LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1
LÝ LUẬN CHUNG
I. Đầu tư và đầu tư phát triển
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư
3. Vai trò của đầu tư
3.1. Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
3.2. Đầu tư tác động đến sự ổn định về kinh tế
3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
3.4. Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.5. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
3.6. Đầu tư tác động tới khoa học và công nghệ
II. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Khái niệm doanh nghiệp
2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp áp dụng ở Việt Nam
4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh
nghiệp
4.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra việclàm chủ yếu ở Việt Nam
4.3. Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động
4.4. Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ
4.5. Đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế
4.6. Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
III. Sự cần thiết đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta
PHẦN 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
I. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Quá trình phát triển
1.1. Xu thế phát triển về số lượng
1.2. Xu thế phát triển về vốn
2. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1. Phân chia theo ngành công nghiệp
2.2. Phân loại theo tỉnh và thành phố
2.3. Phân chia theo số nhân công
2.4. Phân loại theo số vốn
2.5. Phân theo loại hình kinh doanh
3. Lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
II. Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Vốn tự có
1.2. Các nguồn tài chính chính thức và phi chính thức
1.3. Nghiệp vụ thu mua tài chính
3. Vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phân phối theo ngành
III. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở nước ta
1. Những kết quả đạt được
1.1. Đóng góp trong GDP
1.2. Tạo việc làm
1.3. Xuất khẩu
2. Những khó khăn còn tồn tại
2.1. Môi trường chính sách vĩ mô và thủ tục hành chính
2.2. Thái độ của xã hội
2.3. Khó khăn về vốn
2.4. Khó khăn về mặt bằng sản xuất
2.5. Khó khăn về thị trường, xuất khẩu
2.6. Khó khăn về quản lý, nguồn nhân lực
PHẦN 3
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời đại
ngày nay
1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới
2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1. Đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất hàng gia công xuất khẩu bằng cách tận
dụng hết các lợi thế của Việt Nam
2.2. Phát triển ngành công nghiệp bổ trợ cho xuất khẩu
2.3. Hướng các ngành sản xuất nông thôn vào xuất khẩu
2.4. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểu thành thị
3. Triển vọng về sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
II. Một số giải pháp cụ thể
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
1.1. Hỗ trợ huy động vốn
1.2. Cải thiện mô hình kinh doanh cho xuất khẩu
1.3. Cải tiến môi trường kinh doanh
1.4. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai
1.5. Chính sách về công nghệ
1.6. Khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành công nghiệp
1.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.8. Nhanh chóng thực hiện luật doanh nghiệp mới
2. Giải pháp từ phía khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả
2.2. Thu hút vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
2.3. Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
2.4. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
78 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật Doanh nghiệp tư nhân (kể từ 1/1/2000), tốc độ tăng về số lương
doanh nghiệp thuộc các loại hình đó lại có dấu hiệu phục hồi. Riêng 9 tháng đầu
năm 2000 đã có 9937 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập với tổng
số vốn đăng ký là hơn 9000 tỷ đồng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm
gần 4000 doanh nghiệp, Hà Nội có hơn 2000 doanh nghiệp.
Thứ ba, các loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng về trình độ
công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý như công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần tăng chậm hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh
doanh cá thể. Đây là điều đáng quan tâm xét từ góc độ chính sách phát triển.
Thứ tư, với nền kinh tế có dân số như nước ta hiện nay thì số doanh
nghiệp chính thức ở mức như hiện nay là quá ít. Trong khi đó, số lượng các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động thương mại hầu như luôn luôn tăng
nhanh hơn số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
Việt Nam không có thống kê số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể và
ngừng hoạt động hàng năm. Vì vậy không thể biết hiện tại còn bao nhiêu doanh
nghiệp đã đăng ký còn đang hoạt động hay đã giải thể, cũng như tình trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của chúng. Theo một báo cáo nghiên cứu, tại thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay cứ 3 doanh nghiệp ra đời thì có trung
bình 1,2 doanh nghiệp giải thể. Như vậy, sự phát triển về số lượng các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp chính thức còn có nhiều biến
động.
32
1.2. Xu thế phát triển về vốn
Trong thời kỳ đầu, vốn đầu tư trung bình của mỗi doanh nghiệp mới đăng
ký hàng năm tăng lên. Xu thế tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp mới có thể
còn tiếp tục trong một thời gian nữa trước khi diễn ra xu thế chủ đạo là tăng tích
lũy và đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp cũ.
Bảng 4: Vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp phân chia theo nguồn vốn
(Tỷ đồng)
N¨m Tæng
sè
Vèn ng©n
s¸ch nhµ
níc
Vèn
vay
Vèn cña c¸c
doanh nghiÖp
nhµ níc
Nguån vèn
kh¸c
1995 30447 100 13575 44,59 6064 19,92 3700 12,15 7108 23,35
1996 42894 100 19544 45,56 8280 19,30 6329,4 14,76 8740,6 20,38
1997 53570 100 23570 44,00 12700 23,71 8996 16,79 8304 15,50
1998 65034 100 26300 40,44 18400 28,29 11522 17,72 8812 13,55
1999 76958,1 100 31762,8 41,27 24693,1 32,09 13361,6 17,36 7140,6 9,28
2000 83567,5 100 34506,2 41,29 26934,1 32,23 14087,4 16,86 8039,8 9,62
2001 95020 100 40407 42,52 28005 29,47 17004 17,90 9604 10,11
2002 103300 100 40436,7 39,14 31900 30,88 19000 18,39 11963,3 11,58
Nguồn: Niên giám thống kê 2002
Đối với loại hình công ty cổ phần, số vốn đầu tư trung bình của các công
ty đăng ký trong năm 2001 và những tháng đầu năm 2002 ít hơn nhiều so với
thời kỳ 1995-2000. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là ở chỗ phần lớn
các công ty cổ phần mới đăng ký trong năm 2001 và 2002 là các công ty nhà
nước được cổ phần hóa có số vốn tương đối nhỏ.
33
Mức vốn đầu tư trung bình tăng lên qua các năm chứng tỏ rằng dù có
những khó khăn trong môi trường chính sách và môi trường kinh doanh, các
doanh nghiệp vẫn có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn
trong nước để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh dường như phát triển chậm về quy mô, kể cả quy mô về vốn và lao động.
Có một số cách giải thích cho tình trạng này. Thứ nhất, các doanh nghiệp lúc
mới đăng ký thường rất nhỏ và phải mất vài năm để đạt tới quy mô lao động từ
vài chục đến vài trăm người. Thứ hai, những khó khăn về vốn, bí quyết sản xuất
và thị trường cản trở doanh nghiệp tăng quy mô. Thứ ba, những khó khăn về
hành chính đã cản trở doanh nghiệp phát triển.
2. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1. Phân chia theo ngành công nghiệp
Số mẫu khảo sát tương đương với 4,1% số doanh nghiệp sản xuất Việt
Nam, nhưng cũng cần phải chỉ ra rằng khoảng 45% các doanh nghiệp sản xuất
ngoài quốc doanh sản xuất thức ăn, chế biến thực phẩm và đồ uống và hầu hết là
xay xát gạo. Nếu không tính đến các doanh nghiệp này, số mẫu tiến hành thực
sự chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh. Do
khảo sát tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp xuất khẩu nên đã có sự thiên
lệch đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, sản phẩm cơ khí, đồ gỗ, đồ
nhựa. Trong một số ngành, các doanh nghiệp được khảo sát chiếm 10% tới 30%
tổng số các doanh nghiệp.
34
Bảng 5: Đặc điểm các doanh nghiệp đã được khảo sát phân chia theo ngành
Ngành Số
mẫu
% Tổng số doanh
nghiệp tư nhân
% % mẫu tiến hành
trên tống số DN
Thực phẩm/đồ uống 38 13,3 2727 44,9 1,4
Dệt 9 3,2 252 4,1 3,6
May mặc 34 11,9 233 3,8 14,6
Sản phẩm da 10 3,5 73 1,2 13,7
Sản phẩm tre/gỗ 21 7,3 509 8,4 4,1
Cao su/nhựa 22 7,7 169 2,8 13
Sản phẩm phi kim loại 19 6,6 808 13,3 2,4
Sản phẩm kim loại 34 11,9 271 4,5 12,5
Cơ khí/thiết bị 12 4,2 85 1,4 14,1
Thiết bị điện/phụ tùng 8 2,8 46 0,8 17,4
Radio/TV/Viễn thông 4 1,4 16 0,3 25
Thiết bị y tế 3 1 8 0,1 37,5
Xe máy/xe đẩy 8 2,8 38 0,6 21,1
Phương tiện giao
thông khác
5 1,8 85 1,4 5,9
Đồ nội thất 27 9,4 356 5,9 7,6
Khác 30 10,5 397 6,5 7,6
Chưa biết 2 0,7
Tổng 286 100 6073 100 4,1
2.2. Phân loại theo tỉnh và thành phố
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam dường như có xu hướng
tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nhưng việc nghiên cứu đã được
tiến hành dàn trải các mẫu ở các khu vực khác nhau trong nước để có được bức
35
tranh tổng thể về các vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải. Và như vậy, tại Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, số lương mẫu tiến hành bằng khoảng 10-
30% trong tổng số doanh nghiệp địa phương.
Bảng 6: Đặc điểm các doanh nghiệp khảo sát theo vùng
Vùng Số
mẫu
% Tổng số
DN tư
nhân *
% Ước tính DN
sản xuất tư
nhân **
% Tỷ lệ mẫu
trong tổng số
DN sản xuất
Hà Nội 58 23,1 1596 9,3 565 9,3 10,3
Hải Phòng 34 13,5 397 2,3 141 2,3 24,1
Đà Nẵng 51 20,3 488 2,8 173 2,8 29,5
Đồng Nai 15 6 658 3,8 233 3,8 6,4
Bình Dương 15 6 527 3,1 187 3,1 8
Hồ Chí Minh 54 21,5 4153 24,2 1470 24,2 3,7
Cần Thơ 24 9,6 443 2,6 157 2,6 15,3
Cả nước 251 100 17143 100 6073 100 4,1
Ghi chú:
*: Tổng số các doanh nghiệp tư nhân không kể doanh nghiệp quốc doanh và
công ty có vốn nước ngoài
**: Tổng số các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh được ước tính dựa trên số %
các doanh nghiệp sản xuất trong tổng số các doanh nghiệp cả nước
2.3. Phân chia theo số nhân công
Nhóm mẫu nhiều nhất là các doanh nghiệp có số nhân công từ 10-49,
chiếm 41% trong tổng số. Những doanh nghiệp có số nhân viên từ 100-499 nhân
công chiếm 24,1%. Vì vậy, mẫu nghiên cứu có đôi chút thiên lệch về phía các
doanh nghiệp vừa hơn là các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Lý do là có thể
36
các nhóm doanh nghiệp mẹ này có thể bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và cả doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
Bảng 7: Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất theo số nhân viên
Số nhân
viên
Tổng số DN
sản xuất *
% Số nhân viên
của DN mẫu
Số mẫu % % mẫu trên
tổng số
1~10 3630 31,6 1~9 35 14,1 1
11~50 4448 38,8 10~49 102 41 2,3
51~100 1254 10,9 50~99 43 17,3 3,4
101~500 1753 15,3 100~499 60 24,1 3,4
501~ 388 3,4 500~ 9 3,6 2,3
Tổng số 11473 100 Tổng số 249 100 2,2
Ghi chú:
*: gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.4. Phân loại theo số vốn
Chỉ 86 trong tổng số doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu có trả lời câu hỏi về
vốn, và con số họ đưa ra là vốn pháp định. Các doanh nghiệp này được tạm thời
phân chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chiếm khoảng 30%: dưới 500 triệu đồng,
500 triệu – 1 tỷ đồng và 1 – 5 tỷ đồng. Lưu ý rằng nhóm doanh nghiệp mẹ được
so sánh bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và được phân loại theo tài sản cố định vì họ không có vốn pháp định. Giả
định rằng vốn pháp định bằng 1/5 hay 1/7 tài sản cố định, mẫu nghiên cứu cũng
đôi chút thiên lệch về các doanh nghiệp vừa hơn là những doanh nghiệp mẹ và
cũng đã bao quát tương đối % các doanh nghiệp vừa của Việt Nam.
37
Bảng 8: Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất theo vốn
Quy mô vốn (VND) Số mẫu % Tổng số DN
sản xuất
% % mẫu trên
tổng số
< 0,5 tỷ 25 29,1 5368 62,6 0,5
0,5 ~ < 1 tỷ 27 31,4 733 8,5 3,7
1 ~ < 5 tỷ 30 34,9 1463 17,1 2,1
5 ~ < 10 tỷ 3 3,5 433 5 0,7
10 tỷ ~ 1 1,2 580 2,8 0,2
Tổng số 86 100 8577 100 1
Ghi chú:
Mẫu : Xét theo vốn pháp định
Tổng số: Xét theo tài sản cố định
2.5. Phân theo loại hình kinh doanh
Nhóm doanh nghiệp mẹ thiên về nhóm các doanh nghiệp tư nhân (chiếm
63% trong tổng số). Mẫu nghiên cứu đa dạng hơn bao gồm cả hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả 17 hộ kinh
doanh. Mẫu bao quát 21,9% công ty cổ phần và 7,6% công ty trách nhiệm hữu
hạn.
38
Bảng 9: Đặc điểm doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh
Loại hình quản lý Số mẫu % Tổng số các DN
sản xuất tư nhân
% % mẫu trên
tổng số
Hợp tác xã 41 16,3 1067 17,6 3,8
DN tư nhân 81 32,3 3822 62,9 2,1
Công ty cổ phần 7 2,8 32 0,5 21,9
Công ty TNHH 88 35,1 1152 19 7,6
Hộ kinh doanh 17 6,8
Chưa biết 17 6,8
Tổng số 251 100 6073 100 4,1
3. Lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lao động là lực lượng cơ bản để sản xuất sản phẩm, đảm bảo cho doanh
nghiệp có thể hoạt động bình thường được. Lao động trong doanh nghiệp bao
gồm: người quản lý doanh nghiệp, lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và
lao động tham gia vào các hoạt động khác phục vụ sản xuất.
39
Bảng 10: Quy mô lao động của các doanh nghiệp năm 2002
<100 100~299 300~399 400~500 Trên 500 Tổng số
DNNN TW 2 7 203 607 245 1064
DNNN ĐP 4 39 750 1419 355 2567
DN Tập thể 173 1309 1960 524 59 4025
DN Tư nhân 9166 7989 6600 889 72 24716
Công ty hợp danh 6 6 10 2 - 24
Công ty TNHH 2431 8159 9499 2632 299 23020
Công ty cổ phần 229 529 1061 688 108 2615
Ct CP vốn NN 3 5 113 252 52 425
Đầu tư NN 68 101 635 780 216 1800
Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 2003
Qua bảng trên, ta thấy hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (phần
lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa) chỉ sử dụng dưới 100 lao động. Số doanh
nghiệp sử dụng trên 500 lao động là rất ít, chỉ khoảng 3% tổng số doanh nghiệp.
Lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao động phổ thông, ít
được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là những số lao động
trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Có đến 86,7% lao động không có chuyên môn
kỹ thuật tham gia vào quá trình sản xuất. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, gần
92% lao động là không có chuyên môn kỹ thuật. Chỉe có một số ít lao động có
chuyên môn kỹ thuật nhưng lại tập trung chủ yếu ở các đô thị. Còn ở những
vùng nông thôn, bên cạnh việc thiếu vốn, các đơn vị sản xuất kinh doanh còn
gặp nhiều khó khăn do không có những lao động có kỹ thuật để có thể áp dụng
những tiến bộ mới vào trong sản xuất.
Về phía chủ doanh nghiệp, hầu hết chủ doanh nghiệp cũng không được
đào tạo quy củ. Phần lớn do họ tự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt
đồng sản xuất, kinh doanh. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, chủ doanh
40
nghiệp phần nhiều là những cán bộ từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chưa
thích ứng ngay được với chế độ quản lý mới của kinh tế thị trường. Còn trong
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có khoảng 48,4% chủ doanh nghiệp không
có bằng cấp chuyên, chỉ có 31,2% chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng trở
lên. Về tuổi của chủ doanh nghiệp, số chủ có độ tuổi trẻ hoặc trung niên ngày
càng tăng và chiếm phần lớn, số người trên 55 tuổi giảm xuống chỉ còn chưa đến
9%.
Tuy nhiên, tình hình lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mỗ ngành
nghề lại có những điểm khác nhau:
Trong công nghiệp, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công
nghiệp có dưới 100 công nhân chiếm đến hơn 90% số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi
tạo việc làm chủ yếu ở mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực sản xuất cơ bản, trung bình
doanh nghiệp nhỏ có khoảng 16 lao động, doanh nghiệp vừa có khoảng 102 lao
động, doanh nghiệp lớn có 543 lao động.
Trong thương mại dịch vụ, xuất phát từ đặc điểm của kinh doanh thương
mại dịch vụ đòi hỏi ít lao động nên doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút được phần
lớn lao động ở nước ta. Trong các ngành của thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp
nhỏ và vừa sử dụng phần lớn lao động cho các hoạt động thương mại dịch vụ
sửa chữa, vận tải kho bãi, tiếp đến là ngành khách sạn nhà hàng và các ngành
khác.
Trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, sự phát triển của doanh nghiệp
nhỏ và vừa có tác dụng chính trong việc tạo thêm việc làm cho các hộ gia đình.
Hầu hết các hộ, hợp tác xã đều sử dụng lao động trong gia đình mình và các xã
viên. Tỷ lệ lao động tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại phục vụ cho
nông nghiệp. Đối với các hộ gia đình, hợp tác xã chủ yếu là lao động thời vụ,
41
không ổn định. Trình độ học vấn của lao động ở doanh nghiệp nhỏ và vừa khu
vực nông thôn tương đối thấp, hầu hết chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, số
có trình độ hết lớp 6 là 26,5%, hết lớp 10 là 22%.
Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo của Việt Nam còn nặng đào tạo lý thuyết,
không coi trọng việc thực hành. Trong khi đó, yêu cầu đối với công nhân kỹ
thuật, lao động lành nghề ngày càng lớn. Hệ thống đào tạo quản lý chưa kịp thay
đổi theo đòi hỏi của kinh tế thị trường, các chương trình đào tạo của nước ngoài
áp dụng tại Việt Nam chưa mấy phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
II. Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam
Kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, xây dựng nên kinh
tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã được quan tâm đúng mức hơn.
Vốn đầu tư cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được thống kê ở bảng số liệu
sau:
42
Bảng 11: Vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1995 – 2000
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số (tỷ đồng) 47511 40133 30140 30752 33405 38065
Tăng so với năm
trước (tỷ đồng)
-7378
-9994 612 2653 4660
Tốc độ phát triển
liên hoàn (%)
-16% -25% 2% 9% 14%
Tốc độ phát triển
định gốc (%)
-16% -37% -35% -30% -20%
Nguồn: Tổng cục thống kê 2001
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong năm 1995 vốn đầu tư cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xa hội
(khoảng 70%). Sở dĩ như vậy là do trước năm 1995, các thành phần kinh tế mở
mang đầu tư theo những cải cách đáng kể của nhà nước. Tuy nhiên, hành lang
pháp lý được mở rộng thông thoáng hơn nhưng trình độ quản lý của nhà nước
lại chưa theo kịp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Do vậy, nhiều doanh
nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đã lợi
dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây
những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế. Những điều đó làm cho chủ đầu tư
không muốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đó là lý do giải thích vì sao trong
những năm sau đó, vốn đầu tư lại giảm đi rõ rệt. Đặc biệt đến năm 1997, cùng
với những nguyên nhân trên và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt
nguồn từ châu Á đã làm cho vốn đầu tư giảm nhiều so với năm 1996.
Sau khoảng thời gian đó, nhà nước đã cố găngs hết sức để đưa ra nhiều
biện pháp để tiếp tục thúc đẩy xã hội tham gia đầu tư, huy động được những
nguồn vốn đầu tư đang dần ít đi. Một trong những thành công đạt được là vốn
43
đầu tư phát triển đã tăng lên trong năm 1998, riêng vốn đầu tư cho khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên 2 %, sau đó đêns năm 1999 tăng thêm 9%.
Đến năm 2001, vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đạt được kết
quả đáng khích lệ hơn nữa. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện ước chừng trên
150000 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2000. Nguồn vốn trong khu vực dân
cư đã được huy động khá hơn nhiều so với các năm trước. Trong khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Mà vốn tư nhân chiếm 24,7% so với tổng vốn, tăng khoảng 30% so với năm
2000. Đây là mức tăng cao nhất so với hàng chục năm trước đây. Luật Doanh
nghiệp tiếp tục được thi hành đưa lại những kết quả tích cực: Năm 2001, trên
21000 doanh nghiệp mới được thành lập theo Luật Doanh nghiệp với tổng số
vốn đăng ký gần 27000 tỷ đồng. Đó là chưa kể các doanh nghiệp đăng ký tăng
vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Mức tiết kiệm của tư nhân tăng trưởng bình quân 9 – 10%/năm là tiền đề
của sự gia tăng mức tích lũy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, theo
kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử
dụng tiền tiết kiệm của dân cư như sau:
+ Mua vàng và ngoại tệ: 44%
+ Nua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt: 20%
+ Gửi tiết kiệm (chủ yếu là ngắn hạn): 17%
+ Đầu tư cho các dự án: 19%
Như vậy, chỉ khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho đầu
tư phát triển. Điều này chứng tỏ tiềm năng rất lớn của khu vực doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, để thực hiện
44
được mục tiêu tăng trưởng GDP của giai đoạn này thì phải tăng lượng vốn đầu
tư toàn xã hội lên gấp đôi trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước gần như sẽ
không mở rộng đầu tư nữa, nghĩa là khu vực tư nhân sẽ phải tăng gấp đôi mức
đầu tư hiện nay.
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Vốn tự có
Vốn tự có của doanh nghiệp là vốn được hình thành ngay từ khi doanh
nghiệp mới được thành lập. Nguồn vốn này được hình thành do sự đóng góp của
các thành viên trong doanh nghiệp, vốn có được do phát hành cổ phiếu, trái
phiếu... Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp, nguồn vốn này được bổ
sung từ lợi nhuận để lại.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực ngoài quốc doanh, vốn tự
có là nguồn vốn chủ yếu. Các chủ doanh nghiệp trực tiếp bỏ vốn của mình ra
đầu tư sản xuất kinh doanh. Có tới 70% số doanh nghiệp được thành lập theo
hình thức này. Đối với doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ thì nguồn vốn tự có
chỉ chiếm khoảng 25% tổng số vốn của doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay kinh doanh theo
hình thức kinh doanh độc lập. Nguồn vốn để đầu tư chủ yếu là vốn do chủ đầu
tư tự bỏ ra, nguồn vốn vay còn rất hạn chế. Thông thường, các doanh nghiệp
muốn được sử dụng nguồn vốn tự có của mình hơn vì như vậy, họ được quyền
độc lập trong việc quyết định phương án sử dụng vốn, lại không phải lên kế
hoạch để trả nợ. Mặc dù vậy, bất kì doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng
vốn vay nhất định để đảm bảo đủ vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh được
tiến hành liên tục, không bị cản trở.
1.2. Các nguồn tài chính chính thức và phi chính thức
45
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương thì
75% doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 50 triệu đồng, chỉ có khoảng 1/3
số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn, trong đó chỉ có 20% vay được từ
ngân hàng, còn lại khoảng 80% là nguồn vốn phi chính thức. Nguồn vốn phi
chính thức được tìm kiếm từ cho vay nặng lãi, vay bạn bè, vay người thân... Tuy
nhiên phạm vi và quy mô nguồn vốn không lớn, chủ doanh nghiệp buộc phải
cân nhắc các nhận xét của cá nhân người giúp đỡ tài chính và tạo nên mối quan
hệ có tính chất cá nhân, thậm chí còn có thể va chạm đến sự độc lập kinh doanh.
Nguồn tài chính chính thức gồm:
+ Quỹ hỗ trợ phát triển
Quỹ này hoạt động qua ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng
nhân dân, quỹ phát triển nông thôn, liên hiệp hợp tác xã, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc
gia... Đến tháng 9/2001 trong cả nước có gàn 7 tỷ USD nhàn rỗi, hàng tỷ đồng
của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chưa được sử dụng và hàng chục ngàn hecta đất
và nhà xưởng chưa được dùng đến. Nhìn chung, các nguồn vốn chính thức này
đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2001,
ngân hàng dành tới 35% (45000 tỷ đồng) tổng dư nợ cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ vay nhưng tỷ lệ này còn ở mức thấp.
+ Nguồn vốn chính phủ và phi chính phủ
Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế như ILO, UNIDO, ZDH, tổ chức phát
triển Hà Lan, viện Friedrich Erbut (Đức), ESCAP... rất quan tâm đến sự phát
triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Dự án VIE/91/MOL/SID
giữa chính phủ Việt Nam (qua VCCI – Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam) và chính phủ Thụy Điển có giá trị 1,7 triệu USD dành cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
của VCCI (SMEPC) với sự hợp tác của ZDH (Đức) đã là chiếc cầu nối đáng tin
46
cậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý, khởi sự, phát triển và huy
động. Các nguồn vốn chính thức này tuy không phải là không có song trên thực
tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận được với nguồn vốn này. Nguồn
vốn quốc tế thường dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ điều kiện vay vốn
như: Mức vốn điều lệ tối thiểu, sự cam kết thực hiện hợp đồng của nghiệp chủ,
phương án khả thi... Các ngân hàng thương mại chưa có ưu đãi gì về vay vốn đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là cho vay trung và dài hạn, điều kiện thế
chấp tài sản chặt chẽ trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ít có đủ
tài sản để thế chấp. Các doanh nghiệp nhiều khi không có đủ giấy tờ pháp lý của
bất động sản đem thế chấp. Bản thân họ cũng không đủ sức lập kế hoạch kinh
doanh dài hạn để thuyết phục các ngân hàng thương mại cho họ vay. Vì vậy,
thiếu vốn là trở ngại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
1.3. Nghiệp vụ thu mua tài chính
Theo số liệu thống kế của MPDF cho đến nay doanh nghiệp vừa và nhỏ
vốn là đối tượng chính của các nghiệp vụ tài chính. Cụ thể các doanh nghiệp vừa
và nhỏ đã chiếm 76% tổng số hợp đồng thuê tài chính đã ký và 66% tổng số tiền
của hợp đồng thuê tài chính (xem thêm số liệu trong bảng 5)
Bảng 12: Hợp đồng thuê tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
§èi tîng thô hëng Sè lîng hîp ®ång
Sè tiÒn trong hîp
®ång
DNTN võa vµ nhá 54 7880000
DNNN 12 1960000
DN liªn doanh vµ cã
vèn ®Çu t níc ngoµi
5 1950000
Tæng 71 11490000
Nguồn: Nghiên cứu chuyên đề số 8 của MPDF
47
Đối với nghiệp vụ này thì phạm vi của hợp đồng thuê khá rộng từ 7000
USD đến 1,5 triệu USD, mức trung bình hầu hết là 180000 USD. Quy mô hợp
đồng trung bình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 140000 USD – đây là con
số tương đối lớn so với lượng vốn trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam (từ 30000 USD – 120000 USD). Mặt khác, thời hạn trung bình thuê là
38 tháng lâu hơn so với các khoản vay ngân hàng hiện nay, trong đó, thời gian
trung bình đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 39 tháng. Ngoài ra, nghiệp vụ
thuê tài chính này rất có lợi và thiết thực đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam hiện nay, thể hiện ở những mặt sau:
+ Tỷ lệ đổ vỡ của các hợp đồng là rất thấp. Trong số 71 hợp đồng thuê mua tài
chính đã được ký chỉ có 1 hợp đồng bị đổ vỡ.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các hợp đồng thuê mua đang tỏ ra
là những doanh nghiệp có độ tin cậy cao vì đến nay trong số 54 doanh nghiệp
chỉ có 5 doanh nghiệp là thanh toán chậm.
+ Sau khi nhận thức được lợi ích thuê mua tài chính rất nhiều doanh nghiệp đã
tiến hành thuê mua tiếp.
+ Thời gian giải quyết các thủ tục thuê mua tài chính thường chỉ từ 2 – 3 tuần,
điều này phản ánh rõ mức độ tiện lợi hơn so với các khoản vay ngân hàng.
3. Vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phân phối theo
ngành
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong những
ngành đòi hỏi ít vốn, thu hồi vốn nhanh, không sử dụng nhiều lao động. Do đó,
48
vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tập trung chủ yếu ở những ngành
có đặc điểm là đầu tư ít vốn và thời gian quay vòng vốn nhanh. Các ngành đó là
dịch vụ, các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Xem bảng sau để biết chính xác hơn tỷ
trọng vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành nghề.
Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh
tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 1999 Năm 2000 Tốc độ
phát triển Thực
hiện
Cơ cấu
(%)
Thực
hiện
Cơ cấu
(%)
Tổng số 33405 100 38065 100 15,4
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
4736 14,2 5467 14,4 12,9
Nông, lâm nghiệp 3997 12 4513 11,9 29,2
Thủy sản 738 2,2 954 2,5 12
Công nghiệp và xây dựng 12316 36,9 13797 36,2 11,6
Công nghiệp 11552 34,6 12895 33,9 8
Công nghiệp khai khoáng 884 2,6 954 2,5 16,3
Công nghiệp chế biến 6518 19,5 7582 19,9 5
Điện, khí đốt và nước 4150 12,4 4358 11,4 18,2
Xây dựng 764 2,3 903 2,4 15
Dịch vụ 16353 49 18800 49,4 19,4
Thương nghiệp 713 2,1 851 2,2 15,4
Vận tải và thông tin liên lạc 4535 13,6 5235 13,8 14,5
Dịch vụ khác 11105 33,2 12714 33,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.pdf