Đề tài Thực trạng và giải pháp của các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

A/ LỜI NÓI ĐẦU

B/NỘI DUNG CHÍNH

I/ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1/Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho thuê tài chính

2/Các hình thức phát triển của nghiệp vụ thuê mua

2.1/Thuê tài chính

2.2/Thuê tài chính linh hoạt

2.3/Thuê vận hành

2.4/Thuê mua đổi mới

2.5/Thuê mua hoàn thiện

2.6/ Tín dụng thuê mua trên mức hoàn thiện

3/Nghiệp vụ cho thuê tài chính

3.1/Phân biệt cho thuê tài chính với các hình thức tài trợ khác

3.1.1/Phân biệt cho thuê tài chính với tín dụng ngân hàng

3.1.2/Phân biệt cho thuê tài chính với bán hàng trả góp

4/Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính

4.1/Đối với nền kinh tế

4.2/Đối với người cho thuê và người thuê

4.2.1/Đối với người cho thuê

4.2.2/Đối với người thuê

II/ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIÊN NAY

1/ Thực trạng của nền kinh tế hiện nay

2/ Thực trạng thị trường cho thuê tài chính Việt Nam

3/Một số nguyên nhân chính

III/GIẢI PHÁP CHO CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1/ Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động

1.1/Giải pháp nhằm mở rộng thị trường

1.2/ Giải pháp về vốn cho các công ty cho thuê tài chính

1.3/Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

2/Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính

C/KẾT LUẬN

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp của các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy so với tài trợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng , cho thuê tài chính đảm bảo cho bên tài trợ là khoản tiền đã bỏ ra được sử dụng đúng mục đích . - Phí cho thuê đối với hoạt động cho thuê tài chính thường cao hơn so với lãi suất cho vay trung và dài hạn do phí cho thuê được tính trên cơ sở lãi suất cho vay trung và dài hạn cộng với chi phí phát sinh đối với tài sản và chi phí quản lý của công ty cho thuê tài chính. - Trong giao dịch cho thuê tài chính , ngoài sự tham gia của bên thuê, bên cho thuê , còn có sự tham gia của nhà cung cấp , người cho vay …còn đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thì chỉ có sự tham gia của người vay và ngân hàng . Ngoài ra hoạt động cho thuê tài chính đảm bảo an toàn hơn đối với nhà tài trợ với tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng . Tín dụng ngân hàng khó kiểm soát được việc sử dụng tiền vay của khách hàng có đúng mục đích , có tinh thần trách nhiệm hay không . Nhưng đối với cho thuê tài chính thì bên cho thuê giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê nên khi bên thuê có những biểu hiện vi phạm hợp đồng như không thanh toán tiền thuê , có biểu hiện thua lỗ , giải thể thì bên cho thuê có thể thu hồi lại tài sản ngay lập tức . - Như vậy hoạt động cho thuê tài chính có ưu điểm hơn so với tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng . Nó giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn trung và dài hạn và đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả hơn . Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và tín dụng ngân hàng : Tiêu thức Thuê tài chính Vốn vay trung và dài hạn của ngân hàng Hình thức tàI trợ Đối tượng Quyền sở hữu Bằng hiện vật Các loại động sản Do bên cho thuê giữ đến khi kết thúc hợp đồng Bằng tiền Động sản và bất động sản Bên đi vay chiếm giữ ngay từ đầu Phân biệt cho thuê tài chính với bán hàng trả góp Mua (bán ) hàng trả góp là hình thức mua (Bán) hàng trong đố người mua tiến hành trả tiền mua hàng trong một khoảng thời gian từ 1-5 năm được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và cả không thế chấp . Khi một doanh nghiệp mua tài sản theo hình thức này , họ sẽ tiến hành thiết lập hợp đồng với chủ tài sản – là nhà chế tạo hay hay định chế tài chính . Thoả thuận này cho phép công ty thanh toán tiền mua thiết bị làm nhiều kỳ , vào những thời đIểm được ấn định trước và mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi . Nừu công ty tuân thủ hoàn toàn các đIũu khoản của hợp đồng thì vào thời đIúm kết thúc , chủ tài sản sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho người mua - Thông thường , khi hợp đồng có hiệu lực người mua phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền chiếm 25%-30% giá trị của tài sản , phần còn lại sẽ được trả góp theo qui định. -Mua bán trả góp không có sự khác biệt lớn so với cho thuê , mà chỉ có điều khoản chuyển giao quyền sở hữu tài sản ở thời điểm kết thúc hợp đồng là điểm khác biệt lớn Tieu thức Cho thuê tài chính Mua(Bán) hàng trả góp 1. Chủ thể tàI trợ Công ty cho thuê Nhà cung cấp 2. Thời hạn hợp đồng Trung và dài hạn Ngắn hạn và trung hạn (TB từ 1 –5 năm) 3. Tỷ lệ tài trợ trên giá trị tài sản Công ty cho thuê thường tài trợ 100% giá trị của tài sản Nhà tài trợ chỉ tài trợ một phần giá trị của tài sản, phần còn lại người mua phải thanh toán ngay khi ký hợp đồng mua tài sản 4. Giá trị còn lại của tài sản Có thể chuyển giao cho người thuê khi hợp đồng hết hạn Chuyển giao cho người mua khi kết thúc hợp đồng 5. Quyền sở hữu tài sản Thuộc về người cho thuê và có thể được chuyển giao cho người thuê Có thể thuộc về người mua ngay khi ký hợp đồng Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính Đối với nền kinh tế Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế . Do tính chất của hoạt động cho thuê tài chính có mức độ rủi do thấp , phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các loại hình tín dụng khác cho nên cho thuê tài chính có thể khuyến khích các thành phần kinh tế cá nhân và tổ chức tài chính đầu tư vốn để kinh doanh nhờ đó mà có thể thu hút nguồn vốn trong nội bộ nề kinh tế. Mặt khác , cho thuê tài chính còn góp phần giúp các quốc gia thu hút các nguồn vốn quốc tế thông qua các loại máy móc thiết bị cho thuê mà quốc gia đó nhận được . Đồng thời hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài này không làm tăng các khoản nợ nước ngoài của các quốc gia nhận viện trợ . Điều này giúp cho các quốc gia giảm bớt khó khăn trong việc trong việc xét duyệt cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế Đối với các quốc gia đang phát triển , việc tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển gặp rất nhièu khó khăn . Nguyên nhân do các doanh nghiệp đều thuộc loại vừa và nhỏ , thu nhập quốc dân thấp , hiệu quả của nền kinh tế thấp . Do vậy cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn quốc tế giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá sản xuất tạo đIũu kiện cho nền kinh tế phát triển. Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ , hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật Thông qua hoạt động cho thuê tài chính , các loại máy móc thiết bị có trình độ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư .Với những biện pháp đúng đắn , đồng bộ và toàn diện hoạt động cho thuê tài chính sẽ phát huy được tác dụng mạnh mẽ đối với nền kinh tế đang phát triển . 4.2. Đối với người cho thuê và người thuê 4.2.1. Đối với người cho thuê: Cho thuê tài chính đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Do quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc về người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản. Nếu có những biểu hiện đe dọa sự an toàn của giao dịch cho thuê đó, làm thiệt hại tài sản, người cho thuê có thể thu hồi ngay lập tức, còn trong các hình thức cho vay bằng tiền khác rất khó thực hiện được biện pháp này. Thêm vào đó khi tiến hành tài trợ bằng hình thức này sẽ đảm bảo khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người được tài trợ yêu cầu, nhờ vậy đảm bảo khả năng trả nợ của người vay. Đây là hình thức tài trợ bằng tài sản, không phải bằng tiền mặt nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát. Hình thức tài trợ này còn giúp cho người thuê không bị khó khăn về khả năng thanh toán do tiền thuê và vốn được thu hồi dựa trên kết quả hoạt động của tài sản. 4.2.2. Đối với người thuê: Người đi thuê không phải bỏ tiền ngay một lúc để mua sắm tài sản cố định nhưng vẫn có tài sản để sử dụng. Nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị mở rộng sản xuất luôn luôn diễn ra ở các doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng đáp ứng vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết nhu cầu trên doanh nghiệp có thể đi thuê tài chính với thủ tục nhanh gọn họ có thể có ngay tài sản mà không cần nhiều vốn. Thuê tàI chính có khả năng tài trợ cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp muốn đi vay ngân hàng ngoài những đIũu kiện tín dụng ngặt nghèo doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp. Nhưng hình thức đI thuê tàI chính bên thuê không yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp vì tàI sản đứng tên bên cho thuê, chính tài sản là vật đảm bảo cho bên thuê. Lợi ích này rất thuận tiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp mới thành lập chưa có uy tín với ngân hàng. II. Hoạt động cho thuê tàI chính ở Việt Nam hiện nay: 1.Thực trạng của nền kinh tế hiện nay: Trong những năm nền kinh tế vận hành theo cơ chế bao cấp, không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bởi khi đó nhà nước nắm toàn quyền kiểm soát từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Thêm vào đó là một nền kinh tế đóng không có sự giao lưu thương mại nên các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. Các sản phẩm có chất lượng hay không đều như nhau nên trong thời kỳ này hoàn toàn không có động lực thúc đẩy cạnh tranh. Nhưng khi nước ta thiết lập một nền kinh tế mở, bước vào cơ chế thị trường đầy cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy luật kinh tế vốn có, xác định hướng đi mới cho riêng mình. Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực sản xuất, tìm hiểu thị trường để có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay các các doanh nghiệp Việt Nam còn đang gặp rất nhiều khó khăn về trình độ kỹ thuật về nguồn vốn hoạt động, v.v… Trình độ kỹ thuật công nghệ của trang thiết bị sản xuất ở nước ta như sau: công nghệ hiện đại chiếm 10%, công nghệ trung bình chiếm 38%, công nghệ lạc hậu chiếm 52%. Sự yếu kém về trình độ công nghệ của Việt Nam còn được thể hiện : Đóng góp của công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến thấp (chỉ từ 10% - 12%), mức tiêu hao nguyên liệu và nhiên liệu cao (gấp 1,2 đến 3 lần mức trung bình trên thế giới) hệ số đổi mới máy móc thiết bị chỉ đạt khoảng 12%/ năm (bằng 0,5 lần so với mức tối thiểu của thế giới). Từ thực trạng trên ta có thể thấy để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp và trước mắt là việc tham gia vào AFTA càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có nguồn vốn đầu tư lớn để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của mình tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được bao gồm: các nguồn trong nước (vốn ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tài chính) và các nguồn từ nước ngoài (nguồn ODA, nguồn FDI...). Với nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây là nguồn vốn chỉ cấp cho doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các ngành trọng điểm có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế. Còn đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ bị thanh lý bằng cổ phần hóa, sát nhập, giải thể. Do vậy các doanh nghiệp không thể chờ đợi nguồn ngân sách nhà nước để đổi mới trang thiết bị. Vốn tự có của doanh nghiệp: nguồn vốn này có thể được sử dụng để tái đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn này vào mục đích khác. Nguồn vốn này bao gồm vỗn khấu hao và một phân lợi nhuận để lại. Nhiều doanh nghiệp định mức tỷ lệ khấu hao tài sản quá thấp so với hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của các loại tài sản máy móc, cho nên không những tốc độ đổi mới của máy móc, thiết bị chậm mà quĩ khấu hao cũng rất nhỏ. Mặt khác các doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên nguồn tích luỹ từ lợi nhuận cũng rất nhỏ. Điều này cho thấy dựa vào vốn đầu tư tự có của các doanh nghiệp để đầu tư rất khó thực hiện. Vốn đi vay của các tổ chức tài chính: Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng hình thức này để huy động vốn. Song để thực hiện được hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi, hoạt động uy tín, có tài sản thế chấp, dự án khả thi, có người bảo hành, etc,. Đồng thời các doanh nghiệp này còn bị hạn chế lượng vốn vay. Điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán: ở Việt Nam, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động đang ở mức sơ khai. Các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán, nên hình thức này vẫn chưa mang lại hiệu quả. Điều kiện để tham gia thị trường là các doanh nghiệp với vốn tự có từ 10 tỷ trở lên. Bởi vậy, huy động vốn càng trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Thực trạng thị trường cho thuê tài chính Việt Nam Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu đầu tư rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian qua, vốn đầu tư để đổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn đầu tư trung và dài hạn của nghành ngân hàng còn hạn chế. Nhằm khắc phục tình trạng này, việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là cần thiết. Chính vì vâỵ, sự ra đời của các công ty tài chính ở Việt Nam là một giải pháp hữu hiệu. Cho thuê tài chính thực sự có mặt ở Việt Nam được 8 năm với các hình thức chủ yếu là cho thuê với 3 bên tham gia (công ty tài chính, người đi thuê, nhà cung cấp) và 2 hình thức khác không phổ biến bằng hình thức trên đó là: bán và tái thuê, cho thuê hợp vốn. Kể từ khi nghị định 16 CP được ban hành thì hai hình thức này mới được các công ty tài chính quan tâm. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 9 công ty cho thuê tài chính với doanh số cho thuê lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Mặc dù doanh số có vẻ khả quan nhưng so với nhu cầu thực tế thì đây lại là một con số khiêm tốn vì tiềm năng cho thuê ở thị trường Việt Nam rất lớn do tính ưu việt của công ty tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Các doanh nghiệp này rất khó tiệp cận với nguồn tín dụng ngân hàng do thủ tục, tài sản, thế chấp,v.v. Cho thuê tài chính với những tiện ích là một câu trả lời hoàn hảo. Tình trạng trang thiết bị lạc hậu tạo nên nhu cầu thay đổi trang thiết bị lớn. Đây là động lực lớn để cho thuê tài chính phát triển. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam rất lớn cụ thể là: 75% doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng đó đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 60%, đối với các doanh nghiệp quốc doanh là hơn 90%. Đây là một lực lượng kinh tế quan trọng thúc đẩy nhu cầu thuê tài chính tạo đà cho các công ty cho thuê tài chính ngày càng phát triển. Thêm vào đó, là một lực lượng rất lớn các doanh nghiệp mới được thành lập theo luật doanh nghiệp mới ban hành năm 2001. Số lượng các doanh nghiệp này rất lớn, chỉ tính riêng địa bàn Hà Nội đã có tới 4200 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 4500 tỷ đồng và chưa kể đến hàng trăm các chi nhánh, văn phòng đại diện được đăng ký trên địa bàn Hà Nội. Đây là thị trường tiềm năng để các công ty cho thuê tài chính phát huy vai trò của mình. Vì các doanh nghiệp mới thành lập với nguồn vốn còn hạn chế không có tài sản thế chấp, nên không thể tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng. Bởi vậy cho nên thuê tài chính là một giải pháp hữu hiệu cho họ trên con đường bước đầu phát triển. Tuy nhiên thực trạng hoạt động cho thuê tài chính chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ qua những con số dưới đây: Theo báo cáo sơ kết hoạt động của các công ty cho thuê tài chính do ngân hàng nhà nước tổ chức tháng 5 năm 2000, cả nước có 9 công ty cho thuê tài chính trong đó có 5 công ty cho thuê tài chính nhà nước và 4 công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài với tổng giá trị tài sản tính đến thời điểm 1/1/2000 là gần 811,8 tỷ đồng chiếm 57% so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 0,45% so với các ngân hàng thương mại. Như vậy tỷ trọng của khối cho thuê tài chính trong hệ thống tài chính tín dụng hiện nay về mặt số lượng và giá trị tài sản có đang còn ở mức rất khiêm tốn. Xét về nguồn vốn của các công ty cho thuê tài chính ở đầu năm 2000 thì vốn tự có của 9 công ty là 623,4 tỷ đồng chiếm 77% so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và thương mại. Còn việc huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính cho đến nay có thể nói là đang ở mức độ thấp, hầu hết các công ty cho thuê tài chính hoạt động bằng nguồn vốn điều lệ. Tính đến thời đIúm 1/1/2000 công ty cho thuê tài chính đi vay trong nước nhiều nhất là công ty VILC (63,5 tỷ đồng). Toàn bộ số vốn huy động của các công ty cho thuê tàI chính đến ngày 1/1/2000 là gần 137 tỷ đồng chiếm 33% so với tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại . Về tình hình sử dụng vốn tổng dư nợ cho thuê tài chính đạt gần 484 tỷ đồng chiếm 89% so với tổng dư nợ vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 2,2% so với các ngân hàng thương mại. Nhìn chung trong những năm 1999, 2000 hầu hết các công ty đều có lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên nếu tính cả thuế vốn (thuế tính trên số sở hữu của nhà nước) thì một số công ty cho thuê tài chính của các ngân hàng thương mại còn lỗ. Còn đối với các công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài thì trong những năm đầu hầu hết là bị lỗ. Hầu hết các công ty chỉ sử dụng đến vốn điều lệ của mình và dư nợ cho thuê cũng rất khiêm tốn trong hoạt động tín dụng của cả nước (chỉ chiếm 0,9%). Nếu tính theo số dư nợ thì dư nợ của hệ thống ngân hàng năm 2000 đạt trên 173 ngàn tỷ đồng trong khi đó dư nợ của các công ty cho thuê tài chính chưa đạt đến 1000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2001, 2002 các công ty cho thuê tài chính đã có những bước đi đúng đắn, từng bước phát huy nghiệp vụ của mình nên đã đạt được kết quả khả quan hơn. Hoạt động kinh doanh của các công ty không phát sinh dư nợ quá hạn và có lãi. Cùng với sự phát triển về qui mô tổ chức là sự tăng trưởng về kết quả hoạt động kinh doanh, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Số lượng khách hàng đến với công ty cũng ngày càng tăng với đủ các loại hình doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số. Công ty cho thuê tài chính BIDV thuộc ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một ví dụ. Tính đến 1/1/2002 dư nợ cho thuê đạt gần 300 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2000 (102,3 tỷ đồng) và tăng gấp 5,4 lần so với năm 1999 (55,5 tỷ đồng). Doanh thu năm 1999 đạt 6,5 tỷ đồng năm 2000 đạt 7,6 tỷ đồng đến đầu năm 2002 đạt 14,7 tỷ đồng. Đặc biệt nợ quá hạn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ (năm 2000 là 0,007%, năm 2001 là 0,002%). Số lượng khách hàng của công ty đã tăng từ 41 (1/1/2002) đến nay lên khoảng hơn 200 khách hàng trong đó khách hàng là doanh nghiệp nhà nước đã tăng từ 25 lên đến hơn 100 khách hàng, có nhiều khách hàng thuê giá trị hợp đồng lớn như: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Xí nghiệp in Bưu điện, Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng, v.v. Khi so sánh với tiềm lực từ nền kinh tế thì kết quả trên đây vẫn là con số khá khiêm tốn. 3. Một số nguyên nhân chính Thứ nhất :Mặc dù ra đời ở Việt Nam đã gần 8 năm nhưng cho thuê tài chính xem ra vẫn là loại hình dịch vụ tài chính mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy sự hiểu biết về nghiệp vụ này của các doanh nghiệp, thậm chí của các công ty cho thuê tài chính còn rất mơ hồ. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức nhìn nhận cho thuê tài chính như một dạng mua trả góp. Bên cạnh đó, năng lực của các công ty tàI chính còn kém, số lượng cán bộ được đào tạo đầy đủ về cho thuê tài chính ngay tại các công ty cho thuê tài chính cũng không nhiều. Điều này gây cho các công ty cho thuê tài chính một bất lợi khác nữa đó là việc thực hiện quy trình cho thuê tài chính không được nghiêm ngặt. Điều này làm giảm áp lực “cầu” về cho thuê thuê tài chính và làm cho hoạt động cho thuê tài chính chậm phát triển. Ngoài ra, không chỉ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều doanh nghiệp nhà nước, công ty lớn cũng như hoạt động cầm chừng sản xuất ra sản phẩm không tìm được thị trường, khả năng quản lý, sử dụng tài sản kém. Một ví dụ minh họa cho tình trạng hoạt động kém hiệu quả dưới đây: Trong tổng số 3528 doanh nghiệp nhà nước, số doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả chiếm 37%, hoạt động chưa hiệu quả và khó khăn tạm thời chiếm 46,6% còn số hoạt động không hiệu quả chiếm 16,6%. Rõ ràng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn quá thấp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tình trạng này còn tồi tệ hơn.Chính vì vậy việc tìm ra được dự án tài trợ có triển vọng nhằm nâng cao uy tín, vai trò của công ty là rất khó. Thứ hai: phí cho thuê còn quá cao, cao hơn lãi suất đi vay khoảng 20% vì đa số công ty cho thuê tài chính đều phải đi vay vốn trung và dài hạn để mua thiết bị, máy móc, động sản để cho thuê mà không được huy động tiền gửi, thêm vào đó là các chi phí hoạt động của công ty cho thuê tài chính như: phí bảo hiểm, quảng cáo, thẩm định dự án, quản lý, v.v. nên giá cho thuê thường cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại từ 20-25%. Ngoài ra do biến động liên tục trên thị trường tài chính tiền tệ, đặc biệt 4 lần giảm trần lãi suất cho vay trong năm 1999 đã tác động đến khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của các công ty cho thuê tài chính. Tất cả những đIều đó đã gây nên bất lợi khiến cho các công ty cho thuê tài chính không hấp dẫn người thuê, nhất là trong đIều kiện nền kinh tế chưa có sự tăng trưởng vượt bậc, các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, các ngân hàng thương mại lại đang ứ đọng vốn phải có nhiều hình thức ưu đãi, khuyến khích người vay như hiện nay (Các doanh nghiệp nhà nước vay không cần phải thế chấp tài sản mà các doanh nghiệp nhà nước là thị trường tiềm năng cần đổi mới máy móc trang thiết bị của các công ty cho thuê tài chính). Do vậy, đi thuê tài chính chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng sau khi mua thiết bị trả chậm nước ngoài, vay vốn ngân hàng, v.v. Thứ ba: Chi phí cho việc mua máy móc thiết bị bị cao vì phần lớn là máy móc thiết bị nhập khẩu nhưng các công ty cho thuê tài chính không được phép trực tiếp nhập khẩu mà phải nhập ủy thác. Do qua nhiều khâu trung gian, chi phí mua máy móc, thiết bị bị đẩy cao lên và người thuê phải gánh chịu. Đây là hệ quả của một quy định thiếu hợp lý là không cho công ty cho thuê tài chính được miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp nhập tài sản theo hợp đồng cho thuê tài chính với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các hàng hóa đó sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự nhập. Thứ tư: Quy định về bắt buộc phải đăng ký tài sản cho thuê là phương tiện vận tảI tại tỉnh, thành phố nơi công ty đang đóng trụ sở là không phù hợp, quá cứng nhắc. Ví dụ như một công ty cho thuê tài chính có trụ sở chính ở TPHCM thì vẫn có quyền tiến hành hoạt động cho thuê tài chính ở các tỉnh thành khác trên đất Việt Nam. Nếu bắt buộc công ty phải đăng ký phương tiện vận tải là tài sản cho thuê tài chính tại TPHCM sau đó chuyển đi các tỉnh, thành phố thì quả là cứng nhắc và lãng phí. Thứ năm: Khách hàng đi thuê tài chính phải chịu thêm thuế, bởi lẽ thuế giá trị gia tăng được hạch toán vào giá trị tài sản cho khách hàng thuê vì công ty cho thuê tài chính không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên không được khấu trừ thuế đầu vào của những máy móc, thiết bị mua. Như vậy khi khách hàng thuê tài sản thông qua công ty cho thuê tài chính sẽ phải chịu thêm khoản thuế này. Trong khi đó, nếu khách hàng vay tiền của ngân hàng để tự mua và trả thuế giá trị gia tăng cho nhà cung cấp thì sẽ được khấu trừ đầu vào theo hóa đơn. Thứ sáu: Phạm vi của hợp đồng cho thuê tài chính quá hẹp chỉ gồm các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản thuê theo mục đích kinh doanh đã đăng ký. Trong khi đó nhu cầu đi thuê tài sản theo hình thức cho thuê tài chính còn nảy sinh từ nhiều tổ chức cá nhân khác như các trường học, bệnh viện, các hộ kinh doanh cá thể, v.v. Thứ bảy: Dịch vụ cho thuê tài chính còn có một hạn chế khác đó là khách hàng đI thuê thông thường phải chịu hai lần thuế trước bạ: một lần do bên cho thuê tính vào giá mua trong thời gian thuê và một lần được tính nữa khi hết hạn thuê chuyển quyền sở hữu. Có thể nói đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ khiến cho hoạt động cho thuê tài chính chưa phát triển. Thứ tám: Theo các công ty cho thuê tài chính, hiện nay họ đang gặp phải những khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của họ mà khó khăn lớn nhất là nguồn vốn vay trong nước. Mặc dù đã được luật các tổ chức tín dụng công nhận là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thế nhưng các công ty cho thuê tài chính chỉ có thể vay ngắn hạn có thế chấp tài sản như một tổ chức kinh doanh thông thường khác để cho thuê trung dài hạn. Vì chưa có hướng dẫn cụ thể của ngân hàng nhà nước về chế độ cho vay giữa các tổ chức tín dụng nên các ngân hàng thương mại chưa thể áp dụng lãi suất cho vay liên ngân hàng đối với các công ty cho thuê tài chính. Đây chính là yếu tố khiến lãi suất cho thuê của các công ty cho thuê tài chính cao hơn của ngân hàng. Các công ty cho thuê tài chính không thể hạ được lãi suất vì lãi suất đầu vào đã cao. Thứ chín: Theo quy định, các công ty cho thuê tài chính phải thu tiền thuê bằng VND trong khi máy móc thiết bị cho thuê lại được mua bằng ngoại tệ hoặc vay nợ nước ngoài (cũng bằng ngoại tệ) và chỉ được phép mua ngoại tệ khi đến hạn trả nợ nước ngoài hoặc chuyển lợi nhuận về nước… Quy định này đã gây nhiều khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính về cân đối ngoại tệ và bảo toàn vốn đIều lệ bằng ngoại tệ của mình. Vấn đề rủi ro hối đoái là không thể tránh khỏi nhất là đối với công ty phải vay vốn nước ngoài nhiều. Thứ mười: Các công ty cho thuê tài chính xem trọng lãi suất chi phí của người thuê hơn là xem xét phương án sản xuất của doanh nghiệp có khả thi hay không. Ngoài ra thủ tục cho thuê của các công ty cho thuê tài chính quá phức tạp chưa có nhiều hình thức cho thuê thích ứng với điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp ở Việt Nam như: bán và cho thuê lại, bảo lãnh đối với khách hàng trong các giao dịch cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính còn thấp chưa có khả năng hấp dẫn khách hàng. Cuối cùng là khó khăn chung của nền kinh tế: Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua mặc dù đạt tỉ lệ tăng trưởng ổn định nhưng còn ở mức thấp. Có thể nói nền kinh tế đang ở mức trì trệ. Điều này ảnh hưởng đến tỉ lệ đầu tư của cả nước nói chung cũng như hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam nói riêng. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34538.doc
Tài liệu liên quan