Đề tài Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định

Lời nói đầu

Chương I: Cơ sở lý luận về công tác cấp giấp chứng nhận quyền sở dụng đất

I> Khái niệm và vai trò của đất đai trong đời sống và sản xuất của xã hội

1. Khái niệm về đất đai

2. Vai trò của đất đai trong đời sống và sản xuất của xã hội

II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1. Khái niêm

2. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3. Cơ sở và quy định pháp lý trong việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ

4. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy.

Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Nam Định

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Nam Định

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

II. Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất tại thành phố Nam Định

1.Quỹ đất và biến động đất đai

2.Công tác giao đất và sử dụng đất

III.Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Nam định

1. Quy trình cấp giấy chứng nhận

2.Tình hình kê khai đăng ký đất đai thành phố Nam Định

 

doc79 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cấp để chỉnh lý hồ sơ địa chính. Trường hợp biến động không còn đất sử dụng thì huỷ bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đât. Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất phải đến UBND cấp xã nơi có đất nộp đơn khai báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo của mình. Sau khi nhận đơn khai bao, cán bộ địa chính cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Xác định số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của giấy chứng nhận bị mất, ghi việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ địa chính. - Chuyển đơn khai báo lên cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Niêm yết thông bao việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Sau khi nhận được đơn khai báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan địa chính cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ địa chính và dừng việc đăng ký biến động liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đơn khai báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu không tìm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất thì cơ quan địa chính cấp thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình UBND cùng cấp ra quyết định huỷ bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, chỉnh lý sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thông báo cho cơ quan quản lý hồ sơ các cấp để chỉnh lý hồ sơ địa chính, giao giấy chứng nhận quỳen sử dụng đất cho người sử dụng đất. Sau khi được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu người sử dụng đất tìm thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất thì phải nộp cho UBND cấp xã nơi có đất chuyển về cơ quan địa chính cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để huỷ bỏ. Đăng ký đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Việc đăng ký đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện trong những trường hợp sau : - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị nhoè, ố, rách, mục nát hoặc không thể ghi biến động đất đai. - Người có nhu cầu đổi 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( cấp cho nhiều thửa) thành nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho từng thửa đất. Hồ sơ đăng ký đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm : - Đơn xin đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đổi. Trình tự thực hiện như sau : Người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của người sử dụng đất cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm tra, ghi ý kiến vào đơn xin đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, gửi hồ sở đến UBND cùng cấp. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem xét, ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chịu trách nhiệm chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, thông báo cho cơ quan quản lý hồ sơ địa chính các cấp để chỉnh lý hồ sơ địa chính và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất a) Yếu tố tự nhiên : Mỗi vùng có những đặc trưng hình thành nên vùng chuyên môn hoá trong sản xuất, tạo ra những lợi thế so sánh với các vùng khác. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được đẩy mạnh và quan tâm hơn đối với những loại đất của vùng kinh tế mà nó mang lại quyền lợi và thế mạnh của đặc trưng vùng. Sự đa dạng về chất đất, địa hình, điều kiện khí hậu đã tạo nên sự đa dạng về điều kiện sinh thái của các vùng khác nhau hình thành nên những vùng đất màu mỡ và những vùng đất xấu. Vùng đất màu mỡ được ưu tiên cho phát triển sản xuất nông nghiệp, còn những vùng đất khác do lợi thế nên hình thành nên các khu dân cư. Mỗi vùng có một thế mạnh nhất định trong việc phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Do vậy sẽ có sự đa dạng trong cách thức khai thác tài nguyên đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Điều này gây nên sự phức tạp trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quá trình xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm rõ mục đích sử dụng của từng loại đất, của từng đối tượng được giao sử dụng, xác định rõ ranh giới, diện tích từng loại đất và từng thửa đất cụ thể. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho các thửa đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất ở, đất chuyên dùng các loại, các thửa đất có công trình nhưng không phải là nhà ở, thửa đất ở chưa có nhà hoặc nhà tạm thuộc thành phố, nội thị xã, thị trấn. b) Điều kiện kinh tế - xã hội : Mức độ phát triển kinh tế của một vùng quyết định tới việc phát triển của các quan hệ kinh tế trong quản lý và sử dụng đất đai. Nếu kinh tế phát triển thì mới phát sinh các quan hệ chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Thị trường càng phát triển các mối quan hệ kinh tế phát sinh càng gia tăng, nhu cầu sử dụng đất đai càng lớn, việc thay đổi chủ sử dụng đất diễn ra càng nhiều làm đất đai biến động mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải theo kịp các biến động đó. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những biện pháp có tác dụng khuyến khích các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực đất đai nảy sinh và phát triển. Nền kinh tế thị trường mở ra một thời đại mới với những quy luật cạnh tranh, cung cầu và quy luật giá trị làm cho bộ mặt kinh tế ngày càng đổi thay và phát triển cao độ, đất đai dần được chú ý và có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Đất đai ngày càng trở nên có giá trị cao, thị trường bất động sản được hình thành, làm hình thành một chuỗi các dây truyền kinh tế phát triển theo. Tuy nhiên việc hình thành nên thị trường chuyển nhượng bất động sản ngầm làm cho việc quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất khó khăn. Người dân lấn chiếm đất đai, sử dụng không đúng mục đích vì mục đích lợi nhuận, việc tham nhũng, luồn lách diễn ra ở các cơ quan nhà nước. Do sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế dẫn đến việc có nhiều chủ thể tham gia vào công tác quản lý, sử dụng đất điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, tránh những tranh chấp về đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư kinh doanh, thu được lợi ích cao hơn. Do đặc điểm và truyền thống văn hoá dân tộc đã tạo ra những khu, cụm dân cư tập trung. Sự ra đời của nền kinh tế thị trường làm cho đất chuyên dùng, đất khu dân cư càng có giá trị sử dụng cao, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho loại đất này là cần thiết tránh những rủi ro, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường và phát huy những mặt tích cực trong quá trình sử dụng. Chương II THực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành Phố NAM ĐịNH I.Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Nam định 1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Nam định là thành phố của tỉnh Nanh định thuộc khu vực đồng bằng sông hồng, cách thủ đô Hà nội khoảng 90 km về phía đông bắc. Thanh phố Nam định có quốc lộ 21,10 và đường sắt chạy qua, là thành phố có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh, vùng lân cận tiếp giáp với các tỉnh Thái bình, Hưng yên, Ninh bình. 1.1.2 Địa hình Là thành phố vùng đồng bằng được hình thành trên khu vực có kiểu địa hình bằng phẳng. 1.1.3 Khí hậu Căn cứ vào việc phân vùng khí hậu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn Nam định là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và ven biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm khí hậu chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình khoảng 230 C Lượng mưa trung bình 1400mm Độ ẩm trung bình 82,5% Số giờ nắng 1630 giờ Tuy nhiên chỉ có 2 mùa rõ rệt -Mùa hè thường nắng nóng kéo dài kèm mưa to và giông bão: nhiệt độ trung bình có tháng lên tới 300C, lượng mưa trung bình có tháng lên tới 307 mm có những ngày mưa to gây ra hiện tượng úng cục bộ. -Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, gió lạnh kéo dài đôi khi kèm theo sương mù, sương muối và gió mùa Đông Bắc, thời tiết hanh khô, hạn hán kéo dài, nhiệt độ có tháng xuống 180C (có ngày dưới 100C ), có tháng hầu như không mưa(lượng mưa trung bình tháng chỉ đạt 5-6mm). Mùa Đông thường thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Tình hình khí hậu trong những năm gần đây được thể hiện qua phụ lục 1. 1.1.4 Thuỷ văn: Nanh định có sông lớn chảy qua và nằm trong lưu vực của sông Hồng, thuận tiện cho công tác tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 1.1.5 Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra của trạm nông hoá thổ nhưỡng tính, đất đai trên địa bàn thành phố Nam định có các nhóm chính sau: -Nhóm đất phù sa: Là đất hình thành trên nền phù sa cổ của hệ thống Hồng, bao gồm 2 đơn vị đất chính : đất phù sa có tầng đất sét loang lổ và đất phù sa có tầng gley. Loại này chủ yếu phân bố ở địa hình bằng phẳng và tập trung nhiều ở vùng phường cửa bắc, thống nhất, trần tế xương. Với thành phần chủ yếu là thịt nhẹ, một số ít diện tích có thành phần cơ giới trung bình loại đất này phù hợp cho việc trồng lúa và cây rau màu. BIểU Số 1 Phụ lục 1: Tình hình khí hậu Thành Phố NAM ĐịNH 2002 2003 2004 Cả năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Nhiệt độ trung bình (0C) 24.9 24.1 24.1 18.4 16.3 20.3 25.3 27.3 28.3 29.3 29.0 27.6 25.4 21.5 20.4 Số giờ nắng trong năm (giờ) 1625.7 1298.0 1478.7 50.4 29.7 46.1 81.1 138.9 140.2 217.5 168.8 154.0 151.8 180.4 119.8 Lượng mưa trong năm (mm) 821.8 1192.0 1296.9 13.7 33.7 30.8 51.1 175.1 129.6 318.1 212.1 107.7 154.0 71.0 0.00 Độ ẩm trung bình (%) 81.5 84.0 82.0 82.0 85.0 88.0 85.0 82.0 83.0 82.0 84.0 79.0 84.0 75.0 75.0 (Nguồn:Niên Giám Thống Kê - 2004 ) 1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên: * Tài nguyên đất: Đất đai được hình thành trên nhiều loại đá mẹ phân bố xen kẽ trên nền địa hình bằng phẳngkhác. * Tài nguyên nước Hệ thống mặt nước chủ yếu dựa vào thiên nhiên được cung cấp bởi sông Hồng tập trung chủ yếu ở ven thành phố, hiện tại đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa nguồn nước dồi dào nhưng mùa khô thường khan hiếm. Nguồn nước ngầm đang được khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhưng chủ yếu là phương pháp thủ công(đào giếng ở từng gia đình). Nguồn nước ngầm khai thác công nghiệp chưa nhiều chủ yếu cung cấp cho các công sở và một số khu vực đông dân cư ở các điểm đường phố chính. Nhìn chung nguồn nước của thành phố Nam định chất lượng không cao( lẫn nhiều tạp chất và chất rắn hoà tan) khi qua xử lý công nghiệp đòi hỏi chi phí khá cao. * Tài nguyên khoáng sản: Nam định là địa bàn đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, rất nghèo khoáng sản ( hầu như không có ). Tuy nhiên nguồn nhiên liệu cần đầu tư mở rộng để khai thác lại nằm ở vùng đất canh tác. Nam định là đô thị có phong cảnh đẹp, có vị trí giao thông thuận lợi, có nhiều tiềm năng về đất đai, cảnh quan, thị trường lao động Tất cả các yếu tố đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thành phố Nam định trong tương lai. Đặc biệt trên địa bàn thành phố tiềm năng về đất nông nghiệp tương đối dồi dào là thế mạnh cho ngành công nghiệp chế biến, góp phần ổn định đời sống của người dân nông thôn đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng cao của người dân đô thị trong giai đoạn tới. 2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 2.1.Dân số và lao động Theo báo cáo dân số của thành phố Nam định tính đến 31/12/2003 trên toàn thành phố có 68486 nhân khẩu và 13514 hộ.. Hiện nay mật độ dân số thành phố là 1288 người/ km2là nơi có mật độ dân số đông nhất trong 10 huyện thành của tỉnh Nam định. Qua so sánh ta thấy thành phố Nam định có quy mô dân số lớn, mật độ dân số rất đông, hơn nưa các khu dân cư chưa ổn định về nhà ở nên bộ phận dân số thường xuyên biến động gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý dân số. Bộ phận dân số nông thôn biến động không nhiều mà chỉ có dân số thành phố là biến động lớn, tăng lên rất nhanh. Năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 8316 người; năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 6063 người. Với số lượng dân tương đối lớn nên lực lượng lao đông của thành phố tương đối lớn và dồi dào đặc biệt từ khi tái lập tỉnh lực lượng lao động các ngành nghề chuyển về hầu hết tập trung trên địa bàn thành phố, do đó chất lượng lao động khá cao, có tới 60 % lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đây chính là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển trên mọi lĩnh vực. Lực lượng lao động thống kê được là 29095 người trong khi dân số thành phố là 73491 người. Vậy là một lao động làm việc sẽ có 2,52 người ăn theo. Tỷ lệ này là lớn, điều này chứng tỏ dân số thành phố ở trong độ tuổi lao động không lớn mà tỷ lệ này là nhỏ. Do là thành phố trung tâm tỉnh lỵ nên số người trong độ tuổi lao động của thành phố được phân bổ ở nhiều ngành nghề: Hành chính, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụTrong tương lai số lao động các ngành nghề này còn có khả năng tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của một thành phố. Tình hình dân số và lao đông của thành phố được thể hiện qua phụ lục 2. Phụ lục 2: tình hình dân số và lao động Thành Phố NAM ĐịNH BIểU Số 2 ĐVT : Người Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 2003 Tỷ lệ % so với năm trước 2002/2001 20013/2002 1. Tổng số nhân khẩu Nông nghiệp Người 70062 72175 73491 14.4 1.8 - Khẩu nông nghiệp Người 39181 39258 39185 0.1 - 0.2 - khẩu phi nông nghiệp Người 1984 2554 2758 28.7 7.9 - Thành thị Người 16555 24871 30934 50,2 24,3 - Nông thôn Người 46507 47304 42557 1.7 - 10 2. Tổng số hộ Hộ 12688 15521 16511 22.3 6.3 3. Tổng số lao động Người 29864 29197 29095 - 3 - 1.4 - Lao động nông nghiệp Người 18956 18135 18085 - 4.4 - 0.3 - Tỷ Lử gia tăng tự nhiên % 1.25 1.215 1.15 5. Mật độ dân số λ/ km2 1342 1373 1400 2.3 1.9 6. Bình quân nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu/hộ 4.97 4.65 4.45 7. Dân số Người 70062 72175 73491 ( Nguồn : Niên Giám Thống Kê - 2003) 2.2 Thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và cơ sở hạ tầng Sự khởi sắc mạnh mẽ từng ngày của Thành phố là do có sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tốc độ xây dựng đô thị tăng nhanh đã phục vụ thiết thực cho sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trước mắt cũng như lâu dài. Tổng số kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản đến nay là : 400 Tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn của Trung Ương, của tỉnh, của địa phương (kể cả dân tự đầu tư)chính vì vậy, hệ thống giao thông, cung cấp điện năng, thoát nước, cung cấp nước sạch đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như chất lượng. Các bệnh viện, Trung tâm ytế, các trạm y tế xã ( phường ) đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Việc nâng cấp và xây dựng trường học cũng được quan tâm kịp thời, đầu tư thoả đáng và đạt kết quả cao. Công tác quản lý đô thị được coi trọng và nâng cao. Cùng với tỉnh, thành phố đã triển khai và ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý xây dựng cơ bản, quản lý quy hoạch và quản lý đầu tư. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Nam định 2000- 2003 BIểU Số 3 ĐVT : Triệu đồng Hạng mục công trình Số lượng Giao thông 14000 Cấp thoát nước 3000 Điện 5.000 Y tế – giáo dục – văn hoá thể thao 5.000 Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị 14.000 Xây dựng công trình công cộng, trụ sở 91.000 ( Số liệu : UBND thành phố Nam định ) Song song với sự phát triển của khu vực đô thị, khu vực dân cư nông thôn của thành phố cũng đang dần dần được cải thiện, người dân luôn có ý thức nâng cấp xây dựng nhà ở của mình ngày càng khang trang, đẹp hơn. Mạng đường giao thông nông thôn đang được bê tông hoá, các bưu điện và khu vui chơi giải trí của bà con nông dân đang được nâng cấp và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của người dân. Công trình giao thông nông thôn được chú trọng thực hiện, thành phố chỉ đạo 2 đơn vị làm điểm : phường cửa bắc, thống nhất. Đến nay toàn thành phố làm được 1,7 km đường bê tông, 1,8 km đường lát gạch, đường giải cấp phối là 18,2 km, duy tu đường 41,8 km, đường đắp mới 0,8 km, làm mới 44 cống/ 339,2 m, rãnh thoát nước xây gạch 5.442 m, lát hè đường 2650 m với kinh phí đầu tư là 1.898,5 triệu đồng. Trong đó nhân dân đóng góp 710 triệu đồng, ngân sách xã, phường 138,5 triệu đồng, ngân sách thành phố là 160 triệu đồng, ngân sách tỉnh 30 triệu đồng, vốn khác 860 triệu đồng. Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được hiện nay thành phố Nam định còn tồn tại một số khó khăn : Công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị cũng như công tác quản lý đô thị, quản lý chất lượng xây dựng cơ bản, công tác đấu thầu trong xây dựng, trật tự vệ sinh môi trườngCác lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc như : dân trí đô thị chưa cao, đóng góp trong xây dựng trường học đặc biệt là nhà trẻ mẫu giáo còn khó khăn, các cơ sở phục vụ hoạt đông văn hoá, thể thao còn thiếu thốn 2.3.Thực trạng phát triển kinh tế : Trong những năm gần đây nền kinh tế của thành phố Nam định có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng ở tất cả các ngành đều khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp – du lịch – dịch vụ. An ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên với thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 241 USD. Cơ cấu kinh tế của Thành Phố NAM Định NĂM 2001, 2002, 2003 BIểU Số 4 Cơ cấu kinh tế 2001 2002 2003 Du lịch – Dịch vụ 42 45.2 46.4 Công nghiệp – Xây dựng 32.5 33.8 34.7 Nông nghiệp, Thuỷ sản 25,5 22 18.9 Tổng sản phẩm 100 100 100 (Nguồn : Niên giám thống kê 2003) Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần kéo theo cơ cấu lao động cũng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Ngành nông nghiệp không còn giữ vai trò chủ đạo nữa nhưng vẫn có vị trí rất quan trọng đảm bảo an toàn lương thực cho toàn thành phố và cả tỉnh. Kết quả phát triển của các ngành được cụ thể như sau : * Ngành công nghiệp : Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển đã góp phần ổn định đời sống dân sinh, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ và là nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Ngành công nghiệp lắp ráp, cơ khí có bước phát triển mạnh, các ngành chế biến hoạt động ổn định bắt đầu sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển. Các sản phẩm công nghiệp đã dần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất như nông cụ, máy nông nghiệp, hàng tiêu dùng Hàng năm, giá trị sản lượng tăng bình quân 22,8 % (công nghiệp quốc doanh tăng bình quân 21,8 %, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 29,4 % ). Trong vài năm gần đây sản xuất công nghiệp nói chung đặc biệt là công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, tập trung vào các ngành nghề chủ yếu như : vật liệu xây dựng, cơ khí, mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm trong đó đã chú trọng đầu tư vốn, kỹ thuật và đổi mới công tác tổ chức sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh; đã có một số liên doanh với nước ngoài bước vào sản xuất hàng xuất khẩu. * Ngành du lịch – dịch vụ : Trong bối cảnh kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn khủng hoảng kinh tế tại các nước trong khu vực tác động, xong hoạt động du lịch dịch vụ của thành phố vẫn phát triển. Hàng hoá phong phú, đa dạng buôn bán kinh doanh sôi động hơn hẳn các năm trước với phong cách và chất lượng phục vụ cơ bản đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 34 % – 36. Chợ Rồng đã thực sự là trung tâm thương mại phục vụ nhân dân thành phố và khách hàng trong vùng. Năm 2003 là năm thứ 4 thực hiện đề án phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ của thành phố mà trọng tâm là tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích kinh doanh buôn bán và đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ thương mại du lịch như cải tạo chợ trung tâm,. * Ngành nông nghiệp : Cùng với công nghiệp, du lịch, dịch vụ sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá và được đẩy mạnh theo hướng thâm canh chuyển dịch cơ cấu cây con hợp lý có hiệu quả kinh tế cao theo đơn vị kinh tế hộ để đảm bảo đời sống nhân dân, tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu cho đô thị và công nghiệp. Thanh phố đang phát triển khu nguyên liệu trồng các loại cây ăn quả như : dưa, vải, na cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nước hoa quả. Ngành chăn nuôi đang dần khẳng định lại vị trí. Các xã, phường đang chỉ đạo nông dân đầu tư vào chăn nuôi và vật nuôi chủ yếu đó là Trâu, bò. Hiện nay toàn thành phố có : tổng đàn trâu đạt : 210 con trâu. Tổng đàn bò đạt : 293 con Tổng đàn lợn đạt : 14 000 con Diện tích nuôi thả cá đạt 70 ha, sản lượng 110 tấn. II. Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất tại thành phố Nam định 1. Quỹ đất và biến động đất đai : Căn cứ vào điều kiện tự nhiên hình thành nên đặc điểm vùng về điều kiện đất đai và căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất. Đất thành phố Nam định được phân ra làm 4 loại là: + Đất nông nghiệp.. + Đất chuyên dùng. + Đất ở. + Đất chưa sử dụng. Quỹ đất đai của thành Phố NAM ĐịNH năm 2004 BIểU Số 5 ĐVT : ha Loại đất Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Đất Nông nghiệp 1125.60 29.69 Đất Chuyên dùng 864.82 21.78 Đất Thổ cư : 1617.34 40.74 Trong đó: + Đô thị 1303.21 32.82 + Nông thôn 314.13 7.92 Đất Chưa sử dụng 182.46 4.83 Tổng diện tích 3790.22 100 ( Số liệu :Phòng Xây Dựng – Nhà Đất Thành Phố Nam định ) Phân loại đất đai theo địa giới hành chính năm 2004 BIểU Số 6 ĐVT: ha Loại đất P. vị hoàng P. trần tế xương P. trần hưng đạo P. cửa bắc p. phan đình phùng p. Bà triệu p. Hạ long X. lọc hòa P. lang tĩnh p. lộc hạ Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Diện tích Tỷlệ (%) Đất Nông Nghiệp 10735 39,8 11701 .43,4 62636 23,2 77 0,28 11191 41,5 36212 13,45 59328 22,04 47524 17,65 3884 14,42 60185 22,3 Đất Chuyên dùng 97.88 6.69 168.83 11.54 152.08 10.39 39.81 2.72 29.71 2.03 186.3 12.73 277.15 18.94 160.09 10.94 183.97 12.57 121.38 8.32 Đất ở 24.34 7.6 50.86 15.9 19.82 6.19 14.09 4.4 2.31 0.72 29.22 9.13 44.2 13.81 37.95 11.86 57.83 18.07 32.11 10.03 Đất chưa sử dụng 0 50.62 19.99 9.62 1.79 0 21.57 8.51 11.78 4.65 69.51 27.45 36.03 14.22 32.66 12.89 33.15 13.09 Tổng diện tích 345.60 297.32 244.15 61.60 209.73 742.50 1152.08 709.31 682.44 789.8 ( Số liệu : Phòng Xây Dựng – Nhà Đất thành phố Nam định) Đất chuyên dùng là loại đất có diện tích lớn thứ ba : 864,82 ha (chiếm 21,78 % tổng diện tích đất tự nhiên ) sau diện tích đất thổ cư, nông nghiệp, được phân bố đều trên 10 xã, phường nội thị cũng như ngoại thị.Sự chênh lệch về diện tích đất chuyên dùng cũng diễn ra giữa các phường, xã ngoại thành và các phường nội thành. Các phường ngoại thành có diện tích đất chuyên dùng là 928,89 ha chiếm hơn 60 % diện tích đất chuyên dùng của thành phố, với các phường nội thị diện tích này là 458,6 ha chỉ chiếm 31,34 % diện tích đất chuyên dùng toàn thành phố. Đất chuyên dùng của thành phố Nam định chủ yếu là đất xây dựng cơ bản, giao thông và thuỷ lợi, quốc phòng an ninh điều đó phản ánh cơ sở hạ tầng của thành phố đang được chú trọng phát triển. Việc gia tăng xây dựng cơ bản, mở đường giao thông làm thuỷ lợi là do nhu cầu mở rộng quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu dân cư mới đang trong quá trình CNH – HĐH đòi hỏi hạ tầng cơ sở phải được xây dựng nhiều hơn nữa nên trong những năm sắp tới diện tích đât chuyên dùng sử dụng cho mục đích xây dựng cơ bản và làm đường giao thông sẽ tăng lên rất nhiều làm cho diện tích loại đất này tăng lên. Diện tích đất thổ cư của thành phố là 1617,43 ha(chiếm 40,74% diện tích đất tự nhiên ) Bao gồm : + Đất ở nông thôn : 314,13 ha. + Đất ở đô thị : 1303,21 ha. Đất ở đô thị bao gồm diện tích đất ở của các phường cửa bắc, lang tĩnh,thống nhất. Xu hướng trong những năm sắp tới là diện tích đất ở sẽ tăng lên rất nhiều. Diện tích đất ở tăng lên này chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp và đất chuyên dùng sang điều này chủ yếu diễn ra ở các xã, phường ngoại thành do việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT168.doc
Tài liệu liên quan