Chương I Lý luận chung về hiệu quả nhập khẩu của Công ty COALIMEX 3
I. Quan niệm về hiệu quả nhập khẩu. 3
II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU, Ý NGHĨA NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU VÀ HÌNH THỨC NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY COALIMEX. 4
1. Vai trò của của hoạt động nhập khẩu. 4
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu. 5
3. Hình thức nhập khẩu của Công ty COALIMEX. 6
a. Nhập khẩu trực tiếp 6
b. Nhập khẩu uỷ thác. 7
Chương II Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty COALIMEX 10
I. Tổng quan về hình thành và phát triển của Công ty. 10
1 Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty. 10
1. Loại hình doanh nghiệp. 10
3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty. 11
4. Quy mô và cơ cấu tổ chức. 11
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 13
1. Nguồn hàng nhập khẩu. 13
2. Thực trạng nhập khẩu của Công ty từ năm 1998 đến năm 2000. 14
2.1 Vốn kinh doanh. 14
2.2 Nhập khẩu uỷ thác. 15
2.3 Nhập khẩu tự doanh. 19
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong một số năm gần đây. 20
3.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận 20
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 24
1.Những thành tích đạt được trong hoạt động nhập khẩu: 24
2/Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu . 25
3/ Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu 25
3.1 Nguyên nhân khách quan. 25
3.2 Nguyên nhân chủ quan. 26
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO 27
HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU 27
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 27
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY COALIMEX. 27
KẾT LUẬN 36
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước và trực thuộc Tổng Công ty Than Việt nam. Vốn của Công ty một phần do nhà nước cấp và một phần do Công ty tự tích luỹ.
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trong lĩnh vực xuất khẩu than và nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc, vật tư cung ứng cho quá trình khai thác mỏ, cùng với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Công ty kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động sản xuất bao gồm:
- Xuất khẩu than uỷ thác cho các mỏ than trong nước ra nhiều thị trường khác nhau trên thế giới như: Tây âu, Nhật bản, Thái lan, Hàn quốc...
- Nhập khẩu vật tư, thiết bị từ nước ngoài vào Việt nam, chủ yếu nhằm phục vụ cho quá trình khai thác và chế biến than và các ngành kinh tế trong nước.
- Sản xuất và kinh doanh nước đá sạch
- Hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Quy mô và cơ cấu tổ chức.
a/ Quy mô.
Công ty bao một trụ sở chính đặt tại 47 Quang Trung, Hà nội và hai chi nhánh đặt tại Quảng ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hà nội, Công ty bao gồm các phòng ban: phòng Giám đốc, phó Giám đốc, kế hoạch kế toán và tài chính, hành chính tổng hợp, tổ chức nhân sự và thanh tra bảo vệ, hợp tác lao động, các phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu và một phòng kiểm toán.
Tại Quảng ninh,chi nhánh của Công ty bao gồm các đơn vị khai thác, sản xuất và chế biến than, làm thủ tục đưa than lên tàu nước ngoài và các thủ tục nhập khẩu nếu có.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty COALIMEX văn phòng đại diện vừa quản lý thị trường tiêu thụ đồng thời kinh doanh một xưởng sản xuất nước đá sạch, nhập khẩu vật tư, thiết bị cho các ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh.
b/ Cơ cấu tổ chức.
Công ty có tổng số nhân viên là 120 người hoạt động ở các trụ sở văn phòng khác nhau của Công ty và taapj trung chủ yếu ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng ninh. Công ty hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt nam bổ nhiệm. Giá đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo luật doanh nghiệp nhà nước, theo điều lệ của Công ty là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt nam và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Công ty có hai Phó giám đốc cùng các phòng ban hoạt động từng chức năng nhiệm vụ dưới đây.
- Phòng tổ chức nhân sự và thanh tra bảo vệ.
- Phòng kế hoạch kế toán tái chính.
- Phòng hành chính tổng hợp.
- Các phòng nhập khẩu 1,2,3,4 và 5.
- Phòng xuất khẩu than và hợp tác quốc tế.
- Phòng kiểm toán.
- Phòng hợp tác lao động.
Các phòng chức năng này có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc giải quyết và điều hành mọi lĩnh vực của Công ty. Các phòng kinh doanh cũng đồng thời hoạt động một cách độc lập dưới sự điều hành của Giám đốc và các trưởng phòng. Người đứng đầu là các phòng do Giám đốc bổ nhiệm. Riêng kế toán trưởng, người giúp đỡ Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty, do Giám đốc đề nghị T ổng Công ty Than Việt nam bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
* Công ty có hai chi nhánh sau
- Chi nhánh COALIMEX tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh COALIMEX tại Quảng Ninh
Đây là những đơn vị trực thuộc Công ty, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh do Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động được phân công phụ trách. Những đơn vị trực thuộc này mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát chỉ đạo của Giám đốc Công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các đơn vị này có quyền triển khai các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được giám đốc uỷ quyền. Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị nói trên xuất phát từ nhiệm vụ, quyền hạn được Giám đốc giao cho. Đặc biệt đối với công tác quản lý gồm: tổ chức thanh tra, kế hoạch kinh tế tài chính, hành chính doanh nghiệp thì công tác quản lý và hạch toán có đặc thù riêng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình tổ chức chức năng đã giúp cho Công ty vận dụng tốt khả năng chuyên môn của các thành viên.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty COALIMEX
P.XK than
P.Hợp tác LĐ
Phó
Giám
đốc 1
P.Nhập khẩu 1
P.Nhập khẩu 2
Chi nhánh QN
Chi nhánh HCM
K.T
trưởng
Giám
Đốc
P. Kiểm toán
P.Nhập khẩu 3
P.TTBV,TCNS
P.Nhập khẩu 4
Phó
Giám
đốc 2
P.Nhập khẩu 5
P. HCTH
P.Kế toán TC
II. Thực trạng tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Nguồn hàng nhập khẩu.
Được sự giúp đỡ của tổng Công ty than Việt nam, cùng với sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty cho nên Công ty có rất nhiều mối quan hệ buôn bán với nhiều tập đoàn nước ngoài có uy tín sản xuất thiết bị, vật tư phục vụ cho các ngành công nghiệp. Nhờ đó mà Công ty có những nguồn hàng nhập khẩu tương đối lớn, góp phần làm cho Công ty có được sự phong phú về mặt hàng, chủng loại hàng, về giá cả hàng hoá nhằm đáp ứng một cách đầy đủ nhất và phong phú cho nhu cầu sản xuất của ngành Than và thị trường trong nước. Công ty đã nghiên cứu và tìm cho mình các đối tác giao dịch đem lại hiệu quả kinh doanh cao thông qua:
- Tìm hiểu thông tin qua bạn hàng nước ngoài.
- Thông qua các đơn vị trong ngành đã quan hệ buôn bán với khách hàng đó để thấy được thuận lợi, khó khăn khi buôn bán với họ
- Tìm thông tin ở phòng Thương Mại Việt nam, nhờ đó đến nay Công ty có quan hệ buôn bán với nhiều nước và tập đoàn lớn trên Thế giới.
* Nguồn hàng nhập khẩu của Công ty bao gồm:
+ Máy móc, thiết bị ( Máy xúc, xe Ballaz, máy gạt, máy khoan, băng tải ). Những loại máy móc thiết bị này thường nhập từ các nước : Nhật, Mỹ, Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc.
+ Xe ôtô phục vụ cho việc chở công nhân: nhập từ Hàn Quốc.
+ Những vật tư, nguyên liệu phục vụ ngoài ngành ( Sắt thép, xe máy, bình nóng lạnh...) nhập từ Italia, Nhật, Trung Quốc.
Thực trạng nhập khẩu của Công ty từ năm 1998 đến năm 2000.
2.1 Vốn kinh doanh.
Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - COALIMEX được uỷ quyền thay mặt Tổng công ty than Việt nam nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành than và đồng thời Công ty cũng được phép nhập khẩu các thiết bị khác, vật tư để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và các ngành khác. Vốn của Công ty một phần do nhà nước cấp ( Tổng công ty than Việt nam ) và một phần là do tích luỹ của Công ty.
*Số tài chính năm 1995.
Tổng số vốn được đưa vào kinh doanh của Công ty trong năm 1995 là:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp: 4.893 Triệu VND
+ Vốn cố định : 38 Triệu VND
+ Vốn lưu động : 4.855 Triệu VND
- Vốn tự bổ sung : 10.653 Triệu VND
2.2 Nhập khẩu uỷ thác.
Công ty COALIMEX được Tổng Công ty than Việt nam giao nhiệm vụ thay mặt các công ty trong ngành ký kết và thực hiện một số lượng lớn hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật tư. Đây là nhiệm vụ cũng rất quan trọng của Công ty, do vậy Công ty tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong hoạt động này thì toàn bộ vốn là vốn vay của Tổng công ty và các đơn vị uỷ thác trực thuộc Bộ Mỏ và Than, Công ty có nhiệm vụ gọi hàng, chào hàng, tổ chức cùng đơn vị uỷ thác đàm phán với đối tác nước ngoài, tiến hành và ký kết giao hàng cho đơn vị uỷ thác.
Trong hoạt động này doanh thu của Công ty là mức phí uỷ thác mà Công ty được hưởng khi thực hiện hợp đồng, giá trị hàng nhập khẩu sẽ không tính vào giá vốn hàng bán như ở hoạt động tự kinh doanh.
Với cơ chế tổ chức hoạt động như vậy Công ty phải tự thiết kế hợp đồng, từ việc tìm kiếm nhu cầu sau đó tìm nguồn hàng và cùng đơn vị uỷ thác đàm phán với đối tác nước ngoài. Trước hết Công ty phải lập phương án kinh doanh trình lên Hội đồng Tổng công ty và Tổng Công ty duyệt phương án. Tổng công ty sẽ xem xét và chỉ cấp vốn khi phương án kinh doanh đã được phê duyệt, hàng hoá nhập khẩu phải tiến hành thủ tục giao nhận và vận chuyển tới đơn vị có nhu cầu.
Bảng 1: Mức phí uỷ thác của máy móc, thiết bị.
TT
Giá trị HDNK( USD )
Mức phí ( % )
Mức khống chế( USD )
1
Từ 500.000 trở lên
0,7
2
Từ 100.000 đến 500.000
1,0
Tối đa 500.000
3
Từ 50.000 đến 100.000
1,2
Tối đa 100.000
4
Từ 30.000 đến 50.000
1,4
Tối thiểu 650
5
Dưới 30.000
1,6
Tối thiểu 400
Bảng 2: Mức phí uỷ thác nhập khẩu phụ tùng hàng hoá
dây truyền công nghệ.
TT
Giá trị HDNK (USD )
Mức phí( % )
Mức khống chế( USD )
1
Từ 1.000.000 trở lên
0,7
2
Từ 150.000 đến 1.000.000
1,0
Tối đa 700.000
3
Từ 100.000 đến 150.000
1,2
Tối đa 150.000
4
Từ 50.000 đến 100.000
1,4
Tối đa 100.000
5
Dưới 50.000
1,8
Tối thiểu 7.000
Các mức phí ở hai bảng trên được tính dựa trên giá trị nhập khẩu CIF cảng Việt nam DAF biên giới Việt nam. Phí uỷ thác bao gồm các phí cho việc giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng, theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng, làm thủ tục thông quan cho đến khi hàng về giao cho người uỷ thác, lập thủ tục khiếu nại, kiện tụng (nếu có ).
Đối với hàng hoá ngoài danh mục uỷ thác thì Công ty sẽ nghiên cứu thị trường quốc tế và tìm đối tác cùng bên uỷ thác tiến hành giao dịch nhập khẩu. Công ty sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, trên nguyên tắc đảm bảo có lợi nhất cho người uỷ thác. Phí uỷ thác đối với đơn vị ngoài ngành là tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Là một Công ty chuyên về Xuất nhập khẩu và là một Công ty đứng đầu về việc Xuất nhập khẩu của Bộ mỏ và Than vì vậy Công ty có nhiều mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng trong và ngoài nước. Mặt hàng nhập khẩu thì đa dạng về chủng loại, điều này đem lại cho Công ty nguồn thu đáng kể. Trong tổng giá trị hàng nhập khẩu của Công ty thì hàng nhập khẩu uỷ thác chiếm khoảng gần 50% tổng giá trị hợp đồng của Công ty.
Bảng 3: Tỷ trọng hàng nhập khẩu uỷ thác
Đơn vị tính: USD
Năm
Tổng giá trị NK
Giá trị HĐ uỷ thác
% so với tổng giá trị
1998
25.831.648
12.436.480
48%
1999
27.243.840
14.132.364
47%
2000
32.051.577
15.790.351
49.25%
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu uỷ thác của các năm giữ ở mức tương đối ổn định, chứng tỏ nhập khẩu uỷ thác cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Năm 1998, giá trị hợp đồng uỷ thác đạt 12.436.480 USD chiếm tỷ trọng 48% sang năm 1999 và 2000 thì tỷ trọng vẫn ở mức ổn định nhưng giá trị hợp đồng uỷ thác thì tăng điều này chứng tỏ hoạt động nhập khẩu uỷ thác đang được thực hiện rất tốt, nhiều hợp đồng được ký kết và đem lại cho Công ty một nguồn thu lớn, đáng kể từ mức phí uỷ thác. Đặc biệt là doanh thu thuần năm 1998 đạt 5.500 triệu VND, con số này đã tăng gấp hai lần vào năm 2000. Đây là nền móng cho Công ty tiến lên và phát triển mở rộng trong tương lai cũng như góp phần vào sự phát triển chung của Công ty COALIMEX và cho toàn ngành than Việt Nam.
Bảng 4: Kết quả hoạt động nhập khẩu kinh doanh của Công ty.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
1
Nộp ngân sách
Tr. đ
1.220
1.250
33.000
2
Tổng giá trị HĐ
- HĐ uỷ thác
- HĐ tự doanh
USD
USD
USD
25.243.822
12.436.480
12.807.341
28.686.161
14.132.364
14.553.797
32.051.577
15.790.351
16.261.226
3
Lợi nhuận
Tr. đ
600
718
1.100
4
Thu nhập BQ
Tr.đ
1.16
1.6
1.8
5
Doanh thu thuần
Tr. đ
5.500
7.000
11.000
Trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác điều quan trọng là tính an toàn và mục tiêu phục vụ khách hàng và đây là vấn đề bức xúc của doanh nghiệp nhập khẩu vì nhập khẩu uỷ thác luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ với nhập khẩu tự doanh, cũng là nguồn thu chính của Công ty.
Sơ đồ 1: Doanh số bán hàng của Công ty
Đơn vị tính: USD
NK uỷ thác
250.000 NK tự doanh
200.000
100.000
1998 1999 2000
2.3 Nhập khẩu tự doanh.
Nhập khẩu tự doanh là một trong những mảng chính của Công ty. Đối với mảng này Công ty phải tự chủ trong hạch toán tự tìm kiếm nhu cầu và nguồn hàng... để đạt hiệu quả kinh doanh.
Trong năm 2000 các công ty sản xuất than trong Tổng công ty than Việt nam chưa có nhu cầu nhập khẩu các lô hàng lớn, trong Tổng công ty lại có nhiều đơn vị cùng làm công tác nhập khẩu nên việc dành dược một hợp đồng nhập khẩu trong Tổng Công ty than rất khó khăn. Trước khó khăn này Công ty kịp thời chỉ đạo các phòng nhập đã được Công ty phân công mặt hàng luôn bám sát các đơn vị sản xuất than và Tổng Công ty để tìm kiếm đơn hàng trong Tổng công ty đồng thời phải làm tốt công tác đấu thầu để cạnh tranh thắng thầu. Mặt khác phải chủ động tìm kiếm khách hàng ngoài Tổng công ty than để nhập khẩu.
Để tăng giá trị nhập khẩu các phòng nhập đã đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu. Từ việc nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, vật tư sắt thép cho ngành mỏ, năm 2000 đã mở rộng ra các mặt hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước như: xe máy, bột giặt, hoá chất, hạt nhựa, rượu, máy giặt, phụ kiện điện thoại...
* Kết quả hoạt động nhập khẩu năm 2000: giá trị hợp đồng nhập khẩu tự doanh đã ký đạt 16.261.226 USD chiếm gần 51% tổng giá trị hợp đồng của Công ty.
Bảng 5: Giá trị nhập khẩu kinh doanh của Công ty năm 2000
Đơn vị tính: USD
STT
Tên đơn vị
Tổng giá trị HĐ
Trong ngành
Ngoài ngành
HĐ kinh doanh
Hàng đã về
1
Phòng Xuất nhập khẩu 1
4.419.006
1.860.419
2.558.587
2.775.306
4.419.006
2
Phòng Xuất nhập khẩu 2
4.387.035
925.687
3.461.348
126.796
3.532.223
3
Phòng Xuất nhập khẩu 3
1.198.525
604.125
594.400
930.407
464.000
4
Phòng Xuất nhập khẩu 4
5.682.232
2.863.434
2.818.798
1.470865
3.339.392
5
Phòng Xuất nhập khẩu 5
5.794.718
5.794.718
3.476.445
4.726.198
6
Phòng xuất khẩu và HTQT
5.794.718
5.794.718
5.575.584
3.202.600
7
Chi nhánh TP. HCM
4.607.281
4.607.281
1.687.738
3.914.841
8
Chi nhánh QN
214.691
214.691
214.691
214.691
Tổng
32.061.577
6.463.356
25.583.221
16.261.226
23.812.951
Nhìn vào bảng 5: ta có thể thấy rõ được giá trị hợp đồng nhập khẩu kinh doanh tự doanh của Công ty là rất lớn tuy tỷ trọng chỉ lớn hơn một chút so với hợp đồng uỷ thác
Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong một số năm gần đây.
Việc tính toán hiệu quả để biết được thực trạng, tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục những sai lầm để nâng cao hiệu quả kinh doanh là một việc làm rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung và nhập khẩu nói riêng thực chất là phân tích các chỉ tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp.
3.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận
Có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua kết quả cuối cùng là lợi nhuận được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 6: Lợi nhuận kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: Triệu VND
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tốc độ tăng trưởng(%)
1
Tổng doanh thu
51.238
58.225
68.500
134
2
Tổng chi phí
50.638
57.507
67.400
133
3
Lợi nhuận
600
718
1.100
183
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm. Năm 1998 lợi nhuận chỉ có 600 triệu VND nhưng sang đến năm 1999 Công ty đã tăng lợi nhuận của mình lên 718 triệu VND đó là nhờ vào việc Công ty tìm được nhiều hợp đồng hơn và giảm được chi phí trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. ở năm 2000, Công ty đã mở rộng thị trường, đối tác và mặt hàng nhập khẩu nên lợi nhuận đạt mức 1.100 triệu VND. Điều này cho thấy Công ty đang đi dần vào ổn định và có hiệu quả trong kinh doanh.
* Tỷ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có.
Theo số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cho thấy:
Tổng doanh thu năm 1998 là 51. 238 triệu VND trong đó tài sản của năm 1998 là 18.655,2 triệu VND như vậy hiệu quả sử dụng tài sản là 2,74. Sang đến năm 1999 doanh thu của chi nhánh là 58.225 triệu VND và tài sản của Công ty là 23.319 triệu VND hiệu quả sử dụng tổng tài sản là 2,5 và đến năm 2000 doanh thu của Công ty đạt 68.500 triệu VND, tài sản có là 25.650 triệu VND hiệu quả sử dụng tài sản là 2,67. Qua ba năm, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giữ ở mức ổn định.
Bảng 7: Khả năng sinh lời của doanh thu
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
1
Doanh thu
Tr. VND
51.238
58225
68.500
2
Lợi nhuận
Tr.VND
600
718
1.100
3
Tỷ suất lợi nhuận
%
1,17
1,12
1,6
Năm 1998, Công ty đạt được mức lãi suất 600 triệu VND và đạt tỷ suất lợi nhuận là 1,17%. Năm 1999 Công ty đạt lợi nhuận cao hơn năm 1998 là 118 triệu VND nhưng đạt tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với năm 1998 và chỉ đạt 1,12% , vì năm 1999 Công ty có nhiều hợp đồng uỷ thác được ký với số lượng lớn và điều này làm giảm mức thu nhập theo số hợp đồng, vì giá trị hợp đồng càng lớn thì mức phí uỷ thác càng nhỏ.
Tuy nhiên, năm 2000 Công ty đã đạt được lợi nhuận là 1.100 triệu VND và tăng hơn 40% so với năm 1998, mức tỷ suất lợi nhuận cũng tăng và đạt ở mức1,6% .Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và nhập khẩu nói riêng thì thời gian tới Công ty phải có biện pháp tăng chỉ tiêu này bằng cách thuyết phục khách hàng chấp nhận cho Công ty được hưởng mức phí uỷ thác cao nhất, tăng cường hoạt động kinh doanh hàng tự doanh, đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ đối với khách hàng.
Chỉ tiêu về hiệu quả:
-Tỷ xuất ngoại tệ nhập khẩu:
Bảng 8:Hiệu quả ngoại tệ nhập khẩu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tiền
1998
1999
2000
1
Doanh số
Triệu đồng
329.506,32
374.439
428.660
2
Chi phí nhập khẩu
USD
18.216.907
21.4431655
23.812.951
3
Tỷ suất ngoại tệ
Đồng/USD
12.318,8
14.141,8
14.304,9
Tỷ giá quy đổi 1USD ở thời điểm ứng với các năm kinh doanh như sau:
Năm 1998: 1USD = 12.300 VND
Năm 1999: 1USD =13.800 VND
Năm 2000: 1 USD= 14.000 VND
So sánh giữa tỷ xuất ngoại tệ đạt được qua các năm với tỷ xuất quy đổi tại thời điểm cho ta thấy:
+Tỷ xuất ngoại tệ năm 1998 = 12.318,8 VND
1 USD quy ra VND = 12.300 VND
Hiệu quả sử dụng ngoại tệ = 18,8 VND
+Tỷ xuất ngoại tệ năm 1999 = 14.141,8 VND
1USD quy ra VND = 341,8 VND
+Tỷ xuất ngoại tệ năm 2000 = 14.304,9 VND
1 USD quy ra VND = 14.000 VND
Hiệu quả sử dụng ngoại tệ = 304,9 VND
Muốn nâng cao hiệu quả nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chỉ tiêu này, tức là Công ty nên cố gắng tăng doanh thu và giảm chi phí nhập khẩu.
-Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
1
Lãi gộp HĐ NK
Tr. đồng
600
718
1.100
2
Doanh số bán hàng
Tr. đồng
329.705,2
374.655
428.660
3
Tổng vốn KD
- Vốn lưu động
- Vốn cố định
Tr.đồng
Tr. đồng
Tr.đồng
18.655,5
18.615,2
40
23.319
23.274
45
25.650
25.600
50
4
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Lần
0,032
0,030
0,042
5
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Lần
15
15,95
22
6
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Lần
0,032
0,030
0,043
7
Vòng quay của vốn lưu động
Vòng
17,71
16,1
16,74
Nhìn vào bảng 9 thấy hiệu quả sử dụng vốn của năm 1998 là 0,032, sang năm 1999 tuy hiệu quả sử dụng vốn có giảm đi chút ít nhưng sang năm 2000 hiệu quả sử dụng ón lại tăng lên 0,042 lần, qua đó cho thấy rằng Công ty đang phát triển và đi vào ổn định.
III. Đánh giá tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của Công ty.
1.Những thành tích đạt được trong hoạt động nhập khẩu:
Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - COALIMEX là một đơn vị trực thuộc tổng Công ty Than Việt Nam, được giao nhiệm vụ xuất khẩu than, hợp tác lao động, đặc biệt là nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cho ngành than và nhu cầu thị trường. Đây là một nhiệm vụ hết sức phức tạp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Qua những số liệu về kinh doanh trên cho ta thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong mọi mặt, vượt khó khăn từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhanh chóng xác định vị thế của mình trên thị trường. Hoạt động nhập khẩu của Công ty đã có hiệu quả và đang trên đà phát triển.
Công ty đã tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu, đảm bảo đúng thời hạn giao hàng cũng như chất lượng hàng nhập khẩu. Công ty đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn và mở tiêu thụ ra nhiều thị trường mới.
Công ty đã đạt được kết quả trong việc nghiên cứu thị trường, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, do đó mở rộng được thị trường nhập khẩu ra nhiều nước trên thế giới, mở rộng mặt hàng nhập khẩu mang lại hiệu quả cao.
Trong tổ chức lao động, nhờ vào sự bố trí đúng người đúng việc nên đã phát huy được khả năng của người công nhân trong kinh doanh, phát huy được tính tự giác và tinh thần trách nhiệm, các cán bộ luôn tự học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân và đáp ứng được yêu cầu công việc.
Trong tổ chức bộ máy quản lý có ưu điểm là gọn nhẹ, quản lý tổ chức theo chế độ thủ trưởng cho nên việc ra quyết định rất nhanh chóng và kịp thời, việc quản lý được thực hiện trực tiếp với từng cán bộ cho nên giám đốc có thể giám sát và điều chỉnh, bố trí công việc hợp lý hơn.
2/Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu .
*Tuy đạt được những thành tích như ở trên nhưng Công ty còn những ván đề tồn tại:
- Vấn đề nổi cộm nhất ở đây là vốn kinh doanh cũng như vốn nhập khẩu. Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại cho nên vốn lưu động luôn chiếm phần lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Nhưng ở đây vốn lưu động không phải là hoàn toàn của Công ty mà một phần làvốn vay đã làm cho Công ty không tự chủ được trong kinh doanh và đôi khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
-Thứ hai là việc thu hồi công nợ đối với khách hàng trong nước chưa được đẩy mạnh, nợ quá hạn kéo dài còn nhiều. Công ty vẫn thướng xuyên bị khách hàng chiếm dụng vốn một lượng lớn, cho nên vốn quay vòng chậm.
-Về thị trường, tuy đã mở rộng và phát triển nhưng thị phần trang thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ cho các ngành trong nước còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty chưa thành lập được bộ phận Marketing cho nên việc nghiên cứu thị trường do chính cán bộ kinh doanh phụ trách phần hợp đồng nên hiệu quả không cao.
3/ Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu
Có hai nguyên nhân chính gây ra những tồn tại trên là.
3.1 Nguyên nhân khách quan.
- Do sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty Xuất nhập khẩu trong nước có nhiều kinh nghiệm hơn, có mối quan hệ rộng hơn, có vốn kinh doanh lớn hơn nên họ có thể tự chủ động trong việc kinh doanh.
- Công ty chuyên hoạt động nhập khẩu nên nhu cầu vốn lớn nhưng do thời gian hoàn vốn lâu đã ảnh hưởn đến vòng quay của vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh .
- Việc vay được vốn của Tổng Công ty chậm do phải trình nhiều cấp và thủ tục vay vốn phiềm hà.
- Do chính sách ce nhà nước chưa khuyến khích các nhà kh nói chung và Công ty nói riêng, do các bộ phận hành phát còn nhiều tiêu cực, quan liêu.
3.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Do sử dụng lao động chưa hợp lý, một người không thể giỏi hết các khâu trong quá trình tiến hành hoạt động nhập khẩu, cho nên khong tránh khỏi rủi ro khi chỉ có một cán bộ làm từ khâu nghiên cứu thị trường cho đến việc thực hiện hợp đồng. Công ty đã coi trọng nâng cao trình độ nhân viên nhưng chưa tương xứng với yêu cầu và vai trò của nó trong hoạt động nhập khẩu.
- Việc theo dõi và thu hồi công nợ với khách hàng chưa chắt chẽ cho nên vốn bị chiếm dụng nhiều, làm cho vốn kinh doanh luôn bị thiếu và giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Do chưa mở rộng thị trường vì không nắm được nhu cầu của thị trường cũng như chưa có chính sách nghiên cứu hợp lý . Chưa có phòng Marketing để nghiên cứu thị trường và giúp đỡ Giám đốc ra quyết định kịp thời.
- Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể nên chưa phát huy hết được thế mạnh của mình trên thị trường .
Qua những điều đã phân tích trên không thể phủ nhận những cố gắng của lãnh đạo cũng như nhân viên của Công ty Coalimex, nhưng cũng cần nêu lên một số hạn chế của Công ty để từ đó xem xét lại nhằm mục đích nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
Chương III Một số biện pháp góp phần nâng cao
hiệu quả nhập khẩu
I. Phương hướng hoạt động của Công ty trong những năm tới
Cơ chế thị trường mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều khó khăn và phức tạp của nó. Để đứng vững trên thị trường với tính chất tất yếu của sự cạnh tranh như vậy, doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu cho mình là hiệu quả. Mà ở đây, Công ty muốn đạt được hiệu quả phải đối mặt với mọi thử thách và khó khăn. Do đó Công ty COALIMEX đã đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh là: mở rộng và phát triển thị trường từng bước tăng doanh thu tăng thị phần, trên cơ sở đó phát triển kinh doanh và nâng cao đời sống cán bộ công nhânviên.
Từ định hướng trên Công ty đã đưa ra mục tiêu trong năm 2002 như sau:
1/Vẫn tiếp tục phát huy năng lực truyền thống về Xuất khẩu than tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ than, phát huy thế mạnh nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ đắc lực cho ngành than đồng thời mở rộng mối quan hệ với các ngành các Công ty địa phương để đẩy mạnh việc nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh
2/Bằng mọi biện pháp, tránh rủi ro , bảo toàn vốn vay dần dần tạo nguồn vốn tự có, cố gắng thuyết phục khách hàng ở mức phí hợp lý hoặc giảm mức phí linh hoạt cho phép(nếu có), để đảm bảo có công ăn việc làm, có hiệu quả.
3/Kế hoạch lãi gộp năm 2001 phải đạt ở mức 1650 triệu đồng trong đó nhập khẩu đạt ở mức 1300 triệu đồng . Còn về xuất khẩu và hợp tác lao động , sản xuất kinh doanh trong nước đạt 350 triệu đồng . Phấn đấu đạt mức nộp thuế cho nhà nước là 2025 triệu đồng.
4/Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập khẩu hàng tự doanh, trong năm phải đảm bảo đủ vốn, quay vòng vốn nhanh không để nợ quá hạn kéo dài, có quan hệ phục vụ tốt với khánh hàng.
Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0351.doc