LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
I-VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
1.Khái niệm 4
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 5
2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 5
2.2. Đối với một doanh nghiệp. 6
3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 7
3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 7
3.1.1. Nhận biết mặt hàng xuất khẩu 8
3.1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng 8
3.1.3. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá. 10
3.1.4. Nghiên cứu về cạnh tranh 10
3.1.5. Lựa chọn bạn hàng giao dịch 11
3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu 11
3.2.1. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 11
3.2.2. Đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu. 14
3.2.3. Tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu. 15
3.3. Quản lý hoạt động xuất khẩu và đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu. 16
3.3.1. Quản lý hoạt động xuất khẩu. 16
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu 16
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 18
1. Các yếu tố kinh tế 18
1.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu 18
1.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế 19
1.3 Các chính sách thuế 19
2. Các yếu tố xã hội 19
3. Các yếu tố chính trị pháp luật 20
4. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ 20
5. Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu 21
6. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế 21
7. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp. 22
7.1. Tiềm lực tài chính 22
7.2. Tiềm năng con người 22
7.3. Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình) 23
7.4. Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp. 23
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyển khẩu
Chuyển khẩu là hình thức mua hàng của nước này bán cho nước khác mà không phải làm thủ tục xuất nhập khẩu.
IV- Chính sách xuất khẩu ở Việt Nam .
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với nước ngoài góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, căn cứ vào luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thương Mại thì chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước được quy định và hướng dẫn chi tiết trong Nghị định 57 CP ngày 31/07/1998.
Nghị định này bao gồm các nội dung sau:
Những quy định chung
- Nghị định này áp dụng cho xuất khẩu hàng hóa với nước ngoài và khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác quốc tế và khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư, viện trợ, vay và trả nợ, tạm nhập để tái xuất; quá cảnh hàng hóa; gia công, chế biến hàng hóa và bán thành phẩm cho nước ngoài, đại lý mua, bán hàng hóa, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu.
- Việc xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ sau khi được quản lý theo quy chế riêng: Vàng bạc, đá quý; tài sản di chuyển, bưu phẩm bưu kiện, hàng hóa của nhân dân Việt Nam mang theo dùng khi xuất cảnh; hàng hoá xuất khẩu giữa khu chế xuất với nhau và giữa khu chế xuất với nước ngoài; bưu kiện bưu phẩm không mang tính chất thương mại; các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ.
- Việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
+ Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
+ Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.
2. Quy định về hàng hóa xuất khẩu.
Tất cả hàng hóa đều được xuất khẩu và chịu sự điều tiết bằng thuế theo pháp luật thuế xuất khẩu trừ một số hàng hóa thuộc danh mục dưới đây còn chịu sự quản lý phi thuế quan.
Hàng xuất khẩu hạn ngạch
Hàng cấm xuất khẩu
Hàng xuất khẩu có điều kiện
Hàng cấm xuất khẩu có trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng chính phủ.
Hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch và xuất khẩu có giấy phép ghi trong danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện.
3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới và xuất khẩu được những mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
Bộ Thương mại cùng ủy ban kế hoạhc Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ có liên quan trình Chính phủ danh mục mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, các chính sách và biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên.
- Nhằm khuyến khích xuất khẩu trường hợp các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất khẩu thì Bộ Thương mại có trách nhiệm xem xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất khẩu những mặt hàng đó.
4. Biện pháp quản lý.
- Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất khẩu.
- Các Bộ , các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham gia với Bộ Thương mại cùng quản lý xuất khẩu.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước nhiệm vụ xuất khẩu một số mặt hàng thiết yếu, theo một tỷ lệ nhất định kèm theo các điều kiện tương ứng để thực hiện.
- Đối với các hàng chuyên dụng Nhà nước chỉ cấp giấy phép xuất khẩu sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan Nhà nước quản lý mặt hàng chuyên dụng đó.
- Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục hải quan thực hiện chức năng của mình: quy định và hướng dẫn việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương; cấp giấy phép xuất khẩu đối với những mặt hàngphải có giấy phép xuất khẩu , kiểm tra khả năng thanh toán và tài chính, thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế, thủ tục hải quan...
- Việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu (kể cả trả chậm) thực hiện theo quy định của Ngân hàng.
- Đối với những hàng hóa quan trọng hoặc kim ngạch lớn, Bộ Thương mại quy định mức giá tối thiểu đối với hàng xuất khẩu trong cùng thời gian sau khi thống nhất ý kiến với uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các Bộ. Bộ Thương mại sẽ công bố danh mục các mặt hàng này.
- Bộ Thương mại cùng các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ rà soát các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và có những biện pháp thích hợp đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh hoặc vi phậm pháp luật trong quá trình hoạt động.
- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng Cục hải quan, các ngành có liên quan để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về các chế tài đối với việc vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các quy chế liên quan đến xuất nhập khẩu nói chung.
5. Chính sách xuất khẩu gạo trong thời gian qua
Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nên Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và thể hiện vai trò điều hành của mình trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh lúa gạo.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 120 nước trên thế giới trong đó có hơn 80 nước đã ký Hiệp định thương mại với Việt Nam.
Cơ chế chính sách cùng với các quy định cho xuất nhập khẩu cũng được liên tục đổi mới sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, đơn giản hoá các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu, khắc phục những công đoạn gây ách tắc phiền hà, hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý xuất nhập khẩu. Song đây là một lĩnh vực quản lý rất phức tạp trong khi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm nên các chủ trương chính sách đưa ra còn chắp vá, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, gây ra rất nhiều khó khăn, nhiều khi một vấn đề này chưa giải quyết xong thì đã nảy sinh vấn đề khác.
Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò điều hành của Nhà nước trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh lúa gạo không hề giảm đi mà có sự chuyển biến về bản chất: Nhà nước không còn can thiệp quá sâu vào quá trình lưu thông của hàng hoá mà chỉ thể hiện vai trò qua sự điều hành và giám sát cân đối lương thực chung của cả nước và mỗi vùng.
Trong những năm 1989- 1991 bắt đầu có thặng dư nhiều gạo, Chính phủ không hạn chế đầu mối xuất khẩu gạo. Trên nguyên tắc, các đơn vị đầu mối được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đều có quyền tham gia làm gạo xuất khẩu. Hạn ngạch không được phân bổ cố định mà được xét cấp theo từng chuyến hàng. Do đó, có rất nhiều đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, kể cả những doanh nghiệp không chuyên doanh về gạo, gây lên cảnh tranh bán hỗn đoạn trên thị trường.
Các năm kế tiếp (1992- 1995) tình trạng này Chính phủ khắc phục bằng cách chỉ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo cho một số đầu mối nhất định nhưng số đầu mối còn rất đông (lúc cao nhất lên đến 63 đơn vị), hạn ngạch bị phân chia manh mún. Việc xác định đầu mối và phân bổ hạn ngạch chỉ dựa vào tỷ lệ và khối lượng gạo xuất khẩu năm trước của các đơn vị mà không phân biệt lượng gạo xuất khẩu uỷ thác so với lượng gạo xuất khẩu thực sự của các đơn vị đó là bao nhiêu nên vẫn còn hiện tượng một số đầu mối bán quota và xuất khẩu uỷ thác để hưởng một tỷ lệ xuất khẩu nhất định trên giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo, làm phát sinh nhiều tiêu cực trong mua bán quota. Hơn nữa, Chính phủ chỉ cấp quota từng quý, nên các doanh nghiệp bị động: trong ba quý đầu năm nhiều khi có quan hệ hợp đồng tốt thì không đủ quota để xuất, đến quý IV Chính phủ cân đối lại lương thực, cấp quota nhiều hơn thì lại vắng khách hàng, thiếu hợp đồng hoặc còn quá ít thời gian để thực hiện. Các doanh nghiệp cũng không dám ký kết hợp đồng giao dịch cả năm (thường có điều kiện giá cả ổn định và hiệu quả hơn so với từng chuyến) vì không đảm bảo được quota cho các hợp đồng dài hạn.
Từ năm 1996 việc xác định đầu mối xuất khẩu gạo được tiến hành chặt chẽ hơn, trong đó có tính đến địa bàn sản xuất lúa gạo và căn cứ vào năng lực xuất khẩu thực sự của các đơn vị. Số đầu mối trong cả nước được giới hạn chỉ còn 15 đơn vị (riêng dồng bằng sông Cửu Long có 10 đơn vị) và việc phân bổ hạn ngạch được tính theo kế hoạch trọn năm. Tuy nhiên, do Chính phủ không dự đoán được chính xác sản lượng gạo xuất khẩu (chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu gạo được bổ sung vào quý IV tăng lên 1/3 so với kế hoạch đầu năm) nên hạn ngạch phân bổ vào đầu năm cũng không chính xác, các doanh nghiệp vẫn bị động trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Hậu quả là những lúc giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh thì lượng xuất của ta không tăng hoặc tăng không đáng kể. Ngược lại khi giá giảm thì chúng ta lại tăng lượng xuất.
Năm 1998, trong quyết định 12/1998 QĐCP ngày 23/1/1998, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thương mại “cho phép thí điểm” một số doanh nghiệp quốc doanh chế biến xay xát lúa gạo được xuất khẩu trực tiếp “nếu có điều kiện”.
Công tác quản lý giá cả, giá mua lúa gạo nội địa do Ban vật giá chính phủ hướng dẫn băng cách căn cứ vào giá thành sản xuất để quy định giá sàn và giá trần sao cho đảm bảo được quyền lợi của nông dân, còn giá gạo xuất khẩu do Bộ Thương mại căn cứ diễn biến tình hình trên thị trường thế giới để đưa ra khung giá tối thiểu cho từng mặt hàng và các doanh nghiệp phải đạt được mức giá tối thiểu này trở nên thì mới được cấp giấy phép xuất khẩu nhằm khống chế hợp đồng xuất khẩu gạo.
Trong lĩnh vực tài chính liên quan đến vấn đề xuất khẩu gạo, trước kia Chính phủ không thu lệ phí phân bổ hạn ngạch, chỉ áp dụng thuế xuất khẩu gạo:
Khoản thuế nộp = Số lượng gạo xuất khẩu x Đơn giá xuất (FOB) x % thuế suất
Thời gian qua Chính phủ cũng đã vận dụng việc thay đổi thuế suất để điều chỉnh hoạt động này, lúc bình thường thuế suất là 1%, khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh thuế suất được điều chỉnh lên 3% để vừa tăng thu ngân sách quốc gia vừa hạn chế việc xuất khẩu quá mức có thể làm ảnh hưởng xấu đến tình hình cân đối lương thực trong nước. Khi giá gạo quốc tế giảm thấp thì hạ thuế suất xuống 0% để khuyến khích các doanh nghiệp duy trì xuất khẩu gạo. Nhưng đến đầu năm 1999, Nhà nước áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, nên các doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào. Chính điều này đã làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường và tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo.
Một điều đặc biệt là chính phủ đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập gạo thông qua việt kí kết các Hiệp định, Nghị định thư trao đổi hàng hoá với chính phủ các nước khác hoạc hợp đồng bán gạo ổn định cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, sau đó giao lại cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện. Về nguyên tắc, đây là phương pháp buôn bán đạt hiệu quả nhất do giá cao và ít rủi ro.
Chương II:
Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo ở
Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
I- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lương Thực Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 5FNN-TCCB/QD ngày 20/1/1996 của Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên là Công ty Nhà nước, là những doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành lương thực. Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên được thành lập nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Tên chính thức: Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
Tên giao dịch quốc tế: LYFOCO
Trụ sở chính: Số 3 Lãng Yên Hà Nội
Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên chịu sự quản lý Tổng Công ty Lương Thực Miền Bắc thuộc Bộ Nông Nghiệp, cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, Công ty chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
2.1. Chức năng hoạt động của Công ty
- Thực hiện kinh doanh lương thực theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước và theo nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nước và tiêu thụ hết lương thực hàng hóa của nông dân; chủ động trong kinh doanh bao gồm: xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư; tổ chức thu mua, bảo quản chế biến lương thực, tiêu thụ lương thực ở trong nước và xuất nhập khẩu lương thực, cung ứng vật tư thiết bị chuyên dùng; hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ khác được giao.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân.
- Thực hiện chế độ báo cáo hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước, các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
giám đốc
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kinh tế đối ngoại
Trạm bán buôn
bán lẻ
Trạm thu mua cái bè
Trung tâm kho
Xưởng chế biến
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật đầu tư
Phòng tin học ứng dụng
Phòngkế toán tài chính
Ban bảo vệ
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban
- Ban giám đốc: gồm 4 người
+ Giám đốc: điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty, thực hiện cân đối về lương thực do Nhà nước giao cho Công ty, bảo đảm cung cấp an toàn lương thực; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về việc bình ổn giá lương thực trong vùng, góp phần bình ổn giá lương thực.
+ Các phó Giám đốc: là những người giúp Giám đốc điều hành những lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công.
- Các phòng ban chuyên môn: tham mưu giúp Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên.
3.1. Thuận lợi
- Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên có truyền thống làm ăn nghiêm chỉnh, có uy tín và lành mạnh về tài chính, có khả năng thích ứng với thị trường do vậy vẫn được nhiều bạn hàng trong nước và ngoài nước gắn bó, tin tưởng Công ty làm ăn.
- Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên vẫn giữ và phát huy tốt đoàn kết nội bộ, đa số cán bộ công nhân viên tích cực tận tâm vì công việc. Bộ máy tổ chức của Công ty tương đối ổn định, hoạt động đều tay và có nề nếp. Đồng thời ban lãnh đạo của Công ty luôn dự đoán sát tình hình và có sự chuẩn bị tích cực. Bên cạnh đó, Công ty còn tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, các vụ quảnlý chức năng và sự hợp tác chặt chẽ của ngân hàng, các bạn hàng trong và ngoài nước.
Bảng 1: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên thời kỳ (1996-2000)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn cố định
105.000
117.732
121.412
135.684
172.506
Tỷ lệ (%)
55,26
53,54
38,55
38,49
33,52
Vốn lưu động
85.000
102.152
193.463
217.598
342.026
Tỷ lệ (%)
45,74
46,46
61,45
61,51
66,48
Tổng vốn KD
190.000
219.875
314.875
353.282
514.532
Nguồn:Phòng kinh doanh
Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên năm 1996 với tổng số vốn kinh doanh là: 190.000 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 105.000 triệu đồng chiếm 55,26%, vốn lưu động 85.000 triệu đồng chiếm 45,74%. Qua 5 năm hoạt động, tổng vốn kinh doanh không ngừng tăng lên, năm 1997 là 219.875 triệu đồng tăng 115,7% so với năm 1996, năm 1998 là 314.875 triệu đồng tăng 143,2%, năm 1999 là 353.282 triệu đồng tăng112,2%. Đến năm 2000 tổng vốn kinh doanh lên tới 514.532, tăng 145,6% so với năm 1999 và tăng gần 3 lần so với số vốn ban đầu của Công ty.
Về cơ cấu vốn kinh doanh thì số vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty: năm 1996 chỉ chiếm 44,74% nhưng đến năm 2000, tăng lên 66,48%. Điều này thể hiện cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên rất hợp lý và có hiệu quả bởi lẽ Công ty là một đơn vị kinh doanh lương thực nên cân nhiều vốn lưu động để lưu chuyển hàng hóa, không cần thiết đầu tư nhiều vào tài sản cố định như những đơn vị sản xuất.
3.2. Những khó khăn
- Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tuy diễn ra từ năm 1997 nhưng những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế- xã hội Việt Nam vẫn còn, thể hiện:
+ Hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu vẫn ở mức thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng.
+ Thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu Việt Nam bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Công ty mất một số bạn hàng kinh doanh truyền thống đã làm ăn từ trước
Điều kiện thời tiết diễn biến khắc nghiệt, đặc biệt là đợt lũ ở miền Trung cuối năm 1999 làm cho thị trường lúa gạo trong nước có nhiều biến động, khả năng thu mua lúa gạo của Công ty bị hạn chế.
- Tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ sau một thời gian ổn định nhưng từ cuối năm 1997 bắt đầu có biến động. Điều này đòi hỏi Công ty phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kịp thời bảo toàn vốn, vừa bảo đảm nhu cầu ngoại tệ phục vụ kinh doanh.
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Đó là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như Công ty thay đổi trong cách thức kinh doanh và quản lý hoạt động xuất khẩu.
Các mặt khác về kinh tế xã hội cũng gặp khó khăn như đầu tư nước ngoài giảm, sức mua trong nước giảm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, mất vốn hoặc hoạt động cầm chừng. Hiện tượng gian lận thương mại mặc dù Nhà nước hạn chế đã giảm nhưng vẫn còn gây hậu quả xấu.
4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên những năm gần đây
4.1. Đánh giá chung
Từ năm 1996 trên cơ sở là Công ty Lương Thực Lương Thực Cấp I Lương Yên nhìn chung, toàn Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để hoàn thành về cơ bản các mục tiêu đề ra về kim ngạch và hiệu quả, ổn định kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên ở mức khá; bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà nước, an toàn tài sản và con người. Đây là thành tích lớn của Công ty trong điều kiện nhiều doanh nghiệp Nhà nước thiếu việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Đây cũng là năm thứ năm Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, tuy rằng còn có những mặt Công ty còn phải tiếp tục phấn đấu trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời kỳ( 1996-2000)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tỷ lệ (%)
98/99
99/98
00/99
Doanh thu
1.076,0
1.708,3
1.545,2
2.429
3.500,0
90,45
157,20
144,10
Lợi nhuận
-6,813
42,307
37,398
40,0
70,0
88,39
106,96
175,00
Lợi nhuận/Doanh thu
(%)
-
2,47
2,420
1,65
2,00
-
-
-
Nộp ngân sách
18,701
48,129
23,613
47,000
68,257
49,06
199,00
145,23
Thu nhập bình quân
(Nghìn đồng/ng/tháng
300
450
480
600
760
106,67
125,00
126,67
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên không ngừng tăng lên. Năm 1996 mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Công ty vẫn lỗ 6,813 tỷ đồng. Năm 1997 doanh thu đạt được 1.708,3 tỷ đồng (tăng 158,76%), lợi nhuận 42,307 tỷ đồng. Đến năm 2000, doanh thu chỉ tăng 144,1% so với năm 1999 (đạt 3.500 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận mà Công ty tăng 175% (đạt 70 tỷ đồng). Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu lại có xu hướng giảm: năm 1997 là 2,47%, năm 1998 là 2,42 và năm 1999 là 1,65%. Vấn đề này Công ty cần nghiên cứu, xem xét lại vấn đề chi phí nhằm đưa hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Thu nhập bình quân đầu người của Công ty ngày càng tăng, năm 2000 đạt 760.000đ/người/tháng là mức thu nhập bình quân khá cao đối với một doanh nghiệp Nhà nước.
4.2. Hoạt động xuất nhập khẩu
- Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng quy chế thưởng khuyến khích xuất khẩu. Hàng năm, Công ty tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm cho năm sau.
- Hoạt động xuất khẩu của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên nhìn chung đã hướng vào thực hiện chính sách công nghiệp hoá- hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước. Công ty có các phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chủng loại hàng hóa hoặc theo yêu cầu thị trường.
- Trong hoạt động xuất nhập khẩu: cơ chế quản lý giao dịch, xây dựng phương án, ký kết và quyết toán hợp đồng được thực hiện có nề nếp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý. Do vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu an toàn và hiệu quả.
- Những vấn đề trong hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên phải tập trung sức lực và trí tuệ để tiếp tục giải quyết là: đẩy mạnh khai thác nguồn hàng xuất khẩu ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên...Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư vào hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty.
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây:
Bảng 3: Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
(Thời kỳ1997-2000) Đơn vị: nghìn USD
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Tỷ lệ (%)
98/97
99/98
00/99
Kim ngạch
Xuất khẩu
86.076
90.000
111.650
128.208
104,6
124,1
114,8
Kim ngạch
NK
-
10.760
13.220
14.215
-
122,8
107,5
Kim ngạch
XNK
86.076
100.790
124.770
142.423
117,1
123,9
114,1
Nguồn:Phòng KTĐN
Theo số liệu trên ta thấy từ năm 1997- 2000, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tăng tương đối đồng đều, bình quân tăng 18%/ năm. Điều này chứng tỏ hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên khá hiệu quả, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (bình quân là 90%). Đây là điểm rất đáng mừng đối với Công ty vì xu hướng của hầu hết các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam là tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu bao giờ cũng lớn hơn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
II. tình hình xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên.
1. Nghiệp vụ xuất khẩu.
Quy trình hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
Ký hợp đồng XK
Kiểm tra L/C
Chuẩn bị hàng hóa
Kiểm nghiệm h2
Làm thủ tục hải quan
Giao hàng lên tàu
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Thuê tàu & mua bảo hiểm
1.1. Ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, việc ký kết hợp đồng xuất khẩu do Công ty tự tìm lấy đối tác, giao dịch, đàm phán và đi đến thoả thuận, ký kết hợp đồng xuất khẩu (trừ một số trường hợp Công ty thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nước khác).
Hình thức ký kết hợp đồng phần lớn là qua Fax, trường hợp hai bên ngồi đàm phán giao dịch đi đến ký kết hợp đồng là rất ít.
1.2. Kiểm tra L/C
Nghiệp vụ này Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên có thế mạnh vì hầu hết cán bộ xuất nhập khẩu đều nắm chắc nghiệp vụ, do vậy có thể tiến hành hoàn toàn thuận lợi và dễ dàng. Nghiệp vụ kiểm tra L/C sau nghiệp vụ ký kết hợp đồng có thể nói là rất quan trọng trong nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty. Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, cán bộ xuất nhập khẩu phải kiểm tra thời hạn mở L/C, số lượng hàng giao, thời hạn thanh toán, giá trị hợp đồng... Tất cả điều khoản trong hợp đồng phải thể hiện trên L/C. Nếu L/C phù hợp với hợp đồng thì người mua mới thanh toán tiền hàng. Vì vậy, kiểm tra L/C là nghiệp vụ rất quan trọng vì nó liên quan cả đến khâu thanh toán lẫn thực hiện hợp đồng.
1.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.
Để có hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên uỷ thác cho các đơn vị thành viên hoặc một tổ chức thương mại (một công ty thương nghiệp, hợp tác xã hoặc tư nhân) tiến hành thu mua và dự trữ lúa gạo trên địa bàn. Sau đó tiến hành công tác xay xát, đánh bóng, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0048.doc