LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở - QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT Ở 4
I. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất 4
II. Quyền sở hữu nhà ở 12
III. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 17
IV. Căn cứ pháp lý thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị 25
1. Những quy định về đối tượng kê khai đăng ký và được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 26
1.1. Đối tượng khê khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở - quyền sử dụng đất ở 26
1.2. Cơ quan Nhà nước có thẩn quyền thực hiện kê khai đăng ký
- cấp GCN QSDĐ và QSHN ở 27
1.3. Yêu cầu của việc kê khai đăng ký 27
1.4. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở 27
2. Những quy định về thủ tục tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GCN QSDĐ Ở - QSHNỞ
TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
I. Vài nét khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Đống Đa 33
1. Đặc điểm tự nhiên 33
2. Đặc điểm kinh tế xã hội 33
II. Khái quát việc quản lý sử dụng đất đai và nhà ở trên địa bàn quận
Đống Đa 35
1. Quản lý sử dụng đất 35
2. Tình hình sở hữu và quản lý nhà ở 39
III. Thực trạng công tác cấp GCN QSDĐ ở - QSHN ở tại quận đống đa 41
1. Tình hình chung và căn cứ pháp lý thực hiện việc cấp
GCN QSDĐ ở - QSHN ở tại quận Đống Đa 41
2. Các bước thực hiện công tác cấp GCN QSDĐ ở - QSHN ở tại quận
Đống Đa 44
3. Kết quả công tác cấp GCN tại Quận Đống Đa trong những năm qua 54
4. Đánh giá chung 64
CHƯƠNG III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC CẤP GCN QSDĐ Ở - QSHN Ở
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA 71
I. Các quan điểm 71
1. Quan điểm tôn trọng lịch sử 71
2. Quan điểm hệ thống 73
3. Quan điểm thực hiện tốt công tác cấp GCN nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, tạo cơ sở vững chắc
thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển 74
4. Quan điểm luôn luôn đổi mới công tác cấp GCN theo hướng
ngày càng hoàn thiện, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào việc
thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công tác. 75
II. Các giải pháp chủ yếu 76
1. Thành phố và Quận cần có quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc
cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở 76
2. Có chế độ tài chính đảm bảo cho hoạt động cấp GCN QSDĐ ở
và QSHN ở 77
3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho nhân dân 77
4. Giải pháp về lực lượng cán bộ 79
5. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai nói chung và công tác nói riêng 80
6. Hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung chính sách của Nhà nước 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sắp tới diện tích này cần được bố trí để sử dụng.
b) Quản lý đất đai
Trong những năm qua bộ máy địa chính Quận Đống Đa đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn quận, cụ thể là:
+ Quận đã thực hiện việc kiểm kê đất đai hàng năm và tổ chức tổng kiểm kê đất đai 5 năm một lần theo đúng kế hoạch của cấp trên, đảm bảo việc kiểm kê đất đai đúng tiến độ, chất lượng hồ sơ, số liệu và số lượng.
+ Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất nhằm phát hiện những sai trái kịp thời điều chỉnh trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn. Đã kiểm tra lập hồ sơ 113 đơn vị sử dụng đất, kiến nghị thành phố thu hồi 9 đơn vị sử dụng đất không đúng mục đích, để đất hoang hoá với tổng diện tích là 44000 m2.
+Đối với đất ở: với sự hỗ trợ của các ngành chuyên môn quận đã xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200 trên 21 phường, xác lập hồ sơ từng thửa đất và tổ chức kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cho từng hộ dân. Tổng số hộ dân đã đăng ký kê khai là 70.326 hộ, trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết xét cấp GCN của Quận là 32.933 hồ sơ. Trên cơ sở kê khai đăng ký, Quận đã và đang tổ chức phân loại hồ sơ, xét duyệt và thẩm định hồ sơ để cấp GCN QSDĐ cho các chủ sử dụng đất trên địa bàn quận. Cho đến nay Quận đã cấp được 20.000 GCN, chiếm khoảng gần 60% so với yêu cầu.
+Điều tra quản lý được 17 hồ sơ đất nông nghiệp của các HTX nông nghiệp trên địa bàn Quận với diện tích 370.000m2.
+Đã xây dựng được bản đồ đại chính tỷ lệ 1/200 của 21 phường.
+Tiến hành lưu trữ hồ sơ đất đai khá đầy đủ.
+Quản lý đất trống, đất chưa sử dụng: phòng đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ theo dõi trên địa bàn từng phường có đất trống để phục vụ việc theo dõi quản lý sau này.
Tuy nhiên công tác quản lý sử dụng đất còn nhiều tồn tại như:
*Thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai chưa toàn diện, một số nội dung chưa được quan tâm đúng mức, công tác cập nhập chỉnh lý biến động đất đai chưa kịp thời, phương tiện lưu trữ hồ sơ chưa được đầu tư thích đáng.
*Cán bộ địa chính còn thiếu kinh nghiệm công tác và thiếu chủ động trong công việc nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ.
2. Tình hình sở hữu và quản lý nhà ở
ă Về sở hữu:
Sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Đống Đa rất đa dạng, bao gồm các hình thức theo thống kê được như sau:
Tổng số nhà ở hiện có( đến năm 2001) khoảng hơn 70 nghìn nhà trong đó:
+Nhà của tư nhân : hơn 40 nghìn chiếm gần 60% tổng số nhà.
+Nhà cơ quan tự quản: hơn 15 nghìn chiếm hơn 20% tổng số nhà.
+Nhà của Nhà nước : hơn 15 nghìn chiếm hơn 20% tổng số nhà.
Nhà ở khá đa dạng, nhà ở tập thể của Nhà nước và các cơ quan quản lý tại quận Đống Đa khá lớn, tập trung ở các phường như: Trung Tự, Kim Liên, Nam Đồng, Phương Mai. Tuy nhiên hiện nay chất lượng nhà ở đã xuống cấp, nhiều khu sa sút nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Nhà ở tư nhân chiếm gần 60% tổng quỹ nhà ở toàn quận, tốc độ phát triển của nhà ở tư nhân nhanh, nhưng chủ yếu là phát triển tự phát không theo quy hoạch.
ăVề quản lý nhà ở.
Công tác quản lý nhà ở trước đây do các xí nghiệp quản lý nhà ở chịu trách nhiệm. Hiện nay công tác này được gắn liền cùng với công tác quản lý đất đai giao lại cho bộ máy địa chính thực hiện một phần( quản lý nhà ở tư nhân).
Công tác quản lý nhà ở trước đây còn nhiều lỏng lẻo, chưa được quan tâm đúng mức, cụ thể:
+Chưa có hồ sơ về nhà ở.
+Nhà ở tư nhân không được quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng xây dựng nhà ở bừa bãi, trái phép, không phép.
+Nhà ở của cơ quan, của Nhà nước xuống cấp nghiêm trọng một phần là do thời gian sử dụng đã lâu thêm vào đó là do dân tiến hành cơi nới xây dựng trái phép ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của toà nhà.
+Tranh chấp nhà đất diễn ra thường xuyên.
+Chuyển nhượng nhà ở trái phép không thông quan cơ quan quản lý.
+Quản lý nhà ở chưa phân cấp thống nhất, còn nhiều đầu mối tham gia quản lý dẫn đến tình trạng vừa chồng chéo, vừa không phân công công việc rõ ràng nên còn nhiều thiếu sót, không hiệu quả.
Tuy nhiên với những cố gắng trong những năm qua Quận đã ngày càng cải thiện được công tác quản lý nhà ở, đó là:
*Quận đã tiến hành kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho toàn bộ dân cư trên địa bàn quận, từ đó thiết lập hồ sơ về nhà tiện cho việc quản lý sau này. Thông qua kết quả kê khai quận đã tổ chức xét duyệt cấp GCN QSHNƠ kèm theo GCN QSDĐƠ cho các hộ dân.
*Thực hiện công tác gắn biển số nhà, tên ngõ xóm và cấp GCN biển số nhà. Đến nay đã gắn và cấp được gần 50.000 biển số nhà. Đến năm 2001 đã có 7 phường hoàn thành việc gắn biển số nhà.
*Quản lý xây dựng các dự án cải tạo và xây dựng các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn quận.
*Cấp phép xây dựng nhà ở cho dân.
*Tham gia vào công tác giải phóng mặt bằng các nút giao thông trên địa bàn quận như: định giá đền bù nhà, xây dựng nhà ở tái định cư.
III. Thực trạng công tác cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ
tại quận Đống Đa.
1. Tình hình chung và căn cứ pháp lý thực hiện việc cấp GCN QSDĐƠ -QSHNƠ tại quận Đống Đa.
Thực hiện Luật đất đai và các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ như NĐ60/CP, 61/CP năm 1994, NĐ87/CP về khung giá các loại đất, NĐ 88/CP về quản lý sử dụng đất đô thị, NĐ 38/CP, NĐ17/CP và thi hành công tác cấp GCN QSDĐ - QSHN ở tại đô thị, Tổng cục ĐC đã ra quyết định số 748/QĐ-ĐC ngày 12/12/1995 về phê duyệt đề án xây dựng mô hình điểm về đăng ký lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị trong đó có hai phường Kim Liên và Láng Thượng thuộc quận Đống Đa-Hà Nội. Thực hiện quyết định của Chính phủ và Tổng cục địa chính, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 2213/QĐ-UB ngày 4/7/96 và Kế hoạch số 21/KH-UB ngày 5/10/96 về việc triển khai thí điểm mô hình đăng ký đất đai cấp GCN tại hai phường trên. Kết thúc mô hình điểm thu được kết quả sau:
* Kê khai được 3873 hồ sơ trên tổng số 4448 hồ sơ, chiếm 87,07% tổng số hồ sơ cần kê khai.
* Xét duyệt để cấp GCN được 2539 hồ sơ chiếm 65,56% so với tổng số hồ sơ đã kê khai.
* Cấp được 238 GCN chiếm 9,37% so với tổng số hồ sơ đã xét duyệt.
Dựa trên kết quả và kinh nghiệm của mô hình điểm ngày 16/9/97 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3564/QĐ-UB và Kế hoạch 16/KH-UB ngày 27/9/97 về việc ban hành quy định về kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ tại 12 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó Quận uỷ - HĐND-UBND quận Đống Đa đã ra kế hoạch số 58/KH-UB năm 1997 về việc thực hiện triển khai các quyết định của Tổng cục địa chính và của UBND thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Đống Đa.
Sau hơn một năm thực hiện các địa phương đều nhận thấy quyết định số 3564 còn bộc lộ nhiều tồn tại chưa đáp ứng được tiến độ của kế hoạch cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ trên địa bàn Hà Nội. Trước tình hình đó Đồng chí Phó thủ tướng nhà nước Nguyễn Công Tạn đã ký thông báo số 170/TB-VPCP ngày 17/4/1999 về việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội đã kịp thời giúp thành phố Hà Nội chấn chỉnh những thiếu sót trên nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ.
Thực hiện sự chỉ đạo trên của chính phủ, UBND thành phố hà Nội đã ra quyết định số 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 để thay thế cho QĐ3564 trước đây với nhiều quy định mới cởi mở và thông thoáng trong công tác xét duyệt cấp GCN. QĐ 69 ban hành đã tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc giúp đẩy nhanh được tiến độ xét cấp GCN của toàn thành phố. Cụ thể trên địa bàn quận Đống Đa thu được kết quả rất khả quan:
+ Năm 1998: chỉ xét được 178( làm theo QĐ3564).
+ Năm 1999: xét dược 1786 hồ sơ do 8 tháng đầu năm vẫn làm theo QĐ 3564 từ tháng 9 mới làm theo QĐ69.
+ Năm 2000: con số hồ sơ được xét duyệt đã tăng vọt , đạt được 5535 hồ sơ.
+ Năm 2001: 6142 hồ sơ.
+ Năm 2002: 6350 hồ sơ.
Cho đến nay công tác xét duyệt cấp GCN trên địa bàn quận Đống Đa vẫn dựa trên quy định của QĐ 69. Ngoài ra công tác cấp GCN còn dựa trên một số văn bản như:
* Quyết định số 840/QĐ-UB ngày 25/2/97 về việc truy thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp được giao đất trước ngày 15/10/1993 để xây dựng nhà để bán và tự xây dựng nhà ở.
* Quyết định 61/QĐ-UB ngày 4/11/1998 của UBND thành phố hà Nội về việc quy định định mức sử dụng đất của thành phố Hà Nội.
* Quyết định số 12/QĐ-UB ngày 5/6/1998 của UBND thành phố Hà Nội về việc xử lý khi xây dựng trái phép, không phép.
* Nghị định 25/CP ngày 19/4/1999 về việc bổ sung quy định điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội để xử lý khi xét cấp GCN.
* Công văn số 4/86/CV- Sở ĐC ngày 3/8/2000 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 69.
2) Các bước thực hiện công tác cấp GCN QSDĐƠ-QSHNƠ
tại quận Đống Đa.
A. Chuẩn bị
Khâu chuẩn bị cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở được thực hiện ngay khi có quyết định về việc bắt đầu tổ chức cấp GCN. Khâu chuẩn bị được thực hiện kỹ lưỡng nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các phương tiện vật chất cũng như đội ngũ cán bộ cần thiết cho việc cấp GCN.
Khâu chuẩn bị tiến hành theo các nội dụng sau:
ă Thành lập Hội đồng đăng ký nhà ở đất ở cấp phường
Cả 21 phường thuộc quận Đống Đa đều thành lập hội đồng đăng ký nhà ở đất ở tại phường mình theo quyết định 69, gồm các thành phần sau:
+Chủ tịch UBND phường : Chủ tịch hội đồng.
+Cán bộ ĐC phường : Uỷ viên thường trực.
+Đại diện MTTQ phường : Uỷ viên.
+Trưởng công an phường : Uỷ viên.
+Tổ trưởng khu vực, tổ dân phố : Tham gia vào hội đồng khi xét duyệt cho những đối tượng thuộc phạm vi của khu vực, tổ dân phố đó.
Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở đất ở là tổ chức tư vấn giúp UBND phường phân loại, xác nhận hồ sơ và xét đơn đăng ký tại phường.
ă Các phường thành lập tổ chuyên môn giúp việc( gọi tắt là tổ đăng ký đất) có nhiệm vụ triển khai công việc chuyên môn trong quá trình tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính để cấp GCN.
ă Thu thập tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác kê khai đăng ký và xét duyệt cấp GCN.
Cán bộ địa chính Quận cũng như các phường thu thập tài liệu như bản đồ, sơ đồ, số liệu đất đai, bản đồ quy hoạch.. từ nhiều nguồn như từ cấp trên chuyển xuống, từ các cơ quan phụ trách chuyên môn, số liệu có từ trước.
ă Chuẩn bị vật tư kỹ thuật máy móc: Quận và các phường tiến hành mua sắm vật dụng cần thiết như máy photo, sổ sách, văn phòng phẩm..
ă Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tham gia. UBND Quận tổ chức những buổi họp, hội thảo nghe cán bộ chuyên môn của Sở địa chính về hướng dẫn cụ thể các bước thủ tục cấp và các quy định pháp luật phục vụ cho việc cấp GCN.
ă Xây dựng phương án, kế hoạch cấp GCN
Các phường phải xây dựng được bản kế hoạch tổ chức và phương án thực hiện việc cấp GCN tại phường mình từ khâu kê khai đăng ký đến khâu giao GCN. Các phường cũng phải dự kiến kế hoạch hàng năm tổ chức xét bao nhiêu hồ sơ từ đó Quận tổng hợp và đưa ra dự kiến kế hoạch cho cả quận.
ă Tuyên truyền phổ biến luật đất đai, các chính sách, kế hoạch thực hiện đăng ký. Các phường đã thực hiện phổ biến bằng các biện pháp:
+ Phổ biến trên loa đài truyền thanh phường và các bản tin ở các khu vực dân cư.
+ Cán bộ phường phổ biến cho các tổ trưởng khu vực, tổ trưởng tổ dân phố trên cơ sở đó các tổ trưởng họp để phổ biến lại cho nhân dân trong địa phương mình.
B. Tổ chức kê khai đăng ký nhà ở đất ở.
Việc tổ chức kê khai đăng ký nhà ở, đất ở là bắt buộc đối với mọi đối tượng sử dụng nhà ở đất ở, và là thủ tục đầu tiên trong quá trình thực hiện cấp GCN. Vì vậy Quận Đống Đa đã hướng dẫn cho UBND tất cả 21 phường thuộc quận tổ chức thực hiện việc kê khai đăng ký nhà, đất trong địa bàn mình phụ trách cho tất cả các hộ dân và coi đây là đăng ký ban đầu.
Trước khi tiến hành đăng ký tổ chuyên môn phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết cho mỗi chủ sử dụng đất, danh sách các chủ nhà đất cần đăng ký.
Công việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được tiến hành như sau:
Bước 1: Cán bộ của tổ chuyên môn phổ biến cách thức kê khai đăng ký và giao hồ sơ kê khai đăng ký nhà đất cho các tổ trưởng tổ dân phố. Tiếp đó các tổ trưởng tổ dân phố tổ chức các buổi họp tổ dân phố để phổ biến lại cho người đăng ký về quy cách kê khai đăng ký và phát hồ sơ cho từng người kê khai.
Bước 2: Các chủ sử dụng nhà đất tự kê khai vào hồ sơ của mình gồm kê khai vào tờ khai"Đăng ký nhà ở đất ở" (phụ lục 1) và "Đơn xin cấp GCN QSDĐƠ-QSHNƠ" (phụ lục 2) trong hồ sơ theo mẫu quy định, bao gồm những nội dung chính sau:
+Họ và tên người( hoặc tổ chức) kê khai đăng ký và các yếu tố nhân thân như năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu, giới tính..(hoặc người đại diện, quyết định thành lập văn phòng nếu là tổ chức).
+Các thông số kỹ thuật về nhà đất như: diện tích đất, số thửa, danh pháp tờ bản đồ gốc, diện tích xây dựng nhà, diện tích sử dụng nhà, thời điểm xây nhà, cấp nhà, địa chỉ nhà..
+Nguồn gốc nhà đất và diễn biến quá trình sử dụng nhà đất( như được chuyển dịch, thừa kế, cấp..).
+Tình trạng pháp lý hiện tại của nhà đất như tình trạng giấy tờ, tình trạng tranh chấp..
+Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan đo đạc lập, được chủ nhà và các hộ liền kề xác nhận.
Bước 3: Sau khi kê khai xong, người kê khai phải nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND phường. Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ(theo mẫu).
- Tờ khai đăng ký nhà ở, đất ở có sơ đồ thửa đất được xác nhận( như đã nói ở trên).
- Bản sao sổ hộ khẩu.
- Bản sao các giấy tờ có liên quan về nhà ở, đất ở.
Ngoài ra đối với tổ chức thì phải có văn bản xét duyệt cảu cơ quan có thẩm quyền về việc xác định nhu cầu sử dụng đất theo điều 3- chỉ thị 245/Ttg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng chính phủ.
Cán bộ tổ chuyên môn tổ chức địa điểm, thời gian nộp hồ sơ. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ cán bộ tổ chuyên môn phải kiểm tra, hướng dẫn người kê khai hoàn thiện hồ sơ (đặc biệt là các tờ khai ) và vào sổ kê khai đăng ký để thực hiện công tác quản lý và theo dõi hồ sơ. Người nộp phải ký vào "Sổ tiếp nhận hồ sơ".
C. Tổ chức xét duyệt - cấp GCN
C 1. Phân loại hồ sơ, xét duyệt tại cấp phường.
Hội đồng đăng ký nhà ở, dất ở cấp phường được thành lập theo quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999. UBND phường chịu trách nhiệm xét để xác nhân vào đơn đăng ký của từng chủ sử dụng nhà đất trên cơ sở nghiên cứu kết luận của Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở. Trình tự xét duyệt ở cấp Phường như sau:
ăTrên cơ sở kê khai của chủ sử dụng đất, tổ đăng ký tiến hành thẩm tra, xác minh và lập hồ sơ đầy đủ cho từng chủ sử dụng đất; sơ bộ phân loại hồ sơ theo mức độ hoàn thiện để trình trước hội nghị xét duyệt của Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở.
ăTổ chức hội nghị xét đơn:
Hội đồng đăng ký nhà ở đất ở Phường họp nghe báo cáo kết quả tổng hợp kê khai, kết quả thẩm tra xác minh các đơn đăng ký đất. Sau đó tiến hành xem xét phân loại và xác nhận cho từng hồ sơ.
+ Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở có trách nhiệm xác nhân cho từng hồ sơ về diện tích nhà ở, đất ở; nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, ranh giới, mốc giới sử dụng; tình trạng tranh chấp hoặc khiếu nại về nhà đất.
+ Hội đồng phân loại các hồ sơ:
*Các hồ sơ có đầy đủ giấy tờ, đủ điều kiện cấp, cấp đổi ngay GCN như đã nêu ở phần 1.1 phần II chương 2 trên( như điều 4 QĐ69) thì UBND xác nhận cho từng hồ sơ về nguồn gốc đất nhà, khuôn viên diện tích nhà ở đất ở thực tế sử dụng ổn định, thời gian sử dụng không có tranh chấp. Sau đó UBND phường lập danh sách kèm theo hồ sơ kê khai đăng ký và chuyển thẳng lên Sở Địa chính nhà đất thành phố hoặc đề nghị chủ nhà tự nộp đơn xin cấp, cấp đổi GCN tại Sở Địa chính đề nghị Sở cấp ngay.
*Hồ sơ có giấy tờ như trường hợp trên nhưng có những vướng mắc như: không phải chính chủ đang sử dụng, diện tích sử dụng quá so với quy định trong giấy tờ thì Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường phân loại và xác nhận:
ã Nguồn gốc đất, nhà.
ãDiện tích thực tế đang sử dụng.
ãThời gian sử dụng ổn định lâu dài.
ãKhông có tranh chấp, khiếu kiện.
ãGiấy tờ khác kèm theo để xác nhận tính pháp lý của chủ sử dụng nhà đất như giấy mua bán nhà, giấy để thừa kế..
Phần diện tích tăng thêm so với quy định trong giấy tờ cũng được xác nhận để cấp GCN.
Sau khi xác nhận UBND phường lập biên bản phân loại hồ sơ chuyển lên Phòng Địa chính nhà đất Quận thẩm định để xét cấp, trường hợp có vướng mắc thì mới trình Hội đồng xét cấp GCN của Quận họp để xét.
*Hồ sơ không có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở như đã nêu ở trường hợp 1.2 phần II chương 29 hay trong điều 5 QĐ 69) thì được Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở đất ở cấp phườngxem xét từng trường hợp cụ thể phân loại và xác nhận:
ãNguồn gốc đất, nhà.
ãDiện tích đất ở, nhà ở đang sử dụng thực tế ổn định không có tranh chấp khiếu kiện.
ãThời gian chủ nhà thực tế sử dụng đất: chia làm ba giai đoạn: trước ngày 18/12/1980; từ sau 18/12/1980 đến 14/10/1993; từ 14/10/1993 đến nay.
Sau khi phân loại xét duyệt Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND phường báo cáo, có biên bản ghi rõ và những kiến nghị( nếu có) để trình lên UBND Quận thẩm định và xét duyệt. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình của UBND Phường đề nghị xét duyệt cấp GCN.
- Biên bản xét phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở Phường.
- Danh sách kèm theo hồ sơ kê khai đăng ký của các trường hợp đề nghị xét cấp GCN.
*Hồ sơ không đủ điều kiện xét cấp GCN thì phải xác nhận và ghi rõ lý do không đủ điều kiện.
ăTổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt hồ sơ: Sau khi Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở có kết luận, UBND Phường phải tổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt để mọi người dân được biết.
Địa điểm công khai: là trụ sở UBND phường.
Thời gian công khai: 10 ngày.
Trong thời hạn đó nếu có những khiếu kiện thắc mắc thì phải được thẩm tra, xem xét bằng văn bản.
Kết thúc công khai UBND Phường lập biên bản kết thúc việc công bố công khai hồ sơ.
ăLập hồ sơ kết quả trình cấp có thẩm quyền.
Kết thúc việc công khai, UBND Phường lập hồ sơ kết quả trình duyệt lên UBND cấp Quận hoặc Sở Địa chính, hồ sơ gồm có:
+ Hồ sơ kê khai, đăng ký của chủ sử dụng đất( đã được phân loai xét duyệt đủ điều kiện).
+ Tờ trình của UBND phường về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
+ Biên bản xét duyệt, phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở phường.
+ Danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
+ Biên bản kết thúc công khai kết quả xét duyệt phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở phường.
+ Bản đồ địa chính.
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
+ Biểu tổng hợp các trường hợp vi phạm chính sách đất đai.
Hồ sơ trình duyệt này được lập riêng cho hai loại đối tượng thuộc thẩm quyền duyệt của UBND Quận và UBND Thành phố.
ăUBND Phường căn cứ vào kết quả phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở để tổ chức lập Sổ mục kê và Sổ địa chính. Hai sổ này được lập thành ba bộ, được Chủ tịch UBND phường và Giám đốc Sở địa chính nhà đất ký duyệt. Sổ mục kê và Sổ địa chính được giao cho UBND phường, UBND quận và Sở địa chính nhà đất mỗi nơi một bộ để quản lý và theo dõi trong quá trình cấp GCN.
C2. Xét duyệt hồ sơ ở cấp Quận.
ă Phòng địa chính nhà đất quận Đống Đa là phòng chu yên môn có trách nhiệm giúp đỡ UBND quận trong việc xét cấp GCN tại quận. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ các phường chuyển lên Phòng phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, phân loại và tiến hành thẩm định hồ sơ xét cấp GCN. Trước đây tất cả các hồ sơ từ phường chuyển lên sau khi được Phòng kiểm tra phân loại thì đều phải được Hội đồng xét cấp GCN Quận họp để thẩm định thông qua rồi mới trình uỷ ban. Hiện nay để đẩy nhanh tiến độ xét duyệt thì tại quận Đống Đa Phòng địa chính có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xác nhận vào hồ sơ để trình UBND ký kiến nghị đề nghị cấp trên cấp GCN. Riêng những trường hợp hồ sơ có vướng mắc trong quá trình xét duyệt tại Phòng mới cần trình Hội đồng xét duyệt Quận họp để xét.
Hội đồng xét cấp GCN Quận được thành lập theo quyết định 69, bao gồm các thành phần sau:
+Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND quận phụ trách nhà đất làm Chủ tịch hội đồng.
+Trưởng phòng địa chính nhà đất Quận : Uỷ viên thường trực.
+Đại diện lãnh đạo MTTQ quận : Uỷ viên.
+Trưởng phòng xây dựng quận : Uỷ viên.
+Đại diện Sở địa chính nhà đất thành phố: Uỷ viên.
Hội đồng xét duyệt làm việc thông qua các kỳ họp, nhất trí theo phương pháp bỏ phiếu đa số. Kết quả họp của Hội đồng được thể hiện trong các biên bản làm việc với đầy đủ chữ ký của các thành viên.
ăSau khi xét duyệt, phòng địa chính nhà đất có nhiệm vụ công khai kết quả xét duyệt:
ãCác trường hợp đủ điều kiện xét đề nghị UBND thành phố cấp GCN.
ãCác trường hợp chưa đủ điều kiện cần bổ sung, giải quyết vướng mắc.
ãCác trường hợp không được cấp GCN.
Đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp thì phòng địa chính nhà đất lập danh sách đề nghị cấp GCN( phụ lục 3), dự thảo tờ trình trình Chủ tịch UBND quận ký trình thành phố và lập đầy đủ hồ sơ chuyển lên Sở địa chính thành phố để thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt. Hồ sơ gồm có:
ã Tờ trình của Chủ tịch UBND quận đề nghị cấp GCN( theo mẫu như phụ lục 4).
ã Biên bản xét duyệt của Phòng địa chính(phụ lục 5) và Hội đồng xét duyệt quận(phụ lục 6).
ã Toàn bộ hồ sơ của các phường chuyển lên.
Đối với những trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện thì Phòng có trách nhiệm hường dẫn các phường bổ sung theo kết luận của Hội đồng xét cấp GCN quận.
Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện thì phòng xác nhận vào hồ sơ để trả về các phường và ghi rõ lý do không được cấp GCN.
C3. Tổ chức xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại thành phố.
Cơ quan chuyên môn cấp thành phố chịu trách nhiệm là Sở Địa chính nhà đất thành phố.
Sở Địa chính nhà đất trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND cấp quận chuyển lên thì phải có trách nhiệm thẩm định lại hồ sơ và trình lên UBND thành phố phê duyệt cấp GCN. Với những trường hợp chưa đủ điều kiện Sở có trách nhiệm chuyển trả lại Quận và thông báo những nội dung còn thiếu cần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
Đối với những trường hợp có đầy đủ giấy tờ xin cấp, cấp đổi GCN của nhân dân trực tiếp đưa lên hoặc do Quận chuyển lên thì Sở phải trực tiếp thẩm định và làm thủ tục để trình UBND thành phố ký GCN.
Trường hợp chủ nhà được chậm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định thì Sở ghi" chưa nộp" rõ từng loại tài chính trong GCN trước khi chuyển về cho Quận.
Sở Địa chính nhà đất có trách nhiệm lưu trữ và quản ký toàn bộ hồ sơ xin cấp GCN và bản lưu GCN đã được ký màu xanh.
C4. Tổ chức giao GCN
ăCăn cứ vào quyết định của UBND thành phố, Sở địa chính nhà đất có thông báo cho UBND cấp quận và cục thuế thành phố danh sách các trường hợp được cấp GCN và các khoản tiền mà người được cấp GCN phải nộp trước khi nhận GCN.
ăCác trường hợp cấp, cấp đổi GCN mà người nộp ngay tại Sở thì Sở thu toàn bộ giấy tờ gốc và giao GCN cho chủ nhà ngay tại Sở. Người được nhận GCN phải tới UBND phường để đăng ký vào sổ địa chính và hoàn thiện các thủ tục theo luật định.
ăVới các trường hợp do Quận trình sau khi GCN được UBND thành phố ký, Sở địa chính nhà đất vào sổ tại Sở và giao 01 GCN cho UBND Quận để Quận chuyển xuống cho Phường trực tiếp giao cho người được cấp và vào sổ theo dõi tại phường sở tại, thu lại các giấy tờ gốc về nhà đất giao lại cho Sở địa chính để lưu trữ. Nếu chủ sử dụng đất phải nộp các nghĩa vụ tài chính thì UBND Quận phối hợp với cục thuế Hà Nội tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định trước khi nhận GCN.
ăSở địa chính nhà đất, phòng địa chính nhà đất cấp quận và UBND các phường có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN đồng thời thu lệ phí cấp GCN.
3) Kết quả công tác cấp GCN tại quận Đống Đa trong những năm qua.
Từ năm 1997 đến nay quận Đống Đa đã chỉ đạo thực hiện công tác kê khai nhà ở đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở theo kế hoạch đã đặt ra. Theo báo cáo của phòng Địa chính nhà đất và đô thị quận Đống Đa tại tất cả 21 phường thuộc quận đều đã triển khai thực hiện kê khai đăng ký QSHNƠ-QSDĐƠ, kết quả đạt được là:
ăTổng số hồ sơ đã kê khai đăng ký ban đầu đến cuối năm 2001 là 70.326 hồ sơ, gồm: -Nhà ở tư nhân : 40.280 hồ sơ đạt 57,28% so với số hồ sơ cần phải đăng ký.
-Nhà ở sở hữu nhà nước : 30.046 hồ sơ.
Trong số 40.280 hồ sơ nhà ở tư nhân có 664 hồ sơ thuộc loại đang có tranh chấp và 6.683 hồ sơ chưa có chính sách xét cấp. Như vậy tổng số hồ sơ cần xét duyệt để cấp GCN của Quận là 32.933 hồ sơ là nhà ở thuộc sở hữu tư nhân theo NĐ60/CP. Còn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là 30.046 hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết trực tiếp từ Sở Địa chính nhà đất thành phố.
Như kết quả trên cho thấy quận Đống Đa đã thực hiện việc kê khai đăng ký ban đầu cho nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Trong đó về cơ bản đã hoàn thành kê khai đăng ký ban đầu cho nhà ở thuộc sở hữu tư nhân, còn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và các cơ quan quản lý còn chưa hoàn thành, tỷ lệ đạt được còn thấp. Đặc biệt Quận chưa có chính sách kê khai nhà ở đất ở thuộc các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội để cấp GCN.
Tuy nhiên đạt được kết quả như trên đã là một cố gắng đối với cán bộ địa chính của Quận trong điều kiện đội ngũ cán bộ địa chính còn thiếu, chưa có kinh nghiệm. Hồ sơ đã kê khai đăng ký làm cơ sở quan trọng cho các cấp chính quyền, l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0015.doc