Đề tài Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Mở đầu 5

 Chương 1. Một số vấn đề về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã 7

1.1. Tổng quan về ngân sách xã 7

1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước 7

1.1.2. Ngân sách xã và vai trò của ngân sách xã 9

1.2. Nội dung quản lý ngân sách xã 18

1.2.1. Quản lý thu ngân sách xã 18

1.2.2. Quản lý chi ngân sách xã 22

1.2.3. Hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã 26

1.3. Sự cần thiết đổi mới quản lý ngân sách xã 28

1.3.1. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm phát huy vai trò của ngân sách xã trong hệ thống NSNN 28

1.3.2. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm thực hiện mục tiêu và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nông thôn 29

1.3.3. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý ngân sách xã hiện nay 31

 Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 34

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 34

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 34

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 36

2.1.3. Thực trạng bộ máy quản lý ngân sách xã 39

2.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 42

2.2.1. Quản lý thu ngân sách xã 42

2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã 45

2.3. Những kết quả và hạn chế, trở ngại trong quản lý ngân sách xã 53

2.3.1. Những kết quả đạt đ¬ược trong quá trình quản lý ngân sách xã 53

2.3.2. Một số hạn chế và trở ngại trong quản lý ngân sách xã 56

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu trong quản lý ngân sách xã 65

 Chương 3. Phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 68

3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng đổi mới quản lý ngân sách xã 68

3.1.1. Nền kinh tế đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN 68

3.1.2. Xu thế toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế 69

3.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn 69

3.1.4. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính 71

3.1.5. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh 74

3.2. Một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã 77

3.2.1. Tiếp tục đổi mới quản lý thu 77

3.2.2. Đổi mới quản lý chi ngân sách xã 81

3.2.3. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, điều hành ngân sách nói chung, ngân sách địa phương nói riêng 83

3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách 83

3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động ngân sách xã 84

3.2.6. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối giữa các cấp ngân sách 85

3.2.7. Tăng cường quản lý tài chính thôn, khu phố 87

3.2.8. Đổi mới công tác quản lý ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước 91

 Kết luận 96

 Danh mục tài liệu tham khảo 97

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4586 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguồn thu này mà để ở các thôn tự quản lý thu hoặc vì những lý do khác nhau mà xã dành lại một phần cho thôn. Thực tế cho thấy nơi nào khoản thu này xã uỷ quyền cho thôn thu càng lớn thì ở đó bộc lộ trình độ quản lý yếu kém của chính quyền xã. - Phần lớn các xã chưa thực hiện ghi thu, ghi chi vào NS xã các khoản xã uỷ quyền cho thôn quản lý do đó đã không phản ánh hết các nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS xã vào NSNN. Ở một số thôn khi đấu thầu đầm, ao hồ, hoặc quỹ đất 5% đã thực hiện thu hết một lần cho cả thời gian đấu thầu do đó không bảo đảm được nguồn thu giữa các năm nên dẫn đến không cân đối được thu-chi của xã. Thu từ các khoản đóng góp của dân nhiều xã còn chưa được phản ánh hết vào thu NS xã. Đặc biệt là những khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của các tổ chức, cá nhân được giao đất đóng góp cho thôn, do nghị quyết của thôn bắt buộc hoặc thoả thuận với các tổ chức, các nhân được giao đất phải đóng góp cho xã, thôn. Khoản đóng góp này tương đối lớn, có thôn số tiền mặt tồn tại quỹ thôn có khi lên đến vài tỷ đồng nhất là ở những xã có nhiều đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng và những thôn được xã uỷ quyền thu hoa lợi công sản. Nhưng khoản thu này không được phản ánh vào thu NS xã đầy đủ và quản lý không được chặt chẽ, không đúng chế độ quy định. Có những thôn đã dùng khoản tiền này đứng tên cá nhân để gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc cho vay, góp vốn với các tổ chức kinh tế lấy lãi để bổ xung kinh phí hoạt động của thôn. Đây là việc làm không đúng quy định của nhà nước. Theo số liệu của Sở tài chính: tính đến 2007 toàn tỉnh có 701 thôn, tổ dân phố. - Tổng số thu tài chính thôn 3 năm 2004-2006 trên địa bàn tỉnh là: 498.284 triệu đồng. - Số thôn ghi thu- ghi chi các khoản NS xã uỷ quyền là 105/701 thôn. Số tiền ghi thu-ghi chi trong 3 năm 2004-2006 là: 13.448 triệu đồng (xấp xỉ 2,7% số thu của tài chính thôn trong 3 năm). Đây là một con số quá nhỏ so với số thực thu-chi của các thôn mà trách nhiệm của các xã phải quản lý. Chính quyền xã ở một số địa phương trình độ còn yếu kém, không nắm hết nguồn thu và nội dung chi của xã; uỷ quyền cho thôn quản lý nhiều nội dung thu-chi với số tiền tương đối lớn, vượt quá khả năng quản lý của thôn, chưa quan tâm đến công tác quản lý tài chính của thôn, nhiều xã buông lỏng bộ phận này. 2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã Các khoản chi ngân sách xã bao gồm: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi NS xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như: Đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, giao thông, kiến thiết thị chính, duy trì sự hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây việc quản lý chi NS xã về cơ bản đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Chi NS xã năm 2005 chiếm tỷ lệ 15 %; năm 2006 chi NS xã chiếm 14,14%; năm 2007 chi NS xã chiếm 12.05% trong tổng chi NS địa phương. Chi NS xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là một trong những nguồn lực góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Bảng 2.4. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã, 2005-2007 Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách 2005,2006,2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh Để có thể nhìn nhận một cách rõ nét thực trạng trong công tác chi NS xã hiện nay chúng ta đi vào xem xét từng nội dung chi NS xã. 2.2.2.1. Chi thường xuyên của ngân sách xã Chi thường xuyên của NS xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bình quân chiếm khoản từ 42% đến 46 % trong tổng chi NS xã. Những năm gần đây khoản chi này có xu thế tăng về số tuyệt đối nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cho hoạt động của chính quyền xã để thực hiện các chức năng của mình năm 2006 và 2007 chi thường xuyên tăng hơn 12% so với năm 2005. Các khoản chi này tăng là do Nhà nước ban hành một số chính sách, chế độ ưu đãi với xã như tăng lương, sinh hoạt phí, trợ cấp cho cán bộ xã, chế độ đối với trưởng thôn, cán bộ an ninh, đoàn thể Đối với chi thường xuyên NS xã, các xã đã chú trọng việc chi trả chế độ cho con người như: Tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, cán bộ đương chức, trưởng thôn, bí thư chi bộ, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và các đoàn thể. Công tác quản lý chi NS xã, thị trấn có tiến bộ hơn so với những năm trước, tổng thể chi NS vượt kế hoạch đề ra. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh tra nhân dân đã phát huy tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản thu - chi tại xã. Các khoản chi về cơ bản đảm bảo đúng luật, đúng đối tượng, đúng chính sách, chế độ. Công tác hạch toán, kế toán trên máy được nhiều xã đã áp dụng thực hiện. - Chi sự nghiệp kinh tế ở xã: mục đích chi cho duy tu, bảo dưỡng đường xá, các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ các chương trình phát triển nông nghiệp, sửa chữa chợ, các công trình công cộng . Trong đó chi cho sự nghiệp nông, lâm, thuỷ sản luôn giữ được mức chi đều trong các năm, tuy nhiên cơ cấu chi của các sự nghiệp trong tổng chi sự nghiệp kinh tế luôn có sự biến động do ảnh hưởng của các chương trình do tỉnh và Trung ương phát động. Chi cho sự nghiệp kinh tế biến động từ khoảng 5% đến 10% trong chi thường xuyên NS xã, chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng chi thường xuyên chứng tỏ cấp xã chưa có sự quan tâm thoả đáng cho các sự nghiệp này. - Chi sự nghiệp giáo dục: là khoản chi cho sự nghiệp giáo dục mầm non, hỗ trợ giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, bổ túc văn hoá. Khoản chi này có biến động nhưng không lớn. Chi sự nghiệp giáo dục thường chiếm tỷ trọng từ 8,2% đến 10,4% trong tổng chi thường xuyên NS xã. Đây là mức chi hợp lý đối với nhiệm vụ chi của cấp xã. Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm của chính quyền cấp xã đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên cấp xã trong những năm tới, nhất là trong giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức và quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh của tỉnh Bắc Ninh thì chính quyền cấp xã cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục. - Đối với sự nghiệp y tế: tập chung chủ yếu cho hoạt động của các trạm y tế khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên. - Đối với sự nghiệp văn hoá thông tin: đây là các hoạt động chi phục vụ cho công tác truyền thanh, các hoạt động lễ hội, văn hoá nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của chính quyền các cấp; các hoạt động nhằm gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và các hoạt động tuyên truyền phổ biến cho nhân dân phòng ngừa các tệ nạn xã hội, hoạt động mê tín dị đoan. Chi cho hoạt động này những năm gần đây cũng có những biến động, chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi thường xuyên. - Chi sự nghiệp thể dục thể thao chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong trổng chi thường xuyên và có sự biến động lớn giữa các năm, nguyên nhân các xã chỉ tập trung chi nhiều cho sự nghiệp thể dục thể thao vào những năm diễn ra hội khoẻ phù đổng ( VD: năm 2005) - Đối với hoạt động bảo đảm xã hội bao gồm các khoản chi trợ cấp lương hưu cho cán bộ xã, chi các hoạt động trợ cấp cho các gia đình khó khăn, các đối tượng chính sách, gia đình thương binh, liệt sĩ... Khoản chi này những năm gần đây luôn có xu hướng tăng trong tổng chi thường xuyên, tăng từ 10,72% năm 2005 đến 12,88% năm 2006 và 15,77% năm 2007, điều đó khẳng định ngày càng có sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương tới công tác xã hội và những đối tượng chính sách góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. - Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể: Đây là khoản chi khá lớn trong tổng số chi NS xã chiếm trên 50% trong tổng chi thường xuyên NS xã (năm 2005: 58,16%; năm 2006: 54,62%; năm 2007: 57,88%). Trong đó chi cho hoạt động quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70%. Đây là các khoản chi đảm bảo cho sự hoạt động của bộ máy chính quyền xã, tuy nhiên hiện nay việc chi tiêu quản lý hành chính của NS xã còn khá lớn và lãng phí. Theo số liệu thống kê cho thấy, các khoản chi cho hội nghị, tiếp khách chiếm khoảng 20% tổng chi hành chính của xã, ngoài ra các khoản chi vật tư, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc và các khoản chi nghiệp vụ khác đều rất lớn. các khoản chi này ở xã còn tồn tại nhiều vấn đề khá phức tạp đó là chứng từ thanh toán còn nhiều chứng từ là giấy viết tay, nhiều chứng từ chi hội nghị, chưa đảm bảo tính pháp lý. 2.2.2.2. Chi đầu tư phát triển Đối với cấp xã, khoản chi này chủ yếu dùng chi cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã như: Giao thông, thuỷ lợi, điện, trường, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hoá thôn, tổ dân phố và một số công trình khác. Trong những năm qua thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước là tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới thì các khoản chi đầu tư XDCB ở xã tăng khá nhanh làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, nhiều công trình XDCB đã phát huy được hiệu quả. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đã góp phần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn như tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; về văn hoá - xã hội: tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, nâng cao hiệu lực quản lý của cấp chính quyền cơ sở, góp phần ổn định về an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các xã, thôn xóm. Người dân tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. - Trong những năm qua nhiều trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non tiếp tục được kiên cố, tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học, tạo niểm tin cho phụ huynh học sinh và đông đảo quần chúng nhân dân. Giai đoạn 2000-2007 trên địa bàn các xã của tỉnh Bắc Ninh đã có 502 dự án xây dựng trường với số vốn đầu tư là 380.378 triệu đồng được thực hiện. - Nhiều xã đầu tư xây dựng kiên cố trụ sở UBND xã và nhà sinh hoạt thôn, đây là một trong những nội dung nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của cấp chính quyền cơ sở. Trong giai đoạn 2000-2007 trên địa bàn các xã của tỉnh Bắc Ninh đã có 117 dự án xây dựng trụ sở xã với tổng mức đầu tư là 107.328 triệu đồng và 143 dự án xây dựng nhà sinh hoạt thôn với số vốn đầu tư là 57.289 triệu đồng được triển khai thực hiện. - Chương trình xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn trong thời gian qua đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hiữa các khu vực nông thôn, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và giao lưu kinh tế, dịch vụ với các vùng trong khu vực. Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá, là một trong những yếu tố cơ bản trong mô hình xây dựng làng văn hoá, góp phần đưa nông thôn ngày càng phát triển. Trong giai đoạn 2000-2007 trên địa bàn các xã của tỉnh Bắc Ninh đã có 719 dự án với số vốn đầu tư là 561.591 triệu đồng được thực hiện. - Chương trình kiên cố hoá kênh mương đã góp phần giảm tổn thất nước trong quá trình phục vụ nông nghiệp, tăng diện tích tưới tiêu, giảm chi phí điện năng bơm nước, giảm chi phí nạo vét kênh mương, tiết kiệm đất canh tác, chủ động trong việc tưới tiêu, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Có 374 dự án kênh mương được thực hiện trong giai đoạn từ 2000-2007. Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, 2000-2007 Nguồn: Báo cáo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2000-2007, Sở tài chính Bắc Ninh tháng 3/2008. Trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt việc phát huy mọi nguồn lực trong dân cư để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua hàng loạt các chính sách hỗ trợ về vốn từ NS tỉnh như: Nghị quyết số 21/2000/NQ-HĐND ngày 20/7/2000 về chương trình kiên cố hoá kênh mương; Nghị quyết số 31/2001/NQ-HĐND ngày 24/5/2001 về xây dựng đường giao thông; Quyết định số 49/2001/QĐ-UB quy định hỗ trợ trường tiểu học, trung học cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 110/2002/QĐ-UB về việc ban hành quy định hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và chế độ cho giáo viên các trường mầm non; Quyết định số 140/2003/QĐ-UB ngày 31/12/2003 về việc quy định hỗ trợ xây dựng trụ sở xã và nhà sinh hoạt thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nguồn vốn hỗ trợ của NS tỉnh đã có tác dụng như “vốn mồi” từ đó khuyến khích các địa phương huy động, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng. Hầu hết các xã, phường, trị trấn đều quan tâm và thực hiện khá tốt việc huy động các nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương mình. Công tác xã hội hoá đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2000-2007 NS tỉnh đã hỗ trợ 283.135 triệu đồng đầu tư xây dựng 1855 công trình kết cầu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Phần vốn còn lại là nguồn vốn thuộc NS xã và nguồn vốn huy động từ các nguồn khác trong đó có phần quan trọng là nguồn huy động từ trong dân. - Đối với trạm y tế xã trong giai đoạn 2000-2007 trên địa bàn toàn tỉnh đã có 110 xã, phường, thị trấn được đầu tư nâng cấp về cơ sở nhà trạm và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Nguồn vồn thực hiện được kết hợp từ nhiều nguồn bao gồm: nguồn dự án hỗ trợ y tế quốc gia PMU hỗ trợ xây mới 73 trạm y tế, nguốn vốn xã và hỗ trợ của tỉnh, huyện xây dựng 38 trạm y tế nâng cấp trang thiết bị trạm y tế để phục vụ công tác khám chữa bện với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. - Ngoài ra các xã còn đầu tư xây dựng các chợ nông thôn, các dự án nâng cấp chợ và các công trình phúc lợi công cộng khác như sân vận động, sân luyện tập thể thao, sân khấu... Trong giai đoạn 2005-2007 các xã đã đầu tư xây dựng 13 chợ với số vốn đầu tư 17.450 triệu đồng. 2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ, TRỞ NGẠI TRONG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 2.3.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai công tác quản lý ngân sách xã Trong những năm gần đây, các đạo luật được Quốc hội ban hành như Luật NSNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý tài chính - ngân sách. Cùng với nó, vai trò giám sát của HĐND các cấp, sự quản lý, điều hành sát sao của các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, trong đó có vấn đề quản lý, điều hành NS xã ngày càng được nâng cao nên công tác quản lý NS xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật tài chính được tăng cường. Sự công khai, minh bạch và phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành NS cùng với việc thực hiện những chế tài nghiêm minh, đã góp phần làm lành mạnh tài chính cấp cơ sở ở nước ta, làm gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và góp phần ổn định an ninh - trật tự ở địa phương.. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho xã theo luật NSNN đã tạo điều kiện để xã tích cực khai thác nguồn thu, chủ động chi tiêu và giảm được khối lượng công tác quản lý ở cấp trên. - Công tác lập dự toán NS xã cơ bản đã dần dần đựơc thực hiện theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Dự toán thu, chi NS xã đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng dự toán NS từng bước đựơc nâng cao, năm sau cụ thể, chi tiết và kịp thời hơn năm trước. Các khoản thu, chi NS đã được tính toán phân bổ theo mục lục NSNN tạo cơ sở thuận lợi hơn cho công tác điều hành NS xã của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát thu, chi NS xã của KBNN. - Công tác quản lý, điều hành NS xã được chặt chẽ hơn và đang dần dần đi vào nề nếp. Việc quản lý NS xã qua hệ thống KBNN đã góp phần làm cho NS xã lành mạnh, được quản lý chặt chẽ và thống nhất hơn. - Về công tác kế toán NS xã: cùng với việc triển khai thực hiện luật NSNN, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành chế độ kế toán NS xã để chỉ đạo các địa phương thực hiện, tuy chế độ kế toán này còn một số tồn tại nhưng đã tạo điều kiện tiền đề cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý NS xã. - Công tác thanh tra, kiểm tra NS xã bước đầu được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Phần lớn các xã đã thành lập ban thanh tra nhân dân xã và ngày càng hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân. Qua công tác kiểm tra, thanh tra đã phát hiện và xử lý tiêu cực ở các hoạt động bán, đấu thầu đất công và hoa lợi công sản, hạch toán chứng từ khống để tham ô, để ngoài sổ sách kế toán tiền thu từ tiền bán đất, tham nhũng tiền đóng góp của nhân dân hoặc tiền công quỹ. - Công tác quản lý thu NS xã qua hệ thống KBNN đã dần đi vào nề nếp, các khoản thu NS xã nộp vào KBNN đã được thu và hạch toán kịp thời cũng như điều tiết chính xác cho từng cấp NS. KBNN đã hướng dẫn cho kế toán NS xã ghi nộp theo đúng mục lục NSNN, đồng thời hạch toán riêng cho từng xã giúp cho xã hàng tháng đối chiếu nắm được số thu và tồn quỹ NS xã. Quá trình này đã tạo nên thói quen mới, văn minh, các đối tượng chủ động nộp thuế vào KBNN theo nghĩa vụ thay cho việc Nhà nước phải đôn đốc và đi thu thuế trực tiếp như trước đây. Trong điều kiện hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn, hầu hết các khoản thu NS xã là thu bằng tiền mặt do đó công tác thu trực tiếp vào KBNN có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tập trung kịp thời các khoản thu vào NSNN. - Quyền hạn, nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác thu NS xã được phân định rõ hơn. KBNN tổ chức thu nhận trực tiếp các khoản thu NS xã vào KBNN, thực hiện hạch toán và điều tiết các khoản thu đựơc phân cấp cho NS xã đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời các khoản thu NS xã theo đúng mục lục NSNN. - Sự phối hợp giữa KBNN, Ban tài chính xã và cơ quan thuế, tài chính trong việc đôn đốc, tập trung quản lý các nguồn thu NS xã đã tốt hơn, thường xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu đảm bảo các nguồn thu của NS xã được tập trung đầy đủ, kịp thời. - Qua công tác kiểm soát chi NS xã của KBNN, nhiều khoản chi của NS xã bị từ chối thanh toán do thanh toán vượt dự toán được duyệt, sai tiêu chuẩn định mức, không đúng mục lục NSNN, chứng từ không hợp lệ, thiếu hồ sơ chứng từ đã góp phần tăng cường nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại xã, đưa dần công tác quản lý chi NS xã đi vào ổn định. - Chính quyền xã đã nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành NS xã như một cấp NS hoàn chỉnh theo luật NSNN. Từ đó, chủ động trong việc quản lý, điều hành NS một cách có hiệu quả hơn. - Các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, KBNN đã có điều kiện tham gia vào việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo qúa trình lập, chấp hành và quyết toán NS xã. các khoản chi của NS xã được chính quyền xã giám sát một cách chặt chẽ thông qua nguyên tắc chuẩn chi NS xã; chi NS xã được điều hành, quản lý theo dự toán, được kiểm tra, kiểm soát theo các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nên được đảm bảo chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn. 2.3.2. Một số hạn chế và trở ngại trong quản lý ngân sách xã 2.3.2.1. Trong quản lý thu ngân sách xã - Tình trạng thất thu thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng đối với các công trình xây dựng mà xã làm chủ đầu tư. Nhiều công trình UBND huyện chỉ đạo không đưa thuế giá trị gia tăng vào dự toán, quyết toán công trình. Điển hình là các công trình giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương của 2 huyện Gia Bình và Lương Tài. Số liệu tổng hợp qua báo cáo của các xã trên địa bàn 2 huyện gia Bình và Lương tài cho thấy số thuế chưa nộp trên địa bàn các huyện từ năm 2000 đến 2007 như sau: + Huyện gia Bình : 2.239,12 triệu đồng + Huyện Lương tài: 2.118,67 triệu đồng Ngoài ra do công tác quản lý của các chủ đầu tư yếu kếm nên khi thanh quyết toán công trình, đơn vị thi công không trả hoá đơn giá trị gia tăng nhưng vấn thanh toán hết theo giá trị quyết toán được phê duyệt, đơn vị thi công lại không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế nên thu NSNN còn bị thất thu. (VD: Công trình Nhà VH thôn Khánh Duệ, Nội Duệ, Tiên Du do Công ty XD Nội Duệ II thi công, không kê khai nộp thuế số tiền: 68,614 triệu đồng) Một số công trình do chủ đầu tư và bên thi công thoả thuận trừ tiền thuế không thanh toán cho bên thi công vì vậy bên thi công không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Những sai phạm trên là phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý thuế các công trình xây dựng trên địa bàn của cơ quan thuế chưa được chặt chẽ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban tài chính xã với cơ quan thuế. Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa đó là chính sách hỗ trợ kiên cố hoá kênh mương theo của tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chưa đúng với quy định của luật thuế GTGT. - Trong công tác thu NS xã, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là vấn đề thu tiền đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thôn và các khoản thu hoa lợi công sản mà các xã uỷ quyền cho thôn quản lý, các khoản thu phí chợ, bến bãi... UBND xã cho các tổ chức, cá nhân nhận đấu thầu, thu phí nhiều năm ảnh hưởng đến nguồn thu thường xuyên hàng năm dẫn đến ảnh hưởng tới cân đối thu - chi của NS xã. Các khoản thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản ở nhiều nơi giao cho thôn quản lý, tự thu, tự chi không được phản ánh vào NS xã. Điều này trái với Luật NSNN. Bảng 2.6. Tổng hợp quyết toán thu-chi tài chính thôn, 2004-2006 Đơn vị: triệu đồng Nguồn : Sở tài chính Bắc Ninh, Báo cáo tình hình công tác quản lý tài chính thôn 2004-2006 ( tháng 9/2007) - Việc quản lý các khoản thu đóng góp của dân chưa được thực hiện đúng quy định, còn tình trạng thu không qua biên lai, không thực hiện ghi thu NS xã qua KBNN mà chủ yếu bằng hình thức ghi sổ tay, không được ghi chép theo dõi, nên không phản ánh đúng số thu NS xã tại KBNN. 2.3.2.2. Trong quản lý chi ngân sách xã Thứ nhất, Tính hình thức trong việc quyết định dự toán, phân bổ NS xã. Theo quy định của pháp luật thì sau khi HĐND huyện phê duyệt dự toán NS huyện và giao chỉ tiêu thu,chi NS cho xã thì Hội đồng nhân dân xã họp và quyết định dự toán thu NS xã, dự toán chi NS xã chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng NS. Như vậy, việc quyết định dự toán và phân bổ NS xã của HĐND còn mang tính hình thức, thậm chí “chỉ quyết định cái mà cấp trên đã quyết định”. Việc lập và phân bổ dự toán các xã thường chậm, chất lượng dự toán thấp đã gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo dự toán của KBNN đối với NS xã. Hiện tượng điều chỉnh, bổ sung dự toán chi nhiều lần trong năm của các xã diễn ra phổ biến, làm cho Bảng dự toán đầu năm không còn nhiều ý nghĩa. Thứ hai, việc chấp hành pháp luật về NS chưa thật nghiêm, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, điều hành NS còn phổ biến Trong những năm qua, việc chấp hành pháp luật về NSNN tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn không ít sai phạm vẫn xảy ra. - Tình trạng phân bổ vốn thiếu tập trung, dàn trải khá phổ biến nhưng vẫn chậm được khắc phục. Nhiều xã không tự cân đối được nguồn thu, chi để xảy ra tình trạng nợ đọng trong chi đầu tư XDCB. Các khoản chi hội nghị tiếp khách thường rất lớn, trong khi các khoản chi cho sửa chữa thường xuyên kém hiệu quả, chi đầu tư dàn trải, không dứt điểm, không hiệu quả, tiêu cực và lãng phí. Nhiều nơi, việc chi đầu tư XDCB còn giao cho thôn quản lý không có đủ năng lực và không theo đúng các quy định về phân cấp quản lý đầu tư XDCB. - Việc phân giao dự toán NSNN chưa kịp thời, chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Việc phân bổ vốn đầu tư của NS xã không chi tiết cho từng công trình, dự án; việc bổ xung, điều chỉnh dự toán diễn ra nhiều lần trong năm nhất là vào dịp cuối năm. Số dự án thực hiện quá thời gian quy định khá phổ biến, có dự án kéo dài 3 đến 4 năm. Thứ ba, tình trạng vi phạm các quy định về quản lý tài chính - NS diễn ra ở những mức độ khác nhau. Những sai phạm trong việc hạch toán, để ngoài NS các khoản thu về đất, từ nguồn kinh phí từ việc thực hiện chủ trương xã hội hoá; bố trí vốn đầu tư không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng; chi NS không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, nhiều khoản chi chưa hợp lệ, sai chế độ quy định đã được các cơ quan thanh tra, kiểm soát thanh toán phát hiện. Nhiều xã, thôn chưa thực hiện công khai, dân chủ, gây mất lòng tin của dân vào chính quyền địa phương, gây dư luận sấu trong nhân dân, có nơi để sảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Bảng 2.7. Tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí cho các công trình cấp xã 2000-2006 Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra 2007 Sở tài chính Bắc Ninh. Qua công tác thanh tra và trong quá trình kiểm soát thanh toán cho thấy: công tác quản lý chi đầu tư XDCB ở các xã còn rất nhiều tồn tại, nhiều công trình không được thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ quản lý XDCB như không có quy hoạch, không có báo cáo đầu tư, báo cáo kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5922.doc
Tài liệu liên quan