Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng, ta thấy trong thời gian qua, giai đoạn 2006- 2009, Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX đã đạt được những thành tựu sau:
- Doanh thu nhập khẩu hàng năm đều ở mức cao bình quân đạt 169,1 tỷ đồng, và liên tục tăng trong các năm 2006 – 2009, duy nhất co năm 2009 giảm nhưng vẫn ở trên mức doanh thu bình quân trong bốn năm qua. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty, trung bình trong bốn năm là 543,6 triệu đồng, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu (trên 10 tỷ đồng). Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 500 CB CNV với mức thu nhập bình quân tăng hàng năm.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty cổ phần Dược TW- MEDIPLANTEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài da…
1.4.2. Đối với mặt hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu được Công ty trực tiếp nhập về từ nhiều nước khác nhau trên thế giới và rất nhiều mặt hàng khác nhau. Ta có thế phân loại những mặt hàng nhập khẩu của Công ty thành ba nhóm chính như sau: Thành phẩm tân dược, nguyên nhiên hoá chất, thiết bị y tế và mỹ phẩm. Số lượng mặt hàng nhập khẩu trong các năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Số lượng mặt hàng nhập khẩu
Đơn vị : sản phẩm
Nhóm mặt hàng
Năm
2006
2007
2008
2009
Thành phẩm tân dược
163
94
146
145
Nguyên liệu hoá chất
26
74
49
30
Thiết bị y tế và mỹ phẩm
0
0
40
4
Tổng
189
168
235
179
(Nguồn: Phòng KD – NK)
Nhận xét:
Về số lượng sản phẩm : Trong những năm qua, Công ty đã nhập rất nhiều
mặt hàng khác nhau và đã được đăng ký lưu hành trong cả nước.
Trong thành phẩm tân dược có các nhóm mặt hàng như: Kháng sinh, nhóm vitamin, nhóm nội tiết và các nhóm khác.
Trong nguyên liệu hoá chất là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thuốc trong nước cũng bao gồm các nhóm sau : nhóm kháng sinh, nhóm giảm đau, nhóm bồi dưỡng, vitamin, dược liệu, nhóm ngoài da, thuốc bổ, dịch truyền, tuần hoàn,thần kinh tiêu hoá …
Thiết bị y tế và mỹ phẩm được Công ty chú trọng nhiều, nhập về một số mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh của các bệnh viện và một số mặt hàng mỹ phẩm khác.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY DƯỢC
TW-MEDIPLANTEX
Đối với nền kinh tế nói chung và ngành Dược nói riêng thì hoạt động nhập khẩu Dược có một vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lượng thuốc cho nhu cầu của nhân dân trong khi nền sản xuất trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu. Hơn thế nữa nó còn góp phần thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Với Công ty CP Dược TW – MEDIPLANTEX, hoạt động nhập khẩu có một vai trò không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay, nó giúp công ty thu được lợi nhuận, tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất trong nước, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, hoạt động nhập khẩu còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đầu mối xuất khẩu hàng sản xuất trong nước, ngày càng nâng cao vị thế của doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước. Vì thế, bên cạnh hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu thì Công ty CP Dược TW – MEDIPLANTEX liên tục tìm các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất.
2.1 Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu
Phản ánh kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty có nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta có thể phân tích các chỉ tiêu dựa vào tiêu thức sau:
2.1.1. Theo thị trường nhập
Hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng thực tế là hành vi mua và bán. Bán là quan trọng vì khi bán được tức là kiếm được tiền, song trên thực tế mua lại là tiền đề và co sở cho hành vi kiếm tiền.
Phân tích thị trường nhập khẩu của một công ty cho ta thấy được quy mô nguồn hàng nhập khẩu, đặc điểm của nguồn hàng, từ đó có thể thấy được sự đa dạng, chất lượng, uy tín của hàng hoá mà doanh nghiệp nhập khẩu có thể cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, phân tích thị trường nhập còn cho ta thấy được tiềm lực và uy tín của doanh nghiệp nhập khẩu thong qua các mối quan hệ với đối tác nhập khẩu.
Dựa trên nhu cầu của thị trường và tiềm năng của mình, Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX có mối quan hệ với nhiều nước khác nhau trên thế giưới và đã nhập về rất nhiều mặt hàng khác nhau đảm bảo chất lượng cao và phù hợp với nhu cẩu của người tiêu dùng. Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu theo thị trường chủ yếu và thường xuyên của công ty qua các năm :
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường:
Đơn vị : 1000 USD
Nước
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Ấn Độ
1565,0
18,50
2063,7
22,11
3227,0
25,90
2579,4
26,50
Hàn Quốc
563,6
6,66
970,8
10,40
1667,0
13,38
1684,3
17,31
Trung Quốc
495,2
5,85
1679,8
18,00
2119,3
17,01
1868,9
19,20
Nhật Bản
129,3
1,53
165,5
1,77
65,9
0,53
135,2
1,89
Indonexia
12,7
0,02
17,9
0,19
59,9
0,48
33,3
0,34
Singapore
11,4
0,01
8,9
0,01
69,4
0,56
19,4
0,2
Thái Lan
78,8
0,09
55,8
0,60
164,4
1,32
149,6
1,54
Pháp
2238,8
26,47
1309,2
14,02
220,5
1,77
429,6
4,41
Đức
138,6
1,64
48,0
0,51
200,7
1,61
568,7
5,84
Áo
120,2
1,42
105,4
1,13
182,5
1,46
173,1
1,78
Bungari
120,1
1,42
49,1
0,53
33,8
0,27
42,0
0,43
Canada
2758,6
32,61
2609,3
27,95
3886,8
31,19
1884,0
19,36
Nước khác
729,5
8,62
252,1
2,70
562,8
4,52
164,8
1,69
Tổng
8458,8
100
9335,5
100
12460,0
100
9732,3
100
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu 12 tháng qua cá năm – Phòng KD XNK)
Theo số liệu thống kê cho thấy, công ty đã quan hệ với đối tác ỏ trên 26 quốc gia trên toần thế giới để thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Điều này cho thấy khả năng quan hệ rộng của công ty nói chung và ban lãnh đạo công ty nói riêng. Trong đó nước có quan hệ truyền thống và nhập khẩu về với khối lượng lớn phải kể đến là : Canada có kim ngạch nhập khẩu trung bình 27,78% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, tiếp đến là Ấn Độ là 23,25%, Trung Quốc 15,02%, Hàn Quốc 11,67%, Pháp 11,67%. Theo bảng trên cũng cho ta thấy những nước xuất khẩu chủ yếu là các nước có nền công nghiệp sản thuốc nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và mẫu mã cũng như danh tiếng. Qua đây, phần nào khẳng định được chất lượng thuốc nhập khẩu của công ty.
Cũng theo bảng trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty liên tục tăng tính từ năm 2006 và 2008 mức tăng bình quân 2 triệu USD, điều này cho thấy được nỗ lực của công ty trong quan hệ tốt với đối tác nhập khẩu. Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu có giảm, điều này có thể giải thích bởi giá nguyên liệu làm thuốc trên thị trường thế giới tăng cao, dấn tới giá thuốc và nguyên liệu hoá chất nhập khẩu tăng nên chu cầu sử dụng thuốc ngoại giảm. Nếu lấy năm 2006 và 2009 là hai năm thể hiện đặc trưng kim ngạch nhập khẩu của công ty (năm cao nhât và thấp nhất) so sánh với kim ngạch nhập khẩu của toàn ngành Dược ta thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc của công ty trong thời gian qua:
Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX và toàn ngành Dược
Đơn vị NK : 100 USD
Năm
Mediplantex
Toàn ngành Dược
Tỷ trọng
2006
8458,8
361250,0
2,34 %
2009
12460,0
417631,0
2,98 %
Qua đây cho thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty khoảng 2- 3% nhu cầu nhập khẩu, đặt ra cho công ty những thách thức khi mà ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu của công ty với các đối tác nước ngoài trong những năm qua hoàn toàn theo phương thức nhập khẩu trực tiếp, điều này càng khẳng định tính tự chủ trong kinh doanh nhập khẩu của công ty.
2.1.2. Theo mặt hàng bán ra
Doanh thu hàng nhập khẩu của công ty theo nhóm mặt hàng trong những năm qua được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 10: Doanh thu hàng nhập khẩu theo nhóm mặt hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng doanh thu hàng NK
Nhóm mặt hàng
Thành phẩm tân dược
Tỷ trọng
Nguyên liệu hoá chất
Tỷ trọng
TBYT và mỹ phẩm
Tỷ trọng
2006
137786,2
125111,1
90,8
12675,5
9,2
0
0
2007
147440,5
138777,0
94,1
8663,5
5,9
0
0
2008
212401,5
201582,7
94,9
9602,8
4,5
1216
0,6
2009
178983,2
162351,7
90,7
16543,2
9,2
88,3
0,1
(Nguồn : Phòng KD - XNK)
Việc lựa chọn cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu đó là: Nhu cầu của thị trường, khả năng của công ty trong công tác tìm nguồn hàng, nguồn tài chính để nhập khẩu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp. Doanh số tiêu thụ hàng nhập khẩu theo nhóm mặt hàng là chỉ tiêu tổng hợp vừa thể hiện nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của công ty đối với nhóm mặt hàng đó.
Theo khu vực thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu của công ty được tiêu thụ trong phạm vi cả nước và
không tái xuất, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực mạng lưới bán hàng của công ty chỉ tập trung ở các thành phố lớn và trọng điểm, hàng hoá chủ yếu được phân phối qua các trung gian thương mại, rồi từ đó đến tay người tiêu dùng. Khu vực thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty có thể chia thành: miền Bắc, miển Trung và miền Nam. Trong đó khu vực miền Bắc được chia thành hai tiểu khu, đó là Hà Nội và các tỉnh khác; khu vực miền Nam được chia thành TP HCM và các tỉnh. Sự phân chia này phụ thuộc vào đặc điểm tiêu thụ và khả năng phân phối của công ty. Doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty theo khu vực thị trường được thể hiện như sau:
Bảng 11: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khu vực
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Miền Bắc
Tỷ trọng
%
Miền Trung
Tỷ trọng
%
Miền Nam
Tỷ trọng
%
Hà Nội
Các tỉnh khác
TP HCM
Các tỉnh khác
2006
51532,0
34308,8
62.3
8956,1
6,5
27143,9
15845,4
31,2
2007
53815,8
33616,4
59,3
8404,1
5,7
31552,3
20051,9
35,0
2008
63295,6
52250,8
54,4
15717,7
7,4
49914,4
31223,0
38,2
2009
56200,7
42061,0
54,9
12707,8
7,1
45103,8
22909,8
38,0
(Nguồn : Phòng XK và NK)
Qua bảng trên ta thấy được thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt ở Hà Nội, đạt tỷ trọng tiêu thụ trung bình 57,7%, doanh số luôn đạt từ 85,5 đến 115,5 tỷ đồng.
Đối với thị trường khu vực miền Nam cũng đạt được doanh số tiêu thụ đáng kể, tỷ trọng doanh số tiêu thụ trung bình là 35,6%, trong đó phải kể đến TP HCM, có doanh số gần tương đương cac tỉnh phía Bắc, trừ Hà Nội.
Doanh số thấp nhất là khu vực miền Trung, tuy nhiên tại khu vực thị trường này cũng đạt được doanh thu đáng kể, năm thấp nhất là 8,4 tỷ đồng và năm cao nhất cũng đạt 15,7 tỷ đồng. Tại đây không có chi nhánh.
2.1.4. Theo khách hàng
Khách hàng là tiêu thức trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi họ là người quyết định mua hay không mua hàng của công ty. Do đặc thủ của mặt hàng dược nên vai trò của người tiêu thụ cuối cùng(người bệnh) là quan trọng, con người tiêu thụ trung gian mới là người quyết định đến hoạt động bán hàng của công ty. Họ là những xí nghiệp TW, các công ty, các bệnh viện, các đơn vị khác như: các xí nghiệp địa phương, các hiệu thuốc, quầy thuốc. Doanh thu tiêu thụ từ các khách hàng đó được biểu diễn qua bảng sau:
Bảng 12: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khách hàng:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Bán buôn
Bán lẻ
Các XNTW
Các công ty
Bệnh viện
Đơn vị khác
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
2006
8524,4
6,19
102802,6
74,61
15205,1
11,04
10537,3
7,65
716,8
0,51
2007
6097,8
4,14
107532,5
72,93
20796,9
14,11
11702,4
7,94
1310,9
0,88
2008
9522,5
4,48
149363,7
70,32
35178,2
16,56
17363,2
8,17
973,9
0,47
2009
12059,7
6,74
81465,1
45,52
55488,5
31,00
29214,5
16,32
755,4
0,42
TB
5,4
65,8
18,2
10,0
0,6
(Nguồn : Phòng XK - NK)
Qua bảng trên cho thấy, bán buôn luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối (99,21% - 99,71%), phản ánh đúng chức năng của doanh nghiệp trung ương, cung ứng và phân phối rộng khắp từ trung ương đến địa phương, từ đồng bằng đến miền núi. Bán lẻ không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu để phục vụ người tiêu dùng (người bệnh) ở địa bàn xung quanh công ty đóng.
Kết quả chung về kinh doanh hàng nhập khẩu
Như trên ta đã phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty theo các tiêu thức cụ thể khác nhau, qua đó ta đã thấy được quy mô, thị phần của công ty và khả năng đáp ứng nhu cầu của khác hàng phản ánh mối quan hệ giữa công ty và các nhân tố bên ngoài. Kết quả chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ phản ánh hiệu quả tổng hợp các hoạt động trên:
Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
2009
Tổng doanh thu NK
137786,2
147440,5
212401,8
178983,2
Tổng chi phí NK
137305,9
146982,7
211751,1
178397,5
Lợi nhuận trước thuế
480,3
457,8
650,7
585,7
Nộp NSNN
10275,5
10582,1
12618,0
11817,2
(Nguồn : Phòng KD - XNK)
Qua bảng trên cho ta thấy, doanh thu hàng nhập khẩu của công ty liên tục tăng từ năm 2006 đến 2009, tuy doanh thu năm 2009 có giảm do nhu cầu sử dụng thuốc ngoại nhập của thị trường giảm( bởi giá nhập khẩu tăng) nhưng vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, tương ứng với sự tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của chi phí, chính điều này đã làm cho tổng mức lợi nhuận thuần của hoạt động này khá thấp(so với doanh thu), dẫn tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty tăng lên không đáng kể.
Tỷ trọng lợi nhuận bình quân của hoạt động kinh doanh nhập khẩu so với hoạt động của toàn công ty vào khoảng 55,4%, điều này cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu đối với công ty, nó đảm bảo cung cấp thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn đem lại không nhỏ nguồn thu ngân sách Nhà nước, mỗi năm công ty nộp ngân sách từ 10 – 12 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh này.
2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng, ta thấy trong thời gian qua, giai đoạn 2006- 2009, Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX đã đạt được những thành tựu sau:
- Doanh thu nhập khẩu hàng năm đều ở mức cao bình quân đạt 169,1 tỷ đồng, và liên tục tăng trong các năm 2006 – 2009, duy nhất co năm 2009 giảm nhưng vẫn ở trên mức doanh thu bình quân trong bốn năm qua. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty, trung bình trong bốn năm là 543,6 triệu đồng, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu (trên 10 tỷ đồng). Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 500 CB CNV với mức thu nhập bình quân tăng hàng năm.
- Công ty có thời gian xây dựng và trưởng thành khá lâu nên đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đối với các đối tác nước ngoài là nguồn cung cấp hàng nhập khẩu cho công ty. Trong thời gian qua, công ty đã có quan hệ nhập khẩu với trên 26 quốc gia trên thế giới. Đối với khách hàng tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước công ty đã có quan hệ mật thiết từ lâu.
- Với trên 200 mặt hàng nhập khẩu, công ty đã đáp ứng đựoc nhu cầu của thị trường cả cho người bệnh và người sản xuất thuốc trong nước. Sản phẩm mà công ty cung cấp luôn đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu, tạo được lòng tin đối với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng là các công ty, hiệu thuốc, bắt đầu tạo dựng lòng tin ở các bệnh viện từ TW đến địa phương. Về cơ bản công ty đã chiếm lĩnh và tạo thế đứng vững chắc được khu vực thị trường miền Nam và miền Trung thong qua hệ thống các chi nhánh và đại lý.
- Công tác nghiệp vụ nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp được công ty thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Hầu như không có trường hợp nàp xảy ra hiện tượng tranh chấp trong công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, từ đó tạo từng bước tạo dựng lòng tin với đối tác nhập, tạo dựng được mối quan hệ lâu dài. Không có trường hợp nào vi phạm pháp luật, những quy định, quyết định của Nhà nước và đóng thuế nhập khẩu đúng tiến độ.
- Công ty có Xí nghiệp sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN, kho thuốc đạt tiêu chuẩn GLP – ASEAN, từ đó góp phần hạn chế những tổn thất do hàng nhập khẩu bị suy giảm về chất lượng do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là khí hậu. Đồng thời đảm bảo chất lượng thuốc cung cấp ra thị trường, tạo lòng tin cho khách hàng tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh, công ty đã áp dụng các thiết bị mạng vi tính nội bộ, giúp cho cán bộ kinh doanh nhập khẩu theo dõi được sát sao tình hình kinh doanh nhập khẩu. Từ đó có những phương án đối phó kịp thời trước sự biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục, đó là:
2.2.2 Những hạn chế:
-Hạn chế đầu tiên phải kể đến trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty thời gian qua là chi phí cho hoạt động còn quá cao và không ổn định, từ đó gây ra sự biến động không đều của lợi nhuận thu được, dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vì thế có nhứng biến động không tốt, năm sau thấp hơn năm trước.
- Công tác điều tra nghiên cứu thị trường mặc dù được thúc đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ thu thập thong tin nhiệt tình, năng động nhưng lại không đồng bộ và chưa có tính chuyên nghiệp cao, thông tin đến chậm, ảnh hưởng đến chất lượng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh.
- Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán chưa được công ty khai thác một cách triệt để, chưa đi chi tiết đên từng mặt hàng hoặc chỉ áp dụng cho các mặt hàng mới, còn những mặt hàng cũ nhưng vẫn còn nhu cầu lớn chưa được áp dụng. Đặc biệt việc áp dụng thương mại điện tử trong các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán là chưa được thực hiện, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với đội ngũ cán bộ công ty.
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế:
Những hạn chế nêu trên của hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân do những yếu tố từ công ty:
- Đối với công tác tổ chức nhập khẩu hàng hoá thì hạn chế lớn nhất đó là chi phí nhập khẩu thường bị tăng do phát sinh trong khi thực hiện hoạt động nhập khẩu, mà điển hình ở đây là trong khâu giao nhận hàng thường bị chậm trễ cho thiếu giấy tờ, do thủ tục hải quan, làm cho công ty phải bỏ ra chi phí để lưu kho, lưu bãi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng về chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Do đặc thù của ngành Dược phải đòi hỏi cán bộ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh dược phải có kiến thức chuyên môn về Dược, nhưng những cán bộ này thường không có kiến thức chuyên ngành về nghiên cứu điều tra thị trường, còn những người có kiến thức chuyên ngành về điều tra thị trường lại thường ít hiểu biết về mặt hàng dược – một mặt hàng đặc biệt, do vậy, công ty rất khó khăn trong việc tuyển chọn cán bộ nghiên cứu thị trường có kiến thức thực sự ở cả hai lĩnh vực trên. Bởi vậy, hoạt động điều tra nghiên cứu còn ở mức khiêm tốn
Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài công ty
Do tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh không ổn định cũng ảnh
hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty, đặc biệt là tỷ giá giữa USD và VNĐ liên tục tăng tư năm 2002 cho đến nay, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu.
Thủ tục hải quan còn nhiều bất hợp lý, rườm rà gây phiền nhiễu dẫn đến hoạt động nhập khẩu bị chậm trễ, gây phát sinh nhiều chi phí nhập khẩu.
Đối với mặt hàng là nguyên liệu hoá chất, các xí nghiệp Dược hiện nay được phép nhập khẩu nhóm mặt hàng này, do vậy mà công ty ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và giảm bớt khách hàng trong nhóm mặt hàng này, do đó, doanh thu từ mặt hàng này bị giảm.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ngày càng được quan tâm đúng mức, bởi vậy nhu cầu thuốc chữa bệnh của người bệnh sẽ tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thuốc đặc trị, trong khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó thì đây sẽ là cơ hội cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
- Do tâm lý người tiêu dùng nước ta hiện nay vẫn còn thích dùng thuốc nhập ngoại mặc dù giá có cao hơn, bởi họ tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc ngoại nhập. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng tâm lý xã hội chưa phản ánh đúng nhu cầu của người bệnh, khả năng thay thế mặt hàng nhập khẩu luôn xảy ra, nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu trong thời gian tới.
-Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bão, điều đó tạo điều kiện cho công ty mở rộng được quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết vơi các doanh nghiệp Dược nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác cung cấp hàng nhập khẩu, chi phí nghiên cứu, lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu sẽ giảm.
* Khó khăn :
- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Dược cùng tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc tân dược, vì vậy đối thủ cạnh tranh với công ty cũng tăng theo, tương ứng với nó là thị phần của công ty sẽ bị giảm nếu công ty không đưa ra được những chiến lược thích ứng.
- Các doanh nghiệp Dược Việt Nam chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau khi nhu cầu trong nước trở nên khan hiếm hoặc canh tranh thị trường tiêu thụ khi cung cầu trở nên cân đối và người được lợi khi đo lại la các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế công ty cũng sẽ bị thiệt hại trong kinh doanh nhập khẩu.
Do tình hình kinh tế - chính trị của thế giới trong giai đoạn gần đây có nhiều bất ổn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu cảu công ty.
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty
Sau khi cổ phần hoá công ty năm 2005, công ty đã quyết tâm đặt ra hai chiến lược quan trọng là : đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp và vươn xa xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, hoạt động SXKD của Công ty vẫn đang tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thị trường có tác động mạnh cạnh tranh gay gắt, nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm, tạo điều kiện cho rất nhiều loại dược phẩm của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Để hướng tới tương lai công ty phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển trong những năm tới, phấn đấu trở thành công ty phân phối và sản xuất thuốc có uy tín trong nước với phương châm vì sức khoẻ và vẻ đẹp con người.
Để thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đó công ty đã đề ra một số phương hướng cụ thể sau:
+ Tiếp tục củng cổ mối quan hệ tốt với các bạn hàng quan trọng, với thị trường các quốc gia có nên công nghiệp sản xuất thuốc tân dược ở trình độ cao, có nhiều uy tìn trên thị trường quốc tế.
+ Song song với nhiệm vụ trên, công ty đa dạng hoá các bạn hàng, đối với những mặt hàng mà thị trường trong nước có nhu cầu nhập khẩu về để tiêu thụ thử, nếu có hiệu quả sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh mặt hàng mới này. Tăng cường khả năng tiếp xúc và tiêu thụ tại các bệnh viện, phòng khám.
+ Mở rộng tăng cường đầu tư chiều sâu của hoạt động tìm kiếm thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền Nam và miền Trung, ở miền Bắc phát triển ra các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện chính sách giá linh hoạt, uyển chuyển thích ứng tối đa.
+ Công ty lập kế hoạch chấn chỉnh hoạt động của các khẩu cho đồng bộ hơn từ lúc dự đoán nhu cầu, lập kế hoạch nhập khẩu, làm hợp đồng kinh tế giao nhận và phân phối hàng hoá, phấn đấu giảm chi phí lưu thông.
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường cần có nhứng hướng đi đúng đắn và có những biện pháp thực hiện được những phương hướng đề ra. Từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, tôi xin đưa ra một số ý kiến về giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX như sau:
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX
3.2.1. Nâng cao năng lực điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người bắn cung tên, tên có trúng đích hat không còn phụ thuộc vào độ ngắm chuẩn xác của người bắn. Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có thực hiện được mục tiêu của mình hay không còn phụ thuộc vào năng lực điều tra nghiên cứu. Công tác điều tra nghiên cứu chính xác thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có khả năng đạt được doanh thu cao.
Để nâng cao năng lực điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ, từ đó xác định chính xác nhu cầu của nhập khẩu trong năm, trong thời gian tới, công ty cần chú ý và thực hiện những công việc sau:
- Hàng năm công ty cần dựa trên danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế ban hành hàng năm, kết hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam, phác đồ điều trị bệnh để xây dựng danh mục hàng nhập khẩu cho một thị trường tiêu thụ cụ thể.
- Sau khi chọn mặt hàng nhập khẩu, công ty phải xác định khối lượng hàng công ty sẽ nhập. Số lượng hàng nhập này sẽ được xác định hợp lý để vừa đủ đáp ứng nhu cầu nội địa mà không vượt quá khả năn tiêu thụ, tránh gây thừa đọng hàng tồn kho quá nhiều sẽ không thu hồi được vốn. Muốn cho vừa đủ nhu cầu trên thị trường, công ty phải dự tính được nhu cầu các loại hàng trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Để làm được điều đó phải dựa trên các số liệu thống kê của Bộ Y tế, dựa trên thị phần của công ty trong tổng số lượng thuốc cung cấp (có thể tham khảo thị phần của đối thủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW- MEDIPLANTEX.doc