Đề tài Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn

MỤC LỤC

BẢN CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Giới hạn nghiên cứu 1

2.1 Đối tượng nghiên cứu 1

2.2 Phạm vi nghiên cứu 1

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 1

3.1 Mục đích nghiên cứu 1

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Phương pháp trực quan 2

4.2 Phương pháp lý luận 2

4.3 Phương pháp thu thập số liệu thực tế 2

5. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU 2

Chương I : Đặt vấn đề 2

B. PHẦN NỘI DUNG 2

Chương II : Tổng quan về thanh toán dùng tiền mặt 2

Chương III : Phương pháp nghiên cứu 2

Chương IV : Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 3

B. PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN DÙNG TIỀN MẶT 4

1. Sơ lược về thanh toán dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng 4

1.1 Khái niệm về thanh toán dùng tiền mặt 4

1.2 Tài khoản thường sử dụng 4

1.2.1 Tài khoản tiền mặt tại đơn vị (1011) 4

1.2.2 Tài khoản tiền mặt đang vận chuyển (1019) 4

1.2.3 Tài khoản tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị (1031) 4

1.2.4 Tài khoản “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản cần sử lý” (3614) 5

1.3 Cách hạch toán 5

1.3.1 Kế toán thu tiền mặt 5

1.3.2 Kế toán chi tiền mặt 6

1.3.3 Kế toán điều chuyển tiền mặt 6

1.3.4 Kế toán nghiệp vụ đối chiếu, kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày 8

1.4 Những ảnh hưởng hạn chế thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam 9

1.4.1 Đối với xã hội 9

1.4.2 Đối với nền kinh tế 9

1.4.3 Đối với nghành Ngân hàng 10

2. Tình hình sử dụng tiền mặt trong lưu thông từ trước đến nay 10

2.1 Hoạt động thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2006 10

2.2 Hoạt động thanh toán dùng tiền mặt giai đoạn 2006 đến nay 11

3. Những nhận định cũ, mới về thanh toán dùng tiền mặt 12

3.1 Tác phẩm thứ nhất : 12

3.1.1 Tóm tắt tác phẩm 13

3.1.2 Đối tượng và phạm vi 13

3.1.3 Những đóng góp của tác phẩm 13

3.1.4 Những hạn chế về tác phẩm 14

3.2 Tác phẩm 2 : 14

3.2.1 Tóm tắt tác phẩm 14

3.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

3.2.3 Những đóng góp của tác phẩm 14

3.2.4 Những hạn chế về tác phẩm 14

3.3 Tác phẩm 3 : 14

3.3.1 Tóm tắt tác phẩm 15

3.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

3.3.3 Những đóng góp của tác phẩm 15

3.3.4 Những hạn chế của tác phẩm 15

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 16

1.1 Đối tượng nghiên cứu 16

1.2 Phạm vi nghiên cứu 16

1.3 Phương pháp nghiên cứu 16

1.3.1 Phương pháp trực quan 16

.1.3.2 Phương pháp lý luận 17

1.3.3 Phương pháp thu thập số liệu thực tế 17

Figure 1 17

1.4 Kế hoạch nghiên cứu Tiến hành 2 lần chi tiết cụ thể như sau: 18

1.4.1 Nghiên cứu lần 1 18

1.4.1.1 Thực hiện lần 1: 18

1.4.1.2 Địa điểm 18

1.4.1.3 Nội dung 18

1.4.2 Nghiên cứu lần 2 18

1.4.2.1 Địa điểm nghiên cứu 19

1.4.2.2 Mục đích nghiên cứu 19

1.4.2.3 Nội dung nghiên cứu 19

2. Tiến hành nghiên cứu 19

3. Kết quả, đánh giá phương pháp nghiên cứu 20

CHƯƠNG IV THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THANH TOÁN DÙNG TIỀN MẶT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BẮC SƠN 21

1. Giới thiệu về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 21

1.1 Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 21

1.1.1 Cho vay hộ nghèo 22

1.1.2 Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 23

1.1.3 Cho vay giải quyết việc làm 23

1.1.4 Cho vay các hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 23

1.1.5 Cho vay chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. 23

1.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 24

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 25

1.3.1 Hoạt động huy động vốn 25

1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 26

2. Thực trạng thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 28

2.1 Tình hình thu, chi tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 28

2.2 Tình hình điều chuyển tiền mặt tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 29

3 Nhận xét về tình hình thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 30

3.1 Những ảnh hưởng tích cực thanh toán dùng tiền mặt đến hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 30

3.2 Những hạn chế của thanh toán dùng tiền mặt đến hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn. 31

4. Các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt 31

4.1 Giải pháp về hành chính 32

4.2 Giải pháp về công nghệ 34

4.3 Giải pháp về kinh tế 34

4.4 Giải pháp về tâm lý 35

C. PHẦN KẾT LUẬN 35

CHƯƠNG V MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 35

1. Kết luận chung về thanh toán dùng tiền mặt 35

2. Ý nghĩa của đề tài 36

3. Các định hướng của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 36

4. Một số kiến nghị 36

4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 36

4.2 Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn 37

4.3 Kiến nghị đối với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại các hộ kinh doanh thì 86.2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vị ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định. 2.2 Hoạt động thanh toán dùng tiền mặt giai đoạn 2006 đến nay Với mục tiêu tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Trong những năm gần đây, thị trường Việt nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, địa bàn). Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản vào năm 2005, đến cuối năm 2007 đã tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2008 là trên 7 triệu tài khoản. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư. Theo Vụ Thanh toán - NHNN, hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập, kết nối 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy ATM (Automatic Teller Machine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm 2005, đến cuối tháng 5/2010, cả nước có gần 11.000 máy ATM, hơn 37.000 các điểm chấp nhận thẻ POS được lắp đặt và trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ. Hệ thống ATM, POS đã được kết nối thành một hệ thống trong đó 3 liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối liên thông 10 thành viên là những NHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc. Như vậy theo số liệu trên ta thấy thanh toán tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm, cụ thể tỷ lệ tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán cụ thể qua các năm như sau: Năm 2008: 15%; Năm 2009 : 14%; Năm 2010 : 12%. 3. Những nhận định cũ, mới về thanh toán dùng tiền mặt 3.1 Tác phẩm thứ nhất : “ Thiệt hại kép của nền kinh tế tiền mặt” (Theo tin tuc Vietbao thứ tư ngày 29/08/2007) của tác giả Ngọc Mai. 3.1.1 Tóm tắt tác phẩm "Nền kinh tế tiền mặt" được hiểu là thị phần thanh toán hầu như dùng tiền mặt là chính. Tiền mặt ở đây không chỉ là nội tệ mà cả ngoại tệ. Cả về hai mặt này (nội tệ, ngoại tệ) thì Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới có thị phần thanh toán bằng tiền mặt. 3.1.2 Đối tượng và phạm vi Đối tượng : Thực trạng lưu thông tiền mặt Phạm vi : Các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam 3.1.3 Những đóng góp của tác phẩm Giúp người đọc hiểu rõ hạn chế của thanh toán tiền mặt trong lưu thông, tác giả đã đưa ra được rằng nền kinh tế tiền mặt trong nền kinh tế không những thiệt hại kép mà còn ba, bốn .. Thiệt hại thứ nhất là chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát khá tốn kém. Đối với các đồng tiền mệnh giá nhỏ, thì việc in, vận chuyển, tính đếm còn hơn nhiều. Thiệt hại thứ hai có lẽ còn tốn kém hơn nhiều và không thể đo đếm được, đó là rất dễ dung dưỡng cho kinh tế ngầm, cho buôn gian bán lận, trốn thuế, cho tham nhũng tiêu cực phát sinh, phát triển và rất khó kiểm soát. Đây cũng là một trong những cản trở cho các cuộc điều tra, phát hiện các hiện tượng trên. Thiệt hại thứ ba là khó kiểm soát chính xác thu nhập để thực hiện Luật Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao. Thiệt hại thứ tư mà "nền kinh tế tiền mặt" gây ra là chưa bảo đảm cho sự an toàn của đồng tiền mỗi khi thanh toán, vận chuyển, bảo quản..., kể cả đối với các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đã có không ít các vụ thụt két, cướp tiền của người đi lĩnh tiền hay nộp tiền vào ngân hàng; tạo thuận lợi cho tình trạng rửa tiền... 3.1.4 Những hạn chế về tác phẩm Tác phẩm chưa có hệ thống rõ ràng chưa nêu ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt. 3.2 Tác phẩm 2 : “Thắt chặt việc thanh toán dùng tiền mặt” (Theo tin tức Vietbao thứ sáu ngày 05/01/2007) của tác giả Song Linh. 3.2.1 Tóm tắt tác phẩm Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo nghị định quản lý thanh toán bằng tiền mặt, trong đó đáng chú ý là quy định hạn mức thanh toán đối với một khoản chi là 5-10 triệu đồng. 3.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng : Các giao dịch thanh toán dùng tiền mặt Phạm vi nghiên cứu : Tại ngân hàng Techcombank, ngân hàng Đông Á 3.2.3 Những đóng góp của tác phẩm Giúp em hiểu rõ hơn đề tài mình nghiên cứu việc quản lý tiền mặt trong thanh toán là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế xã hội, vì vậy rất cần có ý kiến rộng rãi để tạo ra một cơ chế quản lý thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và có tính khả thi cao. Ngoài ra biết được các quy định về hạn mức thanh toán dùng tiền mặt. 3.2.4 Những hạn chế về tác phẩm Chưa nêu được tổng quan phương pháp thắt chặt tiền mặt, chưa có phương pháp cụ thể đề xuất với cơ quan cấp trên về hạn chế thanh toán dùng tiền mặt. 3.3 Tác phẩm 3 : “Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng ĐT & PT Cao Bằng”. Của tác giả Đoàn Thị Thanh Hương ( Theo trang wed tailieu.vn) 3.3.1 Tóm tắt tác phẩm Tác phẩm nêu lên hạn chế của thanh toán dùng tiền mặt và có hướng nêu lên các giải pháp khắc phục. 3.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng : Thanh toán không dùng tiền mặt Phạm vi nghiên cứu : Tại Ngân hàng ĐT & PT Cao Bằng 3.3.3 Những đóng góp của tác phẩm Giúp hiểu rõ hơn vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế nói chung, Ngân hàng nói riêng, tác giả nêu chi tiết những mặt hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt đồng thời nêu được các phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt mà hệ thống Ngân hàng ngày nay thường dùng như : Sec, thẻ ATM, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, máy Pos… Nâng cao tầm hiểu biết về thanh toán không dùng tiền mặt. 3.3.4 Những hạn chế của tác phẩm Chưa nêu được tổng quan đề tài nghiên cứu và những vấn đề kiến xuất đề nghị với cơ quan cấp trên. CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 1.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thanh toán bằng tiền mặt và các biện pháp nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. 1.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng thanh toán bằng tiền mặt và các biện pháp nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn. 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp trực quan Nội dung: Quan sát hoạt động thanh toán tại Phòng giao dịch và các điểm giao dịch lưu động để từ đó biết được thực trạng thanh toán bằng tiền mặt, đưa ra các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian và địa điểm: Nghiên cứu tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn từ ngày 21/3/2011 đến 14/5/2011. Mục đích nghiên cứu: Quan sát, nghiên cứu trên cơ sở thực tế để từ đó biết được thực trạng về thực trạng thanh toán tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn. .1.3.2 Phương pháp lý luận Tìm hiểu hoạt động thanh toán của Ngân hàng thông qua việc quan sát, số liệu thực tế để phân tích đánh giá một cách chính xác, khách quan về thực trạng thanh toán bằng tiền mặt và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế nó. 1.3.3 Phương pháp thu thập số liệu thực tế Nội dung: Thu thập các số liệu thực tế phản ánh thực trạng thanh toán bằng tiền mặt và các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn. Địa điểm: Tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn. Thời gian: Từ ngày 21/2/2011 đến 14/5/2011. Mục đích: Thu thập các số liệu thực tế của Ngân hàng về thực trạng thanh toán bằng tiền mặt từ năm 2008 đến 2010 để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Trong những năm gần đây tình hình thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế có xu hướng giảm. Bảng 1:tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giai đoạn 2007 – 2010: Figure 1 Chú thích bảng số liệu trên : Năm 2007 2008 2009 2010 Không dùng tiền mặt 75 78.5 78.8 75.0 Tiền mặt 23.5 21.5 19.55 16.36 (Nguồn : Theo số liệu của Phòng kế toán) Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm nhưng Vẫn cao so với thế giới cụ thể như sau: Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ 23.5% năm 2007 xuống còn 16.36% năm 2010. Như vậy trong 3 năm liên tiếp thì tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể, đó là tín hiệu đáng mừng cho người làm Ngân hàng. 1.4 Kế hoạch nghiên cứu Tiến hành 2 lần chi tiết cụ thể như sau: 1.4.1 Nghiên cứu lần 1 1.4.1.1 Thực hiện lần 1: Lần 1: Từ ngày 30/3/2011 đến 20/4/2011 1.4.1.2 Địa điểm Địa điểm nghiên cứu : Tiến hành nghiên cứu tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn. 1.4.1.3 Nội dung Nội dung nghiên cứu: Sử dụng phương pháp trực quan để quan sát tính hình thu, chi tiền mặt hàng ngày tại Ngân hàng và kết hợp với sách báo, mạng internet, kết hợp với phương pháp lý luận để phân tích, so sánh thấy được thực trạng thanh toán bằng tiền mặt tại đây. Và có hướng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt tại đơn vị. 1.4.2 Nghiên cứu lần 2 Lần 2: Từ ngày 25/4/2011 đến 10/5/2011. 1.4.2.1 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Tại một số xã có nhu cầu vay cao, nhưng trả nợ đúng hạn như Chiến Thằng, Hưng Vũ, Tân Thành... 1.4.2.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế tại một số xã phát triển, có thu nhập tương đối ổn định, sử dụng một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, để từ đó xây dụng kế hoạch cũng như các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt. 1.4.2.3 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu và tìm tài liệu trên mạng thông tin, sách báo, tình hình thực tế, trên cơ sở các số liệu mà Ngân hàng cung cấp từ lần 1. Sau đó tiến hành thống kê lại những nội dung cần thiết về thanh toán bằng tiền mặt như các cán bộ tín dụng sẽ phải thu lãi, thu gốc vào ngày giao dịch lưu động đã quy định sẵn. Hoặc các cán bộ tín dụng tiến hành làm hồ sơ giải ngân theo chương trình, nguyện vọng của dân với số tiền phù hợp với tình hình ngân quỹ hiện có. Tất cả các hình thức trên đều được thực hiện bằng tiền mặt. 2. Tiến hành nghiên cứu Qua kết quả quan sát cộng với phân tích điều tra em thấy các hoạt động thanh toán diễn ra chủ yếu bằng tiền mặt, vì trinh độ dân trí hạn chế tiếp cận với những tấm Sec, thẻ ATM là vấn đề hết sức khó khăn, đó là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với nghành Ngân hàng mà còn là vấn đề của xã hội. Hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có một cây ATM duy nhất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nên chủ yếu chuyển tiền nhờ Ngân hàng đó, mỗi lần rút với số lượng lớn rất nguy hiểm cho cán bộ kế toán, đó là vấn đề hết sức bất cập cho Ngân hàng chính sách. Hầu hết mọi giao dịch cũng như thanh toán của người dân với Ngân hàng đều bằng tiền mặt, rất nhiều mệnh giá tiền mặt được sử dụng trong thu, chi tiền mặt. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thực tế nhằm thống kê các loại tiền được sử dụng nhiều trong hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn. Bảng 2: Báo cáo thống kê các loại tiền thuộc Ngân quỹ giai đoạn 2008 – 2010: Đơn vị tính: tờ, VNĐ Loại tiền Thu từ lưu thông Chi lưu thông Tỷ lệ Thu Chi 500.000 đ PLM 1.670.000 1.751.500 0.19 0.20 200.000 đ PLM 1.300.000 1.327.600 0.15 0.15 100.000đ PLM 4.030.000 4.051.900 0.47 0.47 50.000 đ PLM 1.480.000 1.478.050 0.17 0.17 20.000 đ PLM 63.000 65.000 0.01 0.01 10.000đ PLM 21.000 21.380 0.00 0.00 5000 đ 1.570 1.650 0.00 0.00 2000 đ 870 986 0.00 0.00 1000 đ 271 281 0.00 0.00 500 đ 70 75 0.00 0.00 (Nguồn : theo tài liệu Phòng kế toán) Qua bảng báo cáo thống kê trên ta thấy số lượng tiền mặt được sủ dụng trong lưu thông rất cao sở dĩ tỷ lệ thu, chi tương đương nhau vì Ngân hàng chính sách hoạt động nhỏ, lẻ, giải ngân liên tục khi có vốn từ thu nợ. 3. Kết quả, đánh giá phương pháp nghiên cứu Như vậy, qua quá trình quan sát thu thập số liệu, phân tích đánh giá tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn và các điểm giao dịch với sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị tại Phòng giao dịch em đã nhận thấy được sự bất cập của vấn đề thanh toán bằng tiền mặt, vấn đề bức xúc của xã hội. Đã có nhiều chương trình cũng như dự án phát triển về thanh toán không dùng tiền mặt đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng chủ yếu ở một số thành phố lớn, hầu như các tỉnh miền núi chưa phát triển, mạng lưới dịch vụ kém. Với thời gian 10 tuần thực tập tại Ngân hàng, được tiếp cận thực tế hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, các điểm giao dịch em nhận thấy rõ thực trạng thanh toán thanh toán dùng tiền mặt, vì vậy vấn đề đưa ra các giải pháp hạn chế thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch cũng như hệ thống Ngân hàng nói chung. CHƯƠNG IV THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THANH TOÁN DÙNG TIỀN MẶT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BẮC SƠN 1. Giới thiệu về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 1.1 Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn Ngân hàng chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ – TTg ngày mồng 4 thành 10 năm 2002 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập năm 1995 và chính thức hoạt động năm 1996 do hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm đại lý giải ngân với tổng số vốn vay hàng ngàn tỷ đồng tới các hộ nghèo ở nông thôn, việc tồn tại bộ phận nông dân nghèo ở nông thôn đã thúc đẩy việc ra đời và hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đại bộ phận dân cư là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa còn hạn chế nên mặc dù trên địa bàn có nhiều lợi thế phát triển kinh tế như: đất đai phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là buôn bán ở cửa khẩu giáp Trung Quốc…nhưng chưa được khai thác một cách có quy mô, chất lượng. Bắc Sơn là một huyện miền núi tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm tỉnh là 80 km, là một huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm 70% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Bắc Sơn là một trong những huyện có điều kiện kinh tế thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm mang tính đặc sản. Huyện có cơ sở vật chất, chính sách phát triển tương đối thuận lợi, tuy nhiên cơ sở vật chất còn nghèo lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội, các công trình thủy lợi đã cũ và đang xuống cấp.. Để phát nông nghiệp, công nghiệp, các nghành kinh tế khác phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện, Bắc Sơn cần được đầu tư hơn nữa về các nguồn vốn, cơ sở hạ tầng với lãi suất ưu đãi, phù hợp với tình hình thực tế của Bắc Sơn. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn được thành lập theo quyết định số 444 ngày 10 tháng 5 năm 2003 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Địa điểm: Tiểu khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 025.3.838.107 Cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2011 Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn đã cho vay với nhiều trương trình và mục đích khác nhau với lãi suất ưu đãi như: 1.1.1 Cho vay hộ nghèo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Đối tượng cho vay là những hộ nghèo theo quy định của chính phủ. Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn đầu tư chủ yếu cho hộ gia đình nghèo vào mục đích sản xuất kinh doanh, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đến 30/4/2010 là 12.609.21 triệu đồng. 1.1.2 Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Ngày 27/9/2007, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 157/2007/QĐ – TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thay thế cho quyết định 107/2006/QĐ – TTg đã thực hiệm trước đây. Theo quyết định này kể cả sinh viên chính quy hay không chính quy đều được mức cho vay tối đa là 800.000 đ/ tháng, 8 triệu đồng trên năm học. Dư nợ đến ngày 30/4/2010 là 8.669.590 trđ, với 160.037 khách hàng. 1.1.3 Cho vay giải quyết việc làm Chương trình cho vay nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về việc làm trong giai đoạn hiện nay và mục tiêu đến năm 2010 là tạo việc làm cho 2 – 2.2 triệu lao động. Đối tượng cho vay vốn bao gồm hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh cá thể như : tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp vừa và nhỏ … Mức cho vay tối thiểu với hộ gia đình : 20 trđ/1 hộ gia đình. Đối với cơ sở kinh doanh : 500 trđ/dự án nhưng không quá 20trđ/lao động thu hút. Dư nợ đến 30/4/2010 là 3.880.903 trđ với 25.605 khách hàng. 1.1.4 Cho vay các hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn Căn cứ quyết định số 31/2007/QĐ – TTg ngày 05/3/2007 của thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Các hộ được vay theo phương thức ủy thác. Hộ vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì Ngân hàng chính sách xã hội trực tiếp cho vay và hộ vay phải đảm bảo tiền vay bằng tài sản từ vốn vay. Dư nợ đến 30/4/2010 là 7.789.189 trđ với 619.103 khách hàng. 1.1.5 Cho vay chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Hộ vau sử dụng vốn vay để đầu tư xây mới và cải tạo nâng cấp công trình nước sạch đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Dư nợ đến ngày 30/4/2010 là 979.252 trd với 49.684 khách hàng. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn Từ khi mới thành lập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đã thực hiện mô hình cơ cấu tổ chức quản lý như sau: Tính đến 30/6/2004, toàn hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đã hình thành hội đồng quản trị, ban điều hành, 64 Chi nhánh cấp tỉnh, 593 Phòng giao dịch cấp huyện trực thuộc tỉnh và Sở giao dịch Ngân hàng chính sách Trung ương, bổ nhiệm hàng trăm cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, tiếp nhận và tuyển dụng gần 5000 cán bộ nhân viên, nghiên cứu soạn thảo hàng trăm văn bản về cơ chế quản lý điều hành, cơ chế nghiệp vụ, xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm ổn định cho toàn hệ thống. Với đặc thù hoạt động ở cấp huyện Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn bao gồm : 01 Giám đốc; 01 Phó giám đốc; 08 cán bộ được chia làm 2 phòng đó là: Phòng Kế toán - ngân quỹ và Phòng kế hoạch - nghiệp vụ. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 1.3.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng chính sách xã hội nói chung, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách huyện Bắc Sơn nói riêng là ngân hàng phục vụ người nghèo, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, hầu hết các nguồn vốn cho vay đều được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động được còn hạn chế chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo (qua các tổ tiết kiệm và vay vốn); tiền gửi tiết kiệm từ dân cư; các tổ chức kinh tế nhưng với số lượng rất ít. Bảng 3: Bảng huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2008 – 2011: (Đơn vị :triệuđồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng chỉ tiêu 847.36 882.3 950.48 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 685.76 698.65 731.38 Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư 76 85 116 Tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo (qua tổ tiết kiệm và vay vốn) 85.6 98.65 103.10 (Nguồn : Theo báo cáo Phòng kế hoạch nghiệp vụ) Từ bảng số liệu trên ta rút ra các nhận xét sau: Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2009 là 798.35 trđ tăng 34.49 (trđ) (tăng 4.3%) so với năm 2008. Đến 31/12/2010 dự tính sẽ là 950.48 (trd) (tăng 7.1%) so với năm 2009 cụ thể như sau: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2009 là 698.65 (trđ) tăng 12.89 trđ (tăng 1.84%) so với năm 2008. Đến 31/12/2010 dự tính sẽ là 731.38 trđ tăng 32.73 trđ (tăng 4.4%) so với năm 2009. Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư năm 2009 là 85 trđ tăng 9trđ (tăng 10.5%) so với năm 2008. Đến 31/12/2010 dự tính sẽ là 116 trđ tăng 31 trđ (tức tăng 26.7%) so với năm 2009. Tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo (qua tổ tiết kiệm và vay vốn) với số lượng từ 10.000 đồng trở lên không ép buộc. Năm 2009 là 98.65 trđ tăng 13.05 trđ (tăng 13.2%) so với năm 2008. Đến 31/12/2010 dự tính sẽ là 103.10 trđ tức tăng 4.45 trđ (tăng 4.3%) so với năm 2009. Như vậy qua kết quả phân tích ta thấy số lượng tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn ngày càng gia tăng chứng tỏ đời sống người dân ngày càng được cải thiện, họ đã có cuộc sống ổn định, có phần dư để giành tiết kiệm, nhưng với số lượng vẫn còn hạn chế. 1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay theo nghị định của chính phủ, các nguồn vốn vay chủ yếu do trung ương chuyển về. Cho tới thời điểm tháng 8 năm 2010 Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn đã sử dụng vốn, cho vay với nhiều trương trình khác nhau. Bảng 4: Bảng kết quả sử dụng vốn giai đoạn 2008 – 2010: (DVT: hộ, triệu đồng) STT Chỉ tiêu DS cho vay DS thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Số hộ dư nợ Mức dư nợ so với cùng kỳ năm 2009 1 Cho vay hộ nghèo 7.994 4.020 36.763 389 3.838 +4.950 2 Cho vay giải quyết việc làm 610 188 4.107 175 216 +213 3 Cho vay học sinh sinh viên 2.036 44 7.102 11 720 +3.596 4 Cho vay nước sạch & VSMT 1.516 1.522 8.801 0 1.387 +275 5 Cho vay xuất khẩu lao động 0 203 2.723 327 193 -681 6 Cho vay đồng bàovùngdân tộcthiểu số 0 0 251 0 62 _ 7 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 104 0 1.064 0 133 +1.064 8 Cho vay thương nhân vùng khó khăn 1000 0 1000 0 34 +1000 9 Cho vay hộ SXKD 7.588 2.636 38.242 0 1.759 +25.029 Tổng cộng 20.848 8.613 100.053 902 8.342 +25.029 (Nguồn : Theo báo cáo của Phòng Kế hoạch – nghiệp vụ ) Nhìn chung nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội vẫn tập trung chủ yếu vào hai chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, dư nợ hai chương trình này đạt 75.000 triệu đồng và chủ yếu tập trung đầu tuw vào lĩnh vực nông ngiệp (chiếm 75% tổng dư nợ), đầu tư cho vay giải quyết nhu cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (chiếm khoảng 9%), phần còn lại tập trung vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, học sinh sinh viên và xuất khẩu lao động. Hàng năm có 300 hộ thoát nghèo, 1200 hộ sử dụng công trình nước sạch và công trình vệ sinh đảm bảo trong sinh hoạt, hỗ trợ các gia đình xây được nhà mới, các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… góp phần nâng cao dân trí. Trong số tất cả các chương trình cho vay các hộ đều trả nợ khi đến hạn, nhưng vẫn có nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ đặc biệt là trương trình cho vay xuất khẩu, cho vay hộ nghèo các gia đình có người đi xuất khẩu lao động nhưng thu nhập thấp, về trước hạn.. còn các hộ nghèo vốn họ đã nghèo nếu gặp thiên tai, dịch bệnh thì họ không còn khả năng trả nợ. 2. Thực trạng thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn 2.1 Tình hình thu, chi tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn Với đặc thù là Ngân hàng phục vụ người nghèo nên Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt trong việc giải ngân, thu lãi, thu gốc, chi hoa hồng, tiền lương của cán bộ. Khác với các Ngân hàng thương mại có nhiều chương trình cho vay với nguồn vốn rất lớn, Ngân hàng chính sách xã hội chỉ cho vay với mức tối đa là 30 triệu đồng, hàng tháng cán bộ tín dụng đến từng điểm giao dịch để thu lãi, thu gốc hoặc giải ngân theo chương trình mới. Tuy c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNông minh Nguyệt đề tài 2.doc
Tài liệu liên quan