LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NGÀNH DỆT MAY 3
I/ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ 3
1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư, đầu tư phát triển 3
1.1. Khái niệm đầu tư, đầu tư phát triển 3
1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển 3
2. Vai trò của đầu tư phát triển 3
2.1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 4
2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh 5
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển 6
3.1. Nguồn vốn trong nước 6
3.2. Nguồn vốn nước ngoài 7
II/ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 8
1. Khái niệm và các lý luận về cạnh tranh 8
1.1. Khái niệm 8
1.2. Các lý luận về cạnh tranh 8
2. Lý luận về khả năng cạnh tranh 9
2.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 9
2.2. Khả năng cạnh tranh của ngành kinh tế 11
3. Các thước đo khả năng cạnh tranh (công cụ cạnh tranh) 14
3.1. Chất lượng sản phẩm 14
3.2. Cơ cấu sản phẩm 15
3.3. Giá cả sản phẩm 15
3.4. Uy tín doanh nghiệp 16
3.5. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 16
4. Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp 17
4.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị 17
4.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực 17
4.3. Đầu tư vào tài sản vô hình 18
4.4. Đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới 19
III/ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DỆT MAY VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH DỆT MAY 19
1. Đặc điểm của ngành Dệt may 19
2. Đặc điểm đầu tư trong ngành Dệt may 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNGCẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 23
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 23
1. Khái quát chung về ngành Dệt may Việt Nam 23
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Dệt may Việt Nam 23
1.2. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam hiện nay 24
1.3. Vai trò của ngành Dệt may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân 26
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành Dệt may Việt Nam 27
2.1. Khả năng chiếm lĩnh thị trường 27
2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam 28
2.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Dệt may Việt Nam 30
II/ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2004 31
1. Tình hình huy động vốn trong ngành dệt may 31
1.1. Vốn trong nước 33
1.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may 41
2. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 45
2.1. Tình hình đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ của ngành 45
2.2. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may 55
2.3. Tình hình đầu tư phát triển nguyên vật liệu của ngành 59
2.4. Một số hoạt động Đầu tư khác 63
3. Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 64
3.1. Kết quả đầu tư góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 64
3.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 79
I/ PHƯƠNG HƯỚNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 79
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới 79
1.1. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 79
1.2. Hiệp định hàng dệt may ATC 80
1.3. Đối thủ cạnh tranh 81
2. Nhu cầu của các thị trường về hàng dệt may Việt Nam 82
2.1. Nhu cầu thị trường trong nước về hàng dệt may 82
2.2. Nhu cầu của thị trường thế giới về hàng dệt may 83
3. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam thời gian tới 85
3.1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam 85
3.2. Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam 86
II/ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 88
1. Giải pháp về vốn đầu tư cho ngành dệt may 88
1.1. Thu hút vốn cho đầu tư phát triển ngành dệt may 88
1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với từng nguồn vốn 91
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 92
3. Đầu tư đổi mới công nghiệp, máy móc - thiết bị 93
4. Đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành 95
5. Đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cho sản xuất dệt may 96
5.1. Đầu tư phát triển ngành cơ khí dệt may 97
5.2. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ liệu 97
6. Đầu tư phát triển thị trường 98
6.1. Đầu tư nghiên cứu và phát triển thị trường 98
6.2. Tổ chức tiếp thị và phân phối sản phẩm 100
7. Một số giải pháp khác 101
7.1. Đầu tư vào công tác thiết kế, cải tiến mẫu mã 101
7.2. Đầu tư tạo lập và phát triển thương hiệu 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
108 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 3 lần so với tổng vốn đầu tư của cả thời kỳ1991-1995. Vốn đầu tư được dùng để thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ cho tât cả các khâu của các ngành: ngành dệt. ngành may. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong thời gian qua cụ thể cho từng ngành dêt và may như sau:
Bảng 16: Vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ của Vinatex thời kỳ 1998 - 2002
Đơn vị: tỷ đồng
Công nghệ
Các doanh nghiệp phía Bắc
Các doanh nghiệp phía Nam
Tổng
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
1/ Ngành dệt
528,202
78,11
768,174
83,68
1.296,376
81,32
+ Kéo sợi
154,068
22,78
212,195
23,12
366,263
22,98
+ Dệt thoi, dệt kim
187,416
27,72
375,839
40,94
563,255
35,33
+ Nhuộm - hoàn tất
186,718
27,61
180,14
19,62
366,858
23,01
2/ Ngành May
147,954
21,88
149,83
16,32
297,784
18,89
+ May (các công ty dệt)
29,163
4,32
25,689
2,8
54,852
3,45
+ May (các công ty may)
118,791
17,57
124,141
13,52
242,932
15,24
Tổng
676,156
100
918,004
100
1.594,16
100
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Bảng số liệu trên cho thấy, số vốn đầu tư cho thiết bị - công nghệ ngành dệt chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ của Tổng công ty giai đoạn 1998 - 2002 với 1.296,376 tỷ chiếm 81,32% tổng vốn đầu tư do thiết bị, công nghệ ngành dệt khá phức tạp, giá thành mua và đổi mới cũng lớn. Trong những năm qua, các doanh nghiệp dệt thuộc Tổng công ty đã đầu tư phát triển thiết bị, công nghệ dệt vải bao gồm cả dệt vải lẫn dệt thoi với tổng vốn đầu tư lên đến 563,255 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 35,33% tổng giá trị vốn đầu tư cho công nghệ của Tổng công ty và chiếm 43,55% so với tổng vốn đầu tư thiết bị, công nghệ cho ngành dệt. Đây đầu tư này là rất hợp lý để tăng sản lượng vải hàng năm cũng như chất lượng vải tốt hơn để cung cấp cho ngành may và thay thế cho vải ngoại nhập tăng tỷ lệ nội địa hoá. Tổng vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ ngành dệt đạt 297,784 tỷ đồng chiếm 18,89% tổng vốn đầu tư toàn Tổng công ty do thiết bị, công nghệ đầu tư cho ngành may không đòi hỏi qua phức tạp, đơn giản hơn nhiều so với ngành dệt nên cũng rẻ hơn. Với số lượng vốn đầu tư cho thiết bị tăng trong thời gian qua khiến năng lực sản xuất của ngành may tăng lên, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu cho thị trường xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ của Tổng công ty trong thời gian qua là khá lớn, điều đó làm cho năng lực sản xuất của Vinatex nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung tăng lên, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Tình hình đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ ngành dệt may cụ thể trong từng khâu cụ thể của ngành dệt may:
Tình đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong ngành dệt
* Khâu kéo sợi
Bước vào những năm đầu thập niên 90, vấn đề thay thế các thiết bị cũ được đặt r bức bách để tồn tại đối vứoi các công ty trong ngành. Theo thống kê từ 1991 -1995 đã đầu tư thay thế máy mới; thay thế đồng bộ, thay thế cục bộ bằng các máy cũ của Tây Âu và cải tạo nâng cấp tổng cộng 201.960 cọc với số vốn đầu tư 39.9640.407 USD. Sợi sản xuất từ các dây chuyền mới đầu tư có nhiều chỉ tiêu chất lượng đạt tiêu chuẩn cao, dưới đường 50%, có nhiều chỉ tiêu của một số mặt hàng đạt mức đường 25%, đường 10% của hệ thống Uster thế giới.
Trong giai đoạn 1996 - 2003, thiết bị kéo sợi được đầu tư bao gồm nhiều chủng loại có xuất xứ từ nhiều nước như Tây Âu, Châu á ở trình độ công nghệ của thập kỷ 80 - 90 với tổng giá trị đầu tư là 366,263 tỷ đồng. Thiết bị kéo sợi được đầu tư giai đoạn này có xuất xứ chủ yếu từ các nước: 20,18% của Italy; của Thuỵ Sỹ chiếm 19,97%; Trung Quốc 18,14% và của Đức là16,65%. Bên cạnh việc đầu tư thiết bị của các nước có trình độ công nghệ cao và tiên tiến của Tây Âu (tổng giá trị 221.181,63 triệu đồng), ngành vẫn ưu tiên đầu tư các thiết bị của các nước châu á mà đặc biệt là Trung Quốc; các thiết bị kéo sợi sản xuất tại Việt Nam chỉ được ngành đầu tư vào khoảng 756,68 triệu đồng của các doanh nghiệp phía Nam. Về thiết bị bao gồm cả các mày kéo sợi lẻ, đồng bộ mới hay đồng bộ máy đã qua sử dụng. Nhiều doanh nghiệp đã mua dây chuyền mới và sử dụng công nghệ trải bông tự động liên hiệp cao, sử dụng các máy ghép tự động khống chế chất lượng sợi…Ngoài dây chuyền mới đồng bộ hoặc dây chuyền đã qua sử dụng, hầu hết các doanh nghiệp đã cố gắng đầu tư thiết bị bổ sung và cải tạo nâng cấp thiết bị, dây chuyền công nghệ bao gồm cả máy mới và các máy đã qua sử dụng có trình độ công nghệ của thập kỷ 90 với tổng giá trị ước đạt 270 tỷ đồng để đáp ứng các yêu cầu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng như lắp bản kim cố định trên máy trải, thay thế bộ kéo dài cũ bằng bộ kéo dài của SKF, thay thế cọc sợi, nồi….
Với các thiết bị, công nghệ được đầu tư mới hoặc nâng cấp trong thời gian qua, ngành đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm mà trước đây chưa sản xuất được. Tổng sản lượng khâu kéo sợi đạt 72.000 tấn/năm , trong đó 25% sợi cotton chải kỹ, 40% sợi cotton chải thô và OE, 32% sợi Peco, 2% các loại sợi khác. Về chất lượng, công nghệ mới có khả năng kéo sợi trên chi số Ne 80 khoảng 8% số cọc. Các doanh nghiệp thuộc Vinatex có năng lực kéo sợi là 85.580 tấn sợi/năm và sản lượng xe sợi đạt 13.896 tấn/năm, lớn hơn năng lực chung toàn ngành
* Khâu dệt thoi
Số lượng vốn đầu tư cho công đoạn dệt thoi giai đoạn 1991 - 1995 là: 14.087.5585 USD. Hướng đầu tư chủ yếu của giai đoạn này là: đầu tư thiết bị mới để tay thế các thiết bị quá cũ, không còn khả năng sản xuất; đầu tư thiết bị dệt mới, khổ rộng; đầu tư để chuyển đổi công nghệ sản xuất cũ, tạo ra sản phẩm mới; đầu tư để nâng cao chất lượng khâu chuẩn bị dệt. Chủng loại thiết bị dệt thoi đầu tư tiêu biểu của giai đoạn này là: các máy dệt Sinkwang của Hàn Quốc; các máy dệt Picanol second-hand, máy dệt kiếm mềm; máy dệt Vamatex second-hand, kiếm mềm; máy dệt Nissan, sử dụng sức nước, chuyên dùng dệt vải tổng hợp; máy hồ mắc Rotal của ý; máy hồ Kawamoto của Nhật; máy hồ mắc Trung Quốc khổ rộng.
Trong giai đoạn 1996 - 2002, có khoảng 5.500 thiết bị mới được đầu tư sau năm 1995, riêng các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã đầu tư mới 1.530 máy dệt thoi khổ rộng. Công nghệ dệt cũng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, có thêm một số công nghệ dệt mới như: công nghệ dệt sợi bông, công nghệ dệt vải tổng hợp, công nghệ dệt vải pha công nghệ tơ tằm và len. Các hệ thống mắc, hồ được trang bị ở hầu hết các nhà máy sản xuất vải dệt thoi. Kết quả của công cuộc đầu tư là năng lực sản xuất vải dệt thoi của toàn ngành đạt 500 triệu mét với khoảng trên 10.000 máy dệt thoi. Sản lượng vải kiểu dệt thoi của các doanh nghiệp thuộc Vinatex đạt 168,40 triệu m2 so với năng lực thiết kế là 210,54 triệu m2/năm (hiệu suất khai thác 79,98%), còn nhỏ bé so với năng lực của ngành vì các doanh nghiệp trong Vinatex chỉ có khoảng gần 5.000 máy dệt kiểu thoi so với hơn 10.00 máy dệt của toàn ngành.
* Khâu dệt kim
Sau năm 1990, các thiết bị dệt kim chủ yếu được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, CHLB Đức…Đến sau năm 1994, công nghệ dệt kim ngang dọc được đưa vào Việt Nam và được khai thác sử dụng trong lĩnh vực sản xuất vải công nghiệp như vải lót đường, lót lốp xe máy, ôtô. Các công trình dệt kim, đầu tư đồng bộ từ Dệt - tẩy nhuộm - cắt may, đầu tư với số lượng vốn không lớn (khoảng 3 - 5 triệu USD cho một công trình đồng bộ 1000 tấn/năm) đã tạo ra nhiều việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, tỷ trọng hàng dệt kim Việt Nam chiếm khoảng trên 10% sản lượng ngành dệt
Trong giai đoạn 1996 - 2002, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đầu tư các dây chuyển thiết bị dệt kim mới của Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.. kết hợp với dây chuyền đã qua sử dụng có chất lượng còn trên 80% đã phát huy hiệu quả rất cao góp phần tăng sản lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như của ngành dệt may. Quy mô kinh tế cho một nhà máy dệt kim cỡ 1.500 - 2.000 tấn sản phẩm/năm. Ngành đã đầu tư xây dựng một số nhà mát dệt kim sản xuất T-shirt, Polo-shirt, quàn áo lót nam nữ và các mặt hàng dệt kim đan dọc chủ yếu là tuyn và valide. Hiện nay đã giải quyết được một số vấn đề về công nghệ dệt kim như: giảm tiêu hao nguyên liệu, thay đổi mặt hàng, sản xuất các loại vải mật độ cao, ổn định kích thước, ít lỗi. Năng lực sản xuất các sản phẩm dệt kim tròn của ngành dệt may Việt Nam đạt 70.000 tấn sản phẩm/năm với 1.290 máy dệt kim.
Riêng các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2002 đã đầu tư mới các thiết bị, công nghệ cho ngành dệt (bao gồm cả dệt kim và dệt thoi) với tổng số vốn đầu tư đạt 563.256,56 triệu đồng gấp gần 1,5 lần số vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ ngành kéo sợi. Xuất xứ của các sản phẩm đầu tư giai đoạn này chủ yếu là các nước Tây Âu với tổng vốn đầu tư là: 323.163 triệu đồng chiếm 57,37% tổng vốn đầu tư. Trong đó, xuất xứ từ Bỉ chiếm 34,71%, Thuỵ Sỹ là 11,75%. Bên cạnh đó, ngành còn nhập các thiết bị dệt từ các nước châu á như: Nhật bản (98.400 triệu đồng chiếm 17,47% so với tổng số); Trung Quốc (67.467 triệu đồng chiếm tỷ lệ 11,98%); số máy mua ở Việt Nam còn nhỏ bé với tổng giá trị là 928,59 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,16%
* Khâu in - nhuộm, hoàn tất
Giai đoạn 1986 - 1995 là thời kỳ tất cả các nhà máy trong nước đi vào cơ chế thị trường, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và phong phú sản phẩm. Tổng số tiền đầu tư cho thiết bị nhuộm ở giai đoạn này là 42.660.619 USD và 5.876.642 Rúp. Trong thời gian 1991 - 1995, các nhà máy ngành dệt may đã nhập tổng cộng 219 máy với giá trị 28.878 nghìn USD; đầu tư chiều sâu với hơn 200 thiết bị lẻ, bổ sung vào các dây chuyền sản xuất tẩy nhuộm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú mặt hàng: từ máy đốt lông, nấu, tẩy, nhuộm, in hoa và đặc biệt tập trung vào khâu hoàn tất sản phẩm: máy chống cơ học, máy cán, máy comfit, máy hấp, máy hấp chống co, máy cào bông, chải tuyết… Máy mới nhập đều ở trình độ tiên tiến thời gian đó và được nhập của nhiều nước trên thế giới, tập trung các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và một số ít của Hồng Kông, Pháp, Mỹ.
Theo báo cáo của Vinatex, trong giai đoạn 1996 - 2003, các doanh nghiệp của Vinatex đã đầu tư hơn 850.00 tỷ đồng cho việc thay mới và bổ sung máy móc thiết bị công nghệ nhuộm, hoàn tất. Cũng giống như các thiết bị, công nghệ khác của ngành dệt, các thiết bị - công nghệ này được nhập đa số từ các nước Tây Âu với tổng giá trị 201.635,61 triệu đồng chiếm 57,8% so với tổng giá trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn nhập thiết bị ở một số nước châu á như: Đài Loan với tổng giá trị 53,043 tỷ đồng chiếm 15,2% tổng giá trị đầu tư; Nhật Bản là 43,574 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 12,49%. Các thiết bị được mua ở Việt Nam với tổng giá trị 1,031 tỷ đồng chỉ chiếm 0,3% trong tổng vốn đầu tư mới.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ngành dệt may đã chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mặt hàng. Các nhà máy phía Bắc đã có máy nhuộm Jet, Overflow, máy sấy dạng Robbin, Jiger mới, máy in trục quay, in thăng hoa, in phẳng, máy sấy phăng, chống cơ học, làm mềm, máy tạo tuyết, xén…đã xử lý các nhóm hàng chính là dệt kim, vải tổng hợp, vải bông và vải Pe/co. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng đã sử dụng công nghệ hiện đại trong in - nhuộm, hoàn tất như: trong hoàn tất vải dệt kim bông 100%: công đoạn nấu tẩy phần lớn thực hiện trên máy Winch và sử dụng tác nhân tẩy trắng H2O2 : Công đoạn làm bóng tự động trên máy của Đức, Hàn Quốc.
Tình hình đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong ngành may
Ngành công nghiệp May có thuận lợi trong đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh, là ngành tương đối thành công trong huy động vốn kể cả huy động vốn trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 1991 - 1995, tổng số thiết bị đầu tư toàn ngành 19.527 máy với tổng số vốn đầu tư: 267 tỷ đồng. Các doanh nghiệp may liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là việc đầu tư đổi mới công nghệ trong công đoạn may và hoàn tất sản phẩm: các máy may sử dụng hầu hết là máy hiện đại có tốc độ cao, có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, việc hoàn tất sản phẩm được thực hiện trong hệ thống là hơi để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trong giai đoạn 1996 - 2003, ngành may Việt Nam phát triển mạnh mẽ đặc biệt là góp phần rất lớn vào xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu trong nước. Do đặc trưng của ngành may là nhu cầu vốn nhỏ, khả năng sản xuất cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nên trong thời gian vừa qua có rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tập trung đầu tư vào ngành này.
Riêng các doanh nghiệp may trong Vinatex giai đoạn 1998 - 2002 đã đầu tư cho thiết bị công nghệ với tổng vốn 297,784 tỷ đồng chiếm 18,89% trong tổng vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ của Vinatex, đây là bước tiến lớn trong quá trình đầu tư phát triển ngành may Việt Nam. Trong đó, tổng đầu tư của các doanh nghiệp thuần may đạt 242,932 tỷ đồng, chiếm 81,58% tổng vốn đầu tư cho thiết bị của ngành may, còn vốn đầu tư của các doanh nghiệp dệt đầu tư cho may là 54,853 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,42% so với tổng số. Thời gian này, ngành đã đổi mới được hầu hết thiết bị cũ, lạc hậu bằng những thiết bị mới có chất lượng cao của Nhật Bản (giá trị nhập thiết bị là192,570 tỷ đồng chiếm 79,28% tổng giá trị mua máy mới), Đức (chiếm 7,06% so với tổng giá trị).
Các máy may được điều khiển bằng bằng điện tử cũng được trang bị với tỷ lệ khá lớn trong các dây chuyền may, một số doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị cắt tự động nối trực tiếp với hệ thống giác đồ nhằm tự động hoá việc cắt bán thành phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành may chú trọng đầu tư cho khau hoàn thiện sản phẩm với các thiết bị là hơi, ép cổ, ép thân áo, măng sét, gấp áo, ép thân quần.. khá hiện đại, các máy thêu điện tử trình độ tiên tiến. Do được đầu tư máy mớc, thiết bị, công nghệ hiện đại công nghiệp may Việt Nam đã tiến bộ nhanh,
Nhận xét chung: Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã tập trung lượng vốn khá lớn để đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ. Do vậy, trình độ của thiết bị công nghệ của ngành được tăng lên một cách rõ rệt: đến nay khâu kéo sợi đã đổi mới được hơn 30% số thiết bị hiện có cả về số lượng lẫn chất lượng, khâu dệt thoi là trên 25%, khâu dệt kim là trên 30%, khâu hoàn tất là trên 35%; còn ở ngành may tỷ lệ này đạt gần 95%; và từ chỗ sản xuất các mặt hàng đơn giản đến nay ngành đã dệt may được nhiều mặt hàng cao cấp được người tiêu dùng chấp nhận, đặt hàng đi tiêu thụ tại thị trường khó tính trên thế giới. Qua đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may, nên khả năng cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam được nâng cao ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới.
2.2. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may
a, Thực trạng lao động của ngành dệt may Việt Nam
Đến năm 2004, tổng số lao động ngành dệt may lên đến hơn 2 triệu lao động, chiếm 25% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp. Lao động của ngành dệt may có khả năng tiếp thu nhanh các qui trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ được sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Lao động trong ngành chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp, chất lượng chưa cao. Trình độ văn hoá của lao động trực tiếp sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam:
+ Trình độ văn hoá cấp I: chiếm 21%
+ Trình độ văn hoá cấp II: chiếm 61%
+ Trình độ văn hoá cấp III: chiếm 14%
+ Tốt nghiệp cấp III: chiếm 4%
Do trình độ văn hoá còn thấp nên gây khó khăn cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại phức tạp. Lao động trong ngành dệt may đa số là lao động trẻ, trong số các lao động trực tiếp sản xuất thì những người trong độ tuổi 24 - 30 chiếm 41%, họ chưa có kinh nghiệm trong lao động sản xuất nên năng lực sản xuất còn hạn chế.
Đối với cán bộ quản lý: hầu hết các cán bộ quản lý đều có trình độ đại học và trên đại học. Đa số họ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, thiếu năng động, chưa mạnh dạn sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm và còn nặng tư tưởng ỷ lại. Bộ máy tổ chức quản lý còn cồng kềnh, cơ chế điều hành kém hiệu quả nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của ngành
Hiện nay, nhìn chung ngành dệt may còn thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật (trong các doanh nghiệp dệt may nếu tính theo tỷ lệ kỹ sư cần thiết trong một công ty là 1,4% thì chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu); thiếu cán bộ quản lý, công nhân giỏi, thiếu nhân lực về thiết kế mẫu mốt. Mặt khác năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam còn thấp chưa phù hợp với năng lực sản xuất của ngành và chưa theo kịp các nước trong khu vực, chỉ bằng 50 - 70% so với năng suất lao động của các nước đang phát triển trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc…Những hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất và sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Do đó, đòi hỏi ngành dệt may cần có chiến lược đầu tư đúng đắn và chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
b, Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của ngành dệt may Việt Nam
Công tác đào tạo nguồn nhân lực
Công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam. Chỉ có qua đào tạo thì trình độ và năng suất của người lao động mới tăng lên. Do vậy, trong thời gian qua ngành dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã tập trung đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý, đào tạo đội ngũ thiết kế.
Hầu hết các cán bộ kỹ thuật của ngành được đào tạo tại các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và chuyên ngành thời trang của Viện Đại học Mở Hà Nội. Việc đào tạo Thạc sỹ khoa học kỹ thuật và Tiến sỹ cho ngành chỉ do trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đảm nhiệm. Lực lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo tại các trường dạy nghề may ở Gia Lâm, Thủ Đức, Khâm Thiên và các Trung tâm dạy nghề tại các địa phương, các công ty dệt may lớn trong toàn quốc. Trung tâm đào tạo và các trường đào tạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã triển khai tốt chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, kỹ thuật, cán bộ quản trị doanh nghiệp để giải quyết nguồn nhân lực. Riêng năm 2004: Tổng công ty dệt may Việt Nam đã triển khai đượcc 24 lớp đào tạo, trong đó có 15 lớp trong khuôn khổ dự án tái cơ cấu; tổng số học viên được đào tạo là 699 người; nếu tính riêng các lớp tập huấn theo dự án tái cơ cấu về quản lý nhân lực, môi trường, quản trị chiến lược đã có 431 lượt người được đào tạo, đặc biệt là 4 lớp tập huấn quản trị chiến lược cho 126 cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Tổng công ty đến các doanh nghiệp thành viên
Theo số liệu báo cáo của Tổng công ty doanh nghiệp Việt Nam Vinatex giai đoạn 2000 - 2003, Tổng công ty đã triển khai được 4 dự án đào tạo với số vốn đầu tư:
+ Trường Trung học kỹ thuật May và Thời trang I: 19.406 triệu đồng
+ Trường Trung học kỹ thuật May và Thời trang II: 6.755 triệu đồng
+ Trường đào tạo nghề dệt may Nam Định: 9.724,13 triệu đồng
+ Trường công nhân kỹ thuật May và Thời trang của Công ty may 10: 13.608 triệu đồng.
Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước tư nước ngoài có đặc điểm chung là ít thực hiện công tác đào tạo lao động mà chủ yếu là sử dụng lao động đã được đào tạo sẵn ở trong nước. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 hình thức này là; trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng vốn lớn, máy móc hiện đại thu hút lao động trình độ cao bằng sự hấp dẫn của lương; khâu quản lý khá được chú trọng và đa số cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp này được thuê từ nước ngoài thì các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể với mức lương thấp hơn thu nhập trung bình của ngành nên đa số lao động có chất lượng không cao và cán bộ các doanh nghiệp này đa số là chủ doanh nghiệp và một số cán bộ khác nhưng trình độ chuyên môn về quản lý còn hạn chế.
Công tác nghiên cứu khoa học
Bên cạnh đó, ngành dệt may còn chú trọng đến việc đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học tập trung vào những vấn đề cơ bản: nghiên cứu tạo ra nguồn nguyên liệu dệt sản xuất từ trong nước; ứng dụng triển khai các công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành; nghiên cứu tạo ra các mặt hàng mới từ nguyên liệu và trang thiết bị hiện có; nghiên cứu tạo ra một số trang thiết bị phụ tùng thay thế. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ năm 1996 đến nay có 4 dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là:
+ Dự án đầu tư Viện Dệt (nhóm B): 7.398 triệu đồng
+ Dự án dây chuyền kéo sợi ấn Độ (nhóm B): 8.420 triệu đồng
+ Dự án ODA của Bỉ : 14.776 triệu đồng
+ Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố: 11.291 triệu đồng
Bên cạnh việc đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và công tác nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước rất chú trọng đến việc đảm bảo đời sống cho người lao động thông qua đầu tư cho quỹ lương và gia tăng chi phí tiền công lao động. Việc chú trọng đến chi phí tiền công lao động sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của người lao động khuyến khích tăng năng suất lao động.
Cụ thể tình hình Chi phí tiền công lao động của ngành trong thời gian qua:
Đầu những năm 1990, mức lương trong ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam là một trong mức lương thấp nhất của khu vực Châu á. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngành dệt may đã chú ý đến thu nhập cho người lao động nên mức tiền lương tăng lên khá nhanh và ổn định:
Bảng 17: Tiền lương Bình quân lao động ngành dệt may
Việt Nam và một số nước trong khu vực
Đơn vị: USD/người/năm
Quốc Gia
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Việt Nam
690
690
700
720
740
760
Trung Quốc
570
600
650
680
700
710
Indonesia
330
940
890
1.000
1.200
1.400
Malaysia
2.800
2.800
3.000
3.100
3.200
3.300
Singapore
1.020
1.400
1.600
2.000
2.400
2.400
Nguồn: Báo cáo về chiến lược công nghiệp trung dài hạn của Việt Nam -UNIDO và Viện chiến lược phát triển kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tiền công lao động của ngành dệt may Việt Nam tăng lên trong thời gian qua. Nếu năm1992 thu nhập của một lao động ngành dệt may một năm là 210 USD thì đến năm 1998 thu nhập của người lao động đã đạt 690 USD/ người/năm (gấp 3,3 lần năm 1992) vầ đến năm 2003 co số này đã tăng lên 760 USD/người/năm (gấp 3,6 lần năm 1992 và 1,1 lần năm 1998). Như vậy có nghĩa là thu nhập của người lao động trong ngành dệt may đã được cải thiện hơn nhiều, đời sống của họ cũng ổn định hơn. Mặc dù có sự gia tăng của tiền công lao động trong ngành dệt may Việt Nam nhưng không làm mất đi khả năng cạnh tranh của ngành về giá nhân công. Năm 1998, lợi thế về giá nhân công của Việt Nam chỉ hơn Malaysia và Singapore nhưng hai nước này lại có trình độ lao động cao hơn nhiều so với Việt Nam, còn đối với Trung Quốc và Indonesia thì tiền công của công nhân Việt Nam là khá lớn (gấp hơn 2 lần của Indonesia và gấp 1,2 so với Trung Quốc). Nhưng hiện nay, bên cạnh thu nhập của người lao động ngành dệt may Việt Nam tăng cao thì khả năng cạnh tranh về giá nhân công đã được cải thiện, trong các nước trên Việt Nam chỉ thua Trung Quốc nhưng con số chênh lệch là không đáng kể. Đó là những dấu hiệu khả quan cho ngành dệt may Việt Nam.
Xét thu nhập của lao động trong Tổng công ty dệt may Việt Nam:
Bảng 18: Thu nhập bình quân người lao động của vinatex
giai đoạn 1998 - 2004
Đơn vị: Nghìn đồng/người/tháng
Năm
Đơn vị
1998
1999
2000
20001
2002
2003
2004
Toàn Tổng công ty
864
954
1.165
1.120
1.162
1.271
1.370
Các doanh nghiệp Dệt
785
864
1.025
1.029
1.064
1.150
1.240
Các doanh nghiệp May
923
1.076
1.195
1.175
1.298
1.251
1.260
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Thu nhập của người lao động của Tổng công ty tăng nhanh trong thời gian qua, năm 2004 thu nhập bình quân một tháng của lao động trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty đạt 1.370 nghìn đồng tăng 58,56% so với năm 1998. Thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp may và doanh nghiệp dệt đều tăng lên nhưng thu nhập của người lao động ngành may lớn hơn so với ngành dệt do các sản phẩm của ngành may được tiêu thụ nhiều ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, khoảng cách này được rút ngắn dần trong thời gian gần đây do ngành đã chú trọng hơn nữa vào đầu tư cho ngành dệt. Năm 2004, thu nhập bình quân toàn Tổng công ty lớn hơn thu nhập bình quân của các doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may vì thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty đã tăng lên và lớn hơn cả hai ngành đạt 2.225 nghìn đồng/người/tháng.
Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng khá cao: năm 1993, lương bình quân của mỗi công nhân là 363.000 đồng/1 tháng thì nay đã tăng lên gấp đôi khoảng 800.000 đồng/1 tháng, thậm chí có nơi mức lương trung bình đạt từ 1 - 1,5 triệu/1 tháng, gấp từ 1,5 đến 2 lần công nhân làm trong khu vực quốc doanh và tư nhân.
Thu nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0071.doc