Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

2.1.Mục tiêu chung: 2

2.2.Mục tiêu cụ thể: 2

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2

3.1.Phạm vi về không gian: 2

3.2.Phạm vi về thời gian: 2

3.3.Đối tượng nghiên cứu: 2

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2

4.1.Phương pháp luận: 2

4.2.Phương pháp phân tích: 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO 4

1.1.Khái niệm và vai trò của xuất khẩu gạo: 4

1.1.1.Khái niệm xuất khẩu: 4

1.1.2.Vai trò xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam: 4

1.2.Đặc điểm xuất khẩu gạo ở Việt Nam: 7

1.2.1.Đặc điểm về sản xuất: 7

1.2.2.Đặc điểm về xuất khẩu gạo: 8

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo: 9

1.3.1.Nhân tố thị trường: 9

1.3.2.Nhân tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý và yếu tố khí hậu: 9

1.3.3.Nhân tố con người: 10

1.3.4.Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: 10

1.3.5.Đối thủ cạnh tranh: 11

1.3.6.Nhân tố về chính sách vĩ mô: 11

Chương 2 12

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 12

2.1.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm 2007-2009: 12

2.1.1.Tình hình xuất khẩu: 12

2.1.3.Một số nước nhập khẩu gạo lớn ở Việt Nam: 21

2.2.Phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới: 22

2.2.1.Phân tích những thuận lợi: 22

2.3.Dự báo tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam và những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo trong thời gian tới: 26

Chương 3 27

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 27

3.1.Hoàn thiện tổ chức khâu trồng lúa và nâng cao chất lượng gạo cho xuất khẩu: 27

3.1.2.Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu: 27

3.1.3.Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất: 28

3.1.4.Áp dụng và nâng cao các biện pháp khoa học-kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu: 28

3.2.Xây dựng bản sắc chiến lược sáng tạo thương hiệu gạo Việt về mọi mặt: 28

3.2.1.Nghiên cứu và không ngừng tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu: 28

3.2.3.Nâng cao và cải thiện chất lượng bao bì, mạnh dạn xây dựng thương hiệu bắt đầu từ vùng chuyên canh xuất khẩu lớn: 29

3.3.Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu: 29

3.3.1.Tăng cường công nghệ bảo quản thóc gạo: 29

3.3.2.Nâng cao công nghệ xay xác: 29

3.3.3.Tổ chức sử dụng và lắp đặt hệ thống phơi sấ phù hợp: 30

3.4.Đẩy mạnh các hoạt động Marketing trong xuất khẩu gạo: 30

3.4.1.Các biện pháp thích ứng với thị trường: 30

3.4.2.Các biện pháp đảm bảo giá phù hợp thị trường, không để bị ép giá và cạnh tranh phá giá: 30

3.4.3.Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và luôn tìm giải pháp mở rộng thị trường: 31

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32

1.Kết luận: 32

2.Kiến nghị: 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm nhưng trong đó câu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu Âu…) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn phát triển. Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Khi xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình. Trên thị trường thế giới sản 3. Do đó, nếu lượng cung tăng lên quá nhiều có thể dẫn đến dư cung - điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với sản phẩm đặc sản thì giá quyết định khá lớn. 1.3.2.Nhân tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý và yếu tố khí hậu: Cây lúa là loại cây lương thực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên có phù hợp thì giống lúa mới phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Tổng diện tích tự nhiên của cả nước có trên 33.1 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.4 triệu ha chiếm 28%,đất giành để trồng lúa khoảng 4.3 triệu ha chiếm trên 13% diện tích đất cả nước. Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa. Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải quốc tế bằng đường biển thường đảm bảo tiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn. Do vậy, riêng phương thức này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi. Nước nguồn tài sản thiên nhiên vốn quý giá cũng là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển mạnh. Tài nguyên khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mùa. Khí hậu thuận lợi sẽ cho năng suất cao, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh, mang đến chất lượng cao cho giống lúa. Nếu có sự biến đổi bất thường của khí hậu như mưa bão, lũ lụt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng của cây lúa. 1.3.3.Nhân tố con người: Tiến hành sản xuất và xuất khẩu gạo cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc phải có con người khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động. Yếu tố nhân lực không những đòi hỏi phải hoàn thiện về số lượng nhân lực mà còn phải hoàn thiện cả về chất lượng. 1.3.4.Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống vận chuyển, là kho tàng, bến bãi, và cũng là hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của gạo. 1.3.5.Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không những phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu của mình mà còn phải luôn quan tâm đến khả năng xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn là sức ép đáng lo ngại đối với mục tiêu mở rộng thị phần của doanh nghiệp xuất khẩu. 1.3.6.Nhân tố về chính sách vĩ mô: Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của Nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm của Nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng Marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế. Vì thế, việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Và điều này chỉ được thực hiện và giải quyết thông qua những chính sách kinh tế vĩ mô của tổ chức hay cơ quan quản lý Nhà nước. Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 2.1.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm 2007-2009: 2.1.1.Tình hình xuất khẩu: * Từ năm 2007 đến nay xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn được xem là một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hóa do nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời tình hình xuất khẩu cũng có nhiều biến động khác nhau trong những năm qua. Trong năm 2007 sau khi tăng mạnh về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2007 diễn ra vô cùng trầm lắng với lượng gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân chính là do mục tiêu xuất khẩu 4.5 tấn gạo trong năm đã tiến gần về đích. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong tháng 11 năm 2007, các Doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu vẻn vẹn 70.1 nghìn tấn gạo, trị giá 23.2 USD, giảm 78% về lượng và 79% về kim ngạch so với tháng 10/2007, giảm 63% về lượng và 57% về kim ngạch xuất khẩu so với tháng 11/2006. Như vậy, kết thúc 11 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 1.435 tỷ USD với lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 4.4 triệu tấn, mặc dù giảm nhẹ 4% về lượng nhưng vẫn tăng 14% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2006. Với mức tăng trưởng và đạt kết quả khả quan như vậy, có thể nói 2007 thực sự là năm thắng lợi của xuất khẩu gạo Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do những ảnh hưởng về thiên tai và sâu bệnh. Giá gạo luôn ở mức cao trong năm 2007. Xuất khẩu gạo trong tháng 10/2007 được giá nhất với 352 USD/tấn – đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sang tháng 11/2007 giá xuất khẩu giảm 22 USD xuống còn 330 USD/tấn, cao hơn 41 USD/tấn so với tháng 11/2006. Kết thúc 11 tháng đầu năm 2007 bình quân giá gạo của Việt Nam đạt 326 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 52 USD/tấn. Đáng chú ý, lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí có những thời điểm giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Xuất khẩu gạo được giá đã tác động mạnh đến giá thu mua gạo trong nước. Điều này đã giúp làm tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2007 cũng đối mặt với nhiều khó khăn.Trước hết là việc thu mua gạo vẫn gặp những bất lợi do giá gạo trong nước tăng cao cùng với nguồn cung trong nước vẫn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố. Do vậy, khó khăn trong công tác điều hành và kế hoạch xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong năm tới là phải cân đối giữa lượng gạo xuất khẩu cũng như giá thu mua ở mức chuyển cũng đã tăng tới 60-70%, nhiều doanh nghiệp không thuê được tàu để vận chuyển. Điều này làm giảm hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp do thời gian giao hàng kéo dài, chi phí tăng lên và doanh nghiệp có thể không đảm bảo thời gian giao hàng với các đối tác. Giá gạo tăng đột biến trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân: ngay từ đầu năm đã có dự báo nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng lên khoảng 27.2 triệu tấn, nhưng đến tháng 7/2007 do có sự đột biến, nhu cầu tăng lên hơn 30 triệu tấn. Trong thời gian này Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt. Indonexia trước đây không nhập gạo, năm nay cũng phải nhập khẩu hơn 1.3 triệu tấn, góp phần làm biến động thị trường gạo trên thế giới. Đến tháng 7 các doanh nghiệp đã ký xong hợp đồng xuất khẩu 4.5 triệu tấn như hướng dẫn của Chính phủ. Hiện nay nhu cầu gạo trên thế giới còn rất lớn mà những nước xuất khẩu gạo lại bán ra rất ít, kế cả Thái Lan-nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Do nhu cầu tăng mạnh, nên có thể nói loại gạo nào cũng có thể bán được trong giai đoạn hiện nay, ngay cả gạo IR 50404 – giống cho năng suất cao nhưng chất lượng bình thường cũng có khách hàng yêu cầu xuất khẩu. Điều đó đã tạo nên lợi thế cho hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong thời gian này. * Trong năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5.1 triệu tấn gạo,đã giao 4.65 triệu tấn, đạt kim ngạch 2.9 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2007 (1.4 tỷ USD). Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn gần gấp đôi so với năm trước. Những tháng đầu năm năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm 2008, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2 mức giá xuất khẩu của gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, tình hình gạo trong và ngoài nước năm 2008 gặp nhiều khó khăn do những biến động có tính chất đột biến. Giá gạo trên thế giới đã bị đẩy tăng vọt lên đến đỉnh điểm chưa từng thấy vào cuối tháng 4 và tháng 5/2008. Giá gạo trắng loại tốt nhất của Thái Lan đã tăng lên mức đỉnh 1080 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đạt “giá sốt”với trên 1000 USD/tấn, gấp hơn 3 lần mức giá cùng loại năm 2007 (300-320 USD/tấn). Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa Kỳ, Uruguay, Campuchia, Argentina là 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2008. Tính đến 31/12/2008 lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp xuất khẩu còn khoảng 850.000 tấn, đó là chưa tính các doanh nghiệp đã chế biến. Nếu cộng các hợp đồng ký trước đó chuyển sang năm 2009 thì lượng gạo tồn kho còn 765.000 tấn. Có thể nói đây là năm “tức anh ách” đối với nông dân và nhiều thương nhân. Cơ hội để người nông dân và nền kinh tế thu lợi khi giá lương thực tăng cao, đến 1.200 USD/tấn đã bị bỏ qua vì bệnh tạm ngưng xuất khẩu lại, nhưng giá gạo chỉ còn hơn 600 USD/tấn và đến tháng 12 giảm còn khoảng 350 USD/tấn. Chính Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội đã nhìn nhận do dự báo kém dẫn đến lúng túng trong điều hành. Tình hình chung về thị trường gạo thế giới năm 2008: Giá gạo tăng 200% trong năm tháng đầu năm và giảm 52% trong những tháng còn lại. Philippine nhập khẩu kỷ lục khoảng 2.5 triệu tấn. Giá gạo sẽ không giảm xuống mức của mấy năm trước do dân số tăng và tín dụng thắt chặt. Thị trường gạo thế giới năm 2008 biến động mạnh. Giá gạo chia làm hai xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm. Tính chung cả năm, giá gạo thế giới tăng khoảng 20-40%. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu. Tại Châu Á, giá gạo lập kỷ lục cao vào ngày 22/5 với loại 5% tấm của Thái Lan đạt 1.090 USD/tấn, còn gạo cùng loại của Việt Nam đạt 1.050 USD/tấn, đều tăng gấp ba lần so với một năm trước đó. Trong khi đó trên thị trường Chicago, giá gạo thô đã lập kỷ lục cao 25.07 USD/cwt vào ngày 24/4, tăng 79% so với một năm trước đó. Nguyên nhân giá gạo tăng kỷ lục nhanh trong năm tháng đầu năm bởi lạm phát tăng mạnh khiến Chính phủ nhiều nước xuất khẩu gạo lớn phải hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu gạo với hy vọng ngăn chặn xu hướng lạm phát. Tại Thái Lan, giá thóc gạo nội địa tăng kỷ lục bởi đồng Baht tăng quá nhanh so với USD khiến Thái Lan không muốn ký hợp đồng mới vì sợ lỗ. Việt Nam, Campuchia, Ai Cập và nhiều nước khác cũng tạm dừng xuất khẩu gạo, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa để ngăn chặn lạm phát đang ở mức báo động. Chính phủ Indonexia không cho phép xuất khẩu gạo nếu dự trữ gạo quốc gia chưa đạt 3 triệu tấn. Gạo không còn là điểm nóng của Châu Á mà trở thành điểm nóng của toàn cầu. Braxin cũng thông báo tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng trong nước trong vòng 6-8 tháng và giữ giá cả trong nước. Việc Braxin hạn chế xuất khẩu gạo đồng nghĩa với nhu cầu và giá gạo Mỹ tăng lên. Nigieria cũng phải miễn thuế nhập khẩu gạo trong vòng 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 để khuyến khích khu vực tư nhân nhập khẩu gạo và để kéo giá gạo trong nước giảm xuống. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo không ngừng tăng từ Châu Á, Trung Đông, Châu Phi. Bão lớn xảy ra ở Myanma vào tháng 5 gây ra tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng ở nước này. Thị trường gạo thế giới hạ nhiệt từ cuối tháng 5, sau khi Việt Nam và Thái Lan- hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bước vào vụ thu hoạch, và một số nước nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo. * Trong những tháng đầu năm 2009, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam có tín hiệu tốt. Những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan đều thực hiện những chính sách cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Đây là cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường gạo xuất khẩu thế giới. Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 3.152.035 tấn gạo, đạt kim ngạch 1.490.974.444 USD. Ngoài ra, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính. Hiện nay, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa đông xuân và đang thu hoạch lúa hè thu sớm. Giá lúa gạo dao động từ 4.200-4.300đ/kg, tùy chất lượng lúa và địa phương. Giá nguyên liệu loại 1 khoảng 5.000- 5.670 đ/kg, giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.200-5.300 đ/kg, tùy từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu khoảng 6.950-7.000 đ/kg, gạo 15% tấm khoảng 6.450-6.500 đ/tấn, gạo 25% tấm ở mức 5.700-5.800 đ/kg. Tính đến ngày 07/08/2009 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt hơn 4 triệu tấn, trị giá 1706 tỉ đô la, tăng 50,4% về khối lượng và 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Một số cơ quan trong nước dự kiến đến hết năm Việt Nam sẽ xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại và trong mấy tháng cuối năm, khi mà chính phủ Thái Lan tiến hành xả gạo trên thị trường thế giới, đã đẩy nguồn cung lên cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam. Việt Nam đang trên đà phát triển ngành sản xuất lúa gạo cả nước cả về năng suất, diện tích và sản lượng. Điều đó được thể hiện rõ qua các năm 2007-2009. Bảng: Sản xuất lúa nói chung của cả nước từ năm 2007-2009 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2007 7,207.4 49.9 35,942.7 2008 7,400.2 52.3 38,729.8 2009 7,440.1 52.3 38,985.5 (Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Diện tích tăng dần qua các năm nhưng tăng không nhiều, diện tích trồng lúa tăng tương đối ổn định qua các năm, năng suất năm 2007 tăng so với năm 2008 nhưng sang năm 2009 vẫn giữ mức năng suất tương đối như năm 2008 là 52.3 tạ/ha. Sản lượng lúa thu được cũng tăng qua các năm. Bảng thể hiện sự chênh lệch sản lượng lúa giữa các năm Năm Sản lượng (1000 tấn) Chênh lệch +(-) % 2007 35,942.7 - - 2008 38,729.8 2786.2 7.75 2009 38,895.5 165.7 0.43 Riêng về sản lượng, sản lượng thu được cao nhất ở năm 2008. Mức tăng của năm 2008 là tương đối cao so với năm 2007: tăng ở số tương đối là 7.75%, số tuyệt đối là 2786.2 (1000 tấn). Bước sang năm 2009 sản lượng vẫn tăng nhưng mức tăng về tương đối và tuyệt đối lại bị giảm sút so với năm 2008. Mức tăng tương đối và tuyệt đối của năm 2009 so với năm 2008 lần lượt là 0.43% và 165.7 (1000 tấn). * Nguyên nhân chính của việc tăng liên tục như trên là do nhu cầu về gạo luôn tăng lên liên tục. Trong năm 2007 cầu gạo thế giới tăng mạnh đã khuyến khích đẩy mạnh việc tăng cường sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Đồng thời cũng do sự nổ lực của hàng triệu nông dân, người lao động làm chủ ruộng đất từ đó làm chủ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất tiêu thụ, được đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong cơ chế thị trường xuất khẩu gạo ngày càng tăng, sự tiến bộ về khoa học công nghệ trong sinh học, giúp nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa đã khuyến khích trực tiếp người nông dân tích cực sản xuất nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống. Bảng: số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Năm Số lượng (1000 tấn) Giá trị (1000 USD) Số lượng % thay đổi so với năm trước Giá trị % thay đổi so với năm trước 2007 4577.511 - 1,489,970 - 2008 4741.858 3.59 2,894,441 94.26 2009 5985.3 26.2 2,663,877 -7.97 (Nguồn: Tổng cục thống kê) * Nhận xét số lượng xuất khẩu gạo trong các năm thì năm 2009 đạt số lượng xuất nhất cao nhất nhưng giá trị cao nhất lại thuộc về năm 2008. Điều đó cho thấy để đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo không phải chỉ căn cứ vào số lượng mà phải kết hợp cả hai yếu tố về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, tình hình xuất khẩu gạo với thị trường vững vàng, giá bán luôn được khống chế ở mức cao, nông dân không lo ngại tình trạng rớt giá. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2009 thị trường gạo thế giới đã bắt đầu hạ nhiệt, việc giá gạo quá cao cũng khiến nhiều người giảm tiêu thụ gạo, chuyển sang tăng cường những loại lương thực khác. Vì vậy, tuy số lượng xuất khẩu có tăng nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 đã không còn chiếm ưu thế cao về thị trường và giá. Điều đó đã dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thấp hơn năm 2008. Đối với tình hình xuất khẩu gạo của thế giới thì trong thời gian Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và đứng ở hàng thứ hai thế giới về sản lượng. Đó chính là thành quả to lớn mà ngành xuất khẩu gạo đã mang lại cho ta. Bảng: top 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Đơn vị tính (1000 tấn) STT Tên nước 2007 2008 2009 Thái Lan 8,000 8,570 10,000 Việt Nam 4,578 4,742 5,985 Hoa Kỳ 2,950 3,100 3,150 Pakistan 3,215 3,000 3,800 Ấn Độ 1,897 2,000 2,000 Myanma 952 1,052 800 Uruguay 974 926 750 Campuchia 750 800 800 Trung Quốc 645 760 1,500 Braxin 425 650 300 (Nguồn thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ USDA năm 2009) Thái Lan luôn được xem là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Gạo Thái Lan nổi tiếng về chất lượng và số lượng. Thái Lan với chủng loại gạo đa dạng, xuất khẩu nhiều loại gạo có độ dẻo, độ dai và hương vị khác nhau nên luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới. Việt Nam luôn đi phía sau Thái Lan và tiếp bước cũng như học hỏi Thái Lan những kinh nghiệm quí báo trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, Thái Lan và Việt Nam luôn được xem là đối thủ cạnh tranh với nhau trong thị trường xuất khẩu gạo. Có thể nói Thái Lan là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam do Thai Lan có nhiều lợi thế và có sức ảnh hưởng mạnh đến thị trường xuất khẩu gạo trên toàn cầu. Thái Lan là nước quan tâm nhiều nhất đến nghề canh tác lúa nước và lúa cạn lâu dài. Điều kiện đó đảm bảo cho Thái Lan giữ vị trí độc tôn về xuất khẩu gạo. Ngoài ra, Thái Lan còn có hệ thống bạn hàng truyền thống, ổn định và mở rộng, giá xuất khẩu gạo của Thái Lan được dùng làm giá quốc tế. Với thương hiệu nổi tiếng và có uy tín trong thị trường xuất khẩu gạo nên Thái Lan luôn đi trước và chiếm thị phần xuất khẩu cao hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây xuất hiện do có nhiều chính sách đổi mới phù hợp và có những tiến triển tốt trong mối quan hệ ngoại giao nên mối quan hệ cạnh tranh giữa Việt Nam cũng bớt gay gắt. Không những phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan mà hiện nay còn xuất hiện những đối thủ cạnh tranh khác với tiềm lực mạnh mẽ như Myanma, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Mặt khác, do vị thế kinh tế còn yếu kém, chất lượng gạo chưa cao nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn các nước và thường xảy ra tình trạng bị ép giá. 2.1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo ở Việt Nam: Từ trước đến nay Châu Á luôn được xem là thị trường trung thành và tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2007 gạo Việt Nam được xuất đến 63 quốc gia, vùng, lãnh thổ nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên gấp đôi. Xuất khẩu gạo có xu hướng giảm mạnh ở thị trường Châu Á và tăng mạnh ở thị trường Châu Phi. Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78.1% năm 2007 xuống còn 58.8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8.4% năm 2007 lên 22% năm 2008). (Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục hải quan) Trong năm 2009 tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Á tiếp tục tăng trở lại. Trong năm tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính, trong đó Philippine là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất Cũng trong thời gian này lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại, chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp. 2.1.3.Một số nước nhập khẩu gạo lớn ở Việt Nam: Biểu đồ cột top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 (Nguồn AGROINFO, tính theo Tổng cục hải quan) Philippines, Cu Ba, Malayxia, Indonexia là những thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu từ Việt Nam. Thực tế, trong những năm trước đây cũng như năm 2007, Indonexia luôn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu). Nhưng sang năm 2008 nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu). Thậm chí, sang năm 2009 sau khi thu hoạch vụ lúa chính nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Philippines luôn là thị trường đứng vị trí số 1, chiếm gần 40% tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng 9.3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất này có 3 thị trường gồm Philippines, Malayxia,Cuba là thị trường truyền thống, 7 thị trường còn lại là thị trường thương mại. 2.2.Phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới: 2.2.1.Phân tích những thuận lợi: 2.2.1.1.Về điều kiện tự nhiên: Điều kiện đất đai và khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho ngành trồng lúa nước.Với lượng nước tưới tiêu dồi dào đã tạo nên lợi thế nối bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam. 2.2.1.2.Về nhân lực: Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào là một cơ hội to lớn cho ngành xuất khẩu gạo. Theo số liệu thống kê cơ cấu lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp lần lượt là 50.20% ở năm 2007 và 48.87% ở năm 2008. 2.2.1.3.Nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam ở các thị trường truyền thống ngày càng tăng lên: Bắt đầu từ cuối tháng 9/2009 Philippines trải qua liền hai cơn bão lớn và điều đó đã làm tăng lượng nhập khẩu gạo ở nước này. Liền sau đó, Ấn Độ phải nhập khẩu gạo do hạn hán trầm trọng nhất trong 21 năm qua. 2.2.1.4. Xuất hiện thêm nhiều thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam với triển vọng đẩy mạnh tầm vóc khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam: Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo đã đem lại lợi nhuận lớn cho Việt Nam. Vì thế việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường truyền thống Ấn Độ tăng mạnh. Bên cạnh đó thị trường mới Nigeria cũng hứa hẹn nhập khẩu một lượng gạo lớn tại Việt Nam. Hàng năm, Nigeria nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan. Gần đây, nhiều doanh nghiệp Nigeria đã sang Việt Nam tìm hiểu và thấy gạo Việt Nam rẻ hơn gạo Thái Lan nên họ có ý định muốn nhập gạo của ta. 2.2.1.5.Giá lúa gạo có xu hướng tăng lên: Thị trường gạo trong nước có dấu hiệu sôi động trở lại khi nhiều nước trên thế giới như Philippines, Malaysia có nhu cầu nhập khẩu thêm gạo. Điều đó đã đẩy giá gạo xuất khẩu tăng lên. Tháng 7/2009 giá loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng trở lại ở mức 410 USD/tấn. 2.2.1.6.Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Thái Lan có nguy cơ ngày càng yếu thế trước Việt Nam: Thái Lan đang có nguy cơ đánh mất ngôi vua xuất khẩu gạo vào tay Việt Nam trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường. Tại thị trường Đông Nam Á, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh chóng trong những năm qua. Riêng năm 2009, lượng gạo của Việt Nam xuất sang Malaysia đã tăng gấp 1.5 lần so với năm 2008 và hoàn toàn làm chủ thị trường này. Trong khi đó, tại Philippines các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hoàn toàn bị lép vế so với Việt Nam khi lượng gạo mà Bangkok xuất sang thị trường này chỉ bằng 1/10 so với nước ta. 2.2.2.Phân tích những khó khăn: 2.2.2.1.Về thị trường: Hiện nay chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với khách hàng thực sự tin cậy. Nguyên nhân là do việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu chưa được chú trọng, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nắm bắt kịp thời mọi thông tin cập nhật, chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu. 2.2.2.2.Giá cả xuất khẩu: Giá cả xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến giá thu mua trong nước và giá gạo xuất khẩu cũng quyết định thu nhập nông dân. Đã từ lâu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp vì nhiều lý do: không có đủ kho chứa nên thường xảy ra việc ký hợp đồng bán gạo khi trong kho chưa có gạo, nông dân thu hoạch lúa tới đâu thì giao gạo tới đấy, do thiếu kho chứa nên việc điều tiết xuất khẩu gạo luôn gặp khó khăn. Vì vậy luôn bị khách hàng ép giá, lúa gạo nhập lậu giá rẻ vào Việt Nam cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo xuất khẩu giảm. 2.2.2.3.Chất lượng và chủng loại gạo Việt Nam: Hiện nay chất lượng gạo Việt Nam còn thấp. Nhược điểm lớn của gạo xuất khẩu Việt Nam là thường xuyên bị lẫn lộn nhiều giống, tạp hạt có màu. Loại có phẩm chất cao chiếm tỉ trọng thấp trong lượng gạo xuất khẩu. Vấn đề nữa là cơ cấu giống chất lượng thấp IR 50404 vẫn còn quá cao chiếm hơn 18%. 2.2.2.4.Gạo Việt Nam chưa tạo được thương hiệu: Muốn xuất khẩu gạo được đẩy mạnh th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan