Đề tài Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG, TP HUẾ, TỈNH TT HUẾ 1

2.1. Một vài nét về trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế 1

2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế 2

2.2.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học 3

2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên 3

2.2.1.2. Nhận thức của học sinh 5

2.2.2. Các điều kiện để ƯDCNTT vào dạy học 7

2.2.3. Mức độ ứng dụng CNTT 12

2.2.3.1. Mức độ ứng dụng trong các tiết lên lớp 12

2.2.3.2. Mức độ sử dụng các phần mềm dạy học 19

2.2.3.3. Mức độ khai thác internet 23

2.2.4. Phạm vi ứng dụng CNTT 31

2.2.5. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học 34

2.2.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng CNTT 38

2.2.6.1. Thuận lợi 38

2.2.6.2. Khó khăn 46

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ƯDCNTT VÀO DẠY HỌC 55

3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh 55

3.2. Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc ƯDCNTT vào dạy học 56

3.3. Tổ chức tập huấn về ƯDCNTT vào dạy học 57

3.4. Tăng cường sự hỗ trợ, học hỏi giữa các giáo viên 58

3.5. Mở rộng phạm vi ƯDCNTT vào dạy học 58

3.6. Tăng cường mức độ ƯDCNTT vào dạy học 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

I. Kết luận 60

II. Kiến nghị 62

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có được những hình ảnh, những mô hình, những sơ đồ, clip, hay thậm chí là những file nhạc…để đưa vào các giáo án điện tử nếu thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy một tiết giảng bằng giáo án điện tử có sự tham gia của các yếu tố trên một cách phù hợp sẽ có tác dụng tăng hiệu quả dạy học hơn so với một bài giảng điện tử mà chỉ có những chữ cái và con số dày đặc trong khi bài học đòi hỏi phải trình bày trực quan giúp học sinh hiểu bài hơn. Ngoài ra, trong những tiết giảng thông thường bằng giáo án truyền thống, nếu giáo viên muốn sử dụng phương pháp trực quan bằng các sơ đồ, hình ảnh, mô hình… thì họ hoàn toàn có thể tìm kiếm và scan ra thành các phương tiện dạy học rất hiệu quả. Việc các thầy cô giáo ƯDCNTT vào dạy học không chỉ nhất thiết ở việc họ phải dạy trên lớp bằng máy tính, máy chiếu mà có thể mở rộng hơn rất nhiều. Khai thác hình ảnh, sơ đồ, mô hình, clip bằng internet là một phương thức đơn giản, nhanh nhạy mà hiệu quả tương đối cao. Giáo viên cần chú trọng hình thức này. Tuy nói rằng không phải môn học nào, bài học nào cũng cần đến việc giáo viên tìm kiếm hình ảnh, sơ đồ, mô hình…nhưng việc có đến 11 (chiếm 44%) giáo viên của trường được hỏi chưa bao giờ sử dụng internet vào mục đích này vẫn là một vấn đề đáng bàn. Dĩ nhiên trong số họ có những giáo viên khi cần đến sơ đồ, hình vẽ...mà không biết tìm ở đâu ra do hạn chế về kĩ năng CNTT. Tra cứu tài liệu phục vụ dạy học thông qua internet cũng được nhiều giáo viên thường xuyên sử dụng. 20 % giáo viên rất thường xuyên và 24 % giáo viên thường xuyên khai thác là con số thể hiện mức độ tương đối cao. Các tài liệu phục vụ dạy học ở đây có thể là các giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử; cũng có thể là các giáo án điện tử có tính chất tham khảo của từng môn học, từng bài học cụ thể mà giáo viên có thể tìm kiếm trên trang Web Giáo viên chỉ cần đăng kí làm thành viên của trang Web này là có thể tải về máy tính các bài giảng điện tử mẫu có tính chất tham khảo. Hoặc một số phần mềm dạy học miễn phí, đặc biệt là có các giáo trình điện tử hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy học cũng có thể dễ dàng khai thác từ internet… Đây là những tư liệu rất quý có thể hỗ trợ cho hoạt động dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, cũng nên tránh lạm dụng internet vào mục đích này. Chúng tôi nói như vậy là vì ở trường Hai Bà Trưng đã từng có trường hợp copy y nguyên giáo án điện tử trên mạng về để tiến hành giảng dạy. Đây là việc mà giáo viên không nên làm bởi vì một giáo án điện tử là một công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, trong giáo án đó giáo viên phải thể hiện được ý đồ sư phạm của mình. Chưa xét đến vấn đề “ăn cắp bản quyền” ở đây nhưng chỉ riêng việc thiếu sáng tạo, thiếu ý đồ sư phạm trong giáo án điện tử đã là việc làm không thể chấp nhận. Cách làm này sẽ không phát huy được hết ý nghĩa của việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế nói riêng và trong các nhà trường phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam nói chung. Như vậy việc khai thác internet vào những mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ dạy học, tra cứu tài liệu phục vụ dạy học và khai thác hình ảnh, clip, sơ đồ, mô hình…được các thầy cô giáo trường THPT Hai Bà Trưng sử dụng với mức độ tương đối cao. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những mục đích thông dụng. Một điều dễ nhận thấy là những mục đích cao hơn, mới hơn trong việc ƯDCNTT vào dạy học nhờ internet vẫn chưa được các giáo viên của trường quan tâm lắm. Nếu dạy học trực tuyến đòi hỏi phải có những điều kiện phức tạp thì chưa có giáo viên nào khai thác cũng có thể hiểu được. Nhưng chỉ có 1 giáo viên (chiếm 4%) thỉnh thoảng mới trả lời thắc mắc cho học sinh thông qua e-mail; 2 giáo viên (chiếm 8%) thỉnh thoảng có trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp thông qua internet thì chứng tỏ việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế vẫn còn ở trình độ thấp. Nguyên nhân có thể là do nhiều phía, có thể là do giáo viên cũng như học sinh chưa coi trọng vấn đề này, cũng có thể là do giáo viên bị hạn chế về kĩ năng CNTT hay chưa có điều kiện về cơ sở vật chất để làm việc này…Dù với lý do gì đi nữa thì theo chúng tôi, nếu muốn nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào dạy học, BGH trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế phải có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động này. 2.2.2.3.b. Mức độ khai thác internet của học sinh CNTT có thể sử dụng như là phương tiện của cả người dạy và người học. Do đó, khi tìm hiểu mức độ khai thác internet, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu mức độ khai thác internet phục vị mục đích học tập của học sinh. Kết quae mà chúng tôi thu được như sau: Bảng 7b. Mức độ khai thác iternet của học sinh TB Mục đích khai thác Mức độ RTX TX TT CBG SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tra cứu tài liệu phục vụ học tập 55 18.3 139 46.3 95 31.7 11 3.7 3 Khai thác hình ảnh, clip, sơ đồ, mô hình…. 26 8. 7 99 33 129 43 46 12 8 Gửi thắc mắc, câu hỏi cho giáo viên thông qua e-mail, chát 5 1. 7 41 13.7 59 19.7 195 75 7 Tìm hiểu các phần mềm dạy học 8 2. 7 49 16.3 82 27.3 161 53.7 5 Lập blog trao đổi với bạn về vấn đề học tập 14 4.7 8 2.7 57 19 221 73.7 6 Chát trao đổi về học tập 11 3. 7 14 4.7 64 21.3 211 70.3 4 Chơi game 14 4.7 17 5.7 107 21.3 162 54 2 Chát cho vui, trao đổi với bạn bè về những vấn đề khác 38 12.7 38 12.7 95 21.3 129 43 Kết quả từ phiếu điều tra cho thấy rằng mục đích tra cứu tài liệu phục vụ học tập bằng internet rất được nhiều học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế chú trọng. 18,3 % và 46,3 % học sinh rất thường xuyên khai thác và thường xuyên khai thác, 31,7 % học sinh thỉnh thoảng mới khai thác và chỉ còn lại 3,7 % học sinh chưa bao giờ khai thác internet vào mục đích tra cứu tài liệu học tập; 8,7 % % và 33 % học sinh rất thường xuyên khai thác và thường xuyên khai thác, 43 % học sinh thỉnh thoảng mới khai thác và cũng chỉ 12 % học sinh chưa bao giờ khai thác internet vào mục đích tra cứu tài liệu học tập; các tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng, thậm chí là thường xuyên và rất thường xuyên lập blog và trao đổi với bạn về vấn đề học tập qua blog, chát trao đổi về học tập, gửi thắc mắc cho giáo viên thông qua e-mail…là những con số phản ánh chưa đầy đủ mức độ khai thác internet nhằm mục đích phục vụ học tập của học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế. Qua phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với rất nhiều em học sinh thuộc nhiều khối lớp chúng tôi thấy rằng việc sử dụng internet vào việc học tập thường rất ít được các emn chú trọng. Có những em học sinh thì thực sự đã biết khai thác thông tin từ mạng một cách hợp lý cho hoạt động học tập của mình. Nhưng tỉ lệ đó ít hơn nhiều so với kết quả điều tra nêu trên. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, nhu cầu sử dụng internet của học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế là rất cao. Nhưng các em thường sử dụng vào các mục đích khác nhiều hơn rất nhiều so với mục đích học tập. Có 25,4 % học sinh thừa nhận rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng internet để chat trao đổi với bạn bè cho vui; 10,4 % học sinh thừa nhận thường xuyên chơi game trên mạng… Những con số này trên thực tế có thể lớn hơn so với kết quả mà chúng tôi điều tra được. Cũng dễ hiểu khi những hoat động đó tạo hứng thú, lôi cuốn các em hơn rất nhiều. Trong khi thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh ít ai quan tâm hướng dẫn, quản lý các em trong việc ứng dụng CNTT, khai thác internet vào mục đích học tập cả. Chỉ có những em học sinh thực sự ham học, say mê với việc học hoặc được sự quan tâm từ phía gia đình nên đã thường xuyên sử dụng công cụ này. Như vậy mức độ khai thác internet của giáo viên và học sinh nhằm phục vụ cho dạy và học còn ở mức thấp và thiếu tính đa dạng. Chúng tôi thấy cần có những biện pháp thích hợp để đẩy mức độ khai thác này lên cao hơn để góp phần nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế. 2.2.4. Phạm vi ứng dụng CNTT ƯDCNTT vào dạy học chắc chắn không chỉ nằm trong phạm vi các tiết dạy bằng giáo án điện tử. CNTT có thể ứng dụng trên nhiều phạm vi khác nhau và với mức độ khác nhau. Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi: “Thầy (cô) thường ứng dụng CNTT nhằm vào mục đích nào? Và thu được kết quả như sau: Bảng 8a: Phạm vi ƯDCNTT vào dạy học của giáo viên (Kết quả điều tra giáo viên) TB Phạm vi Mức độ RTX TX TT CBG SL TL SL TL SL TL SL TL 2 Thiết kế bài giảng 5 20 4 16 11 44 5 20 1 Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp 7 28 9 36 7 28 2 8 4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 0 0 0 0 2 8 23 92 3 Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu 0 0 3 12 2 8 20 80 Kết quả điều tra cho thấy việc thiết kế bài giảng điện tử và lên lớp bằng giáo án điện tử vẫn được các giáo viên tiến hành với mức độ cao hơn hẳn. Có 5 giáo viên (chiếm 20 %) rất thường xuyên, 4 giáo viên (chiếm 16%) thường xuyên và 11 giáo viên (chiếm 44 %) thỉnh thoảng thiết kế bài giảng có ƯDCNTT. Có 7 giáo viên (chiếm 28 %) rất thường xuyên, 9 giáo viên (chiếm 36%) thường xuyên và 7 giáo viên (chiếm 28 %) thỉnh thoảng tiến hành hoạt động dạy học trên lớp có ƯDCNTT. Hai giai đoạn thiết kế và tiến hành hoạt động dạy học trên lớp bằng CNTT có mối quan hệ mật thiết với nhau nên có mức độ tương đương nhau là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trên thực tế chúng tôi được biết mức độ thiết kế giáo án điện tử và dạy bằng giáo án điện tử thấp hơn so với kết quả điều tra. Trong thời gian về trường nghiên cứu, chúng tôi thấy tỉ lệ các tiết dạy bằng giáo án điện tử so với số tiết dạy thông thường là rất thấp. Và hiện nay, mức độ này giảm hơn rất nhiều so với trước đây. Trước đây, khi mới tiếp nhận chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đã phát động một phong trào ƯDCNTT vào dạy học rất rầm rộ. Rất nhiều giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong các giờ lên lớp. Tuy nhiên, qua trao đổi trò chuyện với một số giáo viên, chúng tôi được biết là ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế có hiện tượng giáo viên có dạy bằng giáo án điện tử (thiết kế bằng powerpoint) nhưng là những giáo án được tìm kiếm trên mạng về chứ không phải do trực tiếp giáo viên thiết kế nên các tiết dạy không mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, do nhu cầu tìm kiếm tài liệu trên internet đã làm cho các virut mạng có điều kiện xâm nhập làm cho việc đảm bảo an toàn cho hệ thống máy tính, máy chiếu của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà nhà trường lại chủ trương giảm dần các tiết dạy bằng giáo án điện tử. Ngoài việc thiết kế và dạy bằng giáo án điện tử, việc ƯDCNTT vào dạy học còn có thể sử dụng trong phạm vi khác như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu bằng CNTT. Thế nhưng trong hai phạm vi này, mức độ ứng dụng còn rất thấp và được rất ít giáo viên quan tâm. Chỉ có 12 % giáo viên thường xuyên và 8 % giáo viên thỉnh thoảng ƯDCNTT trong phạm vi này. Còn hơn 80 % số giáo viên của trường chưa bao giờ ƯDCNTT nhằm kiểm tra, đánh giá hoặc hướng dẫn học sinh tự học. Để nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào dạy học, theo chúng tôi cần phải mở rộng sang hai phạm vi này. Nhất là việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu bằng CNTT, kích thích tính tích cực của họ. Máy tính và mạng internet sẽ có thể cung cấp cho học sinh những thông tin cực kì quan trọng liên quan đến bài học; khơi dậy trí tò mò và niềm đam mê học tập, nghiên cứu của học sinh. Giáo viên cũng có thể sử dụng e.mail, chat nhằm giải đáp thắc mắc, định hướng tự học phù hợp với năng lực nhận thức, sở trường của từng đối tượng học sinh. Đảm bảo nguyên tắc vừa sức trong dạy học và giáo dục. Để kết quả nghiên cứu về phạm vi ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế được khách quan, chính xác hơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên đối tượng học sinh để kiểm chứng về vấn đề này và kết quả phản ánh là tương đối phù hợp với kết quả nêu trên. Bảng 8b: Phạm vi ƯDCNTT vào dạy học của giáo viên (kết quả điều tra học sinh) SX Phạm vi Mức độ RTX TX TT CBG SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Thiết kế bài giảng 106 35.3 116 38. 7 72 24 6 2 2 Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp 44 14.7 112 37. 3 121 40.3 23 7.7 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 23 7. 7 59 19. 7 90 30 128 42.7 4 Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu 13 4. 3 60 20 81 27 146 48.7 Có trên 90 % học sinh thừa nhận giáo viên đã có ƯDCNTT vào dạy học trong phạm vi thiết kế bài giảng và tiến hành hoạt động trên lớp. Những cũng có trên 42 % học sinh thừa nhận rằng giáo viên chưa bao giờ kiểm tra, đánh giá kết quae học tập, hướng dẫn hoạt động tự học của các em bằng CNTT cả. Khi chúng tôi hỏi có em nào biết e-mail của thầy giáo, cô giáo nào của trường không thì hầu hết tất cả các em đều lắc đầu. Nhưng nhiều thầy cô giáo đã yêu cầu các em tìm kiếm thông tin để thảo luận, giới thiệu các trang Web để học sinh tìm kiếm. Đó cũng là hình thức ƯDCNTT vào dạy học mà chúng tôi cho rằng sẽ mang lại hiệu quả cao, nâng cao chất lượng tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như nâng cao tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Vì vậy mà trong tương lai, trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế cần đẩy mạnh hoạt động này hơn. Đây cũng là biện pháp giúp giáo viên của trường một mặt đẩy mạnh ƯDCNTT vào dạy học, mặt khác cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học của mình theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Như vậy, từ những số liệu và phân tích trên đây, chúng tôi có thể đi đến các kết luận sau: Thứ nhất, CNTT được ứng dụng trên trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Thứ hai, việc ứng dụng tập trung chủ yếu vào việc biên soạn giáo án điện tử và lên lớp bằng giáo án điện tử. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu bằng CNTT diễn ra rất hạn chế. 2.2.5. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Việc ƯDCNTT vào dạy học mang lại hiệu quả to lớn đối với người dạy cũng như người học trong quá trình sử dụng máy tính làm phương tiện dạy và học. Để làm rõ biểu hiện cụ thể của những hiệu quả do CNTT mang lại trong dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Hiệu quả nhờ việc ứng dụng CNTT vào dạy học là gì?” và điều tra trên cả học sinh và giáo viên. Kết quả chúng tôi thu được như sau: Bảng 9: Hiệu quả của việc ƯDCNTT Hiệu quả Giáo viên Học sinh Rất cao Cao Không cao lắm Thấp TB Rất cao Cao Không cao lắm Thấp TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL a 0 0 2 8 2 8 21 84 6 61 20. 3 141 47 71 23.7 27 9 6 b 1 4 1 4 1 4 22 88 5 66 22 146 48.7 70 23.3 18 6 5 c 1 4 0 0 2 8 22 88 8 27 9 77 25.7 145 48.3 51 17 8 d 8 32 7 28 6 24 4 16 2 95 31.7 137 45.7 51 17 17 5.7 2 e 5 20 7 28 8 32 5 20 3 84 28 128 42.7 64 21.3 24 8 3 f 10 40 9 36 4 16 2 8 1 102 34 123 41 70 23.3 5 1. 7 1 g 2 8 2 8 5 20 16 64 4 69 23 121 40. 3 95 31.7 15 5 4 h 1 4 7 28 5 20 12 48 7 54 18 68 22.7 121 40.3 57 19 7 Chú thích: a: Tiết kiệm thời gian dạy và học b: Giảm nhẹ hoạt động của giáo viên c: Giảm nhẹ hoạt động học tập của học sinh d: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy e: Nâng cao tính tích cực học tập của học sinh f: Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh g: Tăng lượng thông tin truyền đạt h: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính Quan sát bảng trên chúng ta đều thấy rằng, ý kiến của giáo viên và học sinh về hiệu quả của việc ƯDCNTT vào dạy học là tương đối phù hợp với nhau. Hiệu quả lớn nhất theo giáo viên và học sinh đó chính là việc ƯDCNTT vào dạy học có thể nâng cao hứng thú học tập cho người học. Có 10 giáo viên (chiếm 40%) cho rằng việc ứng dụng mang lại hiệu quả rất cao; 9 giáo viên (36 %) cho là có hiệu quả cao; chỉ có 8 % đánh giá thấp hiệu quả này. Các em học sinh cũng thừa nhận việc ƯDCNTT vào dạy học có có thể nâng cao hứng thú học tập cho các em. Có 102 học sinh (34%) cho rằng việc ứng dụng mang lại hiệu quả rất cao; 123 học sinh (41 %) cho là có hiệu quả cao; chỉ có 23,3 % học sinh đánh giá chưa cao lắm và 1,7 % đánh giá thấp hiệu quả này. ƯDCNTT vào dạy học là một cách làm mới, thay cho cách dạy học truyền thống. Thay vì thầy và trò giao tiếp trực tiếp với bảng đen phấn trắng thì bây giờ, các hình ảnh, clip, sơ đò, hình vẽ, các câu hỏi, các cách trình bày bài giảng sinh động được biểu diễn qua các slide, tạo cho các em cảm giác mới lạ, say mê, thích thú. Chính vì vậy mà làm cho các em học sinh hứng thú với giờ học hơn rất nhiều. Nhiều em học sinh tâm sự thật với chúng tôi: “thầy cô giáo dạy bằng powerpoint chúng em đỡ buồn ngủ hơn nhiều, nói chung là thích học hơn, mỗi lần đi học phòng máy, nhiều lúc đi xa cũng mệt nhưng vẫn thấy hào hứng hơn nhiều”. Từ việc nâng cao hứng thú học tập nói trên, ƯDCNTT vào dạy học góp phần nâng cao tính tích cực học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Nâng cao hiệu quả giờ dạy đứng ở vị trí thứ hai sau việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. 32 % giáo viên và 31,7 % học sinh đánh giá rất cao, 28% giáo viên và 45,7% học sinh đánh giá cao, chỉ có 16 % giáo viên và 5,7 % học sinh đánh giá thấp hiệu quả này. Đây là tỉ lệ khá cao. Hiệu quả giờ dạy được đo bằng chất lượng lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học. Giáo viên, thông qua việc tiếp thu tín hiệu ngược trong giờ dạy, thông qua các bài thi, kiểm tra…họ có thể đánh giá được ở những mức độ nhất định về vấn đề này. Còn học sinh, họ là người trực tiếp tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, họ có đủ căn cứ để đánh giá về chất lượng và hiệu quả giờ dạy có ƯDCNTT. Vì vậy, kết quả điều tra trên, theo chúng tôi đã phản ánh khách quan hiệu quả của việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đối với vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy. ƯDCNTT vào dạy học cũng góp phần nâng cao tính tích cực học tập của học sinh. Kết quả điều tra cho thấy, có 20 % giáo viên, 28 % học sinh đánh giá hiệu quả này là rất cao; 28 % giáo viên và 42,7 % học sinh đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn 32 % giáo viên và 21,3 % học sinh đánh giá chưa thực sự cao lắm về hiệu quả này. Tính tích cực học tập học tập của học sinh trong giờ học được biểu hiện ở thái độ tích cực nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, tinh thần phát biểu xây dựng bài… Qua phỏng vấn nhiều giáo viên chúng tôi được biết, giờ dạy bằng giáo án điện tử có sức thu hút cao hơn với học sinh, các em tích cực phát biểu hơn,… Như vậy, có thể tạo ra hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực học tập, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy của giáo viên là những biểu hiện của hiệu quả mà việc ƯDCNTT vào dạy học mang lại. Điều này chứng tỏ việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đã có những thành công nhất định, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ không nhỏ đánh giá các hiệu quả nêu trên chỉ ở mức độ thấp. Trên thực tế không phải tiết dạy nào cũng thành công, giáo viên nào cũng thành công và mang đến những thành quả trên. Qua phỏng vấn học sinh, chúng tôi được biết, một số giáo viên chỉ dùng powerpoint như một phương tiện trình chiếu, thay vì viết bảng và thuyết trình, giáo viên hầu như bê nguyên toàn bộ nội dung vào các slide và bắt buộc học sinh phải ghi chép sao cho kịp tốc độ trình chiếu của giáo viên, các em thậm chí không kịp nghe giảng, nhiều học sinh do ghi chép không kịp đâm ra lười nhác, mất tập trung. Đây là những biểu hiện cần khắc phục khi sử dụng các bài giảng điện tử. Hiệu quả thứ 4 mà việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng mang lại đó chính là tăng lượng thông tin truyền đạt. Có đến 63,3 % học sinh đồng thời, có 16 % giáo viên đánh giá cao và rất cao hiệu quả này; Sử dụng các phần mềm dạy học vào thết kế giáo án điện tử, giáo viên có thể tiết kiệm thời gian vẽ, viết bảng, vẽ hình, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, đồ thị…Những công việc như vậy thay vì được tiến hành trên lớp với bảng đen phấn trắng thì nay đã được chuẩn bị kĩ ở nhà và chỉ trình chiếu cho học sinh quan sát, phân tích đánh giá với độ chính xác cao, nhờ vậy, giáo viên có thể tiết kiệm thời gian, cung cấp thêm nhiều thông tin mới, bổ ích có liên quan đến nội dung bài học. Ngoài ra, ƯDCNTT vào dạy học còn mang lại một số hiệu quả khác đối với học sinh cũng như giáo viên. Nhưng những hiệu quả đó thể hiện chưa rõ ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế. Song hiệu quả lớn nhất và cũng là thành tựu lớn nhất đã đạt được đó chính là việc nâng cao hứng thú, tăng cường tính tích cực học tập, nâng cao chất lượng và hiệu quả tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh đã thể hiện tương đối rõ. Đây được xem là thành công trong lĩnh vực ƯDCNTT vào dạy học ở một trường THPT. 2.2.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng CNTT Muốn đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ƯDCNTT vào dạy học, chúng tôi cần tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên cũng như học sinh trong khi ƯDCNTT vào dạy học. 2.2.6.1. Thuận lợi Để tìm hiểu rõ về mặt thuận lợi trong công tác ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học, thầy (cô) có được những THUẬN LỢI nào?” Kết quả thu được từ việc điều tra giáo viên thể hiện ở bảng sau: Bảng 10a: Thuận lợi của giáo viên trong quá trình ƯDCNTT vào dạy học TB Thuận lợi Mức độ Cơ bản Bình thường Không cơ bản Không có SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Nhà trường có cơ sở vật chất tốt (phòng máy, máy chiếu, mạng…) 19 76 3 12 2 8 1 4 2 Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường 12 48 4 16 5 20 4 16 6 Các phần mềm dạy học nhiều, dễ khai thác, dễ sử dụng 2 8 7 28 5 20 11 44 3 Bản thân có ý thức ứng dụng 8 32 5 20 6 24 6 24 4 Bản thân có kĩ năng cơ bản về sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT 4 16 6 24 7 28 8 32 5 Học sinh có kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng khai thác thông tin trên internet 2 8 11 44 7 28 5 20 Quan sát bảng số liệu trên đây, chúng ta có thể thấy thuận lợi lớn nhất của các thầy cô giáo là việc nhà trường có cơ sở vật chất tốt (phòng máy, máy chiếu, máy tính n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docth432803c trang UDCNTT.doc
Tài liệu liên quan