Đề tài Thực trạng và giải pháp để nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại TP HCM

Với phương châm phát triển dựa trên môi trường bền vững, ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Công ty đã xây dựng định hướng môi trường, là phấn đấu đạt được sự hoà hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với việc bảo vệ cũng như liên tục cải thiện môi trường nhằm góp phần mang đến sự phát triển bền vững môi trường và xã hội.

Với định hướng này, Ajinomoto Việt Nam từ đầu đã xây dựng hệ thống quản lý mội trường EMS (Environment Management System), tổ chức quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và Ajinomoto Việt Nam là một trong những Công ty ở Việt Nam đầu tiên nhận được chứng chỉ ISO về môi trường vào năm 2001.

Thêm vào đó, từ năm 2004, Ajinomoto Việt Nam thực hiện việc tăng cường quản lý môi trường theo hướng hợp nhất trách nhiệm cộng đồng CSR (Corporate Social Responsibility) với mục tiêu đặt ra là:

- Không có tai nạn (sự cố môi trường).

- Không phát thải (tái sử dụng 100% chất thải, giảm thiểu nước thải, giảm thiểu chất thải, giảm lượng ô nhiễm không khí, giảm độ ồn và giảm tổng lượng nước thải đổ ra sông).

- Tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện, tiết kiệm dầu).

 

doc42 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp để nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thức sau: Một là, nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nhiều doanh nghiệp chưa cao. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu hết bản chất của trách nhiệm xã hội và sự cần thiết phải thực hiện nó. Có doanh nghiệp còn coi trách nhiệm xã hội như là một gánh nặng, là một khoản chi phí, không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp; Hai là, chi phí cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp khá lớn, trong khi đó, vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn đối với nhiều doanh nghiệp lại là vấn đề khó. Doanh nghiệp sẽ phải đứng trước sự lựa chọn, nên thực hiện trách nhiệm xã hội từng bước hay thực hiện trọn bộ các quy định của một bộ CoC nào đó để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài nước. Ba là, doanh nghiệp còn hạn chế nhiều nguồn lực, trong đó có nhân lực và vật lực cần thiết. Sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt song lại không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nó. LỢI ÍCH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Việc lấy chứng chỉ về CSR có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. CSR đối với phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn. Chi phí và hiệu quả sản xuất Với việc áp dụng CSR, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các công ty có thể tiết kiệm đáng kể chi phí. Thông thường những công nghệ hiện đại hơn, sạch hơn luôn đi kèm với đó là giá thành đâu vào cũng rất thấp. Công ty sản xuất gốm sứ Giang tây, Trung quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng nước sử dụng, 65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Tăng doanh thu Hindustan Lever là một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn độ. Thời gian đầu khi mới vào thị trường Ấn độ, các nhà máy chế biến sữa Hindutan không thể hoạt động hết công suất do cung không đủ cầu, chất lượng bò sữa ở địa phương rất kém. Thế là hãng quyết định xây dựng chương trình giúp người dân chăn nuôi bò sữa theo nhiều gia đoạn khác nhau từ việc đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản đến thành lập một Hiệp hội những nhà cung cấp sữa bò. Kết quả thật đáng mừng, chưa đầy hai năm sau, nguồn cung bò sữa đã tăng lên trên 40 lần và nhà máy đã hoạt động hết công suất. Doanh thu và lợi nhuận của Hindustan nhờ đó cũng tăng cao đáng kể. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty Chứng chỉ CSR còn nâng cao đáng kể uy tín và giá trị thương hiệu của công ty. Một công ty sản xuất bàn ghế tại Bulsan, Hàn Quốc, sau khi có được Chứng chỉ thân thiện với tài nguyên rừng của chính phủ cung cấp đã nhanh chóng đẩy mạnh doanh số bán hàng. Bàn ghế của côg ty thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu một cách dễ dàng, trong khi giá bán cao hơn trước đến 20% mà số lượng đơn đặt hàng vẫn tăng đều đặn. Cách đây 10 năm, bức xúc trước tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường tại các Tokyo, Youshi Nakamura, một doanh nhân đã bắt tay vào đề án sản xuất xe đạp điện, tàu thuyền chạy điện, xe lăn cho người khuyết tật … có giá thành thấp, lại không gây ô nhiễm môi trường và rất tiện dụng. Lập tức sản phẩm mang thương hiệu SELTA được thị trường chấp nhận, vượt qua quy mô thị trường trong nước, sản phẩm còn được ưa chuộng tại nhiều nước như Australia, Thuỵ Sĩ, Canada, Đức, Thuỵ Điển... dù mới tham gia thị trường từ tháng 5 năm 2000. Thu hút nhân tài Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm. Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều. Điều này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Các nhân viên cũng thể hiện ý kiến và quan điểm của mình về CSR theo cách riêng của họ, cứ ba trong số bốn nhân viên được hỏi cho biết họ sẽ “trung thành” hơn với ông chủ nào luôn giúp đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Điều này được củng cố hơn bởi nghiên cứu gần đây đối với 2100 học viên MBA cho thấy hơn một nửa trong số họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn để làm việc tại một công ty có CSR. Những người chủ doanh nghiệp cũng không lo lắng nhiều về những chi phí cho CSR (lo sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Giám đốc công ty Rohto, công ty luôn tự hào về CSR của mình, nói: “Tất cả những gì chúng tôi dành cho nhân viên đều đem lại lợi ích cho Rohto. Đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo”. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao. Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GIA VỊ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GIA VỊ 3.1.1 Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị trong nước điển hình thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. µ Công ty AJINOMOTO VIỆT NAM Công ty Ajinomoto Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 165/GP ngày 22/2/1991 theo hình thức liên doanh giữa VIFON và Tập đoàn Ajinomoto của Nhật Bản, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gia vị thực phẩm. Từ năm 2004, công ty chuyển sang 100% vốn nước ngoài, thuộc Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản. Ajinomoto Việt Nam luôn cam kết cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tạo ra những bữa ăn ngon cho từng gia đình, góp phần mang đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người cũng như góp phần phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tồn tại giữa thị trường đầy biến động cũng như sự cạnh tranh với những đối thủ như Vedan, Masan,Unilever Bestfoods & Elida P/S,… Công ty Ajinomoto Việt Nam xem chất lượng sản phẩm là vấn đề then chốt. Công ty không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại và tiên tiến của Nhật Bản, áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2004. Thêm vào đó, Công ty còn xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP), đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng mà tập đoàn Ajinomoto đã đề ra. Qua đó những sản phẩm cung cấp trên thị trường luôn đảm bảo về chất lượng ở mức cao nhất. * Phát triển dựa trên môi trường bền vững Với phương châm phát triển dựa trên môi trường bền vững, ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Công ty đã xây dựng định hướng môi trường, là phấn đấu đạt được sự hoà hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với việc bảo vệ cũng như liên tục cải thiện môi trường nhằm góp phần mang đến sự phát triển bền vững môi trường và xã hội. Với định hướng này, Ajinomoto Việt Nam từ đầu đã xây dựng hệ thống quản lý mội trường EMS (Environment Management System), tổ chức quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và Ajinomoto Việt Nam là một trong những Công ty ở Việt Nam đầu tiên nhận được chứng chỉ ISO về môi trường vào năm 2001. Thêm vào đó, từ năm 2004, Ajinomoto Việt Nam thực hiện việc tăng cường quản lý môi trường theo hướng hợp nhất trách nhiệm cộng đồng CSR (Corporate Social Responsibility) với mục tiêu đặt ra là:  - Không có tai nạn (sự cố môi trường).  - Không phát thải (tái sử dụng 100% chất thải, giảm thiểu nước thải, giảm thiểu chất thải, giảm lượng ô nhiễm không khí, giảm độ ồn và giảm tổng lượng nước thải đổ ra sông). - Tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện, tiết kiệm dầu).  Để đạt được những mục tiêu đề ra, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng và thực hiện mô hình “Kinh doanh hướng đến môi trường B2N (Business to Nature)” và “Kinh doanh hướng đến xã hội B2S (Business to Society)”. Trong đó, kinh doanh hướng đến môi trường B2N đẩy mạnh phát triển và cung cấp những sán phẩm và công nghệ để hạn chế tối đa những tác động của hoạt động kinh doanh đối với môi trường, cũng như giải quyết những vấn đề môi trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự đa dạng sinh học. Mô hình kinh doanh hướng đến xã hội B2S tăng cường truyền tải những thông tin và hoạt động về môi trường đến các cơ quan hoặc cá nhân, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức. Ajinomoto Việt Nam cùng với những đối tác sẽ góp phần vào sự nhận thức chung về một xã hội bền vững thông qua đối thoại dưới những hình thức khác nhau, và đẩy mạnh cung cấp những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và thông tin thân thiện với môi trường. Và cũng xuất phát từ việc phát triển bền vững, Công ty vận dụng sáng kiến môi trường chu kỳ sinh học khép kín, tạo sự ổn định, bền vững cho môi trường và sự cân bằng trong tự nhiên. Với nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu từ nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, Ajinomoto Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Ami-Ami phục vụ cho đầu ra là sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào giúp cải tạo đất, sử dụng cho cây công nghiệp, rau và nhiều loại cây trồng khác… tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Đây lại chính là nguồn nguyên liệu đầu vào trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty theo chu kỳ sinh học khép kín. Ngày 5-6 vừa qua, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao tặng cho Công ty Ajinomoto Việt Nam giải thưởng về môi trường “Thương Hiệu Xanh” bền vững do những đóng góp và nỗ lực trong công tác cải tiến và bảo vệ môi trường xanh - sạch của Ajinomoto Việt Nam. Giải thưởng này đã khẳng định vị trí một thương hiệu luôn nỗ lực để cải tiến và bảo vệ môi trường, hòa cùng thiên nhiên để tạo nên một môi trường xanh sạch, góp phần mang đến cho xã hội một cuộc sống tốt đẹp hơn. * Xậy dựng công tác Đoàn, Đảng vững mạnh Tiền thân của Đảng bộ Công ty Ajinomoto Việt Nam là một chi bộ do Đảng ủy Khối thành lập gồm 10 đồng chí Đảng viên chuyển từ nhà máy bột ngọt Biên Ḥa cũ. Trong thời gian đầu, các hoạt động của chi bộ trong đơn vị liên doanh còn rất mới mẻ, không có mô hình và chưa có hướng dẫn của tổ chức Đảng các cấp, do đó các hoạt động của chi bộ rất lúng túng và gặp không ít khó khăn trong khâu tổ chức, Chi bộ hoạt động trong điều kiện, kinh phí không có và tính hợp pháp tổ chức Đảng trong đơn vị liên doanh với nước ngoài chưa có. Đặc biệt nội quy quy định về thời gian trong lao động rất khắt khe, trong đó có quy định người lao động không được tụ tập quá 03 người khi chưa được phép của người sử dụng lao động. Đối với người sử dụng lao động chưa thông hiểu hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp, e ngại các tổ chức đoàn thể sẽ xúi dục người lao động đình công, lãng công được quyền lợi… Với quan điểm của người nước ngoài nêu trên, đã ảnh hưởng đến tư tưởng của một số ít Đảng viên bị dao động vì không biết tổ chức có tồn tại được hay không, có Đảng viên được tuyển dụng vào làm việc trong Công ty nhưng trong lư lịch không giám khai là Đảng viên, có Đảng viên tự bỏ sinh hoạt Đảng…. Qua thời gian hoạt động chi bộ đã khắc phục mọi khó khăn, tìm cho mình mô hình hoạt động phù hợp với đặc điểm của đơn vị đồng thời tập trung lãnh đạo công tác tư tưởng và động viên cán bộ Đảng viên và người lao động tham gia các phong trào như “Học tập và vận hành tốt công nghệ sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên liệu”, qua đó, làm thay đổi quan điểm và đã tạo được ấn tượng tốt với người quản lư phía Nhật Bản về tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể tại Công ty, tạo được niềm tin đối với cán bộ công nhân là tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể hoạt động trong doanh nghiệp tốt, có hiệu quả trong phát triển Công ty. Theo khảo sát của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tư tưởng của cán bộ Công nhân viên trong khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2001… điều đáng mừng kết quả khảo sát cho thấy 100% ý kiến đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và có 65% ý kiến có nguyện vọng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, đây là cơ sở phấn đấu, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng lớn mạnh trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ kết quả nêu trên, Đảng ủy tập trung chỉ đạo mở rộng hoạt động các phong trào: “Phong trào xanh sạch đẹp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001; thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001”. Đặc biệt là tổ chức phát động toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân viên trong toàn nhà máy hưởng ứng tham gia đóng góp ý tưởng an toàn trong sản xuất, theo “tiêu chuẩn an toàn OHSAS 18001” được 100% cán bộ nhân viên tham gia, Ban tổ chức đã chọn được 25 khẩu hiệu xuất sắc trình Ban lãnh đạo Công ty và được đồng ý khen thưởng, cho sử dụng treo trong khuôn viên để nhắc nhở, giáo dục mọi người thực hiện. Từ những hoạt động nêu trên đã mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Ban BGĐ đã tạo điều kiện về thời gian, cấp kinh phí cho các tổ chức hoạt động: (tổ chức Đảng 2 triệu/tháng; ĐTN 1 triệu/tháng; Công đoàn 4 triệu/tháng và hiện nay kinh phí công đoàn thực hiện quy định 1%/tổng quỹ long). Thời gian sinh hoạt định kỳ được phép sinh hoạt trong giờ: (Đảng ủy 2 giờ/tháng; Chi bộ 1 giờ/tháng). Qua các phong trào chi bộ đã phát hiện nhiều cá nhân tiêu biểu đưa vào bồi dưỡng và phát triển Đảng viên mới, chi bộ từng bước củng cố, từ một Chi bộ ban đầu với 10 Đảng viên chủ yếu là nhân viên bảo vệ, thủ kho, năng lực chuyên môn hạn chế, đến năm 2000 đã phát triển lên thành Đảng bộ có 6 chi bộ trực thuộc với tổng số 53 Đảng viên, hiện nay, tổng số Đảng viên trong Đảng bộ là 55 đ/c trong đó 07 đ/c là nữ (số Đảng viên đã chuyển đi là 12 đ/c). Trong đó trình độ phổ thông: Cấp II là 05 đ/c (9,1%), Cấp III là 50đ/c (90,9%). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp: 05 đ/c (9,1%); Cao đẳng: 1đ/c (1,8%); Đại học là: 12đ/c (21,1%); Trên đại học là: 02đ/c (3,6%), nhiều đồng chí đang nắm giữ những vị trí quan trọng như có 02 đồng chí được đề bạt chức vụ Giám đốc nhà máy; 05 đ/c được đề bạt chức vụ trưởng phòng; 05 đ/c được đề bạt chức vụ trưởng đơn vị trong các phòng ban, số còn lại được đề bạt trưởng ca, trưởng nhóm… đây chính là cơ sở để bảo đảm vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài về mọi mặt. Song song với việc củng cố phát triển tổ chức Đảng, Cấp ủy đã lãnh đạo để thành lập và phát triển các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp, cụ thể: Tháng 7 năm 1996, tổ chức Công đoàn được thành lập với 160 đoàn viên, hoạt động của Công đoàn từng bước được củng cố và nâng cao, đạt được niền tin từ công nhân lao động và số lượng đoàn viên không ngừng tăng lên, hiện nay tổng số đoàn viên công đoàn là 1617 người, sinh hoạt trong 12 công đoàn bộ phận. Tổ chức Đoàn thanh niên được thành lập từ năm 1997 là đơn vị đầu tiên trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tổ chức Đoàn thanh niên, khi mới thành lập là một chi đoàn với 37 đoàn viên, sau quá trình hoạt động và phát triển và được thành lập Đoàn cơ sở năm 2000 với 7 chi đoàn trực thuộc, hiện nay tổng số đoàn viên đang sinh hoạt là 129 người. Trong quá trình hoạt động, Đảng bộ Công ty có nhiều khó khăn, thuận lợi nhất định, nhưng tập thể Đảng bộ và các đoàn thể có nhiều nỗ lực phấn đấu, xây dựng các phong trào trong hoạt động, từng bước đã xây dựng, củng cố tổ chức ngày càng đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhận thức được “Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng và công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” trong những năm qua, Đảng bộ đã thường xuyên nắm bắt và chỉ đạo kịp thời trong nhiều hoạt động xuyên suốt từ việc giới thiệu nhân sự, xây dựng lực lượng BCH, BTV và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức đoàn thể, xây dựng tốt mối quan hệ giữa tổ chức Đảng với Ban lãnh đạo Công ty, và phối hợp thực hiện các chương trình hoạt động tại cơ sở đi vào nề nếp hiệu quả. Đối với tổ chức Công đoàn, qua các kỳ Đại hội, Cấp ủy đã xem xét nhân sự và giới thiệu vào BCH với tiêu chí chủ tich Công đoàn là cấp ủy viên có năng lực về chuyên môn, uy tín với lãnh đạo Doanh nghiệp, đối với các ủy viên BCH có tâm huyết với tổ chức công đoàn được đông đảo quần chúng tín nhiệm. Từ những nhân sự nêu trên việc vận động quần chúng người lao động t́nh nguyện tham gia tổ chức công đoàn có nhiều thuận lợi.   Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo Công đoàn thực hiện đúng theo luật công đoàn, chỉ thị nghị quyết công đoàn cấp trên, đồng thời chỉ đạo Công đoàn xây dựng các phong trào trong đơn vị gắn liền với t́nh hình thực tế trong sản xuất kinh doanh, sâu sát nắm bắt t́nh hình tư tưởng cán bộ công nhân viên, động viên người lao động yên tâm làm việc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty, đảm bảo thực hiện 3 lợi ích: Lợi ích Nhà nước; lợi ích Doanh nghiệp và lợi ích người lao động, đồng thời động viên người lao động tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào như: - Phong trào học tập vận hành công nghệ trong sản xuất; - Phong trào thực hiện ATVSTP; - Phong trào xanh sạch đẹp và ISO14001 về môi trường - Phối hợp cùng Công ty Phát động đoàn viên và người lao động xây đựng đóng góp ý tưởng về môi trường lao động an toàn trong Công ty. Từ những kết quả hoạt động của công đoàn từng bước được củng cố và nâng cao đã tạo được niềm tin từ Ban lãnh đạo và người lao động hưởng ứng nhiệt t́nh do đó số lượng đoàn viên không ngừng tăng. Ngoài các phong trào thiết thực gắn liền với SXKD Công đoàn còn xây dựng được phong trào thể thao nội bộ như tổ chức các giải bóng bàn, bóng đá, cúp TENNIS và phối hợp với Công ty tổ chức tham quan du lịch và đặc biệt tổ chức ngày hội mái ấm gia đình Ajinomoto hàng năm, cũng qua các hoạt động nêu trên đã động viên người lao động và đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần hoàn thành kế hoạch SXKD mà Công ty đã đề ra. Những kiến nghị nhằm nâng cao vật chất, tinh thần cho người lao động Công đoàn đề xuất đã được Ban lãnh đạo chấp thuận… Từ vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, thông qua những hoạt động của tổ chức công đoàn và sự tạo điều kiện, ủng hộ của Lănh đạo Doanh nghiệp, sự nhiệt t́nh của đoàn viên trong quá trình SXKD Công ty luôn hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, từ khi thành lập đến nay tại Công ty Ajinomoto Việt Nam không có đình công, lăn công hoặc khiếu kiện nào. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, xác định tổ chức Đoàn TNCS HCM là lực lượng hậu bị của tổ chức Đảng, Đảng ủy chú trọng đến việc chỉ đạo các hoạt động của Đoàn trong việc thực hiện 5 nội dung, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đảng ủy đã đề ra trong đó quan trọng nhất là tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xă hội, ý thức tôn trọng pháp luật, nội quy, quy định của Công ty, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên. Chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng ủy đã tổ chức học tập các chuyên đề về tư tưởng cho toàn Đảng bộ trong đó có Đoàn thanh niên hình thức tổ chức ngoài giờ vào ngày nghỉ hành tuần, mời giáo viên học viện HCQG về triển khai, ngoài ra còn tổ chức học tập các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh qua đĩa DVD của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến Đảng viên và đoàn viên thanh niên tại đơn vị. Qua các phong trào hoạt động của Đảng bộ đã rút ra được kinh nghiệm trong những năm qua là việc duy tŕ được các hoạt động, củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt cũng như “vai trò tổ chức Đảng và công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” của cấp ủy, Đảng bộ trong việc lãnh đạo các tổ chức đoàn thể phát động và thực hiện các phong trào thi đua trong doanh nghiệp, phát triển Đảng viên trong nhiều năm qua là: * Bám sát Nghị quyết cấp trên, xem xét điều kiện thực tế tại đơn vị từ đó Đảng ủy lựa chọn phương án thích hợp để triển khai áp dụng, thường xuyên củng cố tổ chức Đảng vững mạnh * Xây dựng cầu nối giữa các tổ chức Đảng, đoàn thể với Công ty làm cho người lao động yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm được giao. * Tập trung nâng cao nhận thức cho CBCNV. Giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện việc triển khai học tập các chủ trương chính sách, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giáo dục truyền thống cách mạng, tuyên truyền và kỷ niệm các ngày lễ lớn trọng đại của đất nước, của dân tộc làm cho phong trào sôi động qua đó lôi kéo động viên mọi người tích cực lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ, nội quy, quy định của Công ty. 3.1.2 Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị trong nước coi thường trách nhiệm xã hội. Câu chuyện Vedan không còn xa lạ đối với chúng ta, đây là vụ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty Vedan Việt Nam. Ngày 19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm: Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH(5).doc
Tài liệu liên quan