Lời mở đầu
Tính tất yếu của quá trình thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Thực chất Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Một số quan điểm về tập đoàn kinh doanh.
Quan điểm ,đường lối của Đảng về việc tổ chức thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn.
Một số ý kiến xung quanh việc thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Tính tất yếu của việc thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Những tồn tại doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Tính tất yếu khách quan của việc thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Mục tiêu của việc thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Điều kiện thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Yêu cầu đối với việc thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Thực trạng quá trình thành lập và tổ chức hoạt động ở Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam
Một số văn bản hướng dẫn của Chính phủ đối với việc triển khai thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Kết quả hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Những thành tựu đạt được của các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Một số tồn tại của các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp của quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã Tác động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và liên kết kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, quy mô của sản xuất và tiêu thụ. Sản xuất kinh doanh không còn mang tính chất rời rạc, không còn là sở hữu tập thể nữa mà đi vào xã hội hoá, hợp tác hoá, sở hữu hỗn hợp. Như vậy việc ra đời của tập đoàn kinh doanh là một tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
3. Mục tiêu của việc thành lập tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam
ã Nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước trên thị trường.
ã Xoá bỏ dần chế độ chủ quản.
ã Xoá bỏ sự chia cắt cát cứ nền kinh tế theo ranh giới hành chính và sự phân biệt giữa kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương.
ã Tăng cường khả năng huy động và điều hoà vốn theo các yêu cầu của kinh tế thị trường.
ã Tăng cường vai trò định hướng kinh tế của Nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế.
III. Điều kiện thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh
doanh ở Việt Nam
* Việc tích tụ và tập trung hoá sản xuất kinh doanh phải đạt đến một trình độ nhất định.
ã Sự phát triển của các mối liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, được hình thành và tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có trách nhiệm và cùng phân chia lợi ích.
- Các điều kiện về môi trường kinh doanh :
Môi trường pháp lý: gồm hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy, đặc biệt quan trọng là luật về kinh doanh, luật chống độc quyền nhằm tạo ra được khuôn khổ với môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.
Môi trường kinh tế: gồm sự phát triển của thị trường và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các mối quan hệ cạnh tranh và liên kết giữa các chủ thể... cần được tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho quá trình hình thành nên Tổng Công ty.
Môi trường xã hội: cần có sự đồng hướng trong nhìn nhận và đánh giá của xã hội với loại hình tổ chức kinh tế mới này, cần có sự ổn định về chính trị, xã hội...
- Điều kiện về cán bộ: cần có đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực cao thông qua một số hoạt động như lựa chọn cán bộ và tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý...
IV. Yêu cầu đối với việc thành lập Tổng Công ty
* Việc thành lập, phát triển, quản lý Tổng Công ty phải gắn liền và phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
ã Thành lập và phát triển Tổng Công ty theo hướng đa dạng hoá về sở hữu, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ:
Doanh nghiệp có quyền tự nguyện tham gia Tổng Công ty và có quyền tự do lựa chọn Tổng Công ty mà mình tham gia. Nhưng việc thừa nhận và quyền quyết định thành lập Tổng Công ty phải thuộc về Nhà nước.
Xác định cơ cấu tổ chức quản lý Tổng Công ty và phân cấp quản lý giữa Tổng Công ty với các tổ chức, các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty .
Xác định đúng đắn vai trò, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các doanh nghiệp thành viên. Việc phân cấp giữa chúng là vấn đề mấu chốt của vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Tổng Công ty, trong đó vấn đề xác định tư cách pháp nhân của các tổ chức và Công ty thành viên, hình thành, quản lý, sử dụng các quỹ, vốn, tổ chức hạch toán kinh tế là vấn đề quan trọng hơn cả.
- Thực hiện nguyên tắc tự nguyện trong thành lập Tổng Công ty.
- Việc thành lập Tổng Công ty phải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với không thành lập.
phần II
Thực trạng qúA TRình thành lập và tổ chức hoạt động
ở tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh
tại Việt Nam
I. Một số văn bản hướng dẫn của Chính phủ đối với việc triển khai thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam
ã Quyết định số 91-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.
ã Thông tư hướng dẫn số 05/UBKH của ủy ban Kế hoạch Nhà nước ngày 23/5/1994 về việc hướng đẫn thực hiện thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh, trong đó có vạch rõ quy trình chuẩn bị phương án.
ã Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995 của Chính phủ “về điều lệ mẫu và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty”.
II. Kết quả hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn
kinh doanh tại Việt Nam
1. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam
ã Hội đồng quản trị: gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và số thành viên từ 7 đến 9 do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, có nhiệm vụ:
Thực hiện quyền sử dụng và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước, phân giao và điều hoà vốn chung trong nội bộ Tổng Công ty.
Quyết định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh của Tổng Công ty.
Quyết định phương án tổ chức bộ máy điều hành Tổng Công ty và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Tổng Công ty.
ã Tổng Giám đốc: đại diện pháp nhân của Tổng Công ty trong quan hệ kinh doanh trước bạn hàng và trước Pháp luật. Tổ chức xây dựng kế hoạch và điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng Công ty theo quyết định của Hôị đồng quản trị.
ã Ban Kiểm soát: Được thành lập theo quy chế tổ chức của hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của Hội đồng Quản trị, bộ máy điều hành của Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên.
ã Các đơn vị thành viên: có quyền hạn, trách nhiệm theo đúng quy định Điều lệ Tổng Công ty và phải tuân thủ theo Pháp luật của Nhà nước, chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Những thành tựu đạt được của các tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh
2.1 Một số chỉ tiêu đã đạt đuợc của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh
Một số chỉ tiêu của các Tổng Công ty Nhà nước
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
1
Vốn
Tổng số vốn Nhà nước
Tỷ đồng
69 221
73 831
Tổng Công ty 91
“
54,5%
54,9%
58 557
2
Lao động
Tổng cán bộ công nhân viên
Người
967 602
1 011 205
Tổng Công ty 91
“
32,5%
39,8%
603 645
3
Doanh thu
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
140 719
154 311
Tổng Công ty 91
“
25,9%
26,4%
90 487
4
Lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận
Tỷ đồng
11 702
11 161
Tổng Công ty 91
“
65,9%
64,2%
11 389
5
Nộp Ngân sách
Tổng nộp Ngân sách
Tỷ đồng
25 132
27 609
Tổng Công ty 91
“
54,3%
54,9%
19 280
2.2 Những thành tựu đạt được của các Tổng Công ty Nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh
Đến nay, cả nước có 17 Tổng Công ty 91, với 599 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số lượng doanh nghiệp Nhà nước, 56% tổng vốn kinh doanh, 35% lao động.
ã Về xây dựng chiến lược đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ
Hầu hết các Tổng Công ty đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển Tổng Công ty đến năm 2010, có tính tới năm 2020 để chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên cùng phối hợp thực hiện theo định hướng thống nhất, phát huy nội lực, tăng năng lực sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu. Chiến lược phát triển ngành kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng là cơ sở để tiếp tục sắp xếp lại Tổng Công ty, bước đầu hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún, kém hiệu quả trước đây.
ã Về tích tụ, tập trung và điều hoà các nguồn lực
Việc thành lập các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh bước đầu vẫn đáp ứng được nhu cầu biến đổi về chất, đồng thời là giải pháp để đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đối với Tổng Công ty. Phần lớn, các Tổng Công ty đã tăng nhanh về vốn và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có vị thế trong các giao dịch trong nước và quốc tế.
Nhiều Tổng Công ty 91 đã huy động nguồn lực nội bộ trong toàn Tổng Công ty kết hợp với huy động các nguồn vốn khác để điều hoà thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Chẳng hạn như trong vòng 3 năm Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông đã mạnh dạn đầu tư theo hướng đi trước đón đầu, tăng gấp đôi năng lực cung ứng dịch vụ thông tin với chất lượng tương đối cao. Tổng Công ty Cao su đã huy động vốn nội bộ trên 1 500 tỷ đồng để tập trung phát triển thêm diện tích trồng cao su ở vùng Tây Nguyên. Tổng Công ty Dệt May đã huy động các doanh nghiệp thành viên đầu tư tạo việc làm và chặn đứng tình trạng sa sút ở Nhà máy dệt Nam Định ...
Các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh có khả năng thống nhất điều hoà giá cả, phân phối lưu thông hàng hoá, nhất là trong những ngành đang quản lý mặt hàng nhạy cảm thì còn có tác dụng bình ổn giá trên quy mô toàn quốc.
Việc thành lập các Tổng Công ty 91 đã góp phần khắc phục các tồn tại và tăng cường mở rộng quan hệ liên kết kinh tế dưới những hình thức khác nhau. Kết quả trong thời gian qua một số Tổng Công ty Nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông, nông nghiệp ... đã bắt đầu phát huy được vị thế của doanh nghiệp lớn, đã thắng thầu nhiều công trình lớn. Nhiều Tổng Công ty đã thực sự có khả năng cạnh tranh kể cả với nhà thầu nước ngoài.
Các Tổng Công ty 91 đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một số Tổng Công ty như Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam ... do tập trung được vốn của các đơn vị thành viên nên đã có khả năng tăng được vốn góp vào các liên doanh, đồng thời có thể thực hiện góp vốn theo đúng tiến độ thoả thuận. Điều này vừa có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị thành viên đang đầu tư dự án lớn mà nguồn lực của bản thân còn hạn chế, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc làm cho nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy yên tâm khi được hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực thực sự.
Xét về mặt sở hữu thì sự đơn sở hữu (sở hữu Nhà nước) trong giai đoạn này là hợp lý do việc thành lập nằm trong khuôn khổ các phương hướng và biện pháp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Trong quá trình thành lập, Tổng Công ty đã thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức, từng bước xoá bỏ sự phân tán của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất ngành và đầu tư phát triển ngành.
Các Tổng Công ty 91 đã có Công ty tài chính như: Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng, Tổng Công ty Dệt May....Việc thành lập các Công ty tài chính và chuyển một số Viện Nghiên cứu về Tổng Công ty đã nâng cao vai trò của hoạt động liên kết tài chính và hoạt động nghiên cứu triển khai.
ã Về thị trường và xuất nhập khẩu
Bám sát nhu cầu của thị trường, căn cứ vào định hướng phát triển của ngành, nhiều Tổng Công ty đã mở rộng thị phần, tiến tới chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty. Riêng năm 1998, giá trị xuất khẩu Tổng Công ty Dầu khí đạt 1 437 triệu USD, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đạt 673 triệu USD,Tổng Công ty Dệt May đạt 647 triệu USD, Tổng Công ty Than đạt 107 triệu USD, Tổng Công ty Cà phê đạt 100 triệu USD ... Năm 1998, các Tổng Công ty 91 đạt kim ngạch xuất khẩu là 2 784 triệu USD, chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Năm 1999, các doanh nghiệp Nhà nước làm ra 40,2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng góp 39,25% tổng thu ngân sách Nhà nước.Trong đó, các Tổng Công ty 91 chiếm trên 50% các giá trị trên.
Các Tổng Công ty ngày càng thể hiện được sức mạnh kinh tế và kinh doanh, khẳng định vai trò, tác dụng của nó trên thực tế đối với hầu hết các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế nước ta:
/ Các Tổng Công ty có sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Năm 1999, sản lượng thép của Tổng Công ty Thép chiếm 99,6% tổng sản lượng thép cả nước, sản lượng điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chiếm 94% tổng sản lượng điện cả nước... Một số loại sản phẩm của một số ngành kinh tế do các Tổng Công ty sản xuất đã và đang có vị trí đứng ở thị trường nước ngoài, tạo khả năng tự cân đối được kim ngạch xuất nhập khẩu như ngành than, may mặc, dầu khí...
/ Do tiềm lực về số lượng các doanh nghiệp thành viên và các nguồn lực tích tụ, tập trung vốn, lao động, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý nên các Tổng Công ty 91 đã có vai trò chủ đạo, chi phối cả trong sản xuất và thị trường đối với các ngành kinh tế. Trong một số ngành kinh tế lớn, vai trò, tác dụng của Tổng Công ty ở chỗ tạo lập được trật tự trong sản xuất và thị trường tiêu thụ thông qua cơ chế thống nhất quản lý, điều hành toàn Tổng Công ty và trực tiếp ký hợp đồng với các hộ tiêu dùng lớn, ổn định lâu dài. Điển hình nhất là Tổng Công ty Than, Tổng Công ty Điện lực trong quản lý thống nhất các đầu mối tiêu thụ và ký hợp đồng tiêu thụ. Còn hầu hết các Tổng Công ty đều quản lý thống nhất được các đầu mối thị trường xuất nhập khẩu.
ã Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Với mô hình tổ chức mới, các Tổng Công ty 91 đã tổng hợp sức mạnh của các doanh nghiệp thành viên, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, định hướng hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, tập trung tháo gỡ khó khăn cho từng đơn vị, từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính, giải phóng vật tư, hàng hoá, sản xuất...bị tồn đọng nhiều năm, huy động thêm được vốn nhàn rỗi cho sản xuất kinh doanh, điều hoà vốn tài sản...
Nhìn chung, nhiều Tổng Công ty đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xương sống của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách...
Thực tế hoạt động đã khẳng định được hướng hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực của Tổng Công ty là đúng đắn, nâng cao được hiệu quả và vị trí của mỗi Tổng Công ty trong cơ chế thị trường đa thành phần và mở cửa với bên ngoài, thích ứng được với các tình huống chuyển đổi của nền kinh tế. Năm 1995 có 15% doanh nghiệp thành viên bị thua lỗ, năm 1998 giảm xuống còn 10%. Tỷ lệ này ở Tổng Công ty Lương thực Miền Nam là 90% và 5%, Tổng Công ty Than là 60% và 10%, Tổng Công ty Dệt May là 28% và 12%, Tổng Công ty Giấy là 15% và 8%, trong khi tính chung toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước tỷ lệ này đã tăng từ 16% lên 25%.
Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, cần nhấn mạnh vai trò đóng góp của các Tổng Công ty về các mặt xã hội như: ổn định việc làm cho trên 900 ngàn lao động, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa ...
ã Bảo đảm cân đối nền kinh tế
Các Tổng Công ty 91 đã làm nòng cốt trong việc bảo đảm các cân đối chủ yếu của nền kinh tế về những hàng hoá, dịch vụ công ích, vật tư chiến lược và các hàng tiêu dùng thiết yếu. Năm 1999, các Tổng Công ty 91 đã cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 63% sản lượng thuốc lá điếu, 59% sản lượng xi măng, 50% sản lượng giấy; cân đối ngoại tệ và góp phần vào ổn định kinh tế xã hội.
3. Một số tồn tại của các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam
3.1 - Về nhận thức mô hình
Mô hình Tổng Công ty 91 trong thời gian qua đã bộc lộ một số mặt còn yếu kém về tổ chức và các môí quan hệ, chức năng và phân cấp hoạt động, cơ chế và quan hệ tài chính ... đã làm cho hoạt động của Tổng Công ty có phần rời rạc, chưa phát huy hiệu quả, giảm tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Các Tổng Công ty chủ yếu chỉ bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước của một ngành, được thành lập theo ý chí của các cơ quan quản lý Nhà nước. Động lực và cơ sở cho hoạt động của chúng chưa đủ mạnh (đặc biệt là trong một số ngành cà phê, thuốc lá ...).
3.2 - Về tổ chức và mối quan hệ
ã Về công tác tổ chức và cán bộ
Về công tác tổ chức: Hầu hết các Tổng Công ty 91 được thành lập nhưng thực chất cũng mới là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước độc lập làm các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Nhìn chung, tổ chức của các Tổng Công ty còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Bộ máy quản lý cồng kềnh, lao động dư thừa, năng suất lao động thấp, hiệu quả chưa cao.
Các Tổng Công ty vẫn là những tổ chức kinh tế đơn sở hữu, làm giảm khả năng thu hút các nguồn lực cũng như vai trò xã hội hoá của các Tổng Công ty.
Về cán bộ: cán bộ quản lý Tổng Công ty được hình thành theo cơ chế cũ, nhất là Hội đồng Quản trị. Phần lớn các thành viên Hội đồng Quản trị là những cán bộ mãn nhiệm ở các cơ quan quản lý Nhà nước, thiếu hiểu biết về kinh doanh nhưng lại là người tham gia vào những quyết sách lớn của Tổng Công ty như vạch ra phương hướng sản xuất, công nghệ, hợp tác liên doanh, tài chính, nhân sự ... Tổng Giám đốc là người có sứ mệnh quan trọng trong sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước nhưng vẫn được bổ nhiệm theo cơ chế cũ. Trong đó có những người thích nghi với cơ chế mới và trưởng thành song có không ít trường hợp hụt hẫng, không bắt kịp với xu thế phát triển của thời kỳ mới, bất cập với cơ chế mới.
Như vậy, cho đến nay, hầu như mỗi ngành trọng yếu đều có một Tổng Công ty mạnh chiếm vị trí độc quyền. Nhưng phần lớn là các Tổng Công ty đơn chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một số ngành mới, kỹ thuật cao được Nhà nước và nhân dân tập trung vốn liếng và công sức xây dựng đã phát huy hiệu quả nhưng việc xử lý lợi ích lại chưa hợp lý và có khuynh hướng cục bộ, tạo chênh lệch quá lớn về thu nhập, gây bất bình trong xã hội.
ã Về môi trường hoạt động
Môi trường thuận lợi cho hoạt động của Tổng Công ty còn thiếu như chưa có luật chống độc quyền, luật chống cạnh tranh ... thiếu thị trường chứng khoán để có thể tăng thêm khả năng huy động vốn của Tổng Công ty, để tiến hành công việc mua bán cổ phần, mua bán doanh nghiệp.
ã Về mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các đơn vị thành viên
Việc thành lập một số Tổng Công ty chỉ gồm các đơn vị liên kết theo chiều ngang (cùng đầu ra sản phẩm), Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên chưa thực sự là một thể thống nhất và phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, chưa khắc phục tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên bằng các cơ chế, tổ chức và điều hành nhất là về mặt tài chính và nhân sự. Hiện tại, vẫn chưa thực hiện được việc giao vốn bổ sung cho Tổng Công ty vì Tổng Công ty giao cho các đơn vị thành viên. Hội đồng Quản trị Tổng Công ty chưa hoàn toàn được quyền quyết định lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc các đơn vị thành viên.
Về mặt pháp lý, Tổng Công ty có rất nhiều quyền nhưng trên thực tế việc thực hiện các quyền đó còn hết sức hạn chế như điều động vốn và tài sản, xử lý lỗ lãi, điều hoà lợi nhuận trong nội bộ, cơ chế kiểm tra còn chồng chéo, trùng lắp.
ã Mối quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc
Luật doanh nghiệp đã tách quyền quản lý (thực chất là quyền sở hữu) giao cho Hội đồng Quản trị và quyền sử dụng giao cho Tổng Giám đốc. Nhưng việc tách này chưa triệt để vì vừa giao tài sản, vốn cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị, vừa giao cho Tổng Giám đốc. Nhưng Hội đồng Quản trị chưa có một số quyền của chủ sở hữu. Do đó, Hội đồng Quản trị không có thực quyền. Trong khi đó, về mặt pháp lý, các thành viên Hội đồng Quản trị lại chịu trách nhiệm cá nhân rất nặng nề trước Pháp luật khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Như vậy, quyền hạn không tương xứng với trách nhiệm được giao.
Hiện nay, Giám đốc các doanh nghiệp thành viên chủ lực hầu hết không được tham gia thành viên Hội đồng Quản trị của Tổng Công ty vì muốn tách chức năng quản lý và chức năng điều hành. Có Tổng Công ty Hội đồng Quản trị trong khi chưa thực hiện tốt các chức năng chủ yếu như xây dựng chiến lược, quyết định dự án đầu tư... nhưng lại sa vào lĩnh vực điều hành của Tổng Giám đốc. Có sự tranh chấp quyền lực giữa Hội đồng Quản trị (chủ yếu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và Tổng Giám đốc.
ã Mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên với nhau
Hầu hết các doanh nghiệp thành viên được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT. Các Tổng Công ty sau khi thành lập đều chưa kiên quyết tổ chức sắp lại một cách tổng thể và cơ bản theo mô hình mới đối với các đơn vị thành viên, làm cho tổ chức Tổng Công ty còn nhiều chồng chéo, chưa phát huy hết sức mạnh của một tổ chức doanh nghiệp lớn. Thậm chí, các doanh nghiệp thành viên còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, không có tinh thần hợp tác, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và của Tổng Công ty.Việc đào tạo lại và đổi mới công nghệ là yêu cầu rất quan trọng nhưng nhiều viện, trường sau khi giao về Tổng Công ty chưa được sử dụng tốt.
ã Mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các Bộ, ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố
Vấn đề nổi cộm hiện nay là do tiêu chí và nội dung về quản lý Nhà nước và chủ sở hữu giữa các Bộ, ngành, địa phương với các Tổng Công ty chưa đuợc xác định rõ nên có tình trạng các Bộ, ngành, địa phương không quản lý được các Tổng Công ty trong khi các Tổng Công ty lại thấy chịu quá nhiều phiền hà từ các Bộ, ngành, địa phương.
3.3- Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh
ã Về cơ chế chính sách
Nghị định 39/CP, 50/CP, 59/CP, 42/CP, 43/CP, 92/CP, 93/CP... có những điểm cần được sửa đổi. Ngoài những chế độ phân cấp đã thực hiện theo quy định của Nghị định 39/CP và các quyết định thành lập Tổng Công ty 91 còn một số quy định chưa được thực hiện đầy đủ nhất là những quy định về tài chính.
Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy Công ty Tài chính có vai trò quan trọng đối với tập đoàn kinh doanh. Nhưng nhiều Tổng Công ty còn chưa thành lập Công ty Tài chính mặc dù đã được xác định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tất cả các Tổng Công ty 91. Cơ chế hoạt động của Công ty Tài chính chưa định hình rõ nét và không có kiểm nghiệm, thuyết phục.
Một số cơ chế chính sách đối với các Tổng Công ty 91 đến nay không còn phù hợp đặc biệt là cơ chế hạch toán. Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động sáng tạo còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì có xu hương chăm lo lợi ích riêng của doanh nghiệp mình.
ã Về quan hệ tài chính
Tuy Nhà nước giao vốn cho Tổng Công ty nhưng thực chất chỉ là hình thức vì sau đó vốn lại được giao cho các đơn vị thành viên, việc cấp vốn bổ sung được chỉ định thẳng tới doanh nghiệp thành viên nên dẫn đến tình trạng vốn vẫn bị phân tán, chưa xác định được phương thức hạch toán hợp lý đối với mô hình Tổng Công ty. Điểm yếu nhất là các Tổng Công ty chưa tập trung huy động, điều chuyển được các nguồn vốn trong nội bộ Tổng Công ty. Nhà nước thành lập Tổng Công ty nhưng không có cơ chế đảm bảo đủ vốn pháp định. Tổng Công ty Nhà nước được ưu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để phát triển nhưng cũng không sáng sủa hơn. Năm 1998, vốn Nhà nước bình quân của Tổng Công ty 91 là 3 661 tỷ đồng (240 triệu USD) nhưng trong số 17 Tổng Công ty 91 có tới 14 Tổng Công ty (82%) có mức vốn Nhà nước dưới mức vốn bình quân, trong đó 6 Tổng Công ty (35%) có mức vốn Nhà nước dưới 1000 tỷ đồng.
ã Về thị trường
Thị trường là khâu quyết định kết quả sản xuất kinh doanh - một lĩnh vực đang gặp nhiều nan giải. ở nhiều Tổng Công ty còn rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho ứ đọng luôn vượt quá định mức, bị hàng lậu cạnh tranh gay gắt. Một số Tổng Công ty chưa đủ khai thông thị trường cho các đơn vị thành viên. Việc bảo đảm cho sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập còn gặp nhiều khó khăn trong khi đó nhiều Tổng Công ty chưa chủ động thực hiện chương trình tạo vùng và sử dụng nguyên liệu trong nước.
3.4- Trình độ tích tụ tập trung hoá và chuyên môn hoá trong nhiều Tổng Công ty còn thấp.
Vốn của Tổng Công ty mới chỉ là tổng cộng vốn của các đơn vị thành viên, các nguồn vốn huy động từ xã hội còn hết sức hạn chế, vai trò huy động, đầu tư, điều tiết vốn của Tổng Công ty còn nhỏ. Do khả năng tài chính còn yếu, ít Tổng Công ty có đơn vị nghiên cứu phát triển chung hay có mà không phát huy được tác dụng. Đã xảy ra tình trạng vài Tổng Công ty đã điều chuyển một số thiết bị khoa học hoặc trung tâm thử nghiệm thuộc Viện cho cơ sở sản xuất làm yếu đi năng lực nghiên cứu của Viện. Mức độ liên kết và chuyên môn hoá giữa các đơn vị thành viên còn thấp, sản xuất kinh doanh trùng lắp dẫn đến lãng phí nguồn lực. Chưa xây dựng được những hình thức liên kết hữu hiệu giữa Tổng Công ty với mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.5- Tổ chức Đảng, đoàn thể trong các Tổng Công ty chưa được hướng dẫn thống nhất.
PHần III
Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam
Để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam, các Tổng Công ty phải phấn đấu thực hiện tốt những phương hướng và biện pháp cơ bản sau:
1. Tiếp tục sắp xếp tổng thể và thúc đẩy xây dựng tập đoàn kinh doanh mạnh
ã Tiếp tục sắp xếp một cách tổng thể và cơ bản các doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty, khắc phục tình trạng chồng chéo, chia cắt trong tổ chức sản xuất, trong chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm sự gắn kết thực sự giữa các đơn vị thành viên. Có thể đẩy mạnh sắp xếp Tổng Công ty Nhà nước với hai nội dung:
Sắp xếp lại Tổng Công ty với tư cách Tổng Công ty là một doanh nghiệp, kết hợp sắp xếp theo ngành, theo vùng, lãnh thổ.
Sắp xếp các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ Tổng Công ty.
ã Tiếp tục duy trì và củng cố 17 Tổng Công ty 91 hiện có để từng Tổng Công ty chủ động phát triển theo trách nhiệm và quyền hạn được phân cấp. Xem xét, tập trung chỉ đạo 5,6 Tổng Công ty có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0056.doc