LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tín dụng trung - dài hạn và vai trò của tín dụng - trung dài hạn 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng trung – dài hạn 3
1.1.2. Đặc diểm tín dụng trung dài hạn 4
1.1.3. Các hình thức tín dụng trung - dài hạn 5
1.1.3.1. Tín dụng theo dự án đầu tư 5
1.1.3.2. Tín dụng thuê mua (leasing credit) 6
1.1.4. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn trong nền kinh tế thị trường 7
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế 7
1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp 9
1.1.4.3. Đối với ngân hàng 10
1.2. Chất lượng tín dụng trung - dài hạn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn 10
1.2.1.1. Nâng cao chất lượng tín dụng trung - đài hạn là đòi hỏi bức thiết đối với sự phát triển kinh tế 11
1.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại 13
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung - đài hạn 14
1.2.2.1. Về phía khách hàng: 14
1.2.2.2. Về phía ngân hàng 14
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn 17
1.2.3.1. Những nhân tố khách quan 17
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan 20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PT ĐÔNG HÀ NỘI 29
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội 29
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NH No&PTNT Đông Hà Nội 29
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - Dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c biệt là đối với những công trình có thời gian xây dựng dài, cần thiết phải phân bổ tiến độ bỏ vốn theo giai đoạn thích hợp để tạo điều kiện cho việc điều hành vốn của ngân hàng.
- Yếu tố quyết định trực tiếp cho việc lựa chọn cho vay hay không chính là khả năng sinh lợi của dự án vì ngân hàng cũng là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên họ cũng phải quan tâm tới lợi nhuận của dự án. Vì vậy, trước khi bỏ vốn đầu tư, khách hàng và ngân hàng thường tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án qua một số chỉ tiêu sau:
+ Khả năng thu nhập của dự án trên doanh thu và chi phí vận hành hàng năm của dự án
Doanh thu thuần = Doanh thu toàn bộ - Thuế VAT
Tỷ suất lợi nhuận =
Lãi thuần
* 100
Tổng vốn đầu tư
Nếu tỷ suất lợi nhuận của dự án > lãi suất tiền gửi thì nên đầu tư
+ Thời gian hoàn vốn: là số năm mà dự án cần thiết phải hoạt động để tổng số lợi nhuận và khấu hao thu được bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Thời gian hoàn vốn =
Vốn đầu tư
(Lợi nhuận + khấu hao) Bình quân một năm
Thời gian hoàn vốn phản ánh hiệu quả của đầu tư, thời gian hoàn vốn càng nhanh thì hiệu quả đầu tư càng có hiệu quả.
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV): cho ta biết quy mô của thu nhập từ dự án trong suốt quá trình hoạt động từ khi khởi đầu cho đến khi kết thúc.
NPV =
Trong đó:
n: số năm
r: tỷ lệ chiết khấu
Ti: khoản thu của dự án ở năm thứ i
Ci: khoản chi cho đầu tư ở năm thứ i
Ngân hàng cho vay khi NPV > 0 vì khi đó dự án có tính khả thi, doanh nghiệp sẽ có lãi và có thể trả nợ ngân hàng.
+ Chỉ tiêu suất thu hồi nội bộ (IRR)
Suất thu hồi nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tương ứng với nó giá trị của NPV = 0
Suất thu hồi nội bộ là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chịu đựng được. Dự án có tính khả thi khi IRR > lãi suất vay dự án vì khi đó doanh nghiệp vừa trả được nợ ngân hàng và vừa có lãi.
Ngoài các công tác thẩm định nêu trên, ngân hàng còn phải thẩm định độ nhạy của dự án đối với sự thay đổi của các yếu tố, lãi suất tỷ giá, xu thế biến động của nền kinh tế…
Hơn nữa ngân hàng còn phải tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn bao gồm: thu nhập và phân tích tài liện trong hồ sơ cho vay, phân tích tài chính khách hàng: phân tích tình hình tài chính qua các năm, phân tích các chỉ số tác nhân chung để đánh giá doanh nghiệp… và đưa ra đánh giá, kết luận tổng quát về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Tóm lại, do đặc điểm của tín dụng trung - dài hạn là thời gian dài, độ rủi ro cao nên công tác thẩm định theo đúng và đầy đủ các trình tự nêu trên thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng món vay và đảm bảo cho sự an toàn của bản thân ngân hàng.
Ø Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nan cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ví dụ về chính sách lãi suất, khi lãi suất cho vay quá cao thì khách hàng sẽ không đến vay ngân hàng, ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn gây một hiệu quả tồi tệ đến hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay quá thấp thì sẽ có rất nhiều khách hàng đến vay và lúc này ngân hàng khó có khả năng đáp ứng hết khả năng về vốn trung - dài hạn cho khách hàng vì hiện nay tỷ trọng khoản tiền gửi trung - dài hạn so với tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là không lớn. Mặt khác, lãi suất cho vay thấp dẫn tới việc ngân hàng không bù đắp được việc phải trả lãi tiền gửi và trả lãi suất tiền gửi…
Ø Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giởi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, năm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Tuy nhên đối với những cán bộ không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, trong khi ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vài trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm … dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xi vay làm rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Ø Công tác tổ chức của ngân hàng
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc.
Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình. Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người, đúng việc. Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để có thể phát huy hết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác. Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ được thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.
Ø Thông tin tín dụng
Những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho ngân hàng trong những công việc có liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tiền vay. Thông tin càng chính xác, kịp thời, đầy đủ và toàn diện thì công tác tín dụng của ngân hàng càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất có thể, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn. Tuy nhiên nến thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời, chưa có danh sách phân loại doanh nghiệp, chưa có sự phân tích đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan, đúng đắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PT
ĐÔNG HÀ NỘI
Khái quát về chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NH No&PTNT Đông Hà Nội
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội là một chi nhánh của ngân hàng No&PTNT Việt Nam, mới được thành lập từ tháng 07 năm 2003, có trụ sở chính tại 23B Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Ngoài ra, chi nhánh còn có một Chi nhánh cấp II trực thuộc đó là chi nhánh Bà Triệu, hai Phòng giao dịch tại số 8 Kim Mã, 39 Nguyễn Công Trứ và 2 doanh nghiệp làm đại lý thu mua ngoại tệ cho chi nhánh.
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã được trang bị hiện đại, tuy chưa đủ nhưng cũng đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của chi nhánh
Trong hoạt động kinh doanh, được sự chỉ đạo điều hành sát sao của NH No&PTNT Việt Nam, qua các chính sách như tài chính, lãi suất, tín dụng..
Cũng như sự kiểm tra, cảnh báo kịp thời đã giúp cho chi nhánh kinh dioanh hiệu quả và an toàn. Sự hỗ trợ của NH No&PTNT Việt Nam đã giúp cho chi nhánh có một cơ sở khang trang và hiện đại, cán bộ được đào tạo, có đủ trình độ, đạo đức và một phong cách giao dịch hiện đại.
Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội
Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, hoạt động tổ chức ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động của chi nhánh NH No&PTNT Đông Hà Nội nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng trong nhiều mặt, vốn huy động và cho vay của chi nhánh cho nền kinh tế ngày càng tăng, góp phần kiềm chế lạm phát,… Chi nhánh đang được hoàn thiện và là một ngân hàng hoạt động đa năng, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng đặt quan hệ thanh toán và tín dụng.
Nguồn vốn huy động:
Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội rất quan tâm đến việc huy động vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay có một số lượng lớn chưa từng có các tổ chức tín dụng thuộc các loại hình khác nhau cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cạnh tranh quyết liệt, do đó đòi hỏi chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn lớn, ổn định đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn và hoàn thành chỉ tiêu thừa vốn do ngân hàng cấp trên giao để điều hoà vốn chung trong toàn hệ thống.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng địa bàn Hà Nội cũng có những lợi thế mà địa bàn khác không có đó là: Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, là đầu mối giao thông nối liền các khu vực kinh tế lớn của cả nước về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Với nhiều biện pháp huy động vốn, trong năm qua chi nhánh đã thu được những thành quả đáng kích lệ như sau:
Ø Tình hình thực hiện nguồn vốn:
- Xét về mức độ tăng trưởng :
Biểu 1a: Tình hình huy động vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
So sánh với năm trước
Số t/đối
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn
594
1,513
919
155%
- Tiền gửi TCKT, TCXH
130,571
492
361,429
277%
- Tiền gửi từ TCTD khác
312,562
864
551,438
176%
- Tiền gửi dân cư
150,867
157
6,133
4%
(Nguồn số liệu: Báo cáo nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn huy động đến 31/12/2004 có sự tăng trưởng mạnh, cao hơn so với cùng thời điểm năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong năm qua, nguồn vốn tăng 919 tỷ đồng tương ứng với 155%.
Xét về tốc độ tăng trưởng của từng loại đối tượng huy động vốn, ta thấy tiền gửi của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội tăng trưởng mạnh. Năm 2004, Chi nhánh huy động được 492 tỷ đồng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng, tăng hơn 177% so với năm 2003; huy động được 864 tỷ đồng tiền gửi từ các TCTD khác, tăng hơn 551,438 tỷ đồng so với năm 2003. Đó là do Ngân hàng No&PT Việt Nam là một Ngân hàng quốc doanh có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, do vậy Ngân hàng thu hút được một lượng khách hàng lớn đến thực hiện giao dịch. Chi nhánh Đông Hà Nội là một cơ sở mới được thành lập, nhưng do nhu cầu về vốn trên thị trường có xu hướng tăng nhanh qua các năm nên Hội sở chính đã thực hiện việc san sẻ sức ép cho các chi nhánh, từ đó có thể giảm được sức ép tài chính và thực hiện tốt hơn vai trò điều chuyển vốn của mình trên thị trường.
Cũng trong năm vừa qua, lượng tiền gửi huy động trong dân cư có tăng, nhưng chỉ tiêu này tăng không đáng kể. Năm 2004, lượng tiền gửi Chi nhánh huy động được từ dân cư đạt 157 triệu đồng, tăng 157 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2003 là 6,133 tỷ tương đương với 4% tăng trưởng. Đó là do trong năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao (6 tháng đầu năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 2.1%), lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng,… Vì vậy, lượng tiền gửi của dân cư không có được sự tăng trưởng theo kỳ vọng trong năm qua.
- Xét về cơ cấu nguồn huy động :
Biểu 1b: Cơ cấu nguồn huy động
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
Tỷ trọng
31/12/2004
Tỷ trọng
Tổng nguồn
594
1513
Tiền gửi TCKT, TCXH
130,571
22%
492
33%
Tiền gửi TCTD
312,562
53%
864
57%
Tiền gửi dân cư
150,867
25%
157
10%
(Nguồn số liệu : báo cáo nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
Qua biểu trên ta thấy có sự biến động khá lớn về cơ cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn đến 31/12 đạt 1513 tỷ đồng, tăng 919 tỷ (tăng 155%) so cùng thời điểm năm 2003. So với kế hoạch năm tăng 526 tỷ ( tăng 53%).
Trong đó nội tệ đạt 1379 tỷ, tăng 992 tỷ ( tăng 256%) so với 2003. Tăng 902 tỷ (tăng 139%) so với kế hoạch năm. Ngoại tệ đạt 134 tỷ, giảm 73 tỷ so với năm 2003.
Cơ cấu nguồn, so với năm 2003:
Loại không kỳ hạn đạt 93 tỷ, giảm 38 tỷ, chiếm tỷ trọng 6%.
Loại có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1164 tỷ, tăng 852 Tỷ, chiếm tỷ trọng 77%.
Trên 12 tháng đạt 256 tỷ, tăng 105 tỷ, chiếm tỷ trọng 17 %.
Nếu tính theo thành phần kinh tế, so với năm 2003:
Tiền gửi của TCKT, TCXH đạt 492 tỷ, chiếm tỷ trọng 33 %.
Tiền gửi của dân cư đạt 157 tỷ, chiếm tỷ trọng 10 %.
Tiền gửi TCTD 864 tỷ, chiếm tỷ trọng 57%
Nói chung:
Nguồn vốn tăng trưởng cao, đến 31/12 chỉ tiêu nguồn đã vượt xa so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng gấp 2,5 lần nếu so với cùng thời điểm 2003. Về cơ cấu nguồn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất (77%). Ở kỳ hạn này chi phí rẻ hơn so với loại dài hạn song tính ổn định kém. Xét về thành phần, chủ yếu là của TCTD, chiếm tỷ trọng 57%. Nguồn trên có thuận lợi là số dư lớn song lãi suất thường cao. Nguồn từ khu vực dân cư giảm và chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý của người dân lo ngại sự mất giá của đồng tiền trước các biến động tăng giá tiêu dùng. Mặt khác, trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng cạnh tranh. Nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất cao, đặc biệt các NHTMCP có mức lãi suất cao hơn hẳn so với các NHTM NN. Nhiều kênh huy động vốn của các tổ chức khác cũng được tăng cường như trái phiếu Chính phủ, Kho bạc, giáo dục… được phát hành với lãi suất hấp dẫn đã thu hút hàng nghìn tỷ đồng từ dân cư. Nhiều ngân hàng nếu không tăng được lãi suất thì dùng nhiều hình thức như khuyến mại, dự thưởng để thu hút khách hàng.
Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, Chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp, như áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm (Tiết kiệm bậc thang luỹ tiền theo số dư tiền gửi, theo thời gian gửi, Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm dự thưởng), tăng cường quảng cáo, tiếp thị… Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, chi nhánh đã huy động cả những kỳ hạn ngắn. Kết quả là ngoài chỉ tiêu kế hoạch huy động đã hoàn thành vượt mức, Chi nhánh còn huy động giúp TW vào thời điểm những tháng cuối năm.
Sử dụng vốn
Hoạt động đầu tư của ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội trong năm qua giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ lượng tín dụng chiếm 90% tổng thu nhập của ngân hàng.
Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn trung dài hạn. Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài, thông qua biểu số liệu sau :
- Tình hình sử dụng vốn
Biểu 2: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tăng giảm
31/12/2003
31/12/2004
Số t/đối
Tỷ lệ %
Doanh số cho vay
444
1336
892
200%
Doanh số thu nợ
178
938
760
427%
Dư nợ
300
700
400
133%
(Nguồn số liệu : báo cáo tổng kết của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn năm qua có sự tăng trưởng mạnh. Doanh số cho vay tính đến 31/12/2004 đạt 1.336 tỷ đồng, tăng 200% so với cùng thời điểm năm trước với số tuyệt đối là 892 tỷ. Công tác thu nợ được thực hiện song song, đạt 938 tỷ đồng, tăng 427% so với năm 2003. Đó là do mục tiêu của ngân hàng là an toàn vốn và có lợi nhuận. Dư nợ trong năm qua tăng 133% so với cùng thời điểm năm trước điều này chứng tỏ rằng chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội đã tích cực mở rộng đầu tư tín dụng.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT) đối với chi nhánh cón khá mới mẻ. Đây là nghiệp vụ đặc biệt đòi hỏi ngoài trình độ nghiệp vụ cần phải có trang thiết bị, công nghệ hiện đại mới đáp ứng được yêu cầu. Sau khi trụ sở 91 Lý Thường Kiệt ổn định, phòng TTQT đã triển khai hàng loạt các biện pháp vừa xây dựng các quy trình nghiệp vụ, vừa lập các đề án lắp đặt mua sắm trang thiết bị. Cho đến nay, mang thanh toán Western Union, Swift… đã đi vào hoạt động và sắp tới hệ thống thanh toán thẻ sẽ được đưa vào sử dụng.
Trong kinh doanh ngoại tệ, thời gian đầu cung ngoại tệ chủ yếu do Tài sản có song dần từng bước chi nhánh đã tiếp cận được nhiều nguồn cung khác nhau như đã ký được hợp đồng làm đại lý thu đổi ngoại tệ với 2 doanh nghiệp và ngay từ khi ký, trung bình mỗi tháng đã mua được trên 130000 USD.
Tuy doanh số hoạt động chưa lớn so với các ngân hàng bạn, tỷ trọng từ nguồn thu này chưa cao song doanh số và số lượng khách hàng tăng từng ngày. Tốc độ tăng trưởng cao đã phần nào đánh gía được khả năng vươn lên trong công việc của cán bộ thuộc mảng nghiệp vụ này.
Đổi mới công nghệ ngân hàng
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng, đó là đổi mới về kỹ thuật, trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ giao dịch với khách hàng nhanh chóng, chính xác và văn minh hơn năm trước nối mạng phục vụ khách hàng lớn. Đổi mới về mặt nhân lực, nhất là cán bộ trẻ có năng lực, nhiệt tình, có trình độ giao tiếp, đồng thời đổi mới phong cách giao dịch.
Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ đã được mgân hàng thực hiện nghiêm túc. Trong năm qua ngân hàng đã kiểm tra được toàn bộ các hoạt động về tín dụng, công tác kế toán ngân quỹ và các hoạt động khác. Qua kiểm tra các hoạt động việc thực hiện theo đúng các quy định, công tác hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác vầ kịp thời. chỉ tiêu đảm bảo theo đúng chế độ hiện hành. các quy trình tín dụng được thực hiện đầy đủ. Một số sai sót tồn tại đã chấn chỉnh và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn tài sản.
Thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng No&PT Đông Hà Nội
Khi nền kinh tế ngày càng có xu hướng đổi mới đi lên nhờ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện - đại hoá thì tín dụng trung - đài hạn là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên tín dụng trung - dài hạn trong các ngân hàng từ việc tìm nguồn đến việc nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện, sâu sắc trong nghiệp vụ cũng như các vấn đề liên quan áp dụng khi xem xét, đánh giá doanh nghiệp, thẩm định dự án còn nhiều khó khăn. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường các doạnh nghiệp có vô vàn cách để vay được tiền mà ngân hàng chưa chắc đã nhận ra. Chính vì vậy mà nghiệp vụ này không qúa dễ để mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Chi nhánh đã hiểu rõ được điều đó và đã có sự cải thiện nghiệp vụ của mình, từ việc xác định nguồn cho vay trung dài đến việc thẩm định kiểm soát, xử lý nợ quá hạn của mình. Chi nhánh đã khai thác tối đa các nguồn vốn trung - dài hạn cả bằng VNĐ lẫn ngoại tệ, sử dụng các nguồn này như nguồn điều hoà của ngân hàng No&PT Việt Nam. Chi nhánh đã mở rộng đầu tư trung dài hạn nhằm giúp các doanh nghiệp trang bị lại máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh.
Tình hình tạo lập nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn
Ngay từ những năm trước đây ngành ngân hàng No&PTNT đã đưa mục tiêu nâng tỷ lệ cho vay trung dài hạn lên 45% so với tổng dư nợ. Đến nay mục tiêu này đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Tuy nhiên, nguồn vốn cân đối cho vay trung - dài hạn vẫn chưa được đảm bảo. Bởi vì, nguồn vốn cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng còn rất hạn chế. Tình hình thiếu vốn trung - dài hạn vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu, tất cả mới dừng lại ở giải pháp tình thế: Trích một phần nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung - dài hạn.
Nguồn vốn huy động chủ yếu tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội là nguồn tiền gửi ngắn hạn từ các TCTD, TCKT, TCXH, dân cư thường có thời gian tối đa là 1 năm nguồn này ổn định và lớn nhưng nếu trích quá nhiều từ nguồn này để cho vay trung - dài hạn thì rất dễ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán bởi thời hạn của món vay trung – dài hạn là rất dài chứa đựng nhiều rủi ro, điều này rất nguy hiểm đối với hoạt động của chi nhánh. Mà nguồn cho vay trung - dài hạn chủ yếu là lấy từ nguồn tiền gửi trung - dài hạn, nhưng nguồn này rất hạn chế ví thời hạn dài thì đồng nghĩa với nó là chứa đựng rủi ro cao. Vì vậy mà hiện nay chi nhánh mới chỉ giám trích một lượng nhỏ để cho vay các dự án dài nên việc mở rộng cho vay trung - dài hạn của chi nhánh mặc dù đã có sự tăng trưởng nhưng quy mô vẫn còn rất nhỏ.
Bên cạnh đó, hiện nay ở chi nhánh còn có nguồn vốn huy động dưới các hình thức khác như: nguồn tài trợ của ngân hàng nông nghiệp trung ương, nguồn phát hành trái phiếu, nguồn thu từ chiết khấu các giấy tờ có giá…Mặc dù vậy, các nguồn này rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội
Mở rộng đầu tư trung - dài hạn có chọn lọc, chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội thực sự đóng góp phần không nhỏ trong đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… giúp các doanh nghiệp kinh doanh theo hướng hiện đại hoá công nghiệp hoá, tiến kịp với sự phát triển nhánh chóng của nền kinh tế trên thế giới.
- Phân tích cơ cấu dư nợ
Biểu 3: Tình hình đầu tư tín dụng trung – dài hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
Tăng giảm
Số t/ đối
Tỷ lệ %
Tổng dư nợ
563
1323
760
235%
I. Phân theo thành phần kinh tế
1. Dư nợ cho vay DNNN
88
207
119
235%
2. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh
175
416
241
238%
II. Phân theo loại cho vay
1. Dư nợ ngắn hạn
241
458
217
190%
2. Dư nợ trung hạn
45
150
105
333%
3. Dư nợ dài hạn
14
92
78
657%
4. Tỷ lệ dư nợ / Tổng dư nợ
+ Dư nợ ngắn hạn
8%
65%
+ Dư nợ trung hạn
15%
21%
+ Dư nợ dài hạn
5%
13%
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà nội)
Qua biểu trên ta thấy đến 31/12/2004 tổng dư nợ tăng 113% so với cùng thời điểm của năm trước. So với 300 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2003 thì sau một năm dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên địa bàn thủ đô tăng trưởng gấp 2,3 lần. Như vậy vừa mở rộng kinh doanh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội vừa đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thủ đô, mặc dù nhiều ngân hàng khác liên tục hạ lãi suất để thu hút khách hàng, nhưng dư nợ tín dụng của NHNN& PTNT Đông Hà Nội vẫn tăng trưởng khá so với cùng thời điểm năm 2003 ( dư nợ trung dài hạn 31/12/2003 là 59 tỷ, đến 31/12/2004 là 242 tỷ, tăng 183 tỷ đồng ( 310%). Ta thấy tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong năm qua của chi nhánh tăng trưởng mạnh 310% là do ngân hàng đã áp dụng một lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với tình hình và theo đúng quy đinh của ngân hàng NO&PTNT Việt Nam, thời hạn cho vay dài hơn, khuyến khích đầu tư cho những doanh nghiệp có những dự án vay trung - dài hạn khả thi, những dự án có tính thực tế, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Bởi vì một dự án cho vay trung - dài hạn đòi hỏi rất cao về cả về vi mô và vĩ mô, phải qua một qúa trình thẩm định rất khắt khe về nhiều mặt.
- Xét về tốc độ tăng trưởng cho vay vốn trung dài hạn
Biểu 4: Tình hình cho vay vốn trung- dài hạn
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
Tăng giảm so 2003
K/H 2004
Tăng, giảm so KH
Số tiền
%
Số tiền
%
I
Tổng dư nợ
300
700
400
134%
505
196
39%
- Nội tệ
253
625
372
147%
- Ngoại tệ qui đổi
47
75
28
60%
1
Dư nợ theo thời hạn
- Ngắn hạn
239
458
219
92%
348
110
- Trung hạn
61
149
237
76%
157
86
54%
- Dài hạn
92
2
T/trọng dư nợ TDH/Dưnợ
35%
3
Dư nợ theo thành phần k.tế
- Dư nợ DNNN
88
207
119
135%
TĐ: Dư nợ Trung, Dài han
91
- Số doanh nghiệp còn dư nợ
6
15
- Dư nợ DNNQD
175
416
241
138%
TĐ: Dư nợ Trung, Dài han
142
- Số doanh nghiệp còn dư nợ
82
165
- Dư nợ Tư nhân, hộ GĐ
27
76
39
144%
TĐ: Dư nợ Trung, Dài han
10
10
- Số hộ còn dư nợ
114
223
II
Các khoản đầu tư
0
III
Tổng dư nợ cho vay và các khoản đầu tư (I+II)
300
700
400
134%
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội)
Qua biểu trên ta thấy tổng dư nợ đến 31/12/ 2004 đạt 700 tỷ, tăng 400 tỷ ( tăng 134%) so với cùng kỳ năm 2003. So với kế hoạch kế hoạch năm tăng 196 tỷ (tăng39%). Trong đó nội tệ đạt 625 tỷ, tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36938.doc