MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Phần I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 4
I. Ưu thế và khuyết tật của thị trường 4
1. Khái niệm cơ chế thị trường 4
2. Ưu thế của thị trường 5
3. Những khuyết tật của cơ chế thị trường 6
II. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 6
1. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô 7
2. Chức năng kinh tế của chính phủ 7
3. Các công cụ điều tiết của chính phủ 12
Phần II: Vị trí kinh tế của chính phủ ở nước CHXHCN Việt Nam trong giai
đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước 17
I. Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế 17
II. Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn “từng bước công
nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước 20
1. Công nghiệp hóa và hiện đạI hóa ở Việt Nam 20
2. Vai trò của chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa
ở nước ta 22
3. Các chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng trong giai đoạn
“công nghiệp hóa và hiện đại hóa “ 26
4. Những vấn đề chính phủ phải giải quyết trong giai đoạn
“công nghiệp hóa và hiện đại hóa “ 31
Phần III: Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam và vai trò của
chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay 33
I. Thực trạng nền kinh tế và vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền
kinh tế 33
1. Thực trạng của nền kinh tế 33
2. Thực trạng quản lý kinh tế của nhà nước ta 34
II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của chính phủ 35
Kết luận 37
Danh mục tài liệu tham khảo 38
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam và vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế chỉ huy, nhà nước quy định công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quyết định mô hình và cách thức sản xuất. Việc thay đổi cũng phải được sự đồng ý của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường chính phủ vì lợi ích chung của toàn xã hội mà sẵn sàng nhập những công nghệ tốt và can thiệp những tổ chức, những công ty... nhập những công nghệ có hại cho cộng đồng.
Sản xuất cho ai: Trong nền kinh tế chỉ huy, nhà nước quyết định phân chia tổng sản phẩm quốc dân cho từng ngành, từng gia đìnhvà từng cá nhân. Có nghĩa là các đơn vị sản xuất giao nộp hàng hoá đã sản xuất cho chính phủ, từ đó chính phủ phân phối đều các mặt hàn đến các ngành, các gia đình thông qua tem phiếu. Trong nền kinh tế thị trường thì cả nhà nước và thị trường tham gia vào việc phân phối. Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp cho những người nghèo, người về hưu..., trợ cấp cho những vùng bị thiên tai. Đối với một số hàng hoá nhà nước khuyến khích bằng cách giảm thuế, trợ cấp theo giá cả (trợ giá) .
Qua đây ta thấy, nền kinh tế chỉ huy hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ do chỉ được điều hành bằng mệnh lệnh, sản xuất không thông qua cung- cầu trên thị trường, bên cạnh đó hệ thống cơ quan nhà nước rất đồ sộ làm cho nhà nước phải có chi phí quá lớn vào hẹe thống này. Trên thực tế cơ chế kinh tế chỉ huy này đã được áp dụng ở các nước XHCN trước đây và nó đã bị tan rã .
Tuy nhiên, sự điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế thị trường không phải là không có mặt trái của nó. Chẳng hạn như: Đối với thuế quan, nó có tác động làm giảm lượng hàng nhập khẩu và chính phủ thu được một khoản tiền từ loại thuế này, tăng lượng hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nó sinh ra chi phí ròng mà xã hội phải chịu để bù đắp cho doanh nghiệp sản xuất thêm đồng thời người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu dùng khi có thuế quan hay nói cách khác nó là phần thiệt hại do người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu dùng. Hơn nữa, chính phủ dùng thuế quan để bảo vệ một số ngành trong nướcbằng cách định mức thuế xuất-nhập khẩu hàng hoá nào đó cao đến mức chấm dứt việc nhập khẩu hàng hoá đó, do vậy ngành sản xuất loại hàng hoá tương tự ở nội địa được bảo hộ. Điều này làm cho ngành đó không có tính cạnh tranh, không tìm kiếm những phương thức sản xuất mới để giảm chi phí dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm .
Về hạn ngạch (quota) là giới hạn số lượng hàng nhập khẩu quota do chính phủ cấp và tuỳ từng tình hình mà chính phủ cho phép nhập khẩu từng loại hàng hoá là bao nhiêu. Tác động của quota cũng giống như của thuế quan nhưng khác một điều là phần thuộc về chính phủ khi có thuế quan thì bây giờ lại thuộc về những người có quota. Do vậy có sự tranh giành nhau để có quota nhập khẩu dẫn đến xuất hiện các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ...
Về chính sách tiền tệ có tỷ giá hối đoái thả nổi: Khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (để chống lạm phát) làm cho lãi suất tăng lên, do đó việc đầu tư vào nước này là rất hấp dẫn dẫn đến mức cầu về đồng tiền đó tăng, nên làm cho xuất khẩu giảm, hàng nhập khẩu rẻ hơn (do giá trị đồng tiền nước đó cao), làm cho xuất khẩu ròng giảm từ đó tổng cầu (AD) giảm nên công ăn việc làm giảm, cán cân thương mại bị thâm hụt. Việc định giá đồng tiền quá cao cùng với tỷ giá hối đoái thả nổi làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. (Điều này thực tế đã xảy ra ở Mỹ và Nhật đầu những năm 80). Chính phủ quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương bình quân nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động, hạn chế sự bóc lột của người thuê công nhân. Mức lương tối thiểu có thể đảm bảo lợi ích trước mắt cho một bộ phận công nhân nhưng xét về mặt dài hạn nó làm thệt hại đến lợi ích của toàn bộ lực lượng lao động ở chỗ làm tăng đội quân thất nghiệp. Như thế nó đã ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng một nguồn lực quan trọng của xã hội. Tương tự, trên thị trường hàng hóa, việc quy định mức giá tối thiểu cao hơn giá trị cân bằng của thị trường có thể đảm bảo lợi ích trước mắt cho người bán nhưbg trong dài hạn giá tối thiểu không khuyến khích đổi mới kỹ thuật và hạ thấp chi phí do đó sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ quy định chính sách giá tối đa tức là bằng cách ban hành đạo luật quy định một mức giá thấp hơn giá trị cân bằng của thị trường buộc người mua phải thanh toán theo giá đó. Nó được sử dụng khi ở trên thị trường nào đó hàng hoá trở nên khan hiếm và có xu hướng tăng giá mạnh ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của những người tiêu dùng. Việc quy định giá hàng hoá đó thấp hơn giá trị cân bằng của thị trường sẽ dẫn đến việc giảm sản lượng của các doanh nghiệp trong nước và ngược lại làm tăng cầu của người tiêu dùng. Tình trạng khan hiếm hàng hóa đó xuất hiện và người mua sẽ phải cạnh tranh một cách quyết liệt với nhau để mua được một lượng hàng hạn chế với mức giá thấp. Chính phủ có thể dùng biện pháp tem phiếu để cung cấp lượng hàng hóa có hạn với mức giá mà chính phủ mong muốn. Việc phát hành tem phiếu này lại gắn liền với việc xuất hiện thị trường chợ đen buôn bán tem phiếu hoặc hàng hóa với giá cao, thêm vào đó là những người không có nhu cầu về hàng hóa đó song vẫn được cung cấp tem phiếu sẽ sử dụng nó một cách lãng phí làm thiệt hại đến hiệu quả chung của nền kinh tế .
Tuy trong quá trình chính phủ can thiệp vào thị trường gặp phải nhiều mâu thuẫn giữa hiệu quả, công bằng và ổn định, giữa dài hạn và ngắn hạn, nhưng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ có sự ưu việt hơn cả và được tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng .
phần II : vị trí kinh tế của chính phủ ơ nước cộng hòa
xhcn việt nam trong giai đoạn “từng bước
công nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước
Đất nước ta đang tự khẳng định mình bằng công cuộc “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa “. Mặc dù chúng ta mới đang lẫm chẫm từng bước nhưng có sự điều tiết của chính phủ ở tầm vĩ mô thì cái đích trước mắt nhất định chúng ta sẽ sớm đạt được. Để có được những thành tựu đáng kể của ngày hôm nay, chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã bao phen phải đương đầu với những khó khăn thử thách. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của chính phủ Việt Nam trong quản lý nền kinh tế của đất nước nói chung và nhất là trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiệh đại hóa “đất nước. Thực tế chứng minh rằng: Chính phủ Việt Nam luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước .
I.Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định sự lựa chọn phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Sự lựa chọn đó bắt nguồn từ nhận thức rõ những sai lầm trong việc xây dựng thể chế kinh tế theo mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính và cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu. Mô hình này quá đề cao vai trò thúc đẩy và mở đường của quan hệ sản xuất, mà không tính đến quy luật về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đem chủ nghĩa xã hội đối lập với thị trường. Kết quả của mô hình đó là nền kinh tế kém phát triển, thị trường hạn hẹp và dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu .
Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhận thức mới của Đảng về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là chế độ kinh tế, trong đó mọi năng lực sản xuất được giải phóng, mọi tiềm năng của cá nhân, tập thể và cộng đồng dân tộc được khai thác nhằm mục đích là phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại đi liền với tự do, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội .
Từ những thất bại phổ biến về mặt phát triển kinh tế ở hàng loạt nước lựa chọn mô hình kinh tế hiện vật, có thể rút ra kết luận: không phải chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa thua kém chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà là kinh tế hiện vật thua kém kinh tế hàng hóa. Phủ định thị trường và quan hệ thị trường, chủ nghĩa xã hội trước đây đã phải trả giá quá đắt cho cuộc thử nghiệm của mình. Mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế quản lý hành chinh tập trung quan liêu và bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và làm biến dạng chủ nghĩa xã hội .
Cần nhận thức rõ rằng, quan hệ hàng hóa-tiền tệ, quan hệ thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà chúng ta đã có từ lâu trước chủ nghĩa tư bản. Các quan hệ ấy sẽ còn tồn tại, phát triển trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội trong sự tác động qua lại với tất cả các quá trình kinhtế khách quan khác .
Có thể nói, kinh tế hàng hóa với hình thức phát triển của nó là kinhtế thị trường, là loại hình kinh tế- xã hội được tổ chức thông qua thị trường trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội. Nó đã tồn tại với tư cách là hình thái kinh tế mang tính thích ứng rất mạnh, có thể gắn với chế độ tư hữu, và cũng có thể gắn với chế độ công hữu. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, cho đến nay chưa có một hình thái kinh tế nào hoạt động có hiệu quả hơn nền kinh tế thị trường, vì thế không có lý do gì mà chủ nghĩa xã hội lại không sử dụng nó nhằm mục đích phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình .
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình nào ? Trên thế giới có nhiều loại mô hình kinh tế thị trường :
-Kinh tế thị trường xã hội của Cộng hòa liên bang Đức hoặc Thụy Điển .
-Kinh tế thị trường kiểu Nhật Bản .
-Kinh tế thị truyền thống Tây Âu .
-Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc .
Mỗi loại hình đều có những ưu điểm, nhược điểm và những nét độc đáo riêng. Vì thế, chúng ta cần khai thác những đặc trưng phổ biến và những ưu điểm của các mô hình kinh tế thị trường ,nhưng chắc chắn không có khuôn mẫu vạch sẵn cho mọi nước. Đối với từng nước, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của nước mình, cũng như hoàn cảnh quốc tế mà vạch ra những nét lớn của thể chế kinh tế thị trường ,lộ trình tổng quát của bước chuyển từ nền kinh tế hiện vật , với cơ chế quản lý tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .
Phải nói rằng chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là bước chuyển biến rất phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Mấy năm qua, bên cạnh những thành tựu lớn của đổi mới, chúng ta cũng đã thấm thía những hậu quả tiêu cực mà kinh tế thị trường mang lại, chúng ta cũng gặp nhiều thiếu xót, phạm nhiều sai lầm, lệch lạc trong các chính sách xã hội, thậm chí không những chúng ta đã không phát huy, không nhân lên, mà còn đánh mất một số thành quả đã đạt được trong các lĩnh vực giáo dục, ytế, văn hóa, trong chính sách đối với nông dân, với đồng bào miền núi, với các gia đình có công với cách mạng .
Tóm lại, lựa chọn mô hình kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường không hề làm phương hại đến chủ nghĩa xã hội, mà bằng các chính sách, biện pháp và công cụ quản lý điều tiết, nhà nước phục vụ các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, lợi dụng cơ chế cạnh tranh của thị trường để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất .
Trước đây, mọi hoạt động của nền kinh tế đều do nhà nước chỉ huy.Bây giờ, nền kinh tế vận hành thông qua hai yếu tố cơ chế tự do của thị trường và sự điều tiết vĩ mô của chính phủ. Nhưng không vì thế mà vai trò của chính phủ giảm đi mà trái lại chính phủ ngày càng cho thấy tầm quan trọng của mình để đạt được mục tiêu chung mà mọi nền kinh tế cùng mơ ước, đó là: sản lượng cao, công ăn việc làm đầy đủ, ổn định giá cả và cán cân ngoại thương .
Chính phát huy cao độ mặt, mặt tích cực của cơ chế cạnh tranh và tự do hóa sản xuất-kinh doanh, đồng thời thông qua chính sách và luật pháp giảm đến mức thấp nhất mặt tiêu cực và hậu quả kinh tế-xã hội do cạnh tranh đem lại, nhằm đảm bảo phúc lợi công cộng cũng như công bằng xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường. Trong bước quá độ, khi các “luật chơi “của thị trường chưa được thiết lập ổn định, thì không thể thả nổi cho thị trường tự điều tiết hoàn toàn, mà cần “bắc những chiếc cầu nhỏ “giữa kế hoạch vĩ mô định hướng và kế hoạch vĩ mô của các doanh nghiệp lớn (sau này có thể là một số tập đoàn kinh doanh). Đề ra những nhiệm vụ sản xuất-kinh doanh và đầu tư trọng điểm nhằm bảo đảm những cân đối chủ yếu của nền kinh tế, giữ thị trường ổn định, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế theo thị trường hiện đại, còn các nhu cầu thông thường hàng ngày chủ yếu để thị trường tự điều tiết .
Xây dựng thị trường thống nhất trong cả nước, có tính đến đặc thù và trình độ phát triển không đồng đều của các vùng, lãnh thổ và đặc điểm của ngành hàng . Từng bước, nhưng tích cực xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ (thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động cộng nghệ, thông tin ...), nhanh chóng tiếp cận thị trường quốc tế .
Chính phủ quản lý thị trường bằng pháp luật, chính sách và các công cụ kinh tế , gắn kế hoạch vĩ mô định hướng với các chính sách và chương trình kinh tế, tạo môi trường và hành lang cho thị trường phát triển lành mạnh. Đồng thời, sử dụng những biện pháp hành chính cần thiết để hạn chế những mặt trái và tiêu cực của thị trường. Nhà nước phải làm sao có thực lực kinh tế làm chỗ dựa để ổn định kinh tế và định hướng thị trường. Chính phủ quản lý chính sách phân phối và điều tiết theo nguyên tắc công bằng và hiệu quả. Bên cạnh các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn, trang bị công nghệ mới, tài năng kinh doanh, chính phủ thực hiện sự điều tiết để tái phân phối, nhằm sử lý hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .
Cần khẳng định vai trò của chính phủ trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, khác với vai trò của chính phủ dưới chủ nghĩa tư bản. Nếu mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu hạn chế sự tăng trưởng, nhưng phần nào giải quyết được yêu cầu cân bằng, thì mô hình kinh tế thị trường nếu không có sự điều tiết của nhà nước, chắc chắn sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa tăng trưởng và cân bằng, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những mục tiêu quan trọng mà chế độ xã hội chủ nghĩa phải đạt được .
Vị trí kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiệh đại hóa “đất nước :
1.Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam :
Công nghiệp hóa , hiện đại hóa hiểu theo nghĩa chung và khái quát là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp . Đối với nước ta, công nghiệp hóa là quá trình chuyển tưd một nước sản xuất nhỏ công nghiệp lạc hậu , công nghệ và năng suất lao động thấp thành một nước có cơ cấu công-nông nghiệp và dịch vụ hiện đại , khoa học và công nghệ tiên tiến , năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân .
Cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền sản xuất lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý , có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân .Do đó công nghiệp hóa hiện đại hóa là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến . Ơ các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội , cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản dù có tiến bộ đến đâu , nó chỉ mới là tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH được . Đối với những nước này, thực hiện quy luật chung nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về mặt quan hệ sản xuất và vận dụng những thành tựu khoa học-công nghệ mới của cách mạng khoa học-kỹ thuật, biến tiền đề vật chất của chủ nghĩa tư bản tạo thành cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phân bố lại một cách đồng đều trong cả nướcvà tiếp tục hiện đại hoá ở trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Tại những nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như ở nước ta, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội được thực hiện bằng cách công nghiệp hoá. Do vậy, những gì nói về tính tất yếu khác quan của việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội cũng có giá trị để nói về tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá.
Công nghiệp hóa và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau , song không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Công nghiệp hoá chỉ là cách thức tiến hành, còn xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật là mục đích phải đạt, công nghiệp hoá hiểu theo nghĩa hẹp nó mang tính lịch sử, còn xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật lại là mục tiêu và công việc phải tiếp tục qua các giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất mới-cộng sản chủ nghĩa.
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hoá có những tác dụng to lớn về
nhiều mặt.
-Tạo điều kiện biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
-Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực tích lũy, tăng công ăn việc làm nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người-nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội.
-Tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh và quốc phòng
-Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ , đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hoá với lực lượng sản xuất. Công ngiệp hoá là để thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế, kỹ thuật theo hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện. Do vậy, Đảng ta cho rằng: “ Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước... là nhiệm vụ trung tâm “ của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2. Vai trò chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta :
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung trước đây, chính phủ quyết định tất cả. Có người đã lầm tưởng rằng trong một nền kinh tế thị trường, chính phủ không có vai trò đáng kể, mọi hoạt động sẽ chỉ do thị trường quyết định. Đúng là đã từng có những nền kinh tế thị trường như vậy, nhưng đó là những nền kinh tế thị trường tồn tại cách đây nhiều thế kỷ trước khi chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện. Kể từ khi chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện, thì chính các độc quyền đã tham gia điều tiết các hoạt động kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính hpủ tham gia điều tiết các hoạt động và mức độ tham gia ngày càng nhiều tới mức ngày nay ở nhiều nước phương Tây người ta phải chủ trương giảm bớt sự điều tiết của chính phủ, phi nhà nước hóa. Như vậy, cho đến nay tồn tại song hành hai cơ chế, cơ chế thị trường (bàn tay vô hình), và cơ chế điều tiết của chính phủ (bàn tay hữu hình). Gọi là hai cơ chế nếu chúng ta muốn tách để xem xét chúng một cách tương đối độc lập. Trên thực tế, chúng có quuan hệ với nhau rất chặt chẽ. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh và độc quyền là hai yếu tố chủ yếu chi phối. Cạnh tranh là một động lực phát triển của kinh tế thị trường nhưng cũng có những khuynh hướng cạnh tranh phi kinh tế, dùng những thủ đoạn bẩn thỉu để bóp chết lẫn nhau. Những khuynh hướng cạnh tranh không lành mạnh như vậy phải được ngăn chặn. Độc quyền đã có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung các nguồn lực để phát triển, nhưng độc quyền có mặt thối nát của nó là bóp chết các sáng kiến. Nếu để cho thị trường tự do tác động, thì các khuynh hướng tích cực và tiêu cực cùng tác động, do vậy đã gây ra các tác động không tốt cho sự phát triển của nền kinh tế. Những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh thế giới diễn ra vào năm 1929-1933 là một ví dụ nổi bật. Sự can thiệp của chính phủ chính là nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đó và hướng nền kinh phát triển có hiệu quả.Từ đó liên hệ tới vai trò của chính phủ Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa “.
Ai cũng thấy số nước đạt được các thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế không nhiều. Đã có nhiều cách giải thích khác nhau về sự “thần kỳ kinh tế “của Nhật Bản, về các thành tựu kinh tế của NIEs. Có người đã nhấn mạnh đến yếu tố về sự kết hợp giữa công nghệ phương Tây và truyền thống của Nhật Bản.Có người nhấn mạnh đến tinh thần lao động cần cù, miệt mài, sáng tạo của người Nhật. Cũng có người đã nhấn mạnh tới tài ba của những nhà quản lý Nhật Bản. Nhưng trong đó, nguyên nhân của những thành công về kinh tế của các quốc gia trước hết phải nói tới vai trò của chính phủ với tư cách là người lãnh đạo quản lý nền kinh tế quốc dân. Nếu chính phủ không mạnh, nghĩa là không có khả năng vạch ra được các chiến lược phát triển, các chính sách kinh tế, luật pháp đúng đắn, không có khả năng thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả các chiến lược, chính sách và luật pháp đó, thì nền kinh tế không thể nào phát triển có hiệu quả và thu được những thành tựu nổi bật được.
Một nhà kinh tế học nổi tiếng đã nhận xét: “Chính phủ tồi đã làm tàn lụi cả một châu lục “. Một ví dụ thực tế: Sự suy giảm của nền kinh tế Ghana ở châu Phi da đen trong hai thập kỷ 60 và 70. Năm 1957 Ghana được xem là nước giầu nhất châu Phi da đen với bình quân đầu người 490 đô la Mỹ, nhưng đến đầu những năm 80 thu nhập quốc dân đầu người đã giảm xuống còn 400 đôla Mỹ, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng khác đều giảm. Các quốc gia châu Phi da đen khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Cả một châu lục tàn lụi. Lý do chính là sự lãnh đạo yếu kém của các chính phủ ở các quốc gia này. Những yếu kém này đã thể hiện ở chỗ xác định chiến lược, chính sách, pháp luật không đúng; họ càng thực thi các chính sách sai lầm đó tích cực và nghiêm túc thì tai hoạ suy thoái càng lớn. Do vậy đã có câu “Nền kinh tế chỉ tăng trưởng vào ban đêm khi chính phủ ngủ say “.
Các quốc gia như Nhật Bản và các NIEs, sự thành công của họ gắn chặt với vai trò to lớn của chính phủ. Nhật Bản đã tạo dựng được một nhà nước mạnh, nhà nước này đã kết hợp được kỹ thuật phương Tây và truyền thống Nhật Bản, khuyến khích và phát triển được tài năng quản lý của các xí nghiệp, động viên được nhân dân Nhật Bản làm việc hết mình. Đó chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vai trò quan trọng nhất của chính phủ là vai trò định hướng nền kinh tế thông qua việc hoạch định các chiến lược, chính sách, luật pháp,v.v...
Thực tế ở Việt Nam cho thẩy trong nhiều năm trước Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam, chính phủ đã định hướng nền kinh tế không đúng, dường như chỉ phát triển hướng nội xem nhẹ các ngành hướng vào xuất khẩu; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng kém hiệu quả, không chú trọng tới các ngành có khả năng tăng trưởng nhanh, hiệu quả lớn; chỉ chú trọng phát triển mở rộng khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, xoá bỏ kinh tế tư nhân, cá thể; phát triển kinh tế kế hoạch, xoá bỏ kinh tế thị trường,v.v...Với một hướng đi lệch lạc như vậy, kinh tế Việt Nam đã hoạt động kém hiệu quả và rơi vào tình trạng lạm phát phi mã và khủng hoảng sâu sắc. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam mới bước đầu nắn lại hướng đi của nền kinh tế: Chuyển hướng thực hiện 3 chương trình kinh tế: sản xuất lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; chuyển mạnh sang kinh tế thị trường trên cơ sở đa dạng hóa hình thức sở hữu, xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp,v.v...Nền kinh tế mới bước đầu chuyển sang một hướng đúng, ta đã thấy xuất hiện các yếu tố năng động tích cực và thấy rõ hướng đi lênthoát khỏi khủng hoảng của nền kinh tế.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vai trò của chính phủ đặc biệt quan trọng. Chính phủ không đơn thuần là người trọng tài, người định hướng, định luật chơi mà mức độ can thiệp, mức độ tác động trực tiếp của chính phủ là mạnh, và rộng hơn. Trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa “này, điều kiện quan trọng cho những thành công kinh tế của Việt Nam là Việt Nam phải có một chính phủ mạnh về trí tuệ có khả năng định hướng đúng đắn sự phát triển của nền kinh tế đất nước .
Vấn đề đặt ra là trong khi nhấn mạnh vai trò tất yếu và hết sức quan trọng của chính phủ trong quản lý kinh tế, chúng ta không chỉ khẳng định sự can thiệp của chính phủ đối với các quá trình kinh tế, mà phải xác định rõ chính phủ thực hiện vai trò quản lý của mình như thế nào, bằng cách thức nào để nhận thức rõ ranh giới quyền lực của mình, không xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tức là đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp .
Điều đó liên quan đến việc xác định những chức năng cũng như nội dung quản lý mà chính phủ phải đảm nhiệm thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay chính phủ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua ba chức năng cơ bản sau :
-Điều khiển vĩ mô nền kinh tế .
-Quản lý ngân sách nhà nước .
-Hoạt động kinh tế .
Trong số các chức năng trên thì chức năng đầu là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế, đặc biệt trong cơ chế thị trường .
Nghiên cứu về vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở các nước đang phát triển, hai nhà nghiên cứu người Anh là Helen Shapiro
Lance Taylor đã khái quát chiến lược quản lý của chính phủ đối với công nghiệp trong 11 điểm như sau :
.Trong mọi trường hợp, chính phủ chỉ nên định hướng chung mà không trực tiếp th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50124.DOC