Đề tài Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương hiện nay

Nhìn tổng quan vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Hải Dương phân theo hình thức quản lý, vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương chiếm tỷ lệ không nhiều. Tổng số là 110 tỷ đồng, chiếm 37,8% vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp. Đây là nguồn vốn của Trung ương đầu tư trên địa bàn và do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, được tập trung tu bổ các tyến đê, kè do Trung ương quản lý và được phân bổ theo kế hoạch hàng năm như đắp đê, cải tạo cống dưới đê, tu sửa kè, trồng tre chắn sóng

Qua số liệu bảng 8 cho thấy, từ năm 2000 trở về trước nguồn vốn này không lớn lắm và được duy trì khá ổn định qua các năm nhưng tăng đột biến trong năm 2001 và 2002, nhất là năm 2001 tăng 117% so với năm 1999, đây là con số tăng khá lớn chỉ trong vòng 2 năm. Có sự gia tăng đột biến này là do từ đầu năm 2000, Nhà nước đã tập trung đầu tư một số công trình lớn như các đê, kè thuộc hệ thống sông Luộc, sông Thái Bình, nạo vét các các sông tưới tiêu thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải, việc này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn.

 

doc102 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đầu tư một số công trình lớn như các đê, kè thuộc hệ thống sông Luộc, sông Thái Bình, nạo vét các các sông tưới tiêu thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải, việc này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn. - Nguồn vốn do địa phương quản lý: Nguồn vốn đầu tư tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh không chỉ dựa vào nguồn vốn do Trung ương mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương do tỉnh quản lý mới đóng vai trò quyết định đối với sản xuất nông nghiệp. Tổng số vốn là 180,8 tỷ đồng, chiếm 62,2% tập trung cho đầu tư các công trình thuỷ lợi như tu bổ các tuyến đê, kè do địa phương quản lý, nâng cấp xây dựng mới các công trình thuỷ nông vừa và nhỏ, các cơ sở phục vụ sản xuất cây con giống như sân phơi, nhà kho, máy móc thiết bị cho lai tạo, tuyển chọn giống, cải tạo một số diện tích đất hoang hoá đưa vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng… Mặc dù là những công trình, dự án có vốn đầu tư nhỏ song nó lại có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình này đòi hỏi vốn đầu tư không lớn lắm nhưng lại phân bổ dàn trải nên dễ dẫn đến tình trạng manh mún, hiệu quả đầu tư chưa cao. Tiếp tục xem xét số liệu bảng 8: Cùng với sự tăng lên của ngân sách Trung ương cấp, nguồn vốn từ ngân sách địa phương cũng tăng liên tục qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân hơn 25%. Cụ thể, năm 1997 tăng 70% so với năm 1996, năm 1998 so với năm 1997 giảm, chỉ tăng 16,2% và khá ổn định trong các năm tiếp sau. Đến năm 2002, nguồn vốn này tăng mạnh trở lại 63,1% so với năm 2001 và như vậy chỉ trong 6 năm, nguồn vốn này đã tăng gấp 4 lần (từ 11,2 tỷ đồng năm 1996 lên 46 tỷ đồng năm 2002). Trong nguồn vốn ngân sách tỉnh ta thấy nguồn vốn ngân sách thu từ thuế nông nghiệp để lại chiếm vị trí trí quan trọng. Thực ra đây là nguồn vốn mới được đầu tư khai thác để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 1996, Quốc Hội mới thông qua chính sách cho phép các tỉnh, thành phố được để lại một phần thuế nông nghiệp để tái đầu tư cho nông nghiệp. Mặc dù là nguồn vốn mới được khai thác song lại tăng rất nhanh qua từng năm và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn ngân sách địa phương dành cho nông nghiệp. Phải nói rằng, với chính sách để lại một phần thuế nông nghiệp để tái đầu tư đã tạo ra một nguồn vốn không nhỏ cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Từ nguồn vốn này nhiều công trình đã được đầu tư một cách thoả đáng góp phần phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. Một điều đáng mừng và dễ thấy là nguồn vốn này tăng liên tục và ổn định qua các năm. Nếu so với năm 1996, nguồn vốn này vào năm 1997 tăng 83% về số lượng, năm 1998 tăng gấp 2,8 lần, năm 1999 tăng gấp 4,2 lần, năm 2000 tăng 5,4 lần và đến năm 2002 đã tăng gấp 8 lần. Xét về tỷ trọng cũng như khối lượng trong tổng số vốn thì đây là nguồn tăng rất nhanh và tương đối ổn định so với các nguồn khác. Tuy nguồn vốn để lại so với tổng số thuế nông nghiệp hàng năm của toàn tỉnh không nhiều (thu ngân sách hàng năm của Hải Dương từ thuế nông nghiệp khoảng 45 tỷ đồng), song ta thấy sự tăng lên liên tục và ổn định của nguồn vốn này là điều đáng mừng vì thuế nông nghiệp cũng phản ánh sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và chứng tỏ được là ngành nông nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Nguồn vốn từ thuế nông nghiệp để lại đã góp phần đáng kể vào cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, điều này thể hiện qua số liệu ở bảng 9 như sau: Bảng 9: Vốn đầu tư theo lĩnh vực từ nguồn thuế nông nghiệp để lại giai đoạn 1996- 2002 Đơn vị: tỷ đồng Năm Lĩnh vực 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số (1996-2002) Tổng số: 2,3 4,2 6,4 9,7 12,5 13,3 18,5 66,9 1.Kiên cố hoá kênh mương 1,5 2,6 3,4 4,5 6,2 8,4 11,8 38,4 2. Hệ thống giống 0,3 0,7 0,5 1,8 2,8 1,7 2,7 10,0 3. Thú y, Bảo vệ thực vật - - 1 1,3 1,5 1,2 1,6 6,6 4.Công tác khuyến nông 0,5 0,9 1,5 2,1 2,0 2,0 2,4 11,4 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Nguồn từ thuế nông nghiệp để lại mới bắt đầu được khai hác từ năm 1996, do vậy trong năm 1996, nguồn này đầu tư cho các lĩnh vực có hạn chế là điều dễ hiểu. Đầu tư từ nguồn này hầu hết tập trung vào các công trình, dự án trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp nhất là đầu tư kiên cố hoá hệ thóng kênh mương cấp II và cấp III theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đầu tư nâng cấp cấp hệ thống giống nhằm chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Trong năm 2002, ngoài đầu tư cho các lĩnh vực trên thì vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp để lại còn giành 1,5 tỷ đồng đầu tư cho phòng chống lụt bão và 2 tỷ đồng hỗ trợ giống, phân bón sản xuất vụ đông, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Đầu tư từ nguồn thuế nông nghiệp cho các lĩnh vực luôn tăng mạnh qua các năm. Đến năm 2000, nguồn vốn này tăng gấp 5,4 lần so với năm 1996. Đầu tư cho kiên cố hoá hệ thống kênh mương tiếp tục giữ tỷ lệ lớn: 6,2 tỷ đồng tương đương 49,6% trong tổng vốn đầu tư từ nguồn thuế này năm 2000. Phần đầu tư nâng cấp hệ thống giống chiếm 22,4% tổng vốn và tăng 55,5% so với năm 1999 và gấp 9 lần so với năm 1996. Như vậy, hệ thống giống đã bắt đầu được tỉnh quan tâm đầu tư khá mạnh. Ngoài ra, nguồn vốn này cũng dành một phần đầu tư cho xây dựng hệ thống trạm trại thú y, bảo vệ thực vật để nâng cao năng lực phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm, diệt trừ sâu bệnh. Việc đầu tư này cũng tăng đáng kể: 50% so với năm 1998 và con số này đầu tư cho công tác khuyến nông cũng tăng 33,3% so với năm 1998. Năm 2001 là năm trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đầu tư cho nông nghiệp thuần tuý thì vốn từ thuế nông nghiệp để lại đã giành một phần đáng kể cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu thống kê được từ Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương, nguồn vốn này đã được trích để hỗ trợ chương trình nước sạch nông thôn trong 6 năm khoảng 5,5 tỷ đồng, hỗ trợ vùng kinh tế mới năm 1997 là 800 triệu đồng, năm 1998: 1 tỷ đồng và đến năm 2001 lên tới 1,6 tỷ đồng, chi phí chuẩn bị đầu tư hàng năm từ nguồn vốn này khoảng 400 triệu đồng. Đến năm 2002, với sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh, nguồn vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp để lại tiếp tục tăng lên, nối tiếp xu hướng đầu tư từ năm 2001. Việc đầu tư cho các công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được tăng cường và trọng tâm vẫn là hệ thống kênh mương và hệ thống giống. Cụ thể vốn đầu tư cho hệ thống kênh mương năm 2002 là 11,8 tỷ đồng, trong đó có tới 9 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương kiên cố hoá hệ thống kênh tưới cấp III, chiếm 63,8% tổng số vốn tăng 40,5% so với năm 2001. Đầu tư cho hệ thống giống cũng tăng tới 59% so với năm 2001, bằng 23% tổng nguồn vốn này trong năm 2002. Bước vào đầu năm 2003 này, kế hoạch vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp để lại (do Sở Kế hoạch &đầu tư phối hợp với Sở Tài chính phối hợp lập kế hoạch) tiếp tục tăng, khoảng 19 tỷ đồng, mặc dù số tăng so với năm trước là ít hơn, song nguồn vốn này vẫn tiếp tục chú trọng đầu tư cho các công trình quan trọng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Từ những con số cụ thể trong những năm qua ta thấy rằng, nguồn vốn khai thác từ thuế nông nghiệp để lại có ý nghĩa rất lớn trong đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương, điều này thể hiện ở chỗ không những tăng liên tục và ổn định mà còn tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: Một mặt đầu tư chủ đạo cho kiên có hoá kênh mương (nhất là kênh mương cấp III, nội đồng), nâng cao năng lực hoạt động của các trạm bơm để từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất (điều này thể hiện rất rõ nét ở phần cơ cấu vốn ngân sách đầu tư theo lĩnh vực ở bảng 8: Đầu tư cho thuỷ lợi là 182,6 tỷ đồng, chiếm 63% tổng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp). Mặt khác, chú ý đến đầu tư nâng cấp hệ thống giống, nghiên cứu lai tạo giống mới (14,8 tỷ đồng, bằng 5,1%), củng cố năng lực bảo vệ sản xuất (thú y, bảo vệ thực vật: 11,4 tỷ đồng, bằng 4%)…từ đó góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn của tỉnh, tiến tới đạt mục tiêu cân bằng tỷ trọng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi vào giai đoạn tới. 2.1.1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư: Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định, cần phải kể đến nguồn vốn tín dụng đầu tư. Có thể nói đây là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc các Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng… có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi là hợp lý, đáp ứng nhu cầu đầu tư hiện nay. Một phần sẽ khai thác được nguồn vốn tích luỹ còn tồn đọng rất lớn trong dân vào đầu tư (vì huy động từ nguồn này có lợi thế là có được sự hỗ trợ lãi suất từ phía Nhà nước, mặt khác nó đã có cơ chế chính sách quy định rõ ràng, chặt chẽ chứ không phức tạp như huy động vốn trực tiếp từ dân cư), hơn nữa sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư trong dân góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp. Vốn tín dụng đầu tư sẽ làm cho đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn trở lên sôi động hơn, người nghèo cũng có thể có vốn để đầu tư, các dự án gặp trở ngại do thiếu vốn sễ được tháo gỡ khó khăn. Đầu tư bằng vốn tín dụng cho nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời gian qua chủ yếu là đầu tư cho các dự án nông nghiệp mở rộng, bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản và phát triển nông thôn, đồng thời nguồn vốn này còn được đầu tư cho các doanh nghiệp để phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bảng 10: Vốn tín dụng đầu tư nông nghiệp theo ngành, lĩnh vực. Đơn vị: tỷ đồng. Năm Lĩnh vực 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số (1996- 2002) Tổng số: 2,5 3,8 4,7 4,5 12,3 212 40,8 89,8 1. Thuỷ lợi 0,9 0,7 0,7 0,6 6,7 10,3 15,4 35,3 2.Trồng trọt và chăn nuôi - 0,6 0, 9 0,8 1,2 1, 8 7,4 12,7 3. Lâm nghiệp 0,6 0,9 1,1 1,0 1,5 2, 2 2,7 10,0 4. Các lĩnh vực khác 1 1,6 2,0 2,1 2,9 6, 9 15,3 31,8 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Từ số liệu ở bảng 6 và 7 cho thấy: Tổng vốn tín dụng đầu tư (giai đoạn 1996- 2002) là 89,8 tỷ đồng, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn này tăng nhanh và tăng liên tục trong suốt giai đoạn, cao nhất là năm 2002 với 40,8 tỷ đồng, chiếm 45,4% tổng vốn tín dụng đầu tư trong 7 năm. Nguồn vốn này sẽ được huy động nhiều hơn nên có thể còn tăng nhanh trong thời gian tới. Đây chủ yếu là nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng đầu tư phát triển được tập trung đầu tư cho các lĩnh vực chủ yếu sau: Từ bảng 10 ta thấy đầu tư cho thuỷ lợi luôn được duy trì, chiếm tỷ trọng lớn và có tỷ lệ tăng rất cao qua các năm, trong đó có nguồn vốn từ năm 2000 theo chương trình kiên cố hoá kênh mương của Chính phủ, được Nhà nước cho vay không lãi suất để đầu tư cho kiên cố hoá kênh mương, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các làng nghề ở nông thôn. Tuy là những năm đầu thực hiện, nhưng đây là nguồn vốn quan trọng, góp phần hiện đại hoá các công trình thuỷ lợi thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong 2 năm 2001 và 2002, nguồn vốn này cùng với nguồn vốn tự có của nông dân đã đầu tư xây dựng, kiên cố được 155 km kênh tưới chính cấp I và cấp III. Về lĩnh vực lâm nghiệp, đầu tư từ nguồn vốn tín dụng là 10,1 tỷ đồng, chiếm 11,3%, tập trung cho các hộ sản xuất vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chương trình 327 để trồng rừng sản xuất (cây ăn quả, cây lấy gỗ). 2.1.1.3. Vốn của các doanh nghiệp: Đối với nông nghiệp Hải Dương, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn tín dụng còn có phần vốn cân đối huy động từ các xã, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp và vốn do dân tự làm cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh. Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương với vai trò là cấp quản lý vĩ mô trong đầu tư, Sở chỉ quản lý cụ thể phần vốn ngân sách của Trung ương và địa phương, đồng thời quản lý vĩ mô quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó việc quản lý cụ thể nguồn vốn đầu tư của các đơn vị này là bao nhiêu và cho những lĩnh vực nào là một vấn đề khó khăn, phần vốn dân tự đầu tư chỉ có thể tính được một cách tương đối thông qua việc so sánh với kết quả do hoạt động đầu tư mang lại nên cũng không thể nắm bắt chính xác phần vốn này. Các doanh nghiệp trong tỉnh thuộc ngành nông nghiệp hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước gồm các xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, các cơ sở sản xuất cây, con giống, công ty cơ điện và công ty vật tư nông nghiệp cùng các cơ sở thú y và bảo vệ thực vật, các nông lâm trường. Đầu tư từ vốn của các doanh nghiệp trên chủ yếu là dành cho đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, cụ thể như: nâng cấp, tu bổ, nạo vét và kiên cố hoá hệ thống kênh mương do các doanh nghiệp này quản lý. Nguồn thu của các doanh nghiệp thuỷ nông chủ yếu là thuỷ lợi phí và nó cũng là nhân tố quyết định lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp làm ăn có lãi thì có thể được bổ sung vào vốn hoạt động hoặc dùng để tái đầu tư. Do vậy, các chính sách của Nhà nước về thuỷ lợi phí có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ nông trong đó có nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp này. Qua số liệu bảng 6 và 7, ta thấy nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 1996- 2002 của các doanh nghiệp là thấp nhất trong các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, chỉ khoảng 42,7 tỷ đồng, bằng 6,3% tổng vốn đầu tư trong nông nghiệp, chủ yếu là nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản được trích hàng năm theo quy định của Nhà nước để lại cho các doanh nghiệp để tái đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất. Ngoài nguồn vốn khấu hao thì các nguồn vốn khác của các doanh nghiệp như vốn vay, trích từ lãi ròng hàng năm để có thể huy động để đầu tư là rất ít, do số các doanh nghiệp làm ăn có lãi không nhiều, thậm chí còn thua lỗ trong nhiều năm (đây là một trong những tồn tại khá lớn với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp). Đầu tư của các doanh nghiệp không có gì biến động nhiều, trung bình khoảng 5- 6 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2000 có tăng đáng kể so với năm 1999 là 67%, tương đương 3,9 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư nạo vét, đào đắp hệ thống sông trục Bắc Hưng Hải (dự án của công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải); nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống giống cây trồng, vật nuôi (dự án của công ty giống cây trồng Hải Dương). Như vậy, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp hàng năm của các doanh nghiệp rất thấp và chỉ tập trung cho các công trình nhỏ, hoặc cùng vốn nguồn vốn ngân sách xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất của riêng các doanh nghiệp, đây là những công trình cấp thiết để đưa vào phục vụ sản xuất ngay, nâng cao năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện có trong khi nguồn vốn ngân sách chưa có điều kiện đáp ứng và như vậy xu hướng gia tăng nguồn vốn này trong giai đoạn tới là không nhiều. 2.1.1.4. Nguồn vốn tự có của dân: Trong 7 năm (1996- 2002), tổng vốn tự có của dân đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt 85,6 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp mức huy động bình quân đạt 12,2 tỷ đồng/năm. Từ số liệu trong bảng 6, nguồn vốn này cũng đã tăng nhanh chóng trong thời kỳ. Đây là hệ quả rất tích cực của chính sách huy động vốn đầu tư theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Năm 1996, nguồn vốn này mới chỉ có 4,1 tỷ đồng, nhưng sau đó tăng mạnh, năm 1997 tăng gấp 2 lần, tương đương 4 tỷ đồng, năm 1998 tăng gấp 2,5 lần so với năm 1996. Đến năm 1999 có giảm so với năm 1998 (giảm 4%) nhưng lại tăng đột biến vào năm 2001, 2002 và trong những năm tới nguồn vốn này có khả năng tăng mạnh do sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân và khả năng huy động nguồn vốn này còn rất lớn. Với việc triển khai thực hiện một loạt các đề án trong chương trình "Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá" của tỉnh từ đầu năm 2001 đã được người dân tham gia mạnh mẽ: Vốn đầu tư vào năm 2001 là 20,5 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2000. Nguồn vốn này tập trung cho cải tạo đất hoang hoá, xây dựng, đào đắp các công trình thuỷ lợi nhỏ; cải tạo đất trống đồi núi trọc để trồng các loại lấy gỗ, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. - Trong lĩnh vực cải tạo đất hoang hoá: Đã huy động vốn và nhân công cải tạo được hơn 1000 ha mặt nước hoang hoá để nuôi trồng thuỷ sản. Đây là nguyên nhân tăng nhanh diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua (năm 1996, diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 5440 ha, đến hết 2002, diện tích này đặt trên 7500ha). - Trong đầu tư cho thuỷ lợi: Tập trung đầu tư cho các trạm bơm nhỏ, lưu động có thể di chuyển dễ dàng để tưới cho các vùng cao, nơi các trạm bơm của các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi chưa vươn tới được, tưới, tiêu cục bộ cho những diện tích quá cao hoặc quá trũng. Nguồn vốn này từ năm 2000 đã tăng nhanh và chuyển hướng đầu tư chủ yếu cho hệ thống kênh tưới cấp III, mặt ruộng. Tuy mới triển khai chương trình kiên cố hoá kênh mương được 2 năm (từ đầu năm 2001) nhưng được người dân ủng hộ và mang lại kết quả rõ rệt. Năm 2002, vốn đầu tư huy động được từ dân là 13,2 tỷ đồng, đầu tư kiên cố được 31,6km kênh mương các loại và đến cuối năm 2002, nguồn vốn tự có của nhân dân đạt 19,7 tỷ đồng, trong đó đầu tư kiên cố được 70km kênh tưới các loại. Như vậy, trong thời gian qua tỉnh đã huy động được một nguồn vốn không nhỏ từ nhân dân và đã đem lại một số kết quả đầu tư đáng kể. Tuy vậy chính sách khuyến khích nông dân tự bỏ vốn đầu tư còn có nhiều hạn chế, do đó vẫn có xu hướng có tiền thì đem gửi tiết kiệm chứ không bỏ vốn đầu tư vì lượng vốn quá ít hoặc vì sợ rủi ro trong khi tiềm năng khai thác nguồn vốn này là rất lớn. 2.1.2. Nguồn vốn nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào Hải Dương bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90 và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm 1995, 1996 và năm 2002 và chủ yếu tập trung vào các ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh mà địa phương có tiềm năng nhưng chưa được khai thác như may mặc, xi măng, lắp ráp… Trong giai đoạn 1996- 2002, vốn đầu tư vào nông nghiệp đạt 91,7 tỷ đồng, bằng 13,6% tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp trong thời kỳ. Mặc dù có sự biến động đáng kể qua các năm, song không giống xu hướng biến động của vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Số liệu thống kê ở bảng 6 và 7 thể hiện rõ điều này. Trong khi vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tăng cao và các năm 1995, 1996 và giảm mạnh vào các năm 1998 đến 2000 thì nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, song vẫn có xu hướng tăng cao và có sự ổn định nhất định. Năm 1997, đầu tư đạt 13,8 tỷ đồng, năm 1998 tuy có giảm 39,8% so với năm 1997 nhưng sau đó lại tăng lên và khá ổn định ở những năm tiếp theo, đến năm 2002 đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 1997. Sở dĩ nguồn vốn này có được sự ổn định nhất định như vậy là nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của Hải Dương chủ yếu là nguồn vốn ODA. Nguồn vốn này được Chính phủ vay trực tiếp của các tổ chức, Chính phủ nước ngoài theo các hiệp định đã ký và được lập kế hoạch phân bổ cho từng giai đoạn, từng năm (thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý). Nguồn vốn này tập trung cho xây dựng các công trình, trạm bơm lớn (trạm bơm Đò Neo), nạo vét các tuyến sông của trục Bắc Hưng Hải, An Kim Hải, phân bổ hàng năm cho chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình nước sạch nông thôn…Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn và tập trung cho những công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp của một số vùng trong tỉnh mà nguồn vốn ngân sách chưa đủ để đầu tư. Tuy nhiên đây là nguồn vốn không ổn định và phụ thuộc vào các tổ chức cho vay quốc tế và kèm theo những điều kiện về kinh tế, chính trị. Ngoài các nguồn vốn đầu tư phát triển trực tiếp như trên, Nhà nước còn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua hệ thống ngân hàng theo phương thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp. Trong giai đoạn này, các tổ chức ngân hàng trong tỉnh đã trên 620 nghìn lượt hộ nông dân vay với tổng số vốn khoảng 2.680,5 tỷ đồng để đầu tư trong đó có sản xuất nông nghiệp. Bảng 11: Doanh số cho vay tín dụng phát triển nôngnghiệp, nông thôn của tỉnh Hải Dương giai đoạn (1998- 2001). đơn vị: tỷ đồng. Năm Hạng mục 1998 1999 2000 2001 Tổng số Tổng doanh số cho vay 741,4 568,3 678,6 815,2 2.803,5 I.Tín dụng trung và dài hạn -Doanh số cho vay -Doanh số dư nợ 161,7 147,7 102,9 120,8 245,1 388,8 214,6 396,0 724,3 1.053,3 II.Tíndụng ngắn hạn -Doanh số cho vay -Doanh số dư nợ 579,7 410,0 465,4 307,3 433,5 390,9 600,6 375,6 2.079,2 1.483,2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2001, NXB Thống kê Hà Nội. Qua bảng 7 ta thấy: Nói chung doanh số cho vay tăng nhanh, tuy có giảm khá nhiều vào năm 1999 nhưng sau đó vẫn tăng cao, năm 2001 đạt 815,2 tỷ đồng, con số cao nhất trong 4 năm (1998- 2001). Ta cũng thấy một nét nổi bật là số tín dụng cho nông dân vay chủ yếu là vay ngắn hạn, nguyên nhân là mùa vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngắn (chủ yếu trồng cây ngắn ngày), nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các hộ ngày càng tăng. Mặt khác vào năm 2000, Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất cho vay từ 3-3,5%/ tháng xuống còn 0,7- 1%/tháng với tín dụng ngắn hạn và từ 2-2,5%/ tháng xuống còn 0,7%/tháng với tín dụng dài hạn. Nguồn vốn của các ngân hàng cho các hộ vay chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ lệ và số lượng tăng qua các năm và chiếm khoảng 66,6% tổng số, nguồn này được các hộ đầu tư cho các trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Thông qua chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, hàng năm Nhà nước hỗ trợ cho các hộ nông dân nghèo vay vốn để phát triển sản xuất thông qua hệ thống đầu tư do Sở Lao động thương binh xã hội thực hiện. Trong 7 năm 1996- 2002, Nhà nước cho các hộ nông dân nghèo (nhất là các hộ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi) được vay không lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất nhưng tối đa không quá 36 tháng, mỗi hộ được vay tối đa không quá 2,5 triệu đồng và không phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, cơ chế này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, làm mất đi tính điều tiết của lãi suất có thể dẫn tới sự không hiệu quả của vốn vay và kìm hãm sự phát triển của thị trường vốn. Do nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo trong tinh là rất lớn, vì vậy các tổ chức tín dụng tỉnh Hải Dương, nhất là Ngân hàng người nghèo, đã tích cực tranh thủ các nguồn vốn để cho các hộ nghèo có thể được vay vốn. Tính đến hết quý III của năm 2002, chỉ tính riêng Ngân hàng người nghèo của tỉnh có tổng dư nợ là 161,2 tỷ đồng, gấp 6,3 lần cùng kỳ năm 1996, trung bình mỗi năm tăng 35,8%. Doanh số cho vay trong giai đoạn này là 411,1 tỷ đồng với 286.320 lượt hộ vay. Trong tổng số vốn vay thì trồng trọt: 185,2 tỷ đồng, chiếm 45%; chăn nuôi: 205 tỷ, chiếm 52%, còn lại các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ khác chỉ có 20,3 tỷ đồng, bằng 3% tổng số. Trong 7 năm qua, toàn tỉnh có 15.590 hộ nghèo được vay vốn, đa số đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, nhiều hộ vươn lên trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, từng bước tiến tới mục tiêu công bằng xã hội. 2.2. Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo các ngành và lĩnh vực. Với mục tiêu tổng quát là an toàn lương thực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã quan tâm giải quyết vấn đề thuỷ lợi, đồng thời tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giống cây trồng vật nuôi, hệ thống bảo vệ sản xuất. Từ đó từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng phù hợp hơn, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu. Như đã phân tích, nông nghiệp Hải Dương là một nền nông nghiệp truyền thống, trồng trọt chiếm trên 70% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lương thực chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp và chiếm hơn 70% giá trị sản lượng ngành trồng trọt. Xuất phát từ thực tế trên, hoạt động đầu tư sản xuất nông nghiệp Hải Dương thời kỳ1996- 2002 đã tập trung giải quyết vấn đề tưới tiêu và bảo đảm an toàn cho sản xuất lương thực thông qua việc đầu tư chủ đạo cho hệ thống đê điều, các trạm bơm và kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất. Cùng với việc đầu tư cho thuỷ lợi là các lĩnh vực khác như giống cây con, cải tạo đất, nâng cấp hệ thống bảo vệ sản xuất và đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp. Thông qua số liệu bảng 12 và 13, nhìn một cách tổng quan vốn đầu tư theo lĩnh vực giai đoạn 1996- 2002: Vốn đầu tư tăng rất nhanh, bình quân 30,8%/năm, trong đó: Năm 1997 tăng nhanh nhất 77,6% so với năm 1996, 1998 có chững lại chỉ tăng 14,7% so với 1997 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2002 (so với năm 2001 tăng 50,6%), đây là con số tăng khá lớn chỉ trong vòng 7 năm (năm 2002 đã tăng gấp 20 lần so với năm 1996, gấp 1,8 lần so với năm 2000).Và ta cũng thấy rõ một điều: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, chủ yếu là hệ thống đê điều, thuỷ nông mà cụ thể là cho hệ thống kênh mương và trạm bơm được Hải Dương đặc biệt quan tâm. Chỉ riêng lĩnh vực này đã chiếm 85,7% tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37049.doc
Tài liệu liên quan