Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình

Lời nói đầu 1

Chương I : Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3

I. Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3

1. Khái niệm 3

1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế 3

1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4

1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 5

2. Những đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 5

II. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 6

1. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 6

1.1. Cơ cấu ngành. 6

1.2. Cơ cấu vùng, lãnh thổ 8

1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế 8

1.4. Cơ cấu kỹ thuật 9

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10

2.1. Điều kiện tự nhiên 10

2.2. Những nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội . 11

2.3. Nhân tố thuộc về tổ chức kỹ thuật 13

III. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 14

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan. 14

2. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 15

2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc 15

2.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 15

2.3. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 16

IV. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16

V. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam và một số nước Đông Nam á 17

1. Ở Việt Nam 17

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á 20

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình trong thời gian qua 23

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 23

1. Vị trí địa lý. 23

2. Khí hậu thuỷ văn 23

3. Các nguồn tài nguyên 24

4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật. 26

5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 32

5.1. Thuận lợi 32

5.2. Hạn chế 33

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 33

1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 33

1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 34

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế 35

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng 37

1.4. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp 37

2. Thực trạng chuyển dịch các ngành trong nông nghiệp 38

2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 38

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi 48

2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ 53

2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 53

3. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 56

3.1. Những thành tựu đạt được 56

3.2. Những tồn tại ,hạn chế. 58

Chương III: Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình 62

I. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình. 62

II. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 63

1. Mục tiêu. 63

2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001–2010. 66

2.1. Ngành trồng trọt. 66

2.2. Ngành chăn nuôi 69

2.3. Dịch vụ nông nghiệp . 71

2.4. Đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thuỷ sản 71

III. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình. 72

1. Giải pháp về vốn. 72

2. Tiến hành rà soát, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch theo vùng 73

3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 74

4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất. 75

5. Giải pháp về thị trường 76

6. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến. 77

7. Củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn 78

8. Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nguồn lao động nông nghiệp nông thôn trong tỉnh. 79

9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 81

Kết luận 82

Tài liệu tham khảo 83

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Một số kết cấu hạ tầng đã và đang bị xuống cấp hoặc không phù hợp với hình thức tổ chức và cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới gây nhiều khó khăn cho đời sống kinh tế xã hội - Thái Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc, giáp vịnh Bắc Bộ nên mưa bão lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa, giảm sản lượng hàng năm. Đó là những hạn chế lớn về điều kiện thời tiết ở Thái Bình trong tương lai phải được khắc phục để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra nhanh hơn và có hiệu quả hơn. II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong những năm tới. Mục tiêu trên đã được quán triệt đầy đủ trong các Nghị Quyết của TW đã chỉ rõ” Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH, nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, xây dựng một bước trong thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nghị Quyết XVI của tỉnh Đảng bộ Thái Bình cũng đã chỉ rõ phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 là “tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở chế biến, cơ sở thương mại dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ”. 1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành Thực hiện đường lối của Đảng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp theo cả nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất trong một thời gian dài là chuyển đổi một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu sang một nền nông nghiệp hàng hoá đảm bảo an ninh lương thực có tỷ suất hàng hoá lớn. Bảng 4: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Theo giá hiện hành) Đơn vị: Triệu đồng-% Năm Tổng số Chia ra Nhà nước Cơ cấu LN Cơ cấu TS Cơ cấu 1995 3950588 3725641 94.31 53309 1.35 171608 4.34 1999 4583020 4262308 93.00 22983 0.50 297729 6.50 2000 4596269 4219497 91.80 21101 0.46 355671 7.74 2001 4574684 4305459 90.55 20952 0.44 428273 9.01 2002 4927964 4400179 89.29 21190 0.43 506595 10.28 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 1995 đạt giá trị 3950588 triệu đồng đến năm 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp là 4927964 triệu đồng(tăng24,74%). Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng là do ngành nông nghiệp Thái Bình đã khai thác triệt để quĩ đất hiện có đưa vào gieo trồng, nuôi thả cá, hàng năm đã thực hiện được khoảng 230 nghìn ha gieo trồng, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,45 lần. Phong trào cải tạo ao, vườn tạp được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ, nhà nhà làm vườn, tích cực đưa những giống cây trồng có hiệu quả cao vào sản xuất. Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch : ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng từ 94,31%(năm 1995) giảm xuống 89,29%(năm 2002), ngành thuỷ sản có xu hướng tăng lên, tỷ trọng ngành thuỷ sản năm 1995 chỉ chiếm 4,34% đến năm 2002đã lên đến 10,28%. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế Trải qua thời gian dài của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cơ cấu thành phần kinh tế chậm chuyển biến với sự tồn tại thuần nhất của hai loại hình kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm cho sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trì truệ. Từ sau Đại hội Đảng VI (1986) và Nghị Quyết 10 (1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế, chuyển từ nền sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc với cơ chế bao cấp sang sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực: Bảng 5: Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế (theo giá hiện hành) Đơn vị: Triệu đồng 1995 1999 2000 2001 2002 I. Giá trị 3950588 4583020 4596269 4754684 4927964 1. KV kinh tế trong nước 3950588 4583020 4596269 4754684 4925993 - Nhà nước 97974 56371 63888 67992 72441 TW quản lý Địa phương quản lý 97974 56371 63888 67992 72441 -Tập thể 3139113 3538091 3490866 3550798 3629446 - Cá thể tiểu chủ 713471 988558 1041515 1135894 1224106 - Tư bản tư nhân - Tư bản nhà nước 2. KVcó vốn đầu tư nước. ngoàI 1971 II. Cơ cấu 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. KV kinh tế trong nước 100.00 100.00 100.00 100.00 99.96 - Nhà nước 2.48 1.23 1.39 1.43 1.47 TW quản lý Địa phương quản lý 2.48 1.23 1.39 1.43 1.47 -Tập thể 79.46 77.20 75.95 74.68 73.65 - Cá thể tiểu chủ 18.06 21.57 22.66 23.89 24.84 - Tư bản tư nhân - Tư bản nhà nước 2. KV có vốn đầu tư nước. ngoàI 0.04 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình Như vậy cho đến năm 2001 khu vực kinh tế trong nước chiếm toàn bộ (100%) thành phần kinh tế trong nông nghiệp, đến năm 2002 đã xuất hiện khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1971 triệu đồng (0,04%).Thành phần kinh tế này mới hình thành, một số nơi vẫn còn đang xây dựng cơ sở hạ tầng nên tỷ trọng còn nhỏ bé nhưng nó là nền tảng cho một cơ cấu hiện đại sau này. Thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 79,46% (năm 1995), kinh tế cá thể tiểu chủ chiếm 18,06%, thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ bé 2,48% do khi chuyển sang kinh tế thị trường thành phần kinh tế quốc doanh không còn là nòng cốt như trước đây nhà nước không bao toàn bộ hoạt động sản xuất nữa mà chỉ tham gia vào một số lĩnh vực như nghiên cứu giông cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả bị giải thể, cơ cấu kinh tế nhà nước bị giảm mạnh từ 2,48% (năm 1995) xuống 1,23% (năm 1999) sau đó tăng dần lên 1,47% ( năm 2002) do nhà nước đã rà soát lại những doanh nghiệp yếu kém, chọn lọc tổ chức thêm một số doanh nghiệp quốc doanh đủ mạnh đảm bảo vai trò chủ đạo trong các khâu cung ứng giống vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chuyển sang hoạt động dịch vụ, đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà các thành phần khác không đủ sức hoặc không muốn đầu tư hoặc để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển . Cơ cấu kinh tế tập thể giảm đi rõ rệt từ 79,46% (năm 1995) xuống 73,65% (năm 2002). Kinh tế tập thể mà thành phần chủ yếu là các HTX đã chuyển đổi chức năng sang HTX kiểu mới, kể từ khi có luật HTX ra đời (năm 1996) HTX làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của các hộ nông dân mà trước đây chức năng chủ yếu của HTX là điều hành sản xuất. ở Thái Bình phong trào chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới diễn ra nhanh, mạnh, cho đến nay hầu hết đã chuyển đổi song và HTX thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ cho đất nước. Cơ cấu kinh tế cá thể đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ 18,06% năm 1995 lên 24,84% (năm 2002) trong đó kinh tế hộ ngày một phát triển, trở thành kinh tế hộ độc lập, tự chủ, các hộ chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá với qui mô lớn, hình thành các trang trại, gia trại, xuất hiện nhiều hộ nông dân làm ăn giỏi. Năm 1999 có 110723 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kjnh doanh giỏi chiếm 15,5% tổng số hộ nông dân trong đó có1893 hộ giỏi toàn diện, 5314 hộ giỏi thâm canh lúa, 1055 hộ giỏi làm vườn, 151 hộ giỏi nuôi con đặc sản, 770 hộ giỏi sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Số hộ có mức thu nhập trung bình và khá tăng dần lên. Như vậy sự phát triển của kinh tế hộ đã làm cho thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng. 1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng Trên bản đồ hành chính Thái Bình có 7 huyện, 1 thị xã. Sự phân chia theo vùng kinh tế ở Thái Bình chưa thật rõ nét, lúa vẫn là cây trồng chính đối với các địa phương trong tỉnh, người nông dân vẫn quen với việc cấy trồng lúa ( diện tích gieo trồng lúa hàng năm chiếm 76% tổng diện tích gieo trồng) đó là hạn chế lớn đối với cơ cấu vùng nông nghiệp ở Thái Bình. Trong những năm gần đây một số vùng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi : vùng vành đai thị xã với diện tích đất nông nghiệp ít (2641ha), dân cư sinh sống đông là thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau quả, vùng đang tiến hành sản xuất các loại rau quả sạch cung cấp cho thị xã, ngoài ra vùng còn tiến hành trồng các loại sinh vật cảnh (đào, quất cảnh) cho giá trị thu nhập 60-70 triệu đồng/ha. Vùng Tiền Hải, Thái Thuy đất trũng, tiềm năng mặt nước lớn đang tiến hành đào ruộng, thả cá, về chăn nuôi thì đây cũng là vùng có đàn trâu lớn nhất toàn tỉnh. Vùng Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ phát triển mạnh các loại cây : lạc, đậu tương- Vũ Thư, cói - Quỳnh Phụ, dâu tằm, lạc - Hưng Hà, năm 2002 đang có dự án chăn nuôi bò sữa tại Hưng Hà. Cơ cấu vùng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, trong những năm tới cần có qui vùng sản xuất chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời tạo lập mối quan hệ giữa các vùng nhằm đưa kinh tế nông nghiệp trong tỉnh phát triển toàn diện, vững chắc. 1.4. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp Nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình vẫn mang tính thuần nông, cổ truyền, tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Việc chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình vẫn chậm chạp, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp cho nông dân có những kiến thức canh tác tiên tiến, sẵn sàng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình. 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nông nghiệp 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Bảng 6: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng ngành trồng trọt Đơn vị: ha-% Nhóm cây Năm1995 Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm 2002 *Tổng diện tích 228231 230586 227664 227912 228955 1. cây lương thực 187828 187943 187208 185291 183430 2. cây công nghiệp 10086 8389 8146 7967 8462 3. cây ăn quả 5011 5025 5275 5370 8124 4.cây rau màu 20654 24915 22786 24633 22138 5.cây khác 4652 4314 4249 4651 6801 *Cơ cấu 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. cây lương thực 82.29 81.50 82.23 81.30 80.12 2. cây công nghiệp 4.42 3.64 3.58 3.50 3.69 3. cây ăn quả 2.20 2.18 2.31 2.35 3.55 4.cây rau màu 9.05 10.81 10.01 10.81 9.67 5.cây khác 2.04 1.87 1.87 2.04 2.97 Nguồn: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Trong tổng số diện tích gieo trồng thì tỷ trọng cây lương thực lớn nhất và đang giảm dần từ 82,29% (năm 1995) xuống còn 80,12% (năm 2002). Cây rau màu có diện tích tuơng đối lớn (chỉ sau cây lương thực), có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần năm1995 là 9,05% tăng lên 10,81% năm 2001. Tỷ lệ diện tích cây ăn quả đang tăng lên rất nhanh năm 1995 là 2,2% đến năm 2002 chiếm 3,55%. Tỷ trọng cây công nghiệp giảm dần qua các năm đến năm 2002 tỷ lệ này có tăng (3,69%) nhưng tăng không nhiều. Như vậy trong cơ cấu ngành trồng trọt đang có sự chuyển biến tích cực, giảm diện tích trồng cây lương thực tăng diện tích gieo trồng cây rau màu, cây ăn quả và một số cây khác có giá trị kinh tế cao. 2.1.1. Đối với cây trồng lương thực Bảng 7: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực Đơn vị: % Nhóm cây 1995 1999 2000 2001 2002 * Cây lương thực 100 100 100 100 100 1.Cây lương thực có hạt 94.81 94.74 95.24 96.00 96.39 - Lúa 95.18 96.68 97.12 97.45 97.17 + Lúa xuân 49.23 49.38 49.41 49.55 49.58 + Lúa mùa 50.77 50.62 50.59 50.45 50.42 -Ngô 4.78 3.05 2.63 2.48 2.82 -Kê 0.04 0.27 0.25 0.07 0.01 2. cây chất bột 5.19 5.26 4.76 4.00 3.61 Nguồn: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Tỷ lệ diện tích cây có hạt tăng dần trong đó lúa tăng từ 95,17% (năm 1995) lên 97,17% (năm 2002), cơ cấu giống lúa có sự chuyển biến tích cực: các giống ngắn ngày có năng suất cao tăng từ 50% diện tích vụ xuân và 70% diện tích vụ mùa (năm 2000) lên 65% diện tích vụ xuân và 90% diện tích vụ mùa năm 2002. Tỷ trọng lúa lai tăng qua các năm, trong đó các huyện phía Nam chiếm tỷ trọng lớn: Tiền Hải 49% diện tích, Thái Thuỵ 40% diện tích, Kiến xương 25,3% diện tích. Các huyện phía Bắc giống lai Dưu 527 sản xuất trên diện rộng đã cho năng suất cao hơn giống khác, mở ra triển vọng tăng cơ cấu giống lúa lai ở các huyện vào các năm sau. Việc tăng diện tích trồng lúa kết hợp với thay đổi cơ cấu giống lúa đưa giống lúa có chất lượng cao, năng suất khá vào sản xuất đã làm cho sản lượng lúa tăng 940250 tấn (năm 1995) lên 1081573 tấn (năm 2002) qua đó năng suất lúa bình quân cũng tăng lên rõ rệt từ 55,48 tạ/ha/vụ (năm 1995) lên 62,95 tạ/ha/vụ (năm 2002). ở xã Quỳnh Sơn- Quỳnh Phụ, giống ngắn ngày chiếm 63,68% diện tích vào vụ xuân, vụ mùa giống ngắn ngày chiếm 89,13% diện tích (năm 2002) năng suất lúa đạt 61tạ/ha. HTX Phú Lương- Đông Hưng là đơn vị dẫn đầu huyện với năng suất lúa đạt 77,73tạ/ha. Đạt được kết quả đó một trong những nguyên nhân quan trọng là Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đầu tư cải tạo cơ cấu giống lúa, tích cực đưa những giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Bảng 8: Năng suất lúa của tỉnh qua các năm Đơn vị: tạ/ha-% Năm Năng suất Tốc độ gia tăng năng suất 1995 111.1 - 1999 123.24 10.92 2000 121.48 -1.43 2001 114.81 -5.98 2002 126.38 10.07 Nguồn: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Cơ cấu mùa vụ cũng bứơc đầu được đổi mới. Đến năm 2002 vụ xuân với trà lúa xuân muộn ngày càng mở rộng chiếm 65% diện tích. Vụ mùa với trà lúa ngắn ngày chiếm 90% diện tích (huyện Tiền Hải trà lúa ngắn ngày chiếm 90%diện tích ở cả hai vụ xuân, mùa). Nhờ phát triển mạnh trà lúa ngắn ngày nên đã rút ngắn thời gian chiếm đất, giảm tác hại của sâu bệnh trên đồng ruộng, hạn chế tác động xấu của thời tiết góp phần đạt năng suất lúa cao và tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ đông. Đặc biệt lực lượng sản xuất đã có nhiều mô hình như các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hải, Duyên Hải… nhiều năm làm đại trà vụ lúa mùa cực sớm thu hoạch trước ngày 25/9 vẫn đạt năng suất lúa khávà có điều kiện phát triển các cây vụ đông có giá trị cao, đưa tỷ trọng cây vụ đông ổn định từ 50-60% diện tích canh tác. ở các địa phương này, sản xuất cả ba vụ (vụ xuân, vụ mùa, vụ đông) đã trở thành tập quán hàng năm, giá trị sản xuất/ha canh tác đạt trên 35 triệu/ha. - Cơ cấu diện tích trồng ngô có sự thay đổi: Tỷ lệ diện tích gieo trồng ngô giảm liên tục qua các năm. Năm 1995 chiếm 4,78% đến năm 2001 chiếm 2,48% diện tích cây lương thực có hạt, năm 2002 diện tích trồng ngô có tăng lên (2,82%) do nhân dân đã tích cực mở rộng sản xuất vụ đông với nhiều công thức luân canh mới cho năng suất cao đáp ứng nhu cầu cho chăn nuôi. - Tỷ lệ diện tích cây chất bột giảm trong tổng diện tích trồng cây lương thực do giá trị thu nhập trên ha canh tác thấp, nhu cầu thị trường về sản phẩm này giảm mạnh (giá chỉ 300-400 đồng/kg) chủ yếu trồng để chăn nuôi. Một số nơi như xã Hồng Lĩnh- Hưng Hà trước đây chỉ quen với cấy lúa và trồng khoai lang đến nay bà con nông dân cũng nhận thấy cứ mãi độc canh cây lúa thì không thể làm giàu, xã đã mạnh dạn chuyển 5,73 ha lúa năng suất thấp và diện tích trồng khoai lang sang trông dâu và cây ăn quả, chuyển 8,5 ha đất lúa sang trồng màu và cây đậu xanh, nhưng do kỹ thuật chăm sóc chưa hoàn chỉnh năng suất thấp, bà con bàn ngang. Sau đó khi đưa giống ngô bioxit vào trồng thì năng suất tăng 2-2,5tạ/ sào, thu nhập gấp rưỡi 2 vụ lúa làm cho bà con nông dân phấn khởi và tự tin hơn. 2.1.2. Đối với cây công nghiệp Bảng10: Cơ cấu diện tích cây công nghiệp Đơn vị: % Nhóm cây 1995 1999 2000 2001 2002 Cây công nghiệp 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Đay 9.21 5.28 5.74 7.03 8.65 2. Cói 3.04 3.14 2.96 2.30 3.76 3. Lạc 26.85 31.41 32.37 33.26 29.19 4. Đậu tương 39.85 37.99 37.06 37.69 38.79 5. Thuốc lào 7.26 9.40 8.50 5.61 5.20 6. Dâu 10.49 10.27 10.67 11.30 11.64 7. Cây khác 3.30 2.51 2.70 2.81 2.77 Nguồn: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp, cây đậu tương chiếm tỷ trọng lớn nhất gần một nửa diện tích cây công nghiệp. Trước đây cây đậu tương không được chú trọng bởi cả tỉnh đang dồn sức cho cây lúa đưa năng suất lên 5tấn/ha/năm rồi 10 tấn/ha dẫn đầu cả nước (1982 diện tích cây đậu tương mới đạt 572ha từ năm 1993cây đậu tương được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn gia súc và diện tích cây vụ đông được mở rộng, tỉnh xây dựng thành công hình thức luân canh mới đạt hiệu quả cao trên đất bãi trồng màu: lạc xuân-đậu tương hè thu-ngô thu đông đưa diện tích cây đậu tương lên 4019 ha (năm 1995 ) chiếm 39,85%. Như vậy đậu tương được trồng cả vụ đông và vụ hè thu. Một nguyên nhân khác làm cho cây đậu tương mở rộng diện tích là tăng năng suất. Năm1900 năng suất là 3-5 tạ/ha đến năm 2002 đạt 18-20 tạ/ha. Nghị Quyết 04 của tỉnh Đảng bộ (10 tháng 9 năm 2001) về chuyển đổi cây trồng vật nuôi thì cây đậu tương được khuyến khích chuyển đổi, nhiều vùng như huyện Hưng Hà,Vũ Thư, Quỳnh Phụ, hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đậu tương giá trị thu nhập trên 45 triệu đồng/ha. Năm 2002 diện tích cây đậu tương chỉ còn 3283 ha đương nhiên tỷ trọng giảm xuống còn 38,79% dù nhu cầu đậu tương để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi lớn. Nguyên nhân là ngành nông nghiệp của tỉnh chưa có chiến lược tổng thể phát triển cây đậu tương gồm cả mở rộng diện tích lẫn ổn định đầu ra cho sản phẩm. Cây lạc là cây chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng diện tích cây công nghiệp (chỉ đứng sau cây đậu tương) và đang có sự chuyển dịch mạnh năm 1995 cây lạc chiếm tỷ lệ 26,85% tăng lên 33,26% năm 2001. Diện tích trồng lạc được mở rộng chủ yếu là do thực hiện một số công thức luân canh trên đất chuyên màu như: trồng lạc xuân - ngô xuân - đậu tương xuân, ngô xuân - lạc xuân -đậu tương xuân - khoai tây xuân. Lạc chỉ phù hợp với dất cát hoặc đất cát thịt nhẹ nên ơ các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Thái Thuỵ cây lạc chiếm diện tích khá lớn. Trong nghị Quyết 04 của tỉnh Thái Bình thì cây lạc ít được chú trọng vì năng suất thấp, diện tích giảm từ năm 2001 là 2650 ha đế năm 2002 còn 2469 ha. Một số cây công nghiệp khác như: đay, cói, dâu tằm có tỷ trọng giảm dần từ năm 1995 đến năm 2001 nhưng sau khi phân tích đánh giá hiệu quả của nó so với cây lúa thì được Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tích cực chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang những cây trồng này nên từ năm 2001 đến năm 2002 tỷ trọng đều tăng lên (mức vốn hỗ trợ của tỉnh đối với cây cói là 5 triệu đồng/ha, đối với cây dâu là 3 triệu đồng /ha ). 2.1.3 Cơ cấu diện tích cây ăn quả cũng có sự thay đổi. Năm 1995 diện tích 5011ha chiếm 2,2% tổng diện tích gieo trồng, năm 2002 tăng 8124 ha chiếm 3,55%. Như vậy cơ cấu diện tích cây ăn quả tăng lên rất mạnh do các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, tỉnh cũng khuyến khích chuyển đỏi bằng mức hỗ trợ cho trồng cây ăn quả lâu năm 3,5 triệu đồng/ha tổng diện tích chuyển đổi là 262,11ha. Một số xã như Hoa Lư- Đông Hưng đã chuyển 20 ha đất cấy lúa kém hiệu quả chỉ cấy được một vụ, qua nhiều năm cải tạo cấy được hai vụ nhưng năng suất vẫn bấp bênh chuột phá hoại mùa màng liên tục sang thả cá, trồng cây ăn quả, cây dược liệu. Một nguyên nhân khác làm cho diện tích cay ăn quả tăng lên mạnh là nông dân đã tích cực cải tạo vườn tạp - phần diện tích mà trước đây chưa được chú ý đầu tư phát triển chỉ trồng những cây cho giá trị kinh tế thấp, tiêu dùng nội bộ trong gia đình nay được cải tạo lại đưa những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất . Thu nhập từ vườn đạt trên 18 triệu đồng/ha. Ngoài ra các sản phẩm cây ăn quả nhiệt đới cũng được tiêu thụ mạnh trên thị trường (cả trong nước và ngoài nước) đã khuyến khích nông dân tích cực chuyển đổi và gieo trồng mới. 2.1.4.Đối với cây rau màu Cây rau màu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích gieo trồng, cơ cấu giá trị liên tục tăng qua các năm, một số cây có giá trị cao được đưa vào gieo trồng thay thế những cây có giá trị thấp, khó tiêu thụ. Dưa chuột, salát ở Thái Thuỵ,khoai tây Đông Hưng, ngô bao tử ở Phú Xuân - thị xã là những loại rau màu cho giá trị xuất khẩu cao. * Thực trạng chuyển dịch ngành trồng trọt Bảng 11: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành trồng trọt (theo giá hiện hành) Đơn vị: triệu đồng-% 1995 1999 2000 2001 2002 * Giá trị 2968101 3268752 3188327 3190032 3198050 1. Cây lương thực 2297510 2348901 2279162 2192265 2128287 Lúa 2200910 2210880 2167932 2084938 2039847 Ngô 48470 40879 30544 33718 37843 Cây chất bột 48130 97142 80686 43619 50597 2. Cây công nghiệp 117973 90156 104635 99112 102865 3. Cây ăn quả 296432 138040 146246 153724 173464 4. Cây rau đậu 180673 631186 600964 679907 716416 5. Cây khác 75513 60469 57320 65014 77013 * Cơ cấu 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Cây lương thực 77.40 71.86 71.49 68.73 66.55 Lúa 95.79 94.12 95.12 95.10 95.84 Ngô 2.11 1.74 1.34 1.54 1.78 Cây chất bột 2.10 4.14 3.54 3.36 2.38 2. Cây công nghiệp 3.97 2.76 3.28 3.10 3.22 3. Cây ăn quả 10.00 4.22 4.59 4.82 5.42 4. Cây rau đậu 6.09 19.31 18.85 21.31 22.4 5. Cây khác 2.54 1.85 1.79 2.04 2.41 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nhìn chung tăng lên, trồng trọt vẫn là ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thái Bình, tỷ trọng khoảng 75%. Trong cơ cấu cây trồng có sự chuyển địch như sau: Tỷ trọng giá trị nhóm cây lương thực giảm mạnh năm 1995 là 77,40% năm 2000 là 66,55%, trong đó tỷ trọng giá trị cây chất bột giảm đi nhiều trong những năm gần đây. Tỷ trọng giá trị nhóm cây công nghiệp giảm trong những năm 1995-1999 sau đó tăng dần từ năm 2000-2002 do toàn tỉnh đang thực hiện NQ 04 về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhiều cây công nghiệp đã và đang được chuyển đổi mạnh như: dâu, cói, đay và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác. Cây ăn qủa đạt giá trị lớn nhất năm 1995 (chiếm 10%) sau đó giảm mạnh * Hiệu quả của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng Một số mô hình chuyển đổi có hiệu quả Chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cói Phần thu: Đơn vị: 1 sào bắc bộ Loại cói Năng suất (kg) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (đ) Vụ xuân Vụ mùa Cả năm Vụ xuân Vụ mùa Cả năm Cói loại>1,5m 200 150 350 4500 900000 675000 1575000 Cói loại1,2m 100 150 250 2000 200000 300000 500000 Cói bộ 50 50 100 1000 50000 50000 100000 Cói tạp 100 100 200 300 30000 30000 60000 Tổng 1180000 1055000 2235000 (Số liệu điều tra tại xã An Dục) Phần chi: Mục chi Số lượng(kg) Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) Vụ xuân Vụ mùa Cả năm Vụ xuân Vụ mùa Cả năm Giống 33000 33000 66000 Đạm 25 25 50 2400 60000 60000 120000 Lân 50 50 100 1200 60000 60000 12000 Làm đất 5000 5000 10000 Nước 8400 8400 16800 Công lao động 10000 350000 350000 700000 Thuế 7000 7000 14000 Tổng 523400 523400 1046800 (Số liệu điều tra tại xã An Dục) Lãi 1 sào cói cả năm: 2235000-1046800 = 1188200đ Hạch toán 1sào lúa cả năm lãi 350000đ Như vậy trồng cói thu nhập cũng gấp 2,7 lần so với cấy lúa Mô hình chuyển đổi theo các công thức luân canh khép kín lúa xuân - đậu tương hè thu - ngô thu đông; ngô xuân - đậu tương hè thu - ngô thu đông. Đơn vị: 1sào bắcbộ Chỉ tiêu Ngô xuân Đậu tương hè thu Ngô thu đông Lượng (kg) Tiền(đ) Lượng(kg) Tiền(đ) Lượng(kg) Tiền(đ) Giống 1 18000 2 15000 1 18000 đạm 10 25000 2 5000 10 25000 Lân 20 20000 7.5 15000 20 20000 Kali 5 10000 5 10000 5 10000 Thuốc trừ sâu 10000 10000 5000 Công lđ 70000 60000 60000 Công chi 153000 115000 138000 Thu nhập:ns 250 100 250 Giá bán 1kg 2300 4500 2300 Cộng thu nhập 575000 450000 575000 (Phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ) Hạch toán cấy 2 vụ lúa- 1 vụ đông(chưa chuyển đổi) Đơn vị: 1sào bắc bộ Chỉ tiêu Lúa xuân Lúa mùa Ngô thu đông Lượng(kg) Tiền(đ) Lượng(kg) Tiền(đ) Lượng(kg) Tiền(đ) Giốnglúa 1 22000 1 22000 1 18000 Phân chuồng 300 30000 300 30000 300 30000 Đạm 8 20000 8 20000 8 20000 Lân 18 18000 18 18000 18 18000 Kali 6 15000 6 15000 6 15000 Thuốc trừ sâu 20000 20000 5000 Làm đất 25000 25000 40000 Cấy 25000 25000 Công 25000 25000 25000 Tuốt lúa 6000 6000 Làm mạ 10000 10000 Vận chuyển 10000 10000 10000 Cộng chi 226000 226000 181000 Thu nhập:-ns 230 220 150 -Giá bán 1750 1750 2300 Cộng thu 402500 385000 345000 Lợi nhuận 176500 159000 164000 (Phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ) Như vậy khi áp dụng công thức luân canh thì lợi nhuận thu được 1 sào là 1194000đồng (32,24 triệu/ha), trong khi chưa chuyển đổi lãi 1 sào 499500 đồng/ha (13,34 triệu đồng/ha) hiệu quả cao hơn gần 3 lần. + Khoai tây - đậu tương hè thu - ngô thu đông giá trị sản xuất đạt 34,14 triệu/ha. + Công thức bí đao - lúa hè

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37122.doc
Tài liệu liên quan