Đề tài Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương mại Việt Nam

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

I. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM 2

1. KHÁI NIỆM 2

2. HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 2

2.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 3

2.2. HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN. 3

2.3. HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THANH TOÁN. 4

II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA NHTM 5

1. ĐẶC ĐIỂM 5

2. CÁC NGHIÊP VỤ (DỊCH VỤ) KINH DOANH ĐỐI NGOẠI. 6

3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI NHTM VÀ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 8

CHƯƠNG II 10

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 10

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 10

1. MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 10

2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG . 12

II. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN. 19

CHƯƠNG III 23

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 23

I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC 23

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN 24

KẾT LUẬN 27

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của hoạt động kinh doanh đối ngoại đối với NHTM và đối với nền kinh tế Xu hướng toàn cầu hoá đang chi phối khuynh hướng và cấu trúc vận động của hệ thống tài chính- ngân hàng của từng quốc gia từ khi đổi mới nền kinh tế hệ thống NHTM Việt Nam đã sớm bắt nhịp quá trình hội nhập cộng đồng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Do đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại đối với NHTM không chỉ là tất yếu khách quan mà còn là lẽ sống của chính ngân hàng. Trong kinh doanh đối ngoại hay còn được gọi là hoạt động kinh doanh ngoại hối thì NHTM giữ vị trí trung tâm. Các ngân hàng này đảm nhiệm hầu hết các hoạt động chuyển hoá ttrên thị trường ngoại hối với tư cách người bán hoặc người mua, Vai trò chủ đạo này xuất phát từ vị trí trung tâm của NHTM trong việc thực hiện thanh toán quốc tế. Qua đó, ngân hàng là người cuối cùng hình thành nền tảng doanh thu của thị trường hối đoái. Khi cần thực hiện các hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ thì trước sau ngân hàng cũng phải thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả bằng ngoại tệ khác của khách hàng bản xứ mà NHTM chưa có sẵn. Cũng vì yêu cầu bảo toàn giá trị tiền tệ trong kinh doanh khi một loại ngoại tệ có sẵn đang có xu hướng mất giá so với ngoại tệ khác. Các NHTM thường thanh toán hộ theo yêu cầu khách hàng nên trong nghiệp vụ kinh doanh hầu hết các ngân hàng còn thực hiện các hoạt động ngoại hối theo hình thức liên ngân hàng, có nghĩa là các NHTM trực tiếp mua bán với nhau không liên quan tới nghiệp vụ khách hàng. Mục đích của hoạt động này đối với các NHTM là lợi nhuận thu được trên cơ sở chênh lệch tỷ giá của các giao dịch ngay trên thị trường hối đoái hoặc từ việc tích trữ đầu cơ ngoại hối hoặc từ việc thu phí. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng là mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lưọc mở rộng thị trường ra bên ngoài của các NHTM Việt Nam, bởi vì nó đóng vai trò trung gian chuyển vốn từ các trung tâm tài chính quốc tế về trong nước nhằm góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại có những lợi ích: Một là, tranh thủ được các nguồn vốn trên thị trường quốc tế thông qua ngân hàng nước ngoài hoặc các chi nhánh của họ, ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việc Nam để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Hai là, có điều kiện và học hỏi công nghệ ngân hàng tiên tiến, nhất là ở các khâu thanh toán kinh doanh ngoại hối, thẩm định dự án ngừa phòng rủi ro kiểm soát nọi bộ và giám sất tài chính. Hợp tác kinh doanh tạo cơ hội cho ta có điều kiện tìm kiếm bạn hàng, khách hàng, đào tạo cán bộ qua các ngân hàng liên doanh như INDOVINABANK, FIRSTVINABANK, VID PUBLIC... các NHTM Việt Nam sẽ th được nhiều kinh nghiệm, bài học khá tốt về cách quản lý ngân hàng góp phần làm phong phú thêm và sôi động hơn thị trường chính Việt Nam, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh từ đó, góp phần quốc tế hoá hoạt động của NHTM Việt Nam. Ba là, góp phần quan trọng khuyến khích mở rộng xuất khẩu, kiểm soát tốt nhập khẩu. Tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ thuộc hệ thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tronh hoạt động xuất nhập khẩu.Thực hiện hoạt động này ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh giúp doanh nghiệp gia tăng hệu quả kinh doanh thực hiện thương vụ thành công khi có sự thiếu hụt vốn trong doanh nghiệp. Bốn là, tạo điều kiện cơ hội mở rộng thị trường tìm kiếm bạn hàng trên những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước nâng cao vị thế chính trị, kinh tế, ngoại giao, giao lưu văn hoá dân tộc với thế giới Trên thực tế đã cho chúng ta thây hội nhậo quốc tế về hoạt động ngân hàng đang là một xu thế của thời đại. Nó đem đến cho mỗi quốc gia nhiều lơi ích để phát triển, khơi thông các kênh luân chuyển vốn từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam- nơi đang càn nhiều vốn đầu tư và nó cũng tạo điieù kiện cho các NHTM Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đầu cho nước ngoài Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh đối ngoại của các NHTM Việt Nam I. Thực trạng tình hình hoạt động 1. Một số thành tựu đã đạt được Qua hơn 10 năm đổi mới cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế,trong đó có kinh tế đối ngoại của các NHTM Viêt Nam dần có những khởi sắc. Cũng như nhưng hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng trong nước,chuyển từ cơ chế độc quyền của NHNN sang cơ chế thi trường, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh tiền tệ -tín dụng-ngoại hối’trong đó vai trò chủ đạo và chủ lực vẫn thuộc các tổ chức tín dụng nhà nước. Hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHTM Viêt Nam từng bước được xác lập vị thế trên thương trường. Hiện nay, lĩnh vực này không còn độc quyền Nhà nước do Vietcombank đảm trách như thời tập trung bao cấp nữa,và bản thân Vietcombank trong cơ chế mới cũng đã trở thành một NHTM thực thụ của Nhà nước.Nếu không tự đổi mới và phấn đấu giữ vững nâng cao chất lượng “chữ tín“ chắc chắn Vietcombanh đã không thể tồn tại và phát triển đến nay, không thể thực hiện vai trò là NHTM quốc doanh chủ đạo và chủ lực trong lĩnh vực ngoại hối. Cùng với Vietcombank bắt đầu vào cuộc còn có các NHTM quốc doanh khác,mà mới trước đó với danh nghĩa các ”ngân hàng chuyên doanh”,chỉ hoạt đông trên thương trường nội địa.Vơí phương châm phát triển thận trọng ,tiến chắc không thể phủ nhận sự tiến bộ của NHCTVN, NHĐT&PTVN, NHNNVN trong lĩnh vực này. Đồng thời , một số NHTM cổ phần ra đòi sớm đã từng bước khẳng định được vị thế . Nễu xét trên giác độ hạch toán kinh doanh trên thị trương tiền tệ quốc tế của nhiều NHTM nước ta đều có lãi,chưa để xẩy ra những thất thoát gì đáng kể về vốn ngoại tệ. Một số NHTM nước ta đã sớm tiếp cận với các phương thức kinh doanh quốc tế hiện đại để vận hành vào Viêt Nam như thẻ tín dụng quốc tế , phòng buôn tiền quốc tế, dịch vụ chuyển tiền điện tử quốc tế đã thu lợi hàng chục triệu USD mỗi năm cho nhà nước đặc biệt là từ sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chình tiền tệ tại các nước khu vực Đông Nam á vào giữa năm 1997 và đầu năm 1998 thì cơn sốt nóng ngoại tệ với sự gia tăng đột ngột tỷ giá là sự thử thách gay go đầu tiên của nưóc ta trong thời kỳ đổi mới tính từ năm 1990 trở lại đây trên lĩnh vực tài chính- tiền tệ- đối ngoại. Những giải pháp tình thế trong quản lý vầ điều hành ngoại hối nhạy bén kiên quyết của chính phủ, ngân hàng Nhà nước cùng với sự phát triển nỗ lực vượt bậc trong tác nghiệp của hệ thống NHTM được phép kinh doanh ngoại hối đã đẩy lùi được cơn sốt nóng này. Từ sau khi đổi mới đến 1997 xuất khẩu nước ta tăng trưởng vói tỷ lệ cao, hàng năm từ 20- 25%. Đấy là nhờ tiềm lực kinh tế đất nước phát triển được tác động bởi các chủ trương chính sách vĩ mô của Đảng và chính phủ dành cho xuất khẩu ngày càng đi vào cuộc sống. Ngân hàng cũng đã có nhiều đóng góp đắc lực về vốn tín dụng thanh toán đối ngoại.... tạo nhiều thuạn lợi cho xuất khẩu. Những năm gần đây với hoạt động của NHTM nhằm đẩy mạnh huy động vốn và cho vay phục vụ CNH, HĐH đất nước phát huy nội lực, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. 2. Tình hình hoạt động . Mặc dù đã có những thành tựu như trên nhưng hoạt động kinh doanh đối ngoại của các NHTM Việt Nam còn có một số tồn tại: Chưa đa năng hoá theo cơ ché thị trường, điều đó được thể hiện ngay cả trong nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn ngoại tệ. Các hình thức huy động còn đơn điệu, chưa có các hình thức huy động dài hạn, chưa thu hút được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các cá nhân nước ngoài, ngân hàng nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ. Còn bị động trong huy động vốn và sử dụng, điều này thể hiện rất rõ trong năm 97 khi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và nhất là trong năm 99- 2000 người dân có khuynh hướng chuyển dịch tiền gửi từ VND sang USD. Hậu quả là, các NHTM có dư số tiền gửi ngoại tệ tăng nhanh mà không sử dụng hết được số vốn khả dụng bằng USD. Cuối năm 1996 chỉ có 18% tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng tiền gửi sang đến năm 97-99 thì tỷ lệ này là 30%. Nhưng trong năm 2000 tỷ lệ này tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh hơn, 9 tháng đầu năm tốc độ huy động tiền gửi ngoại tệ tăng mạnh 25.5% năm 99 lên 41.2% năm 2000 và tốc độ huy động tiền gửi bằng VND giảm tương ứng 19.2% năm 99 xuống còn 14.2% năm 2000. Hiện tượng nguồn vốn USD chảy vào các NHTM tăng mạnh, hơn nữa các NHTM lại nâng lãi suất huy động USD lên cao được nhiều USD, lên lượng vốn USD tiềm năng trong dân chúng chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng. Một thực tế khá sinh động hiện naylà nguồn ngoại tệ để cho vay của các NHTM là rất lớn nhưng không cho vay ra được. Không biết rằng có bao nhiêu nguyên nhân nhưng chỉ riêng các hợp đồng tín dụng cho vay bằng ngoại tệ mà các ngân hàng đã ký với doanh nghiệp đến nay đã lên tới hàng trăm triệu USD nhưng vẫn chưa giải ngân được. Tiền ngân hàng vẫn năm chờ các thủ tục như tổng dự toán chưa được duyệt, gói thầu chưa lập xong, thiết bị cung cấp chưa lựa chọn, hợp đồng thi công chưa được ký... nên các chủ đầu tư không dại gì rút vốn vay để chịu lãi suất. Khi các NHTM cho doah nghiệp vay bằng ngoại tệ nhưng doanh nghiệp không tạo ra mặt hàng xuất khẩu để tái tạo ra ngoại tệ sẽ không có ngoại tệ trả nợ cho NHTM và tất nhiên doanh nghiệp phải mua ngoại tệ để trả nợ sẽ bị thiệt hại về tỷ giá so với khi vay, ngoài ra cũng rất khó cho doanh nghiệp khi lập kế hoạch hoá về giá thành sản phẩm và tài chính cho những năm mắc nợ. Nước ta nguồn ngoại tệ phân lớn là nguồn kiều hối chuyển từ nước ngoài về nhưng NHTM chỉ cho phép người cư trú mở tài khoản tiền gửi nngoại tệ bằng tiền mặt nhưng lại không cho phép vay bằng ngoại tệ, khách hàng chỉ mua bán ngoại tệ với NHTM khi thật cần thiết. Các NHTM Việt Nam huy động vốn bằng ngoại tệ mà không thể cho vay được nên phải gửi ngoại tệ ra nước ngoài nhằm hưởng lãi cao và biến ngoịa tệ tièn mặt thành ngoại tệ chuyển khoản ( có lợi ích được sử dụng trong thanh toán quốc tế ). Việc các NHTM gửi ngoại tệ ra ngân hàng nước ngoài là hoạt động kinh doanh bình thường được luật pháp cho phép và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần làm tăng GDP tăng lãi cho NHTM và người gửi. Song là kinh doanh tiền tệ nên hoạt động này có lãi và cũng có rủi ro, đòi hỏi NHTM phải chú trọng tới hiệu quả, an toàn dù số dư tiền gửi nhiều hay ít. Sẽ là tốt hơn nếu NHTM dùng nguồn vốn ngoại tệ huy dộng được để dầu tư trong nước. Vì đứng trên góc độ quản lý vĩ mô việc gửi ngoại tệ ra nước ngoài tiếp tục gia tăng sẽ có những tác động không tốt đến nguồn vốn phát triển kinh tế của nước ta. đối với nguồn vốn trong nước không phát huy hết hiệu quả, không được khai thác triệt để nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, còn đố với nguồn vốn từ nước ngoài cũng giảm sút vì lãi suất ở Việt Nam (nước tiếp nhận vốn đầu tư) thấp hơn so với lãi suất quốc tế. Hơn nữa, việc các NHTM gửi ngoại tệ ra nước ngoài, không cho vay trong nước cũng làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, càng làm xấu đi hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vốn đã có chiều hướng giảm sút gần 3 năm nay. Hoạt động kinh doanh đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng rất phức tạp nên đòi hỏi phải có vốn đủ sức hoạt động , phải có những trang bị, phương tiện tiên tiến dủ khả năng và đáp ứng kịp thời đầy đủ các nhu cầu của kkhách hàng và cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài. Nhưng hiện nay tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn nhỏ bé, tổng số vốn tự có của 4 NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam chỉ khoảng 5500 tỷ VND. Như vậy với điều kiện cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định hiện hành thì toàn bộ các NHTM quốc doanh cũng chỉ có thể cho vay hợp vốn cho một khách hàng giá trị tối đa là 825 tỷ VND. Do đó, khi các nhu càu đầu tư cho những công trình trọng điểm của nền kinh tế... rất khó có thể huy động được đủ vốn từ các NHTM trong nước. Cho nên các tổng công ty, các nhà xuất nhập khẩu tầm cỡ đều là khách hàng thường xuyên của ngân hàng nước ngoài cùng với những dịch vụ nhanh,chính xác và ít rủi ro. Như vậy, các NHTM Việt Nam chưa đủ sức làm ăn với các doanh nghiệp có tầm cỡ. Thị trường nội tệ liên ngân hàng thì không hoạt động, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, nhiều khi nhu cầu bán lớn hơn nhu cầu mua tạo nên sự mất cân đối lớn. Mặc dù các ngân hàng có nhu cầu ngoại tệ lớn để bán cho khách hàng L/C và trả nợ vay đến hạn nhưng việc mua từ các ngân hàng là rất khó bởi tâm lý găm giữ ngoại tệ trong thời điểm tỷ giá có xu hướng tăng lên. Tình hình đó càng làm việc lưu chuyển vốn trong xã hội trở lên bị cản trở nhiều hơn. Các NHTM Việt Nam có hệ thống thanh toán chưa hiện đại. Một số ngân hàng đã sử dụng phương tiện của tổ chức viễn thông tài chính quốc tế kiên ngân hàng để chuyển các khoản thanh toán đi và nhận các khoản thanh toán đến từ các ngân hàng đại lý nước ngoài, nhưng mưói nhỉ được thực hiện ở hội sở chính, chưa có đến các chi nhánh. Ngay trong cùng một hệ thống NHTM được phép kinh doanh đối ngoại ở nước ta như VIETCOMBANK chẳng hạn thì các giao dịch kinh doanh đối ngoại đúng nghĩa của nó cũng chỉ tập trung tại hội sở Trung ương và một và choi nhánh chủ yếu. Hoạt động kinh doanh về vốn , kinh doanh ngoại hối, vay và bảo lãnh quốc tế... đều xử lý theo nguyên tắc tập trung chứ không phân tán mở rộng. Thị trường tài chính quốc tế và khu vực là một mạng liên thông toàn cầu hoạt động 24/24 giờ, dịch vụ ngân hàng nội địa của nhiều nước nhờ sự giúp đỡ của hệ thống vi tính và mạng viễn thông đã đưa hoạt động ngân hàng đến tận cửa hiệu, khách sạn, gia đình. Kế toán và thanh toán qua ngân hàng được thực hiện và lưu giữ trong hệ thống vi tính không cần chứng từ. Dịch vụ ngân hàng đã liên kết các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với nhau trên phạm vi toàn cầu mỗi giao dịc chỉ tính bằng giây thì thực tế hệ thống thanh toán cuả NHTM Việt Nam còn có khoảng cách lớn đối với hoạt động xuất khẩu, NHTM có dịch vụ cho bạn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở L/C tại ngân hàng, trên cơ sở đó có thể cho doanh nghiệp vay tiền để tiến hành sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, do giới hạn về trình độ nghiệp vụ đặc biệt là thông tin về bạn hàng nên tín dụng trên cơ sở L/C còn rất hạn chế và mức độ rủi ro cao (10- 15%). Thêm vào đó vai trò trung gian của NHTM đối với các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu còn rất thụ động, hầu như NHTM chưa có giải pháp gì để tăng độ an toàn nhất là thanh toán hàng xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam và do đó lại càng hạn chế tín dụng cho xuất khẩu. Hiện nay, phía Việt Nam yeu cầu doanh nghiệp trong nước mở L/C thời hạn 180 ngày( trước đây có thể kéo dài L/C tới 360 thậm chí 540 ngày).để tránh phí quá cao, một số doanh nghiệp đã mở L/C “ngầm” qua ngân hàng nước ngoài. Tuy chi phí mở L?c tại ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn thấp hơn so với các ngân hàng nước ngoài nhưng việc phát hành hối phiếu và bán hôí phiếu cho nhà đầu tư hầu như không được chấp nhận ở Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp Việt Nam phải ký quỹ tới 80% giá trị L/C trong khi các doanh nghiệp đang rất thiếu vốn mà cơ sở nước ngoài mở L/C tại ngân hàng Việt Nam chỉ phải đặt cọc giá trị L/C càng làm cho tín dụng xuất khẩu trở nên khó khăn. Mặt khác, độ an toàn trong tín dụng xuất khẩu trở nên không cao do ngân hàng hầu như không chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp xuất khẩu, điều này không những không thúc đẩy xuất khẩu mà ngược lại còn kìm chế. Bản thân phương thức L/C tỏ ra ưu việt hơn so với các phương thức thanh toán quốc tế khác vì nó đảm bảo quyền lợi của cả hai bên (bên bán và bên mua) song nó không phải là phương thức thanh toán đảm bảo tránh được rủi ro hoàn toàn cho các bên tham gia trong đó có ngân hàng. Rủi ro trong thanh toán L/C, ngoài những mất mát, thiệt hại xảy ra do không thu hồi được vốn đã trả thay cho doanh nghiệp mà còn rủi ro về uy tín của ngân hàng trong thanh toán quốc tế và các khoản chi phí phát sinh vô ích khác. Trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua thực hiện thanh toán L/C đã mang lại thu nhập cho ngân hàng khi ngân hàng thực hiện một cách thận trọng. Bên cạnh đó cũng có NHTM đã buông lỏng việc quản lý thực hiện thanh toán cho nên hiện đang phải hiênj hứng chịu hậu quả khó có thể khắc phục và còn ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động ngân hàng .Có NHTM dư nợ cho vay bắt buộc (trả thay cho khách hàng) tư những năm trước còn tồn đọng hàng chục triêu USD nơ gốc không có khả năng thu hồi. Trong năm 2000,tình trạng khan hiếm ngoại tệ đã bộc phát và kéo dài.Các doanh nghiệp phải mua gom ngoại tệ tư nhiều NHTM để thanh toán L\C hoặc để trả nợ vay nước ngoài...Hệ thống NHTM cũng rất khó khăn trong việc xoay sơ được ngoại tệ để cung ứng cho doanh nghiêp.Một thưc tế là đang có xu hướng chuyển dịch các nghiêp vụ xuất nhâp khẩu sang các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Nhiều dự án lớn có hiệu quả trong lĩnh xuất khẩu gạo,thuỷ hải sản,cà phê...đa rơi vào các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Việc thanh toán những mặt hàng xuât khẩu chủ lực của Việt Nam đều được tiến hành hầu như tối đa qua các chi nhánh ngân hàng nước ngoài: thanh toán xuất khẩu gạo với số lượng lớn qua BNP (Pháp) xuất khẩu than qua Citibank (Mỹ) và Ing Bank(Hà Lan), thuỷ hải sản qua BFCE(Pháp), cà phê xuất khẩu qua chi nhánh ngân hàng Deutsche (Đức) ... Mở cửa hội nhập quốc tế về thương mại và dịch vụ, đầu tư nên việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài là yêu cầu không thể thiếu với bất cứ NHTM nào khi được phép thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và các hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế. Nhưng có tình trạng đặt quan hệ đại lý dàn đều,số lượng quá yêu cầu cần thiết, thiếu sự chỉ đạo chung của NHNN về chính sách quan hệ ngân hàng đại lý giữa các NHTM nước ta , thiếu hẳn sự liên kết phối hợp với nhau để trao đổi thông tin kịp thời trong đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Nhất là trong điều kiện, hâu hết các NHTM Việt Nam đều chỉ có quan hệ đại lý tài khoản loại “ Nostro” tức là phía ta gửi vốn ngoại tệ của mình ở nước ngoài chứ hầu như chưa có việc ngân hàng dại lý ở nước ngoài thiết lập quan hệ tài khoản đại lý, loaị ” Loro” tức là ngoại tệ huy động trên thị trường tiền tệ quốc tế thông qua nghiệp vụ tài khoản tiền gửi đối với nước ta. Trong nền kinh tế cơ chế thị trường phần lớn các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đã biết khai thác một cách tốt nhất mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng trên nhiều phương diện như sử dụng các dịch vụ thanh toán, thu tiền, trả lương, vay vốn của ngân hàng .... nhằm mở rộng hoạt động, đổi mới công nghệ, đảm bảo an toàn trong thanh toán. hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng lựa chọn cho mình một ngân hàng đáng tin cậy để lo mọi quan hệ thanh toán ủng hộ mình khi có sự tiếp xúc với các ngân hàng khác hay thực hiệ giao dịch thương mại với nươc ngoài. Vì vậy. Ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Những năm gần đây, nhất là sau khi Chính phủ cho phép các ngân hàng nước ngoài dược mở chi nhánh tại Việt Nam hay thành lập ngân hàng liên doanh với ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài đã nhanh chóng chiếm thị phần tiền gửi cũng nhu thị trường hoạt động tín dụng Việt Nam.Từ năm 1997 trở lại đây thị trường của cá chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xu hướng bùng nổ. Thị trường tiền gửi, thị phần của các ngân hàng nước ngoài tăng 9.2 lần từ 2% năm 94 lên 18.5% năm 97 sau đó giảm nhẹ còn 14.7% năm 99, còn thị trương tín dụng tăng 14.6 lần từ 2% (94) lên 29.2%(97) và còn 25.7%(99). Trong lĩnh vực ngân hàng buộc các ngân hàng phải chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt. Các ngân hàng trong nướcngay từ lúc đầu bị mất đi thị trường lẫn khách hàng va có thể sẽ tiếp tục bị thu hẹp thị trường nếu như không thể khẳng định được mình, tiếp rục làm ăn thua lỗ tất yếu sẽ rơi vào tình trạng ngày càng tồi tệ. Với một thị phần khá lớn như hiện nay, có thể nói khả năng chi phối và ảnh hưởng của các chi nhánh ngân hàng chủ yếu tập trung vào các dự án lớn, trọng điểm của Việt Nam. Như vậy chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang luồn sâu vào những nghành trọng điểm của quốc gia, khả năng chi phối của nước ngoài đối với một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội tại Việt Nam là hết sức rõ ràng và rất có khả năng chi phối hệ thống tài chính của Việt Nam nếu như các nhà quản lý tiền tệ không có một chiến lược kiểm soát một cách hợp lý. Một hạn chế nữa là đội ngũ cán bộ đối ngoại cuả NHTM Việt Nam còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường, cán bộ am hiểu nghiệp vụ ngân hàng sâu sắc song trình độ ngoại ngữ , tin học. Một số lãnh đạo NHTM không có trình độ ngoại ngữ , không am hiểu luật pháp, do đó đã chấp nhận pháp hành nhứng L/C hoặc dễ dãi tu chỉnh L/C với những nội dung điều khoản gây bất luận cho ngân hàng. Vấn đề nhân lực cho hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế của các NHTM Việt Nam thực ra không phải là một vấn đề khó bởi vì ta đã có rất nhiều sinh viên xuất sắc được đào tạo tại các trường đại học trong nước và chúng ta cũng có hàng vạn sinh viên Việt Nam đã và đang học tại các trường đại học ở các nước công nghiệp phát triển.Kiến thức học vấn nói chung và ngoại ngữ của các sinh viên này không kém sinh viên ngoại quốc,thâm chí còn có mặt suất sắc.Ngoài ra ,chúng ta còn có thể thu hút đội ngũ cán bộ Việt Nam làm việc cho các NHTM quốc doanh Việt Nam thay vì để họ đi làm thuê cho công ty nước ngoài . Trong việc triển khai loại hình dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại nước ta như: visa, master card cũng phát sinh một tình hình không thể tiếp tục duy trì được mà nguyên nhân là do thiếu một cơ chế hợp tác liên doanh kinh doanh giũa các NHTM nước ta trong lĩnh vực này, do thói quen sinh hoạt và chi tiêu bằng tiền mặt trong dân cư còn phổ biến. Ngày nay, hệ thông ngân hàng Việt Nam đang tiếp tục củng cố và không ngừng phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế ,góp phần thu hút và huy động nhiều nguồn vốn ,khai thông được các quan hệ tài chính-tín dụng với các tổ chức như: IMF,WB,ADB...mở đường cho việc thu hút đầu tư trực tiếp và mở rông thương mại với nước ngoài .Bằng việc đổi mới công nghê và hiện đại hoá hệ thống thanh toán ngân hàng có khả năng thực hiện tốt hơn các dich vụ thanh toán trong nước và quốc tế,góp phần thúc đẩy hoạt động xuây nhập khẩu và làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn và có tính canhj tranh cao hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài . II. Nguyên nhân của thực trạng trên. Xét về hiên trạng trên trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của các NHTM Việt Nam ,ta có thể dễ dàng nhận thấy :năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam còn thấp . Đó là do nước ta có xuất phát điểm thấp ,cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu và đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang cơ chế thị trường .Hậu quả chiến tranh còn năng nề ,hoạt động đối ngoại của ngành Ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh đối ngoại của các NHTM nói riêng trong giai đoạn đàu đổi mới (1989-1995) có chính sách cấm vận về tiền tệ-tín dụng-thanh toán quốc tế liên quan đến USD là rõ nhất .Ngoài ra do hậu quả nơ. nần nước ngoài của thời tập trung bao cấp để lại chưa được xử lý thoả đáng trong quan hệ kinh doanh đối ngoại của đất nước ,ảnh hưởng uy tín quốc tế của ngành Ngân hàng .Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vẫn còn nhiều yếu tố bao cấp chưa thực sự năng động trong khi các ngân hàng nước ngoài rất linh hoạt chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế của các dự án vốn để cho vay .Rõ ràng các ngân hàng trong nước đã co cụm hơn trong hoạt động tín dụng .Đáng chú ý hơn việc hạ thấp các điều kiện vay vốn đến đôi khi không quản lý được các nguồn thu nợ đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đén đời sống kinh tế,chính trị ,xã hội Việt Nam . Hiện nay, thị trường ngoại tệ có những dấu hiệu mất cân bằng thể hiện qua tỷ giá trong giao dịch của các NHTM liên tục ở mức sát trần NHNN phải can thiệp để hỗ trơ thị trường một số ngoại tệ đăp ứng nhu cầu thanh toán gặp khó khăn ...Thời gian qua ,nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu trên thị trường quốc tế tăng mạnh do giá xăng dầu trên thị trường quốc tế tăng trong khi đó nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô cũng tnăng nhưng chưa bán lại cho ngân hàng. Vì trong vòng hơn 1 năm qua, lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng do áp lực kiềm chế lạm phát và do nhu cầu về tín dụng đối voứi đồng USD tăng, còn tại Việt Nam tình hình lại diễn biến theo chiếu hướng ngược lại. Năm 1999, nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát, chỉ số giá cả của cả năm ở mức rất thấp ( chỉ có 0.1%) năm 2000 nền kinh tế tiếp tục rơi vào tình trạng này, nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả( hơn 60% các DNNN làm ăn thua lỗ) nên các cơ hội đầu tư trong nước đã thiếu làm cho các NHTM gặp khó khăn trong tìm kiếm dự án khả thi. Vì vậy, nhu cầu tín dụng đối VND bị giảm sút. Do chênh lệch lãi suất USD giữa Việt Nam và thị trường quốc tế nên các ngân hàng có xu hướng đầu tư vốn USD ra nước ngoài nhiều hơn. Lượng cung ngoại tệ giảm còn do quy định của Chính phủ về tỷ lệ kết hối theo quyết định 180 ngày 30/9/1999 giảm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0750.doc
Tài liệu liên quan