Đề tài Thực trạng và giải pháp để tăng cường đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Phần I: Lý luận chung về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

1. Đầu tư - Đầu tư phát triển . 2

2. Đầu tư theo chiều rộng 3

2.1. Khái niệm

2.2. Nội dung

2.3. Đặc điểm

2.4. Vai trò

3. Đầu tư theo chiều sâu . 4

3.1. KháI niệm

3.2. Nội dung

3.3. Đặc điểm

3.4. Vai trò

4. Mối liên hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu . 7

4.1. Sự cần thiết phảI kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và theo

chiều sâu . 7

4.2. Đầu tư theo chiều rộng là cơ sở nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả . 8

4.3. Đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư theo chiều rộng . 9

Phần II: Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các doanh nghiệp Việt Nam . 10

I. Đầu tư theo chiều rộng 10

II. Đầu tư theo chiều sâu 17

1. Công nghệ

2. Nguồn nhân lực

• Xét trong các ngành: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

III. Liên kết hoạt động đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu 28

Phần III: Giải pháp để tăng cường đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu . 35

I. Tầm vĩ mô: 35

1. Trước hết Nhà Nước cần đưa ra hệ thống các giải pháp chung tạo tiền đề phát triển cho hoạt động đầu tư.

2. Các giải pháp tăng cường đầu tư chíều sâu.

3. Các giải pháp tăng cường đầu tư chíều rộng.

II. Tầm vi mô: . 44

1. Các giảI pháp đầu tư theo chiều rộng

2. Các giaỉ pháp đầu tư theo chiều sâu

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

 

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp để tăng cường đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp cho thấy: 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ máy 1950-1960, hơn 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu hao, 505 số máy móc, thiết bị là đồ cũ tân tranh lại. 2. NGUỒN NHÂN LỰC: Toàn cầu hóa là quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới về khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế song phương đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc. Lao động trí thức, có trình độ chuyên môn được coi là vốn nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực nước ta hiện nay phần lớn vẫn là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa qua đào tạo (thể hiện ở bảng 1) Bảng 1: Tỷ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật (tính đến 1/7/2002) Đơn vị: % so LLLD Lao động có chứng chỉ nghề trở lên CNKT có bằng trở lên Cả nước 19,49 12,47 Đồng bằng sông Hồng 25,59 15,32 Đông Bắc 16,13 12,11 Bắc Trung Bộ 10,8 8,69 Duyên Hải Nam Trung Bộ 18,56 10,99 Tây Nguyên 18,72 10,65 Đông Nam Bộ 10,09 9,29 Đồng bằng sông Cửu Long 27,6 20,03 12,65 7,18 (Kết qủa điều tra lao động việc làm 2002, Trung tâm Thông tin và thống kê LĐ - XH, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội). Trong các năm đổi mới, mạng lưới đào tạo dạy nghề của nước ta có sự phát triển mạnh về quy mô và chất lượng đào tạo. Hiện nay, cả nước có 204 trường dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề, 104 trường cao đẳng, 74 trường đại học (chưa kể các trường của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), hàng năm đào tạo hơn 900 học sinh học nghề và 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Các cải cách về giáo dục, đào tạo đã có tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người lao động. Bộ phận lớn người lao động nước ta đã làm chủ được khoa học, công nghệ mới hiện đại chuyển giao từ nước ngoài, đáp ứng được sự phát triển tăng tốc của các ngành nghề công nghệ cao, ngành nghề dịch vụ mới (công nghệ thông tin, viễn thông, vật liệu mới, công nghệ sinh học, máy móc thiết bị…). Tuy nhiên so với các nước trên thế giới quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nước ta vẫn đang đứng trên những thách thức to lớn trong cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hóa. Thị trường lao động nước ta phát triển thấp đã ảnh hưởng tới thu hút lao động, sử dụng lao động và đến lượt nó ảnh hưởng đến phát triển thúc đẩy nguồn nhân lực. UNDP có khuyến cáo: sự phát triển nguồn nhân lực bao gồm có hai mặt: một mặt phát triển những nhân tính và khả năng của con người, mặt khác sử dụng chúng một cách hiệu quả. Hiện nay, thị trường lao động nước ta có đặc thù: tỷ lệ lao động tự làm cao, khu vực phi chính thức lớn, việc làm nông nghiệp chiếm đa số, thị trường lao động bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin thị trường lao động, thiếu các chính sách về thị trường lao động…), bất cân đối lớn cung – cầu lao động (đặc biệt là cung lao động phổ thông), giá cả sức lao động rẻ và hạn chế liên kết với thị trường lao động thế giới, khu vực … đã cản trở đến sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường lao động. Do đó, tình trạng thất nghiệp của lao động thành thị còn cao (năm 2002 là 6,01%), tiềm năng của nguồn nhân lực chưa được khai thác đầy đủ ảnh hưởng đến khả năng kết hợp các nguồn lực tự nhiên đến nguồn lực vốn, công nghệ, trí thức, thông tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và dân cư. Quá trình toàn cầu hóa phát triển, các thị trường được mở rộng, tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng cao đối với mỗi nền kinh tế, doanh nghiệp. Tính cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp có tác động kích thích phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong nền kinh tế Việt Nam tính cạnh tranh còn thấp, các doanh nghiệp còn quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu đã hạn chế đến kích thích học tập, đào tạo, học nghề nâng cao trình độ của người lao động và suy cho cùng là hạn chế đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phẩm chất của lao động khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa không những nâng cao khả năng về chuyên môn kỹ thuật, tay nghề mà còn có phẩm chất khác nữa như: tác phong công nghiệp hóa, ứng xử, ngoại ngữ, kỷ luật, sức khoẻ… nhưng những phẩm chất này của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực còn mang nặng tính truyền thống, theo kinh nghiệm, chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, do vậy chưa khai thác và phát huy được thế mạnh về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện trong các hoạt động cụ thể của quản trị nguồn nhân lực: kế hoạch nguồn nhân lực thiếu gắn kết với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động đào tạo và phát triển chưa có chiến lược và hiệu quả còn thấp …. Xét cụ thể trong từng ngành, ta thấy như sau: * Trong ngành công nghiệp: Kết quả điều tra đánh giá trình độ công nghệ trong ngành công nghiệp nhẹ cũng thấy hiình ảnh chung như sau: 46% doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá theo nghĩa có thể duy trì việc sản xuất kinh doanh ổn định từ 3-5 năm nữa.40% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình theo nghĩa cần dược cải tiến nâng cao mới có thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 14% doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp ở mức phải đổi mới hoàn toàn mới mong hoạt động đựơc. Chỉ có 11% doanh nghiệp công nghiệp nhà nước ở trung ương và 16% doanh nghiệp công nghiệp nhà nước địa phương sử dụng dưới 50% năng lực sản xuất hiện có. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do nguồn vốn trong nước có thể huy động cho hiện đại hoá công nghệ là rất nhỏ bé, do quy mô của nền kinh tế là nhỏ.Tỷ trọng đầu tư cho công nghệ chỉ dưới 40% tổng đầu tư toàn xã hội, chưa đủ để phát triển ngành, đặc biệt la ngành mũi nhọn.Tổng kinh phí nhà nước cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ năm 2000 khoảng 100 triệu USD, trong khi đó ở Hàn Quốc là 7,5 tỷ USD.Mặt khác sư đóng góp của các trường đại học, viện nghiên cứu cho phát triển công nghệ còn rất khiêm tốn,do thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ chế thích hợp và chưa thực sự gắn với nhu cầu bức xúc của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng đầu tư dàn trải, đầu tư theo phong trào hoặc theo lợi nhuận còn phổ biến và kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư. Đồng thời sự yếu kém của ngành cơ khí, chế tạo máy công cụ, chưa đủ khả năng trang bị máy móc cho nền kinh tế. Năm 2000, các ngành công nghiệp của cả nước chỉ chế tạo ra bình quân mỗi ngay 130 đông cơ điện công nghiệp, 40 đông cơ diezen, 2 máy bơm công nghiệp, 7 máy kéo. Một nguyên nhân cơ bản khác dẫn tới sự yếu kém về công nghệ, đó là do chinh bản thân các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đồng thời cũng không có khả năng đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, tiến hành đầu tư theo chiều sâu, thậm chí có doanh nghiệp còn không có chiến lược dài hạn, không phân tích thị trường, không biêt đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân một phần cũng do các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này ít có khả năng về tài chính để tiến hành đầu tư theo chiều sâu.Trong khi vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Đây cũng la những đơn vị có thể dễ ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất vì số vốn đầu tư không đòi hỏi quá lớn. Tình hình đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn cung không khả quan hơn. Lí do là những doanh nghiệp này với lợi thế độc quyền, không bị sức ép cạnh tranh nên cũng không quan tâm tới đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác quy mô vốn đầu tư để đổi mới công nghệ trong những doanh nghiệp nay rất lớn. Hiện nay ở Việt Nam nhưng doanh nghiệp có trinh độ công nghệ tiên tiến chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do những doanh nghiệp này có quy mô vốn lớn, lại được chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, chiến lược kinh doanh chú trọng đến đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong các liên doanh nước ngoài, bên Việt Nam góp 30% vốn, chi phí vật tư, khấu hao máy móc chiếm đến 80% giá thành, chứa đựng lợi nhuận cho bên nước ngoài do bên Việt Nam không có khả năng cung cấp và kiểm soát giá nhập khẩu vật tư, máy móc. Với tình trạng công nghệ, máy móc lạc hậu như vậy chúng ta khó có khả năng bắt kịp các nước trong khu vực, mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 không có khả năng trở thành hiện thực. * Trong ngành nông nghiệp: Đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôbn, việc ứng dụng khoa học công nghệ có vai trò quyết định. Những kết quả mà nền nông nghiệp nước ta đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của khoa học công nghệ. Ước tính 50% giá trị gia tăng của sản xuất lương thực là do nông dân tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày đạt năng suất, chất lượng cao. Do đó, ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục, sức cạnh tranh của hàng nông sản được nâng cao. Tuy nhiên, việc chuyển giao khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn vẫn chưa tương xứng với tầm quan trọng của khu vực kinh tế này. Tiến độ chuyển giao khoa học công nghệ gặp phải không ít lực cản. Tổng mức đầu tư của nhà nước cho nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp từ 1997-2000 khoảng trên 80 tỷ/năm, tương đương 1,8% chi tiêu của nhà nước cho nông nghiệp. Trong khi đó của Trung Quốc là 6%, Malaixia, Thái Lan là 10%. Với mức vốn đầu tư như vậy chúng ta khó có thể duy trì được các chương trình nghiên cứu triển khai có hiệu quả, để cải thiện và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi tốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi ở nước ta đều có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả chưa cao, chưa bền vững. Việc áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp còn rất hạn chế, trình độ cơ giới hoá trong snả xuất còn thấp. Đặc biệt là vấn đề bảo quản, chế biến, đóng gói bao bì hàng nông sản còn yếu kém làm cho giá trị hàng hoá giảm đáng kể. Trong tiến trình khu vực hoá, toàn cầu hoá, với tình trạng sản xuất yếu kém như vậy, chúng ta không khỏi lo ngại cho tương lai của đát nước, về nguy cơ tụt hậu xa hơn với thế giới. Để giải quyết vấn đề này cần phải có nhận thức đúng đắn, phải đề ra được hướng đi thích hợp. Về nguồn nhân lực trong nông nghiệp: Đây là yếu tố rất quan trọng để có thể tiến hành đầu tư theo chiều sâu trong nông nghiệp, nông thôn.Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong khu vực này có trình độ lao động thấp. Nguyên nhân dẫn đến tinh trạnh này, một phần do thu nhập thấp nên lao động trong nông nghiệp ít có điều kiện được đào tạo, tau dồi tri thức. Theo thông kê, số lao động được đào tạo trong tổng số lao động trong ngành chỉ đạt 9,28%. Trong đó ở các khu vực kinh tế trong điểm có tỷ lệ này cao hơn, đồng bằng sông Hồng là 20%, Đông Nam Bộ là 21%, đồng bằng sông Cửu Long là 10%. Điều này gây cản trở lớn cho việc tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các cán bộ làm công tác khuyến nông còn thiếu, đặc biệt là cán bộ có trình độ. Số lượng cán bộ khuyến nông ở cấp tỉnh, huyện mới có khoảng 2800, trong khi phải phục vụ số lượng đông đảo trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. * Trong giao thông vận tải: Đánh giá các năm qua, hoạt động KHCN của ngành GTVT Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Chúng ta có nhiều công trình ghi dấu ấn về tiến bộ KHCN. Các công trình như Hầm đường bộ đèo Hải Vân, cầu dây văng Mỹ Thuận, Bãi Cháy, đoàn tàu kéo đẩy … là sự thể hiện sinh động trình độ, năng lực KHCN của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên ngành GTVT đang ngày càng nâng cao. Hoạt động KHCN GTVT đã đi đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, quản lý chất lượng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và xây dựng trong toàn ngành. Các kết quả nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong các khâu tư vấn, chuẩn bị và thực hiện đầu tư, chuyển giao, đào tạo, tiếp nhận và làm chủ các công nghệ mới, nhất là trong xây dựng giao thông, trong công nghiệp đóng tàu, công nghiệp đã đưa trình độ công nghệ của ngành GTVT tiến kịp khu vực, trong đó có một số lĩnh vực chuyên ngành đạt trình độ công nghệ các nước tiên tiến. Những thành tích, kết quả trong hoạt động KHCN đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển GTVT trong thời gian qua, nhất là trong việc tháo gỡ những khó khăn về chủ trương kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo và nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành của công trình, sản phẩm, tăng năng suất lao động, từng bước thực hiện được phương châm của Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra là: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ” Trong thời gian qua, mặc dù nhiều thành tựu KHCN đã được áp dụng trong ngành GTVT nhưng điều đó luôn là chưa đủ. Để các công trình, sản phẩm, dịch vụ GTVT đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không lúc nào chung ta không cần tìm ra những vật liệu mới, những giải pháp công nghệ thi công, sản xuất mới. Hơn nữa, chúng ta cần đến cả những phương thức tổ chức lao động, quản lý sản xuất mới tiên tiến … Tất cả những điều này chỉ có được khi hoạt động KHCN của ngành GTVT được thúc đẩy mạnh mẽ. Về nguồn nhân lực trong GTVT: qua 60 năm phát triển, ngành GTVT đã xây dựng được một lực lượng GTVT hết sức hùng hậu. Lực lượng đó là đội ngũ đông đảo các cán bộ, kỹ sư công nhân nhiều thế hệ: từ những cán bộ nhiều kinh nghiệm thực tiễn tới những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, tiếp thu nhanh chóng các kiến thức tiên tiến. Lực lượng đó là hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành GTVT đã được tổ chức khá hợp lý và khoa học bao quát hết các lĩnh vực GTVT. *Trong ngành bưu chính viễn thông: Đến cuối năm 2003, VNPT đã có 20 doanh nghiệp công nghiệp bưu chính viễn thông. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp công nghiệp đã từng bước hiện đại hóa, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nhằm chủ động cung cấp các sản phẩm với chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật theo kịp trình độ công nghệ cập nhật của thế giới cho mạng lưới, thay thế dần nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Dưới đây là những kết quả chủ yếu của quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc VNPT: - Về trình độ công nghệ: với chủ trương đầu tư, đi thẳng vào các kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến, các doanh nghiệp đã tiếp thu được những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, bước đầu đã nâng cao trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp từ mức trung bình yếu lên mức trung bình tiên tiến, cập nhật các công nghệ tiên tiến thế giới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Về phát triển sản phẩm mới: các doanh nghiệp đã nghiên cứu triển khai và phát triển nhiều sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đáp ứng kịp thời và đón đầu nhu cầu phát triển mạng lưới. Việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất đã giúp các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu phát triển của mạng lưới như thiết bị tổng đài, thiết bị truyền dẫn … Các sản phẩm mới đạt chất lượng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, được hợp chuẩn trước khi đưa lên mạng, góp phần hạn chế nhập khẩu. - Về chuyển giao công nghệ: chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao chủ yếu được thực hiện tại các liên doanh. Chuyển giao công nghệ bao gồm 3 vấn đề chủ yế: Công nghệ sản phẩm bao gồm các bí quyết công nghệ, các tài liệu thông tin kỹ thuật liên quan, phương pháp thiết kế …, công nghệ sản xuất gồm kỹ thuật sử dụng thiết bị công nghệ trong các dây chuyền sản xuất, kỹ năng vận hành…, và phương pháp điều hành quản lý gồm công tác lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ … Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trong đổi mới công nghệ, nhưng nhìn chung đổi mới công nghệ của khối công nghiệp vẫn còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của mạng lưới VNPT như: các sản phẩm công nghiệp còn nghèo nàn, thiếu tính đồng bộ, trình độ công nghệ sản xuất ở mức trung bình, quy mô năng lực sản xuất còn nhỏ bé … Về nguồn nhân lực: trình độ các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đã có nhiều tiến bộ, đã sử dụng thành thạo và làm chủ các máy móc thiết bị mới, nắm vững các công nghệ chuyển giao, làm chúng thích nghi với điều kiện của doanh nghiệp; chủ động phát triển một số sản phẩm mới, tự giải quyết được những khó khăn trong quá trình sản xuất … Các doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đầu tư cho cán bộ kỹ thuật tiếp cận với các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. III. LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ CHIỀU SÂU. Trong xu thế toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng và có tính chất nhảy vọt. Sản xuất phát triển theo chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhằm tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trở thành chiến lược phổ biến ở hầu hết các nước. Các Quốc gia không thể lơ là chậm chễ trong việc đầu tư phát triển khoa học, công nghệ vì khoa học đã trở thành vũ khí lợi hại nhất để dành thắng lợi trong cạnh tranh. Bên cạnh đó đầu tư cho mở rộng tài nguyên, mở rộng thị trường, quy mô sản xuất cũng đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lựơc phát triển của doanh nghiệp. Việt nam với xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực rất khẩn trương, tạo cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển một nền kinh tế vững mạnh về mọi mặt. Song thách thức cạnh tranh đang đặt ra rất gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức nhanh chóng chuyển hướng đi đúng đắn cho chiến lược phát triển sản xuất của mình, phải đảm bảo gắn kết nhuần nhuyễn giữa đầu tư theo chiều rộngvà đầu tư theo chiều sâu. Bởi đầu tư theo chiều rộng là cơ sở , là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả và đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư theo chiều rộng. Thực tiễn Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ra sao? Đã nhận thức vấn đề này như thế nào? Đây là một câu hỏi khó đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các cấp, các ngành, các Bộ trong vấn đề lập kế hoạch chiến lược phát triển một nền kinh tế vững mạnh, công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thực trạng liên kết hoạt động đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu tại các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh dạn, tuy nhiên vẫn còn nhiều những bất cập. Tính đến năm 2001 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta( theo quy mô ) chiếm 95,6% tổng số doanh nghiệp, điều đó cũng có nghĩa là tổng số doanh nghiệp có quy mô lớn là 4,4%. Nếu như đem chỉ tiêu vốn ra để so sánh, thì số các doanh nghiệp lớn ở nước ta cũng còn nhỏ bé so với ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. cụ thể như về vốn sản xuất, bình quân một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 136,3 tỷ đồng gấp 1,14 lần doanh nghiệp Nhà nước( bình quân chỉ có 119,5 tỷ đồng). Chính do nguồn vốn quá hạn chế này của các doanh nghiệp nên mức trang bị kỹ thuật, khoa học, công nghệ cho sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mức trang bị kỹ thuật thể hiện bằng tài sản cố định cho một lao động của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 365tr/ một lao động, trong khi đó doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ đạt 97,6tr/ một lao động. Vấn đề đáng bàn ở đây chính là phương thức đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dùng công nghệ hiện đại có hàm lượng khoa học công nghệ cao và vốn lớn để đạt mục tiêu cuối cùng của sản xuất là làm tăng năng suất ngay từ cơ sở sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường là từ các công ty mẹ, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Chính vì vậy mà khả năng cạnh tranh của các công ty này thường hơn hẳn so với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam với quy mô vốn quá hạn chế như thế thì việc áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh là một việc hết sức khó khăn. ở nước ta cần khắc phục tình trạng doanh nghiệp đông về số lượng nhưng rất manh mún về quy mô. Nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân, về thực chất thì chỉ nên coi là cơ sở kinh doanh cá thể siêu nhỏ(với mức bình quân một doanh nghiệp chỉ có 12,2 lao động và 0,8 tỷ đồng vốn) và yếu kém về công nghệ , nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị và nông thôn. Trong quá trình phát triển có nhiều doanh nghiệp thậm chí cả ngành công nghiệp chuyên môn hoá còn đang bị tình trạng quy mô nhỏ, manh mún làm cho giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh rất thấp và đang mong muốn có sự đổi mới về quy mô trong thời gian hiện tại cũng như tương lai gần. Điều này thấy rất rõ ở ngành thép Việt Nam, chi phí sản xuất một tấn thép cán ở Việt Nam là rất cao so với thế giới, tiêu hao vật chất quy ra tiền( chưa kể chi phí khấu hao, quản lý phí, bảo hiểm, …) bình quân các nhà máy thép của tổng công ty thép Việt Nam là 26,6USD trong khi đó bình quân của các công ty trên thế giới là 14,3USD. Nguyên nhân chính dẫn đến chi phí sản xuất cao ở các nhà máy của tổng công ty có quy mô dây chuyền sản xuất nhỏ, lạc hậu, công nghệ thấp, công suất trung bình của một nhà máy cán thép Việt Nam là 100.000tấn/ 1 năm., rất thấp so với quy mô của các nhà máy cán thép ở khu vực Đông Nam á, trung bình khoảng 500.000tấn/ 1 năm. khi nghiên cứu thực trạng sản xuất tại các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, người ta thấy rằng trong điều kiện sản xuất chưa hiện đại, thì sản xuất với quy mô lớn có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất. Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng đây không phải là phương án sản xuất tối ưu để thu được lợi nhuận như mong muốn của các doanh nghiệp. Mặt khác, nếu như chỉ chú ý đến mở rộng quy mô sản xuất quá lớn dễ dàng tạo nên sự hạn chế trong việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sản phẩm được sản xuất ra nhiều, song chất lượng lại không cao thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn. chính vì vậy mà trong 5 năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới việc sử dụng công nghệ tương đối hiện đại với quy mô lớn, nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô và công nghệ hiện đại. Sự kết hợp hợp lý giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu sẽ tạo nên hiệu quả tốt nhất trong sản xuất và kinh doanh. Vai trò của đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô được thể hiện rõ ràng. Trước hết ở tầm vĩ mô, sự kết hợp này sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế, ngành công nghệ cao sẽ phát triển thay thế các ngành truyền thống hao phí nhiều vật tư, lao động. Quy mô sản xuất lớn lại tạo điều kiện cho việc tiếp cận với công nghệ cao dễ dàng và linh hoạt hơn. Cơ cấu ngành kinh tế nhờ đó mà từ từ thay đổi một cách thích hợp và hiệu quả kinh tế sẽ dễ dàng được như mong muốn. Thứ hai, là tạo ra năng suất cao hơn cùng với sự phong phú về chủng loại sản phẩm, tiện ích cho các qúa trình sử dụng. Thứ ba là tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các nên kinh tế trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế. Thứ tư là được quan tâm nhiều hơn đó là vai trò của công nghệ đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên, quá trình chế tác và sử dụng. Việt Nam đang bị lệ thuộc về công nghệ do vậy hạn chế còn nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn rằng công nghệ hiện đại sẽ là chìa khoá mở cửa hội nhập, theo kịp với thế giới. Và quan trọng hơn cả là quy mô sản xuất có phù hợp với quá trình áp dụng công nghệ khoa học hiện đại hay không? Điều này thực sự quan trọng. Việc liên kết đầu tư chiều rộng và chiều sâu thì chỉ có những doanh nghiệp có quy mô lớn mới làm được, số doanh nghiệp này ở Việt Nam còn quá ít. Tuy nhiên, trên thực tế có những doanh nghiệp mà quy mô được coi là lớn và có chỗ đứng trên thị trường lại không quan tâm đến chất lượng, dịch vụ của sản phẩm. Điều này cần phải xem xét lại. Quy mô sản xuất được nói đến ở đây chính là chỉ tiêu vốn. Khi các doanh nghiệp lớn có lợi thế chắc chắn về quy mô điều đó có nghĩa là họ có đủ năng lực để đầu tư tiếp cận công nghệ của thế giới, tạo ra một làn sóng đầu tư đổi mới công nghệ để có sản phẩm cạnh tranh. Tuy nhiên, thị trường công nghệ khá phức tạp, nhưng thành quả khoa học của thế giới đang “ngổn ngang” giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu, cái sắp ra đời khiến các doanh nghiệp lớn của các quốc gia có nền công nghệ hiện đại cũng phải nghiên cứu sắp đặt, lựa chọn và loại bỏ, chính ví thế đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam thì thực tế việc đòi hỏi việc đầu tư đổi mới công nghệ càn được nghiên cứu về mặt lý luận, phân tích, đánh giá tình hình và nhận diện các xu thế phát triển, đưa ra các giải pháp cho đầu tư đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Các doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các doanh nghiệp Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan