Đề tài Thực trạng và giải pháp để nâng cao việc quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội

 

Mục lục

Lời mở đầu

Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải

I. Khái niệm chung về quản lý môi trường

1.1. Khái niệm quản lý môi trường

1.2. Mục tiêu quản lý môi trường

1.3. Nội dung quản lý môi trường

II. Quản lý rác thải

2.1. Khái niệm rác thải

2.2. Phân loại rác thải

2.3. Khái niệm quản lý rác thải

2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý rác thải

2.5. Các công cụ kinh tế sử dụng cho quản lý rác thải

III. Các mô hình quản lý rác thải

3.1. Mô hình PLRTN

3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng

IV. Đánh giá hiệu quả mô hình PLRTN

Tiểu kết chương I

Chương II : Hiện trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội

I. Giới thiệu chung về Hà Nội

1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội

1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

II. Nguồn gốc, khối lượng, thành phần rác thải Hà Nội

2.1. Nguồn gốc phát sinh

2.2. Khối lượng rác thải

2.3. Thành phần rác thải

III. Thực trạng quản lý rác thải Hà Nội

3.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị

3.2. Công tác thu gom

3.3. Công tác vận chuyển

3.4. Phí thu gom rác thải

3.5. Tình hình xử lý rác thải

3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội

IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp

4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn

4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị

4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi

4.4. Nhận xét về công tác xử lý rác thải bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn

Tiểu kết chương II

Chương III : Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội

I.Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải

1.1. Chi phí tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác thải

1.2. Xác định số thu phí vệ sinh

1.3. Hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải

II.Đánh giá đầy đủ lợi ích xã hội và môi trường của công tác thu gom, vận chuyển rác thải

2.1. Lợi ích thực đối với dân cư

2.2. Những lợi ích từ công tác quản lý rác thải

III. Vấn đề xử lý rác thải

Tiểu kết chương III

Chương IV : Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội

I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội

II. Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải

III. Giải pháp về công tác vận chuyển

IV. Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải

4.1. Các công cụ kinh tế

4.2. Các công cụ pháp lý

4.3. Thu hồi, tái chế rác thải

4.4. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền

VI. Giải pháp về phương pháp xử lý

Tiểu kết chương IV

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Giải nghĩa từ viết tắt

 

doc62 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4642 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp để nâng cao việc quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn, đổ rác đúng nơi, đúng thời gian quy định. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom được khoảng 1300 tấn/ngày. Phần còn lại được thu gom bởi những người thu mua đồng nát nhằm tái chế, còn lại số người dân tự đổ ra sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh. Hình 2.1: Sơ đồ chung của quá trình thu gom. Rác các hộ gia đình Rác hợp đồng Rác đường phố Xe đẩy tay do công nhân thu gom đưa đến điểm tập kết rác Bãi chôn lấp rác thành phố Rác bệnh viện sinh hoạt Tập trung ra điểm cẩu quy định Ô tô vận chuyển rác Nguồn: URENCO Công tác thu gom của lực lượng tư nhân bao gồm những người thu mua phế liệu và những người nhặt rác, những người thu gom thức ăn thừa. Các loại rác được thu gom bởi lực lượng này bao gồm các rác thải có khả năng tái chế như chai lọ, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp… Những lực lượng này đã góp một phần quan trọng trong việc làm giảm rác thải đến khu xử lý, làm tăng lượng rác thải được tái chế, tái sử dụng. Đây là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người thu gom và xã hội. Tuy nhiên những lực lượng này được hình thành một cách tự phát và chưa có một quy định nào để quản lý chặt chẽ. Theo điều tra của một số cơ quan trong nước và nước ngoài thì hiện nay ở Hà Nội có khoảng 6000 người thu mua phế liệu và nhặt rác. Mỗi ngày những người này thu gom được khoảng 180 - 268 tấn phế thải nghĩa là khoảng 15% - 22% tổng lượng rác phát sinh. 3.3. Công tác vận chuyển Công tác vận chuyển là một khâu trong quá trình quản lý rác thải. Rác thải sau khi thu gom phải được vận chuyển ngay đến nơi xử lý. Công ty có 200 xe chuyên dùng để vận chuyển rác thải dung tích từ 6 - 8 m3, các xe này đều có hệ thống thuỷ lực để nâng các xe gom rác đẩy tay hoặc các thùng rác nhỏ và trong đó có khoảng 70 xe có bộ phận nén ép rác. Phần lớn các xe đã qua sử dụng từ 8 - 10 năm. Các xe này được bàn giao cho các xí nghiệp môi trường tự quản lý và sử dụng. Các xí nghiệp tuỳ theo địa bàn mình quản lý mà bố trí các loại xe cho thích hợp. Mục tiêu của công tác vận chuyển : - Vận chuyển hết 100% lượng rác thu gom. - Rác không bị chờ quá lâu, rác được chở đi ngay sau khi thu gom. - Giảm tối đa chi phí vận chuyển. - Mỹ quan đường phố. Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải là việc tìm các điểm thu thập rác từ các xe gom lên xe chở rác. Do phương tiện của ta còn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường có tiếng ồn lớn của động cơ xe, các mùi khó chịu từ rác bốc ra và việc rơi vãi rác, chảy nước rác ra đường trong quá trình nâng cẩu. Do đó người dân thường phản đối việc đặt các điểm cẩu rác gần nhà họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn các điểm cẩu rác thường không tuân thủ các nguyên tắc đặt ra mà thường được tiến hành ở bất cứ nơi nào có thể được thậm chí ngay tại các vườn hoa hoặc các điểm nhạy cảm với môi trường. Nhiều năm trước đây rác thải của thành phố hàng ngày được Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp như Thuỵ Phương, Tây Mỗ. Hiện nay do bãi chôn lấp Tây Mỗ đã đóng bãi nên rác của thành phố Hà Nội sẽ vận chuyển lên bãi Nam Sơn. Vận chuyển lên bãi Nam Sơn được chia làm 2 phương án : * Phương án 1 : Toàn bộ chất thải được chuyển thẳng lên khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Theo phương án này công ty xin được đầu tư thêm xe, lái, phụ xe cùng với phương tiện hiện có của công ty đảm bảo đủ phương tiện vận chuyển. Tất cả rác thu gom được đi thẳng từ nội thành đi Nam Sơn. Tuyến vận chuyển : có 2 tuyến. - Tuyến 1 : Nội thành - Cầu Thăng Long - Nam Sơn : 61km. - Tuyến 2 : Nội thành - Cầu Chương Dương - Nam Sơn : 59 km. * Phương án 2 : Vận chuyển qua bãi Tây Mỗ để chế biến thành phân compost. Phương án này được tiến hành thực hiện từ giữa năm 2001. Tuy nhiên lượng rác chuyển qua trạm Tây Mỗ chỉ chiếm khoảng 1% và chủ yếu là lượng rác được thu gom từ các chợ. - Từ nội thành đến Tây Mỗ : 23 km - Tây Mỗ - Nam Sơn : 48 km. Quá trình thu và vận chuyển được thực hiện theo từng chuyến, mỗi chuyến thu gom và vận chuyển năng lực đạt khoảng 5 tấn/xe, trung bình được 10 tấn rác thải sinh hoạt. Tất cả các xe trong quá trình vận chuyển đều phải phủ bạt để tránh làm rơi vãi trong quá trình vận chuyển và chỉ tháo bạt khi đổ rác vào bãi thải. 3.4. Phí thu gom rác thải Xí nghiệp sẽ thu phí vệ sinh bằng biên lai thu phí do cục thuế phát hành với mức thuế quy định 1000đ/người/tháng. Thông thường việc thu phí được tiến hành hàng tháng, song một số địa bàn, một số hộ có thời gian làm việc bận rộn có thể tiến hành thu theo quý. Tuy nhiên theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2005 việc thu phí chỉ đạt 74% tổng số dân 1 tháng, trung bình chỉ thu được 70 – 75%. Nguyên nhân của việc thất thu phí thì có nhiều nhưng có các nguyên nhân cơ bản sau : Dân trên địa bàn được phân chia thành các loại KT1, KT2, KT3, KT4. - KT1 là những người có hộ khẩu thường chú tại nơi ở thu được tỉ lệ lớn nhất. Có một phần nhỏ người dân chây lì không chịu đóng phí vệ sinh. - KT2 là những người chuyển khỏi địa bàn nhưng không chuyển hộ khẩu nên trên sổ quản lý họ vẫn thuộc địa bàn nhưng thực tế họ không đóng phí tại địa bàn đó. - KT3 là những dân từ các tỉnh khác về làm thêm trên thành phố, có cuộc sống, chỗ ở không ổn định cũng không thể thu phí được từ họ. - KT4 là những người thuộc diện khó khăn, phải trợ cấp từ chính quyền địa phương cũng không thu được phí. Công tác thu phí hiện nay còn rất khó khăn chưa thể giải quyết. Công ty chưa có những chức năng và quyền hạn cụ thể để buộc người dân phải đóng phí mà chỉ có thể tuyên truyền vận động mọi người chấp hành. Hiện nay, tổng số phí thu được có 77% nộp lên công ty để bù đắp cho ngân sách Nhà nước, còn 23% để lại các xí nghiệp dùng vào các công việc sau : - 4% chi cho các phường để sử dụng vào việc đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền. - 13% chi dùng cho cán bộ công nhân viên. - 4% chi thù lao cho nhân viên thu phí. - 2% cho chi phí quản lý như lương của 2 cán bộ quản lý, văn phòng phẩm, chi phí kiểm tra. 3.5. Tình hình xử lý rác thải 3.5.1. Chôn lấp rác Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến khu chôn lấp. Phần lớn rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và trong tương lai gần vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. Hiện nay bãi rác Nam Sơn là bãi rác chính của thành phố Hà Nội, được quy hoạch trở thành khu xử lý rác chính của thành phố Hà Nội. Phần sau ta sẽ nói rõ hơn về vấn đề này. 3.5.2. Chế biến phân vi sinh Xí nghiệp chế biến phế thải Cầu Diễn thuộc công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được thành lập từ 1996, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác làm phân vi sinh. Công nghệ của nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh theo phương pháp ủ đống tĩnh, thổi gió cưỡng bức với công suất thiết kế 30.000 m3/năm và xử lý khoảng 15.000 m3 chất thải/năm, đạt 1% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh trong ngày, thu hồi được 7500 tấn phân phục vụ cho cây trồng. Lượng rác thải dùng để ủ phân là rác thu gom tại các chợ. Công nghệ này được thực hiện qua các công đoạn ở trong nhà có mái che nên đảm bảo không gây mùi. Công nghệ hầu như khôngphát sinh nước thải mà tận dụng được nước rác ở trong các nhà chế biến đưa quay vòng bể ủ lên men để bổ xung lượng ẩm. Công nghệ vừa giảm được diện tích chôn lấp vừa tiết kiệm được một khoản tiền cho chi phí chôn lấp . Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều khó khăn trong khâu phân loại. Rác thải chưa được phân loại nên chất lượng còn thấp và chi phí sản xuất là khá cao, khoảng 150.000 đ/ tấn. 3.5.3. Thiêu đốt rác Thiêu đốt rác có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay chưa được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp dụng đối với rác thải nguy hại bệnh viện. 3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là chủ trương, định hướng chiến lược lớn, lâu dài Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Hiểu một cách đơn giản, xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và huy động các nguồn lực trong x• hội cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, các điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng chủ yếu là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Khi hoạt động quản lý chất thải được x• hội hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích như: - Nguồn lực về con người và vật chất được thu hút, công tác quản lý chất thải sẽ có điều kiện phát triển, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; tham gia giải quyết những khâu còn bất cập trong quản lý mà Nhà nước chưa có đủ điều kiện và khả năng làm tốt. - Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng cho quản lý chất thải được xã hội hóa sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư xây dung, vận hành và khai thác, hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ … - Tạo được sự năng động của xã hội trong quản lý chất thải, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày tại địa phương. - Tạo cơ hội việc làm, giảm bớt thất nghiệp ở địa phương. - Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp mà mọi người dân đều được hưởng lợi, giảm thiểu các nguy cơ về tai biến lý, hóa, sinh do chất thải gây ra. Thực tế cho thấy, nhiều công việc không thể dựa hoàn toàn vào Nhà nước mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu quả cao.Việc xã hội hóa nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu. Mặt khác thông qua các hoạt động này giúp người dân thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường. IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn – Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp 4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam sơn 4.1.1. Các điều kiện tự nhiên của khu liên hiệp Xã Nam Sơn là khu vực xây dựng khu liên hiệp có diện tích 100 ha, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km về phía bắc. Phía bắc là các cụm dân cư với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp. Sông Công cách 2 km chảy qua phía Đông có các con rạch nhỏ tự nhiên chảy qua. Khu liên hợp nằm trong thung lũng đồi gò thấp, có độ cao từ +8,0 đến +40,0 m so với mực nước biển. Các đồi gò và đất ở đây khô cằn. Theo báo cáo khả thi của công ty Tư vấn và Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam thì địa chất ở khu vực này được chia làm 4 loại. Trừ lớp đất đầu tiên là nông nghiệp có độ dày 1 - 2 m, còn các lớp 2,3,4 là những lớp đất sét pha và sét, có tính biến dạng nhỏ, hệ số thấm nhỏ, chiều dày tổng cộng các lớp đất này là 8 - 13 m. Các lớp đất từ trên xuống như sau : - Lớp 1 : lớp thổ nhưỡng đất lấp bề dày 0,2 – 1 m. - Lớp 2 : lớp sét xen kẹp sét pha bề dày 2,4 – 10,2 m. - Lớp 3 : sét pha lẫn dăm sạn, bề day từ 3,5 – 10,4 m. - Lớp 4 : đá phiến phong hoá, bề dày của lớp chưa xác định, chiều sâu mặt lớp thay đổi từ 8,6 – 13,4 m. Trữ lượng nước ngầm tại đây rất nhỏ vì tầng chứa nước mỏng và ở sâu. Khu liện hiệp xử lý rác Nam Sơn nằm trong vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ và rạch nhỏ chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao và lạch đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi là 7m. Mực nước mặt mùa mưa +8m đến +11,5m. 4.1.2. Các hạng mục chính của khu liên hiệp hiện nay - 5 ô chôn lấp số 1,2,3,4,5 trong đó ô 1,2,3 đ• đầy và tiến hành đóng bãi sơ bộ giai đoạn 1. - Hệ thống cân điện tử 30 tấn. - Trạm cấp nước sạch. - 3 trạm xử lý nước rác : 1 trạm xử lý sẵn có bằng phương pháp sinh học và 2 trạm xử lý khẩn cấp bằng phương pháp hoá học. - Hệ thống 3 hồ điều hoà : kị khí, hiếu khí, tuỳ tiện. - Đường ra vào bãi. - Khu hành chính và phụ trợ. - Khu xử lý chất thải công nghiệp hiện đang trong giai đoạn khởi công xây dựng ban đầu. Các hạng mục chính hiện nay chủ yếu là của khu chôn lấp. 4.1.3. Quy hoạch tổng thể khu liên hiệp Nam Sơn. Tổng diện tích đất dành cho các ô chôn lấp rác là 53,49 ha, có dung tích chứa rác khoảng 10,7 triệu m3, thời gian vận hành sử dụng khu chôn lấp là 21 năm, bao gồm các hạng mục : - Đường giao thông chính nối giữa 2 khu vực hành chính phía bắc và nam sẽ được mở rộng trên cơ sở của đường đê có sẵn của 3 ô chôn lấp giai đoạn 1. - Khu xử lý nước rác và hồ vi sinh có diện tích 4,1 ha nằm ở vị trí hồ Phú Thịnh hiện có. Nước qua hồ đảm bảo vệ sinh môi trường xả vào suối Lai Sơn. - Dải cây xanh 10m cách ly với bên ngoài của 2 khu công nghiệp và khu sản xuất phân vi sinh và dải cây xanh 20m đối với khu chôn lấp. - Đường vận chuyển rác thải vào khu xử lý chất độc hại công nghiệp và khu compost sẽ tận dụng đường hiện đ• xây dựng ở giai đoạn 1 và kéo dài đến khu compost. - Bố trí các khu chức năng và các công trình phụ trợ trong diện tích 83,4 ha bao gồm diện tích đất đã giao đợt 1 và đợt 2. - Khu xử lý chất thải độc hại công nghiệp có diện tích 5,15 ha. - Khu xử lý phân compost có diện tích 9,8 ha, công suất 685 – 700 tấn/ngày. - Khu đốt rác đô thị được bố trí ở phía nam diện tích 5,9 ha. - Ngoài đường vận chuyển phía đông bắc hiện nay dự kiến sẽ xây thêm tuyến đường phía nam nối từ đường 35 vào khu liên hiệp rộng 11,25 m, dài 2,4 km. * Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn sẽ được xây dựng theo 2 giai đoạn, 2 khu vực. - Khu vực 1 (giai đoạn 1: 1998 – 2000) : diện tích xây dựng 14,388 ha, cao độ từ 15 – 25 m. Xây dựng 3 ô chôn lấp để đầu năm 1999 đưa các ô vào chôn lấp rác thải khi bãi Tây Mỗ đóng cửa. Đất xây dựng khu hành chính, đường vào khu chôn lấp, đất nắn suối, đất mở rộng đường liên xã. - Khu vực 2 ( giai đoạn 2 : 2000 – 2020) : có diện tích khoảng 74,32 ha gồm 8 ô chôn lấp cho giai đoạn 2, trạm xử lý nước rác (kể cả đê bao và đường bao) nằm trong thung lũng giữa các đồi núi có cao độ từ +9 đến +11, xây dựng khu chế biến phân compost và nhà máy xử lý rác công nghiệp. Ngoài ra còn có 4,02 ha đất dùng xây dựng mương thoát nước mưa xung quanh chân đê của khu liên hiệp. 4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị Trong quy hoạch tổng thể khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn 1, khu chôn lấp chất thải đô thị gồm 3 ô chôn lấp số 1, 2, 3 và giai đoạn 2 gồm 8 ô chôn lấp. Hiện tại 3 ô chôn lấp của giai đoạn 1 đã đầy và đã được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 (ở cao trình +15m), ô chôn lấp số 4,5 đã xây dựng xong và hiện đang chôn lấp rác tại phần 4B (phần 4A đã đầy). 4.2.1. Trình tự sử dụng các ô chôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1 ( đến năm 2017) Giai đoạn 1 : Đổ rác vào lô 1 và lô 2,3 được sử dụng làm chức năng hồ sinh học để tăng độ sạch nước trước khi xả ra ngoài sau khi đã qua hệ thống xử lý rác bằng phương pháp sinh hoá. Giai đoạn 2 : Rác được đổ tại lô 1 tới đỉnh đập ngăn lô ở cao độ +15m thì được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 và rác được chuyển sang đổ tại lô số 2, lô số 3 vẫn đảm nhiệm vai trò hồ sinh học. Giai đoạn 3 : Rác đổ trong lô 2 tới cao độ +15m thì sử dụng diện tích mặt bằng cả 2 lô 1 và 2 để tiếp tục đổ rác. Đắp bờ bao ngăn rác theo từng đợt, mỗi đợt cao 2,5m. Cao độ cuối cùng của bờ bao ngăn rác là 20m. Trình tự đổ rác ở giai đoạn này là sau khi nâng cao độ tại lô thứ nhất thêm 2m thì bao phủ đất trên bề mặt rác để chuyển sang đổ rác vào lô bên cạnh và tiếp tục luân chuyển. Khi mặt bằng 2 lô đạt tới cao độ +21m thì tổ chức đóng b•i các lô 1 và 2 theo quy trình đóng b•i. Giai đoạn này lô 3 vẫn sử dụng như một hồ sinh học. Giai đoạn 4 : Đổ rác vào lô 3 từ cao độ +6m lên đến cao độ +21m. Hồ sinh học sử dụng ở giai đoạn này là hồ Phú Thịnh hoặc một diện tích ô trũng trong tổng mặt bằng khu liên hợp xử lý (giai đoạn này đ• quản lý toàn bộ diện tích đất của dự án là 130 ha). 4.2.2. Các ô chôn lấp giai đoạn 2 (2001 - 2020) sẽ gồm 6 ô (số 4,5,6,7,8 và 9) sẽ được xây dựng mỗi đợt 2 ô và đổ rác đến cốt +15 (bao gồm cả 3 ô chôn lấp giai đoạn 1). Sau khi cả 9 ô đạt đến cao trình +15 sẽ tiếp tục nâng dần từng đợt 3m lên đến cốt đỉnh là +39m, theo mái dốc m =1/3. Với giải pháp trên tổng lượng rác có khả năng tiếp nhận cho chôn lấp tại khu liên hiệp xử lý rác là khoảng 9.587.292 m3. Thời gian vận hành là 20 năm. Bảng 2.5 : Trình tự và tiến độ chôn lấp rác ở giai đoạn 2: Tên ô chôn lấp Thời gian vận hành Ô 4 và 5 đến cốt 15m 2001 – 2003 Ô 6 và 7 đến cốt 15m 2004 – 2005 Ô 7 và 8 đến cốt 15m 2006 – 2007 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 17m 2007 – 2009 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 20m 2009 – 2011 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 23m 2011 – 2014 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 26m 2014 – 2017 Các ô giai đoạn 2 đến cốt 39m 2018 – 2020 Nguồn: URENCO 4.2.3. Hệ thống thu gom nước rác Theo tính toán mỗi ô chôn lấp đang vận hành sẽ có lượng nước rác phát sinh khoảng 400 – 500 m3/ngày. Nước rác từ các ô chôn lấp qua các trạm xử lý nước rác sẽ được xả vào hồ để xử lý vi khuẩn. Nước thải sinh hoạt sau khi đ• xử lý qua bể tự hoại và nước rửa xe của khu hành chính sẽ được thu gom vào bể chứa. Bể chứa đặt tại khu vực hành chính có dung tích 10m3. Nhiệm vụ của bể chứa : lưu giữ nước phục vụ bơm tưới tăng độ ẩm rác cho các ô chôn lấp và khu chế biến phân vi sinh. Hồ xử lý vi khuẩn xử lý giảm vi khuẩn Coli trong nước thải trước khi thải ra suối. Mương bao nước mưa thu gom nước mưa xung quanh khu liên hợp dẫn xả vào hồ hoặc suối hiện trạng. 4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi Hình 2.2: Sơ đồ quy trình vận hành bãi Ô tô chở rác Cân điện tử Đổ rác San ủi San phủ đất Đầm chặt Rắc Bokashi Phun dung dịch EM B¬m n­íc r¸c Xử lý nước rác Xả nước thải đã xử lý Đóng bãi cục bộ Trồng cây xanh Đóng bãi toàn bộ Lắp đặt hệ thống thoát tán khí ga Nguồn: URENCO * Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường : - Nước rác rỉ ra từ các ô chôn lấp được bơm vào hồ chứa, sau đó qua trạm xử lý nước rác thải để xử lý. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại B và được thải ra hệ thống thoát nước. - Quá trình chôn lấp phát sinh một lượng khí ga sinh ra từ chất thải chôn lấp, các khí thải này chủ yếu là Mêtan được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp. - Trong quá trình vận hành b•i chôn lấp, dung dịch EM và chế phẩm Bokashi được phun thường xuyên để giảm thiểu mùi và làm tăng quá trình phân huỷ của chất thải. Ngoài ra, các b•i chôn lấp còn tiến hành phun thuốc diệt ruồi, muỗi đảm bảo vệ sinh môi trường. - Cây xanh được trồng xung quanh b•i tạo vành đai cách ly nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế mùi và các ảnh hưởng bất lợi từ b•i rác. - Đất phủ b•i hàng ngày được phủ theo đúng quy trình vận hành b•i : 0,2 m trên một lớp rác dày 2m, ngoài ra còn có đóng b•i cục bộ và đóng b•i cuối cùng bằng đất và có thể cả các lớp chống thấm nước mưa trên bề mặt. 4.3. Nhận xét về công tác xử lý rác bằng chôn lấp tại b•i Nam Sơn Mặc dù khu liên hiệp được quy hoạch một cách tổng thể và có quy mô, nhưng thực tế đối với khu chôn lấp chất thải sinh hoạt vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập. - Rác được đổ kết hợp với việc phun dung dịch diệt ruồi muỗi và khử mùi hàng ngày nhưng vẫn không đảm bảo được chất lượng cho môi trường xung quanh. Trong khu vực b•i rác và khu vực nhà dân xung quanh vẫn bốc lên những mùi xú uế, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí vẫn đang hàng ngày tồn tại. - Do chưa có thiết bị đầm nén chuyên dụng nên chưa đảm bảo được hệ số nén yêu cầu 0,8 – 0,85, hậu quả là không khai thác được tối đa thể tích của ô. Từ năm 2003, ô số 1, số 2 đ• được chôn lấp đầy đến cốt 21m, ô chôn lấp số 3 đ• đổ đến cốt 17m, ô số 4a 16m. Và cho đến nay năm 2009, rác thải đ• được chôn đầy 7/9 ô chôn lấp, với tổng trọng lượng khoảng 6,5 triệu tấn. Nếu vẫn duy trì tốc độ chôn lấp như hiện nay (mỗi ngày trên 2000m3), đến năm 2011 toàn bộ 9 ô chôn lấp của b•i rác Nam Sơn sẽ không còn khả năng chứa rác. - Về thu gom nước rác : Các ô chôn lấp chất thải được xử lý để chống ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm đất bằng 1 lớp đất sét đầm chặt dày 50 cm, sau đó lót đáy chống thấm bằng 1 lớp vải địa kỹ thuật. Qua thời gian vận hành cho thấy do dùng lớp đất lót đáy b•i và bảo vệ vải chống thấm nên khả năng tiêu nước đến r•nh thu rất kém. Hơn nữa trong thời gian vận hành nước rác phát sinh cũng chưa được bơm khỏi b•i kịp thời và thường xuyên nên gây lầy bùn đáy b•i khi vận hành. Nước rác chảy dồn trên mặt đáy b•i đọng về các chỗ trũng không được lọc nên mang theo nhiều cặn rác khi được bơm ra khỏi b•i. - Về xử lý nước rác : Công nghệ xử lý nước rác của Viện cơ học đề xuất là phương pháp sinh học cưỡng bức đ• được sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội phê duyệt. Tuy nhiên trong thời gian vận hành đến nay vẫn chưa đạt chất lượng nước ra theo tiêu chuẩn môi trường loại B, nên chưa được phép thải ra suối Lai Sơn và nguồn tiêu bên ngoài khu liên hiệp. Do vậy toàn bộ lượng nước rác tồn đọng từ khi vận hành ô chôn lấp số 1 đến thời điểm 2/2001 vẫn phải lưu giữ trong ô chôn lấp số 3. Tiểu kết chương II Sau khi Hà Nội mở rộng, rác thải đ• trở thành vấn đề bức xúc ở nhiều quận, huyện. ở khu vực phía tây, nhiều huyện còn chưa thu gom rác thải nông thôn mà đổ thành b•i lộ thiên hoặc tận dụng ao, hồ làm nơi chứa rác. Rác thải công nghiệp cũng có tỷ lệ thu gom, xử lý thấp. Rác y tế thu gom tốt, song công nghệ xử lý nhiều nơi đ• lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn tồn tại hàng loạt các hạn chế trong thu gom, vận chuyển chất thải. Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng … chưa theo kịp yêu cầu thực tế.Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế rác thải hiện cũng còn rất nhiều hạn chế – chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại b•i rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như không được phân loại). Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh. Chương III Đánh giá về công tác quản lí rác thải trên địa bàn Hà Nội I. Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải. 1.1. Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải. Hoạt động thu gom rác thải của nước ta nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công, thu gom bằng các xe đẩy tay do công nhân vệ sinh thực hiện nên chi phí về thời gian và nhân công rất lớn. Theo thống kê, số công nhân của Công ty môi trường đô thị Hà Nội thực hiện công việc thu gom rác hàng ngày là khoảng hơn hai nghìn người. 1.2. Xác định số thu phí vệ sinh. Theo pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước quy định, phí vệ sinh cho dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tính theo đầu người là 10000 đồng trên 1 tháng. II. Đánh giá đầy đủ lợi icha xã hội và môi trường của công tác thu gom, vân chuyển rác thải. 2.1. Lợi ích thực đối với dân cư. Với hoạt động thu gom và vân chuyển rác của Nhà nước, người dân đã thu được lợi ích về mặt tài chính là gần 20 tỷ đồng 1 tháng và lợi ích từ chi phí bỏ ra của Nhà nước để xử lí lượng rác thải tạo ra hàng ngày. Công tác quản lí rác thải nếu được làm tốt và thực hiện thường xuyên người dân sẽ được hưởng một cuộc sống trong lành, sạch đẹp. Mặc dù vậy, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lí rác thải vẫn chưa được người dân đánh giá một cách đúng đắn, người dân không có ý thức bảo vệ chính môi trường sống của mình. 2.2. Những lợi ích từ công tác quản lí rác thải. - Lợi ích môi trường: Việc thu gom và vận chuyển rác thải ra khỏi thành phố sẽ góp phần giảm được các chất độc hại, nâng cao sức khỏe công đồng, giảm được những chi phí về y tế. Ngoài ra công tác này cũng làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và nước mặt. - Lợi ích kinh tế: Giữa chỉ tiêu chất lượng môi trường và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường được quan tâm, bảo vệ thì nó cũng là một động lực cho phát triển kinh tế. - Lợi ích chính trị, xã hội: + Làm tốt công tác quản lí rác thải sẽ tạo được ấn tượng tốt cho Việt Nam đối với thế giới, góp phần đưa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tham gia giao lưu trên trường quốc tế. + Tạo ra được công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Nhờ đó cũng giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao động thất nghiệp, giảm được các tệ nạn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với nhà nước. + Môi trường được giữ gìn trong lành sẽ góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. III. Vấn đề xử lí rác thải Hiện nay việc xử lí rác thải của nước ta chủ yếu vẫn xử dụng phương pháp chôn lấp. Đối với khu vực Hà Nội, việc xử lí chôn lấp rác thải dduwwocj tieenms hành tại bãi rác Nam Sơn. Các kỹ thuật xử lí khác của khu liên hiệp xử lí chất thải rắn Nam Sơn. + Khu xử lí chất thải công nghiệp Đây là kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp để nâng cao việc quản lý rác thải trên địa bàn hà nội.doc
Tài liệu liên quan