Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xk hàng dệt may Việt Nam vào EU

Đẩy mạnh việc xây dựng chiến lược phát triển nhãn hiệu hàng hoá, tăng cường đầu tư cho các hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu thương mại hàng hoá trên thị trường EU

 Vấn đề xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn mác sản phẩm và áp dụng các biện pháp marketing sẽ có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có nhiều khả năng thu được hiệu quả kinh doanh cao trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu trong khi thị trường EU đối tác kinh tế thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là thị trường mục tiêu của nhiều hãng dệt may hàng đầu trên thế giới.

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xk hàng dệt may Việt Nam vào EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN. Đây là nhóm hàng EU hạn chế nhập khẩu. Nhóm 2: Sản phẩm nhạy cảm chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và hàng sành sứ), hàng giày dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em… được hưởng mức thuế GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu. Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm thuỷ sản đông lạnh, một số nguyên liệu hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (điều hoà, máy giặt, tủ lạnh) được hưởng mức thuế GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu. Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống (nước khoáng, bia rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều), được hưởng mức thuế GSP bằng1-10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. Hiện nay EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá. Nội dung của chương trình là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế xuất nhập khẩu và xoá bỏ chế độ hạn ngạch và GSP vào cuối năm 2004. Như vậy từ năm 2005 hàng xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển vào thị trường EU sẽ không được hưởng ưu đãi nữa. Hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá của các nước khác, kể cả các nước phát triển và không phát triển. 2.1.2. Rào cản phi thuế quan 2.1.2.1. Biện pháp cấm nhập khẩu EU thường đưa ra lý do bảo vệ người tiêu dùng, bảo bệ môi trường và bảo vệ động thực vật để áp dụng việc cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm. Ví dụ, các trường hợp EU cấm nhập khẩu cá voi và các sản phẩm từ các động vật có vú nhằm mục đích thương mại; Cấm sử dụng các bẫy sập chân vào tháng 12/1991, trong đó quy định cấm nhập khẩu lông thú và các sản phẩm lông thú từ các quốc gia không cấm bẫy sập chân theo các tiêu chuẩu nhân đạo đã được quốc tế thoả thuận; Tháng 2/2002 EU loại Trung Quốc khỏi danh sách các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU, do Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát dư lượng chloramphenicol (loại kháng sinh dùng để làm tôm tăng trưởng nhanh)… 2.1.2.2. Giấy phép nhập khẩu Việc nhập khẩu một số sản phẩm như ngũ cốc, gạo, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, sữa, đường, rau quả chế biến, chuối, dâù ăn và chất bảo quản, các loại hạt, rượu yêu cầu phải có giấy phép. Giấy phép nhập khẩu cho các loại hàng này được cấp tự động. 2.1.2.3. Hạn ngạch nhập khẩu EU hiện đang áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng như cà phê, đối với mặt hàng dệt may thì EU quy định hạn ngạch cho từng mặt hàng(từ 01/01/2005, EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may với các nước thành viên WTO và Việt Nam). 2.1.2.4. Hàng rào kỹ thuật . Về Hiệp định công nhận lẫn nhau Chỉ có các phòng thí nghiệm đóng tại châu Âu mới có quyền cấp giấy phê chuẩn sản phẩm cuối cùng. Các phong thí nghiệm ngoài châu Âu không đước cấp giấy phê chuẩn sản phẩm cuối cùng, mà phải gửi các báo cáo kiểm tra cho các đồng nghiệp châu Âu để họ xem xét lại và phê chuẩn. Điều này làm tăng phí cho các nhà xuất khẩu. . Các tiêu chuẩn sản phẩm Tất cả các sản phẩm chỉ được phép bán trên thị trường EU với điều kiện phải đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn chung của châu Âu. Thị trường EU được xếp vào loại có tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao và nghiêm ngặt nhất thế giới. Hiện nay có 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá kỹ thuật được công nhận ở châu Âu, bao gồm : Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá châu ÂU (European Committe for Standardisation), : Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Kỹ thuật điện tử châu ÂU (European Institute for Electrotechnical Standardisation), và Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (European Telecommunicative Standardisation Institute). Ba tổ chức này cùng nhau tạo nên " Hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu ". Việc đáp ứng các tiêu chuẩn này trở thành một điều kiện quan trọng để thâm nhập vào thị trường khó tính này. . Tiêu chuẩn chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hầu như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Bộ ISO 9000 nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng đối với người tiêu dùng, nó gồm có 20 yêu cầu được chia thành các nhóm : ISO 9001 : Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. ISO 9002 : Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng. ISO 9003 : Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm. Trong thực tế, sản phẩm của các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này. 2.1.2.5. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm Việc áp dụng hệ thống HACCP là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. HACCP được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các ngành liên quan đến thực phẩm (chăn nuôi, trông trọt,...) phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình sản xuất thực phẩm. 2.1.2.6. Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng Các sản phẩm có liên quan đến sức khoẻ người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo thì có quy định về nhãn hiệu CE để chỉ cho phép những sản phẩm sản xuất an toàn vào thị trương EU. Một số sản phẩm còn có thêmnhãn hiệu chứng nhận bổ sung để chứng nhận sản phẩm đã tuân thủ các quy định nêu trên. Có một số cơ quan chuyên trách thuộc EU thực hiện việc kiểm tra phân loại đối với các sản phẩm khác nhau. Giấy chứng nhận do một trong các cơ quan này cấp sẽ được các nước thành viên khác của EU chấp nhận. 2.1.2.7. Quy định về bảo vệ môi trường Hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận, như tiêu chuẩn GAP và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) chứng tỏ các cấp độ khác nhau về một môi trường tốt. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 được xây dựng nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp để quản lý sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường. Đây là những tiêu chuẩn bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề môi trường. 2.1.2.8. Tiêu chuẩn về lao động Uỷ ban châu Âu cấm nhập khẩu những hàng mà trong quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em,… được quy định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/09/1926 và 07/09/1956, và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105. 2.1.2.9. Các biện pháp tự vệ Cơ chế tự vệ đặc biệt quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO cho phép EU áp dụng thuế bổ sung đối với các sản phẩm nhập khẩu nếu như giá của sản phẩm thấp hơn trần hoặc số lượng nhập khẩu tăng quá mức cho phép, gây nguy cơ cho hoạt động sản xuất. Từ năm 1995, EU đã áp dụng cơ chế bảo vệ đặc biệt (theo tiêu thức giá hoặc số lượng) đối với nhiều sản phẩm như thịt gia cầm, lòng đỏ trứng khô và một số sản phẩm đường, thịt cừu, cam, cà chua, quýt, táo, lê… Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU cần hết sức quan tâm đến luật lệ và các quy tắc thương mại của EU. Có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Yếu tố quyết định để hàng hoá của Việt Nam có thể vào được thị trường EU hay không là hàng hoá của các doang nhiệp Việt Nam có vượt qua được rào cản kỹ thuật của thị trường này hay không. 2.2. Tình hình thị trường nhập khẩu dệt may EU 2.2.1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng EU là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mốt. Thời trang là một trong những yếu tố quyết định tiêu thụ sản phẩm thị trường này. Người dân áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc không có chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azodyes). Khách hàng EU đặc biệt chỉ quan tâm tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với mạt hàng này, nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã. 2.2.2. Nhãn sinh thái Để xuất khẩu sang EU được 700 triệu USD/năm, Việt Nam đã vô cùng vất vả vượt qua rào cản “Ecolabels”, theo đó sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không được phép chứa những loại hoá chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) mà EU cấm. Việc cấp nhãn hiệu sinh thái EU căn cứ vào nhóm sản phẩm và các tiêu chuẩn sinh thái EU sẽ được cấp sau khi nộp phí ban đầu và phí hàng năm cho việc sử dụng logo. Nếu sản phẩm nào được gắn nhãn hiệu sinh thái thì có thể lưu thông rộng rãi trên khắp các nước thành viên EU. Nhãn hiệu sinh thái của EU thực chất có thể là một rào cản thương mại, có thể không khuyến khích bảo vệ môi trường, có thể hạn chế sự hội nhập của các công ty nước ngoài vào EU và có thể phân biệt đối xử đối với các nước xuất khẩu. Để có được nhãn hiệu sinh thái cần có chi phí rất lớn (trên 1.300 Euro để đăng ký nhãn hiệu và trên 25.000 Euro mỗi năm cho việc sử dụng nhãn hiệu sinh thái), vì thế nhãn hiệu này không được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên , nhãn hiệu sinh thái có thể là một công cụ maketing rất tốt cho các nhà xuất khẩu trong khi nhu cầu đối với sản phẩm “xanh” đang ngày một tăng. 2.2.3. Xuất xứ hàng hoá Trước đây việc xem xét và đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu vào các Liên minh Châu Âu là dựa trên cơ sở nguyên liệu sản xuất tại chính nước đó. Tới đây nếu áp dụng chính sách mới thì việc xem xét sẽ mở rộng ra cấp độ khu vực. Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể mua nguyên liệu của nhau để sản xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất khẩu sang EU và những sản phẩm xuất khẩu này vẫn được coi là có xuất xứ từ trong nước. Như vậy, điểm mới trong chính sách về nguyên tắc xuất xứ là việc xem xét xuất xứ hàng hoá sẽ được xét trên quy mô khu vực thay vì quốc gia. Xét trên bình diện chung, việc áp dụng chính sách mới về nguyên tắc xuất xứ sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới ngành dệt may của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, bởi vì hầu hết ngành dệt may của các nước Đông Nam á và Nam á nhìn chung đều dựa khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu lẫn nhau giữa các nước trong khu vực mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, tác động này là tích cực. Trong lĩnh vực dệt may, để đánh giá một sản phẩm có xuất xứ từ nước nào hoặc khu vực nào, EU quan tâm tới trị giá của nguyên liệu thô nhập vào hoặc được sản xuất từ trong nước và giá trị gia tăng sau khi sử dụng nguyên liệu thô đó để sản xuất ra sản phẩm. Đối với quy định mới về nguồn gốc xuất xứ, EU sẽ giảm tối đa mức trần để được công nhận là hàng này xuất xứ từ đâu, do đó cho phép các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này có khả năng tìm và nhập khẩu nguồn nguyên thô đa dạng, với giá cả phù hợp từ nhiều nước hơn so với trước đây. Mặt khác, EC đặc biệt quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng hoá vì xuất xứ hàng hoá của nước nào sẽ quyết định việc nước đó có được hưởng chế độ ưu đãi thuế của EU hay không. Trong trường hợp này, quy định mới về xuất xứ cũng có thể sẽ khiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và một số nước khác trong khu vực có lợi. Trong trường hợp nguyên liệu được nhập từ các nước ngoài khu vực ASEAN thì những thay đổi trong chính sách về nguyên tắc xuất xứ mới chỉ đang được xem xét áp dụng cho các nước trong khu vực ASEAN, vì vậy trường hợp nhập khẩu từ ngoài khu vực ASEAN sẽ không được tính tới. Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu thì sẽ không được nằm trong diện được hưởng chính sách ưu đãi, vì Trung Quốc không được nằm trong diện xem xét. 2.2.4. Hệ thống thuế quan Các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu đã hình thành Hệ thống Thuế quan hài hoà chung , trong đó đưa ra các mức thuế áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Hệ thống TARIC được hình thành theo Hoà ước 1958 ở Rome thuộc Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Vòng đàm phán Uruguay đã thúc đẩy cho chương trình “Một thị trường đơn nhất”. Chương trình này tập trung vào việc củng cố một thị trường châu Âu hợp nhất, chứ không tập trung vào việc xây dựng những định hướng chính sách mới. Thuế nhập khẩu đánh vào hàng nhập khẩu được tính theo giá CIF (chi phí + chi phí ước tính + phí bảo hiểm). Sau khi đã nộp các loại thuế, hàng hoá được tự do lưu thông trong phạm vi EU. Mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ những nước ngoài EU là mức thuế thấp, hầu hết hàng sản xuất đều chịu mức thuế trong khoảng 5- 17%. Đối với hàng dệt may, kể từ tháng 4/2005, EU sẽ áp dụng giảm thuế hoàn toàn cho các nước bị sóng thần ngày 26/12 năm qua như: Srilanka, Thái Lan, ấn Độ, Indonexia và Bangladesh, trong khi đó hàng Việt Nam vào EU vẫn chịu thuế nhập khẩu bình quân 12%. Tuy vậy, EU đã giành cho Việt Nam mức thuế quan phổ cập ưu đãi GSP nhằm tạo điều kiện cho hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam từ chỗ bị cấm vận đã xuất được vào thị trường EU với tốc độ xuất khẩu tăng nhanh từ 38-40%/năm. 2.2.5. Hạn ngạch Trước đây, EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Theo Hiệp định Buôn bán hàng dệt may giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu ký ngày 15/12/1992 và các thư trao đổi ký bổ sung Hiệp định này, hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21.938 tấn – 23.000 tấn. Việc đạt được thỏa thuận với EU về bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này là mốc quan trọng trong bối cảnh các nước thành viên WTO sẽ không còn chịu cơ chế hạn ngạch dệt may nữa. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tới đây kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU sẽ tăng vọt. Việc tăng đến mức nào phụ thuộc cơ bản vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 2.2.6. Thủ tục hải quan Hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng khi nhập khẩu vào EU hiện đang được áp dụng 5 quy trình thủ tục hải quan. Hàng nhập khẩu có thể thông quan mà không phải nộp thuế hải quan , đã thu hút các hoạt động kinh tế trong khu vực EU, đông thời cũng khuyến khích kinh doanh cạnh tranh trong EU. Năm quy trình thủ tục hải quan EU bao gồm: thủ tục lưu kho hải quan; chế biến trong nội địa; chế biến có sự kiểm soát của hải quan; nhập khẩu tạm thời; chế biến ngoại khối. 2.3. Những thuận lợi đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU 2.3.1. Quy mô thị trường Liên minh châu Âu là tổ chức khu vực lớn nhất thế giới và là một trong 3 trung tâm lớn nhất của thế giới hiện nay (Mỹ, Nhật Bản, EU). Năm 1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, đến nay EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế thương mại lớn vào bậc nhất của Việt Nam. Với quy mô dân số gần 500 triệu dân của 25 nước thành viên, EU là một thị trường đầy tiềm năng đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng chủ lực là hàng dệt may. 2.3.2. Quan hệ Việt Nam- EU Hiệp định Dệt may giữa Việt Nam với EU được ký kết vào năm 1992 đã đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Những hiệp định bổ sung các năm 1995, 1997, 2000, và 2003 đã mở rộng hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Đặc biệt, ngày 31tháng 12 năm 2004, Việt Nam và EU đã ký thoả thuận về việc tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu tự do vào thị trường EU kể từ ngày 01-01-2005. Thoả thuận này đã cho hàng dệt may Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước thành viên WTO khi tiếp cận thị trường EU, ngành dệt may Việt Nam có thêm điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường rộng lớn này. Thỏa thuận này sẽ tạo bước đột phá nâng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới buôn bán hai chiều sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn… Được xuất khẩu tự do không bị hạn ngạch sang thị trường EU rộng lớn kể từ ngày 01-01-2005, đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn các tác động tiêu cực khiến việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU, do việc EU quyết định bỏ hạn ngạch dệt may cho 148 thành viên WTO, đồng thời ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm điều kiện tiếp tục phát triển trên con đường hội nhập quốc tế.  2.4. Những thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU Mặc dù hiện nay xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trương EU không bị hạn chế bởi hạn ngạch, nhưng hàng dệt may phải cạnh tranh gay gắt với hàng của các nước khác như Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia… Mặt khác, EU là thị trường có đẳng cấp cao, nổi tiếng là khó tính với những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng. Thực tế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam những năm qua cho thấy, hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn, là mặt hàng chủ lực nhưng chủ yếu vẫn là gia công cho các hãng và công ty của nước ngoài (chiếm tỷ trọng gần 80%), và việc xuất khẩu cũng phải qua các trung gian nhiều nên hiệu quả của ngành này trên thực tế rất thấp. Mặt khác, việc sản xuất hàng dệt may của chúng ta hiện nay phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, điều đó ảnh hưởng cả đến kế hoạch sản xuất cũng như hiệu quả. Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh nghiệm khai thác và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Tại Hội nghị toàn ngành dệt may mới đây, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho biết, ngành dệt may Việt Nam chưa thể ăn mừng, bởi những yếu tố bất lợi đang đe doạ sự phát triển của ngành. 2.4.1. Liên tục cạnh tranh... Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu hàng có hạn ngạch 3 tháng đầu năm đạt mức cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2005, nhưng theo sự phân tích của ông Ân thì ngành dệt may chưa thể ăn mừng, bởi vì, nhờ chính sách cấp visa tự động, tức là các đơn hàng dồn vào ngay từ đầu năm do doanh nghiệp được chủ động ký kết và đơn vị cấp visa theo yêu cầu. Vì vậy, khả năng sụt giảm xuất khẩu về cuối năm là có thể xảy ra. Hơn nữa, nhìn nhận một cách công bằng thì kết quả ngành dệt may đạt được từ đầu năm đến nay là còn nhờ việc Mỹ quyết định tái áp hạn ngạch xuất khẩu đối với một số mặt hàng may của Trung Quốc đó làm chậm tốc độ xuất khẩu của nước này vào Mỹ, nên tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta. Mục tiêu của ngành dệt may là đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD trong năm 2006. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cú sự nỗ lực hơn nữa. Mặc dù, Trung Quốc đang bị áp hạn ngạch dệt may, với 34 chủng loại sản phẩm từ nay đến năm 2008, nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh trực tiếp với đối thủ mạnh nhất này. Riêng đối với những đối thủ ấn Độ, Pakistan… thì công suất sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ bằng 50-70%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ta chưa sản xuất được những mặt hàng có giá trị cao, mà chủ yếu vẫn làm gia công.  2.4.2. Và nỗi lo nhân lực! Vấn đề nhân lực cũng đang hết sức phức tạp. Dệt may hiện là ngành công nghiệp lớn thứ 2 cả nước, với trên 2.000 doanh nghiệp, thu hút một lượng lớn lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động trong lĩnh vực này đang rất căng thẳng. Tình trạng đình công ngày một gia tăng, diễn ra không chỉ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà đã lan ra cả các doanh nghiệp trong nước. Bài toán chính sách lương thưởng, chế độ trợ cấp đang rất nan giải và đến hồi báo động. Ông Ân cho biết, những cuộc đình công này, nếu không có hướng giải quyết dứt điểm, sẽ gây bất ổn cho môi trường đầu tư và kinh doanh. Một số nhà đầu tư Đài Loan đang tiến hành đầu tư vào lĩnh vực dệt đã bắt đầu có động thái muốn dừng, thậm chớ cả khi dự án nhà máy dệt đã xây xong 80%.      Cùng với tình trạng đình công, vấn đề xây dựng đội ngũ quản lý, thiết kế và lao động lành nghề cũng đang làm đau đầu các doanh nghiệp. Nâng cấp công nghệ là một đòi hỏi tất yếu, song để có đội ngũ lao động đủ trình độ tiếp cận được với công nghệ này, đòi hỏi phải có một quá trình đầu tư đào tạo lâu dài. Trong khi đó, cơ hội mà các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm lấy khi Việt Nam gia nhập WTO đang rất gần. Hơn nữa, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực dệt may cảnh báo, năm 2008, khi Trung Quốc được dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường Mỹ và EU thì cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam sẽ diễn ra hết sức “khốc liệt”. Với tình trạng yếu kém về nhân lực, lạc hậu về công nghệ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ khó giành được ưuthế.  Để ngành dệt may phát triển bền vững, theo ông Ân, cần phải tăng năng suất lao động; tăng cường sản xuất hàng hoá chất lượng cao với thiết kế mới lạ; chuyển sản xuất gia công sang làm hàng FOB. Và dài hạn, cần phải có chính sách hỗ trợ ngành trong việc di chuyển địa điểm sản xuất về những địa phương có nguồn lao động lớn, có những khu công nghiệp riêng để chuyên môn hoá sản xuất. Cùng với đó, cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua xây dựng giáo trình đào tạo bám sát thực tiễn. 2.5. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới có thể thâm nhập, đứng vững và gia tăng hiệu quả đòi hỏi các nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau: 2.5.1. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được yêu cầu về hàng rào kỹ thuật của thị trường EU Thị trường EU là một thị trường thống nhất nếu xét trên phương diện thể chế, chính sách, nhưng khi xét yếu tố văn hoá, tập quán và thị hiếu thì EU lại là thị trường rất đa dạng, mang nhiều nét đặc thù riêng của từng quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, nhu cầu hàng dệt may của thị trường EU cũng rất đa dạng và phong phú. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, điều kiện đầu tiên là phải nắm bắt yêu cầu thị trường của từng quốc gia để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp. EU là thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng, được quản lý chặt chẽ trong việc nhập khẩu với những hàng rào kỹ thuật rất khắt khe. Đây cũng là một thị trường chú trọng bảo vệ người tiêu dùng, những yếu tố liên quan đến sự an toàn, sức khoẻ của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Người tiêu dùng ở đây không chỉ đòi hỏi những sản phẩm chất lượng cao, mà còn đặc biệt quan tâm tới những giá trị mới của sản phẩm thể hiện qua các yếu tố về đảm bảo môi trường, các chuẩn mực về đạo đức, nhất là các điều kiện làm việc của người lao động. Do vậy, khi xuất khẩu dệt may vào EU vốn nổi tiếng khó tính, đòi hỏi các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam trước khi sản xuất phải quan tâm đến các yếu tố này. 2.5.2. Phải nâng cao sức cạnh tranh của hang dệt may Việt Nam trên thị trường EU Cạnh tranh là động lực, là nguyên tắc cơ bản tồn tại khách quan và không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Thực tế chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam những năm vừa qua nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường EU.Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU đang bị sức ép cạnh tranh rất mạnh của hàng Trung Quốc, Indonexia. Phần lớn hàng của đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của ta về chất lượng, giá cả, mẫu mốt và nguồn cung cấp ổn định, do đó có thời gian kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút. Để tránh thất bại và ngày một đứng vững trên thị trường này tất yếu hàng dệt may của Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, thể hiện trên nhiều tiêu chí về giá cả, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm và về dịch vụ trước, trong và sau bán hàng… 2.5.3. Phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn đối với hàng dệt may của Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trương EU Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lựơc sản phẩm. Chiến lược sản phẩm là tổng thể các biện pháp từ nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường đến tổ chức sản xuất, chuẩn bị hàng hoá, xuất bán theo yêu cầu của khách hàng và các hoạt động sau bán hàng. Chiến lược sản phẩm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu dung lượng thị trường, đánh giá khả năng của mình và các đối thủ cạnh tranh chính để xác định cho mình chiến lược phù hợp. Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá phải xác định thực chất khả năng, vị trí của mình trong các vấn đề thị phần tại các thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, năng lực cạnh tranhcủa mình và nhu cầu khách hàng, các yếu tố môi trường kinh doanh, văn hoá, chính trị, xã hội có liên quan đến hàng hoá của mình để từ đó sử dụng các chiến lược cạnh tranh phù hợp với từng thị trường nhỏ của EU. 2.5.4. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU Đối với Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào EU không thể thiếu được vai trò của Nhà nước. - EU là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhà nước ta. Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao sẽ giúp cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU được mở rộng. Đây sẽ là cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp hai bên có thể thâm nhập vào thị trường của nhau, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài có thêm thông tin để tìm kiếm đối tác và cơ hội làm ăn từ phía Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0656.doc
Tài liệu liên quan