, phương pháp toán học và thống kê. Tuy nhiên trong chuyên để này em sẽ chủ yếu phân tích thời gian làm việc của người lao động thông qua việc khảo sát thời gian làm việc của họ. Sau khi có được các phiếu chụp ảnh nơi làm việc sẽ tổng hợp thời gian làm việc của họ theo các loại hao phí khác nhau. Qua đó xác định các hệ số sử dụng thời gian làm việc có ích, tỷ lệ thời gian tác nghiệp và hệ số sử dụng thời gian lãng phí của người công nhân. Hệ số sử dụng thời gian làm việc có ích của công nhân: Hệ số sử dụng thời gian làm việc lãng phí của công nhân: Tỷ lệ thời gian tác nghiệp trong ca làm việc: Thời gian lãng phí xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy cần tìm hiều các nguyên nhân sâu xa của nó và có những giải pháp để hoàn thiện nhằm giảm bớt thời gian lãng phí. Thực hiện cân đối lại thời gian làm việc của người lao động cho hợp lý. Khi hợp lý hoá thời gian lao động này sẽ làm tăng thời gian tác nghiệp. Vì vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao hơn. Khả năng tăng năng suất lao động sẽ được tính như sau: Các giải pháp về tổ chức lao động khoa học sẽ nhằm làm cho tỷ lệ thời gian tác nghiệp đặc biệt là thời gian máy tăng cao nhất và hạn chế sử dụng thời gian làm việc vào những công việc lãng phí. Qua đó sẽ năng suất lao động sẽ được tăng lên. Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí công ty cổ phần cơ khí chế tạo hải phòng Tổng quan về công ty cơ khí chế tạo hải phòng. Sự hình thành và phát triển Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng Tên quốc tế: Hai phong Machinery Manufacturing j.s.c Địa chỉ: 150 Tô Hiệu - Quận Lê Chân - TP. Hải Phòng Giai đoạn 1959 - 1970: Ngày 10/9/1959 UBHC Thành phố Hải Phòng ra quyết định thành lập Xí nghiệp Cơ khí kiến thiết thuộc ngành công nghiệp địa phương. Xí nghiệp ra đời từ 4 công ty tư nhân nhỏ và yếu: Công ty đúc kiến thiết, xưởng Trần Khắc Tiên, Công ty Túc Thành, Công ty Hoàng Chu An. Từ một xí nghiệp công tư hợp danh nhanh chóng trở thành xí nghiệp quốc doanh vào cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960 - 1965. 1965 - 1970 Xí nghiệp được Nhà nước đầu tư lớn nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy trong thời gian này Nhà máy đã trở thành một trong những Nhà máy cơ khí phát triển nhất ở Hải phòng. Giai đoạn từ năm 1970 - 1973: Từ năm 1970 một bộ phận lớn của xí nghiệp cơ khí 19/8 giải thể và nhập vào xí nghiệp cơ khí kiến thiết. Do đó năng lực của Xí nghiệp đã được tăng cường cả về lao động (gần 1000 lao động), tài sản cố định. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Xí nghiệp. Đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc (1964 - 1972) Xí nghiệp không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất đã được Thành phố giao cho mà trong cả chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhờ những thành tích xuất sắc đó, 12/8/1968 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm và động viên tinh thần toàn Xí nghiệp. Kỷ niệm 10 năm thành lập, ngày10/9/1969, Xí nghiệp đã đón nhận huân chương lao động hạng ba và huân chương chiến công hạng ba do Nhà nước trao tặng. Giai đoạn 1973 - 1985: Giai đoạn này Xí nghiệp tiếp tục phát triển trong hòa bình theo cơ chế tập trung bao cấp. Các mặt hoạt động, phong trào công nhân lao động tiếp tục giữ vững và được đẩy mạnh. Xí nghiệp liên tục trong nhiều năm là lá cờ đầu về mọi mặt ở Hải phòng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, lao động của Xí nghiệp đã giảm dần chỉ còn hơn 580 lao động. Ngày 10/9/1974, Xí nghiệp đón nhận huân chương lao động hạng ba lần thứ 2. Ngày10/9/1978, Xí nghiệp vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng nhì. Tháng 11/1983, Xí nghiệp cơ khí kiến thiết đổi thành Nhà máy cơ khí chế tạo Hải phòng, trực thuộc ngành công nghiệp Hải phòng. Ngày 10/9/1985, Nhà máy đón nhận huân chương lao động hạng nhất. Giai đoạn từ 1986 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối mới của Đảng và Nhà nước, Nhà máy đã từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá: sản phẩm ngày càng đa dạng, đa phương hoá thị trường. Nhà máy có sự đổi mới về mọi mặt: phương án sản phẩm, thị trường, thiết kế, công nghệ, chất lượng sản phẩm, sự đầu tư, tổ chức sản xuất. Nói đến sản xuất hàng hoá là nói đến thị trường tiêu thụ, và thị trường có quan hệ mật thiết với quan hệ sản xuất, phương hướng sản xuất, đầu tư tài chính chính sách giá cả, quảng cáo bán hàng, uy tín sản phẩm.Từ khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm , Công ty Cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng cho đến nay cũng đã và đang sản xuất nhiều loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường, nhìn chung công ty đã có 3 nhóm khách hàng chính trên thị trường đó là : Các doanh nghiệp quốc doanh mua sản phẩm máy công cụ nhằm mục đích sản xuất nên đòi hỏi rất cao về chất lượng và độ chính xác lớn, lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường này chiếm một tỷ trọng rất lớn. Nhóm khách hàng thuộc khu vực tư nhân và cá nhân người tiêu dùng, đây là thị trường nhỏ của công ty nhưng lại có xu hướng tiến triển tốt trong tương lai. Công ty có thể thu hồi vốn nhanh chóng , đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao tỷ lệ tiêu thụ, giá cả ổn định. Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng các loại phụ tùng của hàng tiêu dùng. Từ năm 2002, Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy cho công ty Honda Việt Nam. Đây là một hợp đồng có ý nghĩa cho việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cao cho người lao động. Công ty còn mở rộng thị trường ra nước ngoài như Đài loan, Thái lan... Từ năm 1989 Nhà máy xuất khẩu được nhiều máy công cụ cỡ nhỏ sang Liên Xô cũ, Thái Lan, Đài Loan. Trong năm 2001, do kinh tế thế giới suy giảm, giá cả máy công cụ xuất khẩu luôn giảm (giảm tới 25%) nên cạnh tranh tiêu thụ máy công cụ rất gay gắt, khả năng xuất khẩu máy công cụ sang Đài loan và Thái lan giảm nhiều. Trong năm 2003 Nhà máy đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn, xuất phát từ nhiều hướng như: giá cả nguyên vật liệu, thị trường, nội bộ Nhà máy khi chuẩn bị bước vào cổ phần hoá. Theo Quyết định số 188/2003/QĐ - BCN ngày 14/11/2003 của Bộ công nghiệp chuyển Nhà máy thành Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất đã họp ngày 30/12/2003. Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy hiện nay bao gồm: Máy công cụ cỡ nhỏ và vừa như: Máy tiện các loại T12L, T14B, T370x800 Máy tiện cao tốc SS25, SD45. Máy khoan phay KF70, KF120. Cối trộn CT1500B Phụ tùng các máy công cụ như: Hộp số cối trộn CT1500B, Bộ bàn dao máy tiện cao tốc. Phụ tùng xe máy các loại Honda, Wave, Dream. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Công ty được tổ chức theo cơ cấu của một công ty cổ phần. Hội đồng quản trị đóng chức năng quan trọng lãnh đạo công ty. Thành phần của hội đồng quản trị gồm: 1 chủ tịch hội đồng quản trị và các uỷ viên. Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị là Ban kiểm soát gồm trưởng ban và các uỷ viên. Đứng đầu bộ máy điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh là Giám đốc công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc. Phó giám đốc thường trực có chức năng trực tiếp tham mưu, chỉ đạo cho giám đốc những công việc có tính cần thiết đặc biệt cần giải quyết đối với công ty. Phó giám đốc kỹ thuật có chức năng giúp giám đốc quản lí các lĩnh vực kĩ thuật khoa học công nghệ và môi trường , bào hộ lao động , vệ sinh công nghiệp và quản lí chất lượng sản phẩm. Do đó phó giám đốc kỹ thuật đề ra các giải pháp kĩ thuật và xử lí các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. Có quyền đình chỉ và báo cáo với giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng trong quy định, quy trình gây mất an toàn lao động. Phó giám đốc sản xuất sẽ tham gia điều hành quá trình sản xuất tại công ty, việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tại các phân xưởng, giúp cho guồng máy sản xuất hoạt động liên tục, đạt hiệu quả cao. Bộ máy quản lý và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm 8 phòng ban: tài vụ, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng hành chính, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng cung tiêu, phòng sản phẩm mới, phòng KCS, phòng tổng hợp. Giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm sát PGĐ thường trực Chuyên gia đánh giá nội bộ Đại diện lãnh đạo (QMR) PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất Tổ tiện sd Tổ tiện 1,2 Tổ phay Tổ phục vụ Tổ doa mài Tổ khoan doa Tổ tiện CNC Tổ mài Tổ cơ Tổ phục vụ Tổ nhiệt luyện Tổ điện Kho p.xưởng Tổ hàn Tổ đ.dập 1,2,3 Tổ cơ khí 1,2,3 Tổ vận chuyển Tổ phục vụ Tổ sắt 1,2,3 Tổ lắp ráp 1,2 Tổ tạo phôi Tổ phục vụ Tổ sơn PX. Cơ khí PX. Lắp ráp PX. đột dập PX. Dụng cụ PX. Cơ điện P. tài vụ P. tổ chức P. sản phẩm mới P. Hành chính P. Cung tiêu P. kỹ thuật sản xuất P. KCS P. tổng hợp Phòng tài vụ có chức năng giúp đỡ cho giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp theo cơ chế của Nhà nước ban hành Phòng tổ chức có chức năng giúp đỡ giám đốc ra các quyết định quy định, nội quy, quy chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết các vấn đề chính sách xã hội theo quyết định của giám đốc. Phòng kỹ thuật sản xuất nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công tác thiết kế công nghệ của công ty ,và đưa công tác quản lí khoa học kĩ thuật của công ty vào nề nếp. Phòng sản phẩm mới có chức năng nghiên cứu thiết kế các loại sản phẩm mà công ty mới nhận hợp đồng, chịu trách nhiệm về mẫu mã sản phẩm. Phòng KCS có chức năng thực hiện kiểm tra giám sát, theo dõi tiến độ chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong phạm vi hoạt động sản xuất của công ty. Đồng thời báo cáo kịp thời các hoạt động liên quan. Phòng tổng hợp thực hiện việc cân đối khả năng thực tế về vật tư, thiết bị lao động, dụng cụ, lập kế hoạch và điều độ sản xuất. Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm 5 phân xưởng: phân xưởng cơ khí, phân xưởng dụng cụ, phân xưởng đột dập, phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ điện. Lãnh đạo các phân xưởng là các quản đốc và phó quản đốc giúp việc cho quản đốc. Đặc điểm về lao động Trong những năm trở lại đây với xu hướng cổ phần hoá, giảm thiểu số người lao động nên lao động tại công ty từ năm 2002 đến nay giảm nhiều. Từ con số 580 người còn 419 người hiện nay. Và cơ cấu lao động cũng có những thay đổi nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu sản xuất thực tế hiện nay. Bảng: cơ cấu lao động tại công ty cổ phần cơ khí chế tạo hải phòng theo độ tuổi lao động, theo giới tính và theo loại hợp đồng lao động. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) II. Về độ tuổi lao động 18 – 29 231 48.94 221 52.74 30 – 44 144 30.51 123 29.36 45 – 60 97 20.55 74 17.66 Trên 60 0 0 1 0.24 III. Về giới tính Nam 358 75.85 313 74.70 Nữ 114 24.15 106 25.30 IV. Theo loại hợp đồng Không xác định thời hạn 338 71.61 259 61.81 Thời hạn từ 1 đến 3 năm 134 28.39 127 30.31 Thời vụ 0 0 33 7.88 Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương. Nhìn vào cơ cấu lao động theo độ tuổi ta có thể nhận thấy lực lượng lao động tại công ty là đội ngũ trẻ. Năm 2003 số người từ 18 - 29 tuổi là 231 người (chiếm 48,94%) thì đến năm 2004 con số này là 221 người (chiếm52,74%). Tuổi bình quân lao động trong công ty đã giảm xuống (từ 30 tuổi còn 29 tuổi). Như vậy lao động hiện nay đang có xu hướng trẻ hoá. Điều này hoàn toàn thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về sự phát triển khoa học công nghệ ứng dụng. Về giới tính, số lao động cả nam và nữ có giảm đi nhưng về cơ cấu không có sự thay đổi đáng kể. Điều này là do đặc điểm về sản xuất trong công ty không thay đổi. Năm 2004 công ty đã ký nhiều hợp đồng lao động thời vụ hơn (33 chiếm 7,88 số hợp đồng lao động toàn công ty) và hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã giảm nhiều từ 71,61% năm 2003 xuống 61,81% năm 2004. Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng là công ty được thành lập từ rất lâu. Do vậy về cơ cấu lao động ở công ty cũng có nhiều điểm hạn chế. Trình độ chuyên môn ở công ty không cao đặc biệt lao động gián tiếp. Điều này thể hiện ở số người lao động có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên ở công ty. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lao động gián tiếp. Năm 2004 lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên là 25 người chiểm 5,96% số lao động toàn công ty thì số lao động gián tiếp là 97 người chiếm 23,15%. Còn đối với công nhân sản xuất, số lao động có trình độ từ bậc 1 đến bậc 4 chiếm tỷ lệ lớn 69,68% năm 2004. Bảng: cơ cấu lao động tại công ty cơ khí chế tạo hải phòng theo trình độ chuyên môn. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Tổng lao động 472 100 419 100 1. Lao động phổ thông 11 2.33 11 2.63 2. Bậc 1 đến 4 323 68.44 292 69.68 3. Bậc 5 đến 7 101 21.40 86 20.53 3. Trung cấp 10 2.12 5 1.20 4. Cao đẳng - đại học 27 5.71 25 5.96 5. Trên đại học 0 0 0 0 Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương. Do đặc trưng của một công ty cơ khí nên công nhân ở công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như thợ tiện, thợ phay, thợ doa mài, thợ hàn, thợ nguội, thợ bào, thợ khoantuy nhiên nghề tiện ở công ty vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (80 người chiếm 19,09% số lao động toàn công ty năm 2004). Bảng cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Số người Tỷ trọng (%) 1 Lao động gián tiếp 97 23.15 2 Thợ tiện 80 19.09 3 Thợ phay 39 9.31 4 Thợ doa 6 1.43 5 Thợ mài 49 11.69 6 Thợ khoan 42 10.02 7 Thợ cắt, đột 45 10.74 8 Thợ bào 5 1.19 9 Thợ hàn 35 8.35 10 Nhiệt luyện 8 1.91 11 Các loại khác 13 3.10 Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương. Trang thiết bị: Máy móc kỹ thuật là điều kiện vật chất không thể thiếu trong các cơ sở sản xuất và đặc biệt phải thường xuyên cải tiến, trang bị những loại máy móc mới hiện đại hơn nhằm đạt được năng suất cao trong sản xuất. Hiện tại số máy móc trong công ty vừa nhiều vừa đa dạng về chủng loại. Trong đó phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính do vậy số máy móc tại phân xưởng cơ khí cũng chiếm tỷ lệ lớn (131 máy chiếm 34% tổng số máy). Máy móc thiết bị sản xuất là bộ phận quan trọng của cả doanh nghiệp .Nó phản ảnh năng lực sản xuất hiện có ,trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng ra đời có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ), do đó máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là của Liên xô (cũ) để lại Ngoài ra còn các loại máy móc thiết bị của Đức, Balan, Trung quốc và một số loại máy mới của Nhật, Mỹ và máy do công ty sản xuất chế tạo. Máy móc thiết bị của công ty khá lớn nhưng hầu hết đã già cỗi, cũ kỹ, chính xác kém mất đồng bộ. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt tài tình của Giám đốc, ban lãnh đạo công ty đã nhận định đúng đắn tầm quan trọng của hệ thống máy móc thiết bị , đây là nhân tố tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp .Công ty đã lập ra những dự án đầu tư cải tạo từng bước hệ thống máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng hiện đại hơn. Từ năm 1995 Công ty đã tiến hành đầu tư cải tạo nhà xưởng, thiết bị tăng gấp 5,2 lần so với năm 1994. Trong đó làm mới vầ cải tạo thiết bị chiếm 80% tổng chi phí đầu tư. Bảng: Số lượng các loại máy móc thiết bị tại công ty tính đến 31/3/2005 Các loại máy móc, thiết bị Cơ khí Đột dập Dụng cụ Lắp ráp Cơ điện KCS & kho Tổng Máy tiện 27 1 16 3 3 0 50 Máy phay 24 3 4 2 1 0 34 Máy bào 7 0 0 0 0 0 7 Máy doa 5 0 1 0 0 0 6 Máy cán ren 1 0 1 0 0 0 2 Máy cà răng 2 0 0 0 0 0 2 Máy mài 12 0 12 0 1 0 25 Máy hàn 0 21 9 3 2 0 35 Máy khoan 1 1 2 8 1 0 13 Máy đột dập 0 39 0 7 0 0 46 Máy ép 0 5 0 2 0 0 7 Lò tôi 0 0 0 0 5 0 5 Máy cắt đột 0 0 0 1 0 0 1 Máy cắt tôn lốc 0 1 0 3 0 0 4 Máy tiện T12 và T14 4 1 7 3 0 0 15 Máy tiện SD 31 0 1 0 0 0 32 Máy KF 0 6 3 0 0 0 9 Máy khoan K612 1 8 3 6 2 0 20 Máy nén khí 1 2 2 2 1 0 8 Palăng điện 4 1 1 6 1 1 14 Máy đo 0 0 6 0 0 4 10 Máy búa 0 0 0 2 0 0 2 Máy cưa sắt 0 0 0 6 0 0 6 Máy mài 2 đá 10 3 2 7 2 0 24 Khác 1 1 11 1 1 0 15 Tổng 131 94 80 62 20 5 392 Nguồn: Phân xưởng cơ điện. Năm 2000 Công ty đã tổ chức đại tu thuần tuý được 37 thiết bị, chế tạo 5 thiết bị dây chuyền và lắp đặt 350 tấn thiết bị phục vụ chương trình đầu tư, sắp sếp lại theo yêu cầu sản xuất. Theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh càng tăng cường khả năng cạnh tranh với cơ khí trong và ngoài nước, Công ty đã chú trọng cải tạo, đầu tư mới, mua sắm một số thiết bị quan trọng, tập trung cho khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặt máy vi tính cho các phòng nghiệp vụ. Kết quả sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển trong thời gian tới. Sau cổ phần hoá, Công ty đã đạt được nhiều kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2004 doanh thu của Công ty đã đạt ở mức 66,5 tỷ đồng bằng 175% kế hoạch và tăng 67% so với năm 2003. Đây là mức tăng trưởng bước đầu rất thành công sau cổ phần hoá của Công ty. Qua đó khẳng định việc cổ phần hoá đã đem lại kết quả và là một bước đi. Bảng: kết quả một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 và năm 2004. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 2004/2003 (%) Kh Th Kh Th Tổng sản lượng 20 27,5 27,5 43,7 159 Doanh thu 35 38 38 66,5 167 Nộp ngân sách 2,434 2,739 2,76 6,68 240 Lãi trước thuế 1,1 1,2 1,8 2,2 202 Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2003 và năm 2004. Là một trong những trung tâm cơ khí chế tạo lớn nhất thành phố, công ty có dây chuyền thiết bị cơ khí nhỏ chuyên sản xuất máy công cụ và một dây chuyền thiết bị lớn để sản xuất máy công nghiệp và thiết bị công nghiệp cộng với 40 năm kinh nghiệm chế tạo máy công cụ. Có một hệ thống khép kín từ khâu tạo phôi đến khâu gia công tinh và lắp ráp. Có một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề trong lĩnh vực chế tạo máy đặc biệt là chế tạo máy công cụ. Với những thế mạnh trên công ty đã nâng cao được tiềm năng, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của mình góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp . Trong thời gian tới, lãnh đạo công ty quyết tâm đưa công ty phát triển vững mạnh hơn, tạo nhiều việc làm, sự ổn định hơn cho người lao động, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Đặc điểm tổ chức lao động tại công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng. Nhận xét đánh giá chung về tình hình tổ chức lao động khoa học tại công ty. Từ đó đi đến thực trạng tổ chức lao động tại phân xưởng cơ khí. Đặc điểm quá trình sản xuất của công ty. Trong công ty quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích để biến nguyên liệu, bán thành phẩm thành sản phẩm của công ty. Có thể kể đến các quá trình chính như: chế tạo phôi; gia công cắt gọt; gia công nhiệt, hoá; kiểm tra; lắp ráp và hàng loạt các quá trình phụ như: vận chuyển; chế tạo dụng cụ; sửa chữa máy; bảo quản trong kho; chạy thử; điều chỉnh; sơn lót; bao bì, đóng gói Đối với các loại sản phẩm máy công cụ hiện nay là quá trình sản xuất đơn chiếc. Với các loại phụ tùng xe máy lượng sản xuất của công ty là rất lớn, mỗi tháng công ty sản xuất đến hàng chục ngàn phụ tùng xe máy và lượng đặt hàng hàng năm cũng tương đối ổn định . Đây là quá trình sản xuất hàng khối mà công ty đã thực hiện trong nhiều năm qua Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty. Quá trình sản xuất sản phẩm các loại máy móc công cụ bao gồm các quá trình bộ phận sau: quá trình tạo phôi, quá trình gia công cơ khí, quá trình lắp ráp và các quá trình phục vụ. Đặc điểm quá trình lao động của công ty. Quá trình lao động được thực hiện ở 5 phân xưởng. Mỗi phân xưởng thực hiện các chức năng đã được phân công. Phân xưởng lắp ráp thực hiện các công việc tạo phôi và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Phân xưởng cơ khí thực hiện việc gia công để tạo ra bán thành phẩm. Còn phân xưởng cơ điện là phân xưởng có chức năng phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị điện cơ theo kế hoạch, khi có nhu cầu tại các bộ phận và tham gia sản xuất các thiết bị điện. Quá trình lao động được thực hiện theo trình tự về công nghệ. Các hoạt động chính của công tác tổ chức lao động khoa học. Tại Công ty hiện nay đã và đang áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học vào quá trình sản xuất. Do vậy năng suất lao động ở Công ty cũng đang dần được nâng cao hơn. Công tác tổ chức lao động khoa học ở Công ty bao gồm các nội dung: Phân công và hiệp tác lao động: Theo chức năng Công ty được phân chia thành các bộ phận gián tiếp và trực tiếp sản xuất. Bộ phận gián tiếp gồm các cấp lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn thực hiện các chức năng quyền hạn riêng. Lãnh đạo công ty gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Bộ phận trực tiếp được phân thành các phân xưởng. Trong các phân xưởng gồm nhiều tổ sản xuất. Các bộ phận đó có liên hệ gắn bó với nhau. Do vậy việc quản lý sản xuất, quản lý lao động rất thuận lợi và được tổ chức tốt. Về tổ chức, phục vụ nơi làm việc: Việc thiết kế, trang bị và bố trí nơi làm việc hợp lý cũng được các cán bộ lãnh đạo trong công ty đặc biệt quan tâm. Hiện nay, vị trí các phân xưởng mặc dù đã được sắp xếp từ lâu nhưng lãnh đạo công ty luôn tìm ra những giải pháp hợp lý nhất trong điều kiện nhất định. Cũng do nhiều nguyên nhân nên một số vị trí ở công ty cũng chưa thật hợp lý chẳng hạn: kho nguyên liệu, bán thành phẩm ở xa các phân xưởng sẽ phải chi phí nhiều lao động hơn, do đó hiệu quả sẽ kém hơn. Trong năm 2004 Công ty đã dành 2,3 tỷ đồng cho việc đầu tư các loại máy móc thiết bị mới, hiện đại. Và trong năm 2005 Công ty cũng sẽ nhập thêm các thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất. Ngoài ra việc tổ chức phục vụ nơi làm việc còn được thực hiện thông qua các biện pháp sắp xếp tổ chức tại nơi làm việc nhằm giúp cho việc hoạt động sản xuất được diễn ra một cách liên tục đạt hiệu quả cao. Trong năm này công ty đã trang bị thêm cho nơi làm việc một số dụng cụ như: Giá để nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ. 4triệu đồng. Bảng chắn phoi: 1,5 triệu. Xe vận chuyển hàng: 6 tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0034.doc