Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ khi kế toán mở sổ chi phí sản xuất đến thời điểm khoá sổ chi phí sản xuất liên quan tới đối tượng tính giá thành để tính giá thành sản phẩm. Thông thường Doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng. Với những Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thường là kỳ sản xuất và vào thời điểm sản xuất hoàn thành.

Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.

 

doc104 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các dây chuyền đều thuộc loại bán tự động. Quá trình sản xuất các dây chuyền này đều là sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có, sản lượng ổn định. Dưới đây là quy trình công nghệ cuả dây chuyền sản xuất bánh bích quy và kẹo cứng. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng Chuẩn bị nguyên liệu Grabơ mát Nấu Trộn hương liệu , phụ gia làm nguội Vuốt kẹo Làm lạnh Tạo hình Bao gói chuẩn bị nguyên liệu Trộn nguyên liệu Cán dây vừa ,tinh Định hình Lò nướng Thànhphẩm Bao gói Bảo quản Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh Bích quy (Đài loan) 3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ công ty hiện nay có 5 phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm gồm có: +Phân xưởng bánh I (Hương Thảo) gồm 1dây chuyền (Trung Quốc) sản xuất bánh bích quy, các loại lương khô. +Phân xưởng bánh II (Kem xốp) gồm 1dây chuyền sản xuất bánh kem xốp một dây chuyền sản xuất sôcôla (đang ở trong giai đoạn chạy thử) +Phân xưởng III (Hải Châu) gồm 1dây chuyền Đài Loan sản xuất bánh quy +Phân xưởng kẹo: Gồm 1dây chuyền sản xuất kẹo cứng, một dây chuyền sản xuất kẹo mềm +Phân xưởng bột canh: Gồm 1dây chuyền sản xuất bột canh Ngoài ra còn có phân xưởng cơ điện đảm bảo việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của các phân xưởng sản xuất và bộ phận in phun phục vụ bao bì, in ngày tháng các sản phẩm. Mỗi tổ trong các phân xưởng chia thành 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung công việc diễn ra trong ca. Còn có các tổ sản xuất, trong các phân xưởng còn có bộ phận quản lý phân xưởng gồm: + Quản đốc phụ trách chung các phân xưởng +Phó quản đốc phụ trách về an toàn lao động +Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ +Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp số liệu trên phòng tài vụ 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán tài chính. Ngoài ra ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, ở các phân xưởng sản xuất đều bố trí một nhân viên kế toán mang tính chất thống kê, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giới hạn ở hạch toán ban đầu. Định kỳ, các nhân viên này gửi các chứng từ nghiệp vụ phát sinh lên phòng kế toán tài chính. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất với địa bàn sản xuất tập trung. Bộ máy kế toán theo hình thức tập trung này tạo điều kiện cho kế toán trưởng chỉ đạo tập trung thống nhất. Điều đó cũng đảm bảo cho sự kiểm tra, quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty. Tổ chức công tác kế toán cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá theo phần hành của nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện xử lý thông tin. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 12người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 2 thủ quỹ và 8 cán bộ phụ trách các phần hành khác Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán lương Kế toán TSCĐ Kế toán NH và vốn Kế toán vật tư Kế toán công nợ Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Các cán bộ làm công tác kế toán đều có trình độ đại học trở lên, trình độ chuyên môn đồng đều, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác. Mỗi người đều được chuyên môn hoá theo phần hành đồng thời luôn có kế hoạch đối chiếu số liệu với nhau để kịp thời phát hiện những sai sót. *Nhiệm vụ chức năng cụ thể của các cán bộ phòng kế toán tài chính: -Kế toán trưởng: Kiểm tra giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán Nhà nước quy đinh. Kế toán trưởng cũng là người cung cấp các thông tin kế toán -tài chính cho giám đốc và các bên hưũ quan đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật các thông tin đã cung cấp -Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng đồng thời là người thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm -Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thực hiện việc nhập xuất tiền mặt tại quỹ cuả công ty theo dõi sự biến động tiền mặt của công ty -Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư -Kế toán tiền lương: Theo dõi tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương tạm ứng với cán bộ công nhân viên. -Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của từng loại sản phẩm kể cả về mặt hiện vật cũng như giá trị theo dõi tình hình tiêu thụ cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp -Kế toán ngân hàng: Theo dõi sự tăng giảm tiền của công ty ở tài khoản mở tại ngân hàng, thực hiện thanh toán và vay vốn tiền gửi ngân hàng -Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ, tình hình thanh toán công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng -Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm lập báo cáo kế hoạch, tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành để lập các báo cáo kế toán theo định kỳ. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm về các khoản nộp ngân sách Nhà nước 4.2. Hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động công ty. Xét về mặt quản lý, nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Về mặt kế toán giúp cho kế toán thực hiện công tác ghị sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ. Ngoài ra có tạo hệ thống bằng chứng có tính pháp lý cao khi giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hành chính, pháp luật. Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ sản xuất của Công ty để xác định loại số lượng chứng từ cho phù hợp. Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa. Công ty Bánh kẹo Hải Châu sử dụng các chứng từ sau: -Các chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng ghi năng suất cá nhân, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng. -Các chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, biên lai thu tiền, giấy đề nghị tạm ứng -Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho theo hạn mức, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm -Chứng từ TSCĐ:Thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý tài sản, biên bản giao nhận tài sản, sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, biên bản đánh giá lại tài sản. . . -Các chứng từ về bán hàng: hoá đơn bán hàng, hóa đơn GTGT. . . 4.3. Hệ thống tài khoản kế toán trong công ty Kế toán công ty sử dụng hệ thống Tài khoản theo quyết định số 1141/ TCQĐ/ CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính. Tuy nhiên có một số tài khoản như TK112, 152, 621, 622, 154, 155. . . được mở chi tiết theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Số hiệu Tài khoản kế toán cấp I Công ty đang sử dụng là TK111, 112, 131, 133, 141, 142, 151, 152, 153, 154, 155, 157, 211, 213, 214, 241, 311, 315, 333, 334, 335, 338 341, 342, 411, 413, 414, 415, 421, 441, 511, 512, 532, 621, 622, 627, 641, 642, 711, 811, 911 4.4. Sổ kế toán của công ty -Hình thức sổ kế toán mà Công ty lựa chọn là hình thức Nhật ký chung (được ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính) . Ngoài ra, Công ty còn kết hợp với phần mềm kế toán chuyên biệt để thực hiện công tác kế toán chính xác và nhanh chóng. Hình thức Nhật ký chung khi áp dụng trong phần mềm kế toán được áp dụng như sau: Căn cứ vào các chứng từ số liệu đã được nhập vào máy tính, các số liệu từ phần nhập chứng từ này sẽ được máy tự động chuyển vào Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái. Cuối kỳ kế toán tổng hợp sẽ lập các bút toán kết chuyển để máy đưa ra các báo cáo kế toán Chứng từ gốc Máy vi tính Hạch toán chi tiết Tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu -Sổ kế toán tổng hợp của Công ty bao gồm: Nhật ký chung, Sổ cái các TK 111 112 131, 152, 154, 155, 211, 2513, 214. 241 -Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết nguyên vật liệu, thành phẩm, sổ chi tiết tiền vay, tiền gửi, sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua 4.5. Hệ thống báo cáo Báo cáo bắt buộc của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty phải gửi 4 báo cáo này cho Bộ tài chính, cơ quan thuế, cục thống kê chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Kết thúc niên độ Công ty cũng phải gửi các báo cáo này cho Tổng công ty Mía đường I Ngoài ra để phục vụ nhu cầu quản lý, Công ty còn sử dụng một số báo cáo sau Báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo chi tiết công nợ, báo cáo thanh toán với ngân sách, báo cáo nguồn lương. . . +Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01và kết thúc ngày 31/12của năm báo cáo +Công ty hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ +Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi sang đồng tiền khác: Theo tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ +Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phượng pháp kê khai thường xuyên +Tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập II. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu A. Hạch toán chi phí sản xuất 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa theo dây chuyền công nghệ. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn sản phẩm dở dang hẩu như không có và xuất phát vào yêu cầu quản lý chi phí, gía thành tại công ty, khả năng tổ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của cán bộ kế toán. Kế toán công ty đã xác định đối tượng hạch toán chi phí theo từng phân xưởng sản xuất. Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 2. Phân loại chi phí sản xuất Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành, chi phí được phân theo khoản mục: +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp +Chi phí nhân công trực tiếp +Chi phí sản xuất chung gồm: . Chi phí dùng cho phân xưởng . Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất . Chi phí nhân viên phân xưởng . Chi phí khấu hao TSCĐ . Chi phí dịch vụ mua ngoài . Chi phí bằng tiền khác 3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty. Do đó, việc hạch toán chính xác khoản mục này có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc tính chính xác giá thành sản phẩm. -Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng cho việc sản xuất sản phẩm được mở chi tiết cho 5 PX sản xuất và không chi tiết theo sản phẩm. TK6211: Chi phí nguyên vật liệu cho phân xưởng bánh I TK6212: Chi phí nguyên vật liệu cho phân xưởng bánh II TK6213: Chi phí nguyên vật liệu cho phân xưởng bánh III TK6214: Chi phí nguyên vật liệu cho phân xưởng kẹo TK6215: Chi phí nguyên vật liệu cho phân xưởng bột canh -Để phản ánh tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK152-Nguyên vật liệu. TKnày được chi tiết như sau: TK1521: Chi phí nguyên vật liệu chính như bột mỳ, đường trắng TK1522: Chi phí nguyên vật liệu phụ như trứng gà, dầu lạc, phẩm màu. TK1523: Nhiên liệu như dầu, than kíp lê. . . TK1524: Phụ tùng thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng, thiết bị máy móc TK1525:Thiết bị, dụng cụ vật liệu xây dựng cơ bản như kính tấm, tôn úp TK1526: Bao bì các loại như hộp carton, băng gián hộp. . . TK1527:Nguyên vật liệu khác như bìa amiăng. . . TK1528: Phế liệu thu hồi như: bao bì rách, đường rơi vãi. . . Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, tiết kiệm thời gian, kế toán đã mã hoá và lập thành danh mục các loại nguyên vật liệu, ví dụ như: Mã số 010001:Bột mỳ các loại thuộc nhóm 1(Tài khoản 1521) Mã số 021001: Tinh dầu cam thuộc nhóm 2(Tài khoản 1552) Phân xưởng bánh I sản xuất 6 loại sản phẩm và đã được mã hoá như sau: -HT002: Hương thảo 300g -LK001:Lương khô tổng hợp -LK002: Lương khô cacao -LK003: Lương khô dinh dưỡng -LK004:Lương khô đậu xanh -HT004:Vani 400g *Hàng tháng, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng Căn cứ vào sản lượng kế hoạch thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng tấn sản phẩm, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập "Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức "cho từng phân xưởng (Bảng 1) Các phân xưởng định kỳ sẽ nhận đủ lượng nguyên vật liệu định mức và nhập kho phân xưởng. Nếu trong quá trình sản xuất, sản lượng sản xuất ra phải điều chỉnh tăng thì phòng kế hoạch vật tư sẽ lập ra "Phiếu lĩnh vật tư vượt hạn định mức". Điều này giúp cho Công ty có thể quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư. -Tại các phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng phải theo dõi việc xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất hàng ngày. Căn cứ vào đó, cuối tháng nhân viên thống kê sẽ tập hợp lại tình hính sử dụng nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm thể hiện trên "Báo cáo sử dụng vật tư "(Bảng 2) của phân xưởng mình. "Báo cáo sử dụng vật tư " sẽ được chuyển lên cho kế toán nguyên vật liệu trước ngày 05 tháng sau. -Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào chứng từ nhập xuất kho của công ty cũng như kho phân xưởng để theo số lượng và giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm. +Đối với giá trị nguyên vật liệu nhập kho chủ yếu do mua ngoài thì: Giá trị nguyên Giá mua Chi phí thu Chiết khấu TM vật liệu nhập = (không bao + mua, thuế nhập - giảm giá hàng mua kho gồm VAT) khẩu (nếu có) Công ty đã trừ khỏi giá trị nguyên vật liệu nhập kho cả chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thanh toán được hiểu là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. Theo quy định của chế độ thì chiết khấu thanh toán được hưởng thì bên mua hạch toán vào thu nhập tài chính. Như vậy, việc công ty trừ chiết khấu thanh toán ra khỏi giá trị nguyên vật liệu nhập kho là sai so với quy định của chế độ. Điều này dẫn đến sự không chính xác trong việc xác định giá trị nguyên vật liệu nhập kho, chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty +Đối với vật liệu nhập kho là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng thì giá trị nhập kho là giá có thể bán hoặc giá ước tính -Đối với nguyên vật liệu xuất kho, do đặc điểm tình hình sản xuất của Công ty có số lần xuất kho nguyên vật liệu nhiều, liên tục, còn nhập kho nguyên vật liệu là theo đợt và số lượng mỗi lần nhập nhiều nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để tính giá nguyên vật liệu xuất kho Khi nhận được thông báo sử dụng vật tư do thống kê phân xưởng gửi lên, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu thực tế xuất cho các phân xưởng. Trên cơ sở đó hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau: Ví dụ: số liệu của tháng 10 năm 2002 Trước tiên, kế toán nguyên vật liệu định khoản trên Nhật ký chung bằng việc nhập dữ liệu trên màn hình "Nhập chứng từ xuất nguyên vật liệu " Công ty Bánh kẹo Hải Châu Phòng kế toán -Tài chính Nhập chứng từ xuât nguyên vật liệu Số chứng từ: 1055 Loại chứng từ: Ngày : 31/10/2002 Diễn giải : Xuất vật tư cho Vani 400g Số tiền : Chi tiết : Mã VT Số lượng Đơn giá Tiền TK Nợ TK Có Tên vật tư 010001 24704 3161. 69 78106389 6211 1521 Bột mỳ các loại 010002 7938 3860. 64 30645760 6211 1521 Đường trắng 026001 196 3250. 10 637019 6211 1522 NH4HCO3 02600 202 3220. 68 650578 6211 1522 NaHCO3 069507 4044 10. 91 44120 6211 1526 Tem kiểm tra CL Như vậy bút toán trên Nhật ký chung như sau: Nợ TK6211-Vani 400g PXbánh I:78106389 Có TK1521 : 78106389 Nợ TK6211-Vani 400g PX bánh I:30645760 Có TK1521 : 30645760 . . . . . . . . . . . . . . . . . Tương tự như vậy, kế toán sẽ nhập mã vật tư, số lượng TKNợ, TKCó cho từng loại sản phẩm. Còn đơn giá vật tư máy sẽ tự động áp giá và tính ra tổng tiền. Từ các dữ liệu xuất vật tư này, máy sẽ tự động tổng hợp số liệu và cho ra bảng "Chi tiết chứng từ - bút toán "(Bảng 3). Đây là bảng tổng hợp số lượng và giá trị sản xuất ra một loại sản phẩm. Dòng tổng cộng của bảng chi tiết này cho biết tổng chi phí nguyên vật liệu xuất sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó. Cuối tháng 10/2002, giá trị phế liệu thu hồi của toàn phân xưởng bánh Itheo giá ước tính là: 12067584. Nhưng kế toán chỉ ghi giảm giá trị nguyên vật liệu trực tiếp bánh quy Hương Thảo 300g, điều này không phản ánh đúng nghiệp vụ đã phát sinh. Kế toán sẽ phản ánh bằng bút toán: Nợ TK1528 : 12067584 Có TK6211-hương thảo 300g: 12067584 Tiếp đó, máy sẽ tự động nhập số liệu vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sổ chi tiết nguyên vật liệu được mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Sau đó sẽ tổng hợp đưa ra "Bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu ". Tiếp đó là máy chuyển số liệu vào sổ cái TK152 và sổ cái TK621. Sau đó, máy sẽ tự động nhập bút toán trên vào sổ cái TK 1541 và TK 6211 (Bảng 4). Riêng trên sổ cái TK154, do sự thiết kế của phần mềm nên bút toán này được kết chuyển theo từng phân xưởng Ví dụ: Nợ TK1541-Phân xưởng bánh I : 1819669764 Có TK6211-Phân xưởn bánh I : 1819669764 Bảng 1 Công ty Bánh kẹo Hải Châu Phân xưởng Bánh I Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức Phòng kế hoạch -vật tư Tháng 10/2002 Người được lĩnh: Phân xưởng bánh I STT Tên NVL Mã số ĐV Hạn mức Thực lĩnh Số lượng Ký nhận Số lượng Ký nhận 1 Bột mỳ 010001 Kg 99180 99180 2 Đường trắng 010002 Kg 23484 23480 4560 3 Bột sữa gầy 010005 Kg 3143 3143 - 4 Dầu shortening 010006 Kg 10602 7980 2622 5 Nha 010011 Kg 4577 2297 2280 6 Muối 010010 Kg 1368 1368 - 7 NH4HCO3 026001 Kg 732 732 - 8 NaHCO3 026000 Kg 775 424 237 9 Lêcethine 025006 Kg 198 198 10 Tinh dâu dừa 021003 Kg 108 48 60 11 Túi HT300g 068101 Cái 143640 143640 - 12 Than kíp lê 030001 Kg 25080 25080 - 13 Tem KTCL 069507 Cái 22800 22800 - 14 . . . . . . . . . . . . Công ty bánh kẹo Hải Châu Nhật ký chung (Trích phần TK621) Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính : Đồng Chứng từ Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền SH NT 2055 2055 2055 2055 2055 2055 28/2/2003 28/2/2003 28/2/2003 28/2/2003 28/2/2003 28/2/3003 Xuất vật tư cho Vani 400g Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xuất vật tư cho Vani 400g Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phế liệu thu hồi phân xưởng bánh I K/Chuyển chi phí NVL cho phân xưởng bánh I 6211 6211 6211 6211 6211 1528 1541 1521 1521 1522 1522 1526 6211 6211 78106389 30645760 637019 650578 44120 12067584 1619669764 Bảng 3: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Chi tiết chứng từ -bút toán (Trích chi tiết chứng từ - bút toán ngày 31/10/2002) Ngày:31/10/2002 Diễn giải: Xuất vật liệu cho Vani 400g Mã VT Tên vật tư S/Lượng Đơn giá Thành tiền TK Nợ TK Có 010001 Bột mỳ các loại 24704 3162. 69 78106389 6211 1521 010002 Đường trắng 7938 3860. 64 30645700 6211 1521 010005 Sữa gầy 661 23150. 34 14147592 6211 1521 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 026001 NH4HCO3 196 3220. 68 650578 6211 1522 026000 NaHCO3 202 3250. 10 637019 6211 1522 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 031006 Than kiplê 14149 570. 96 8078910 6211 1523 069109 Khay bánh Vani 117921 390 45989190 6211 1526 069100 Băng gián Carton 60 7613 459977 6211 1526 069507 Tem KTCL 4044 10. 91 44120 6211 1526 Tổng cộng 626399452 Bảng 4 Sổ cái TK6211 (Trích phần TK 6211) Công ty Bánh kẹo Hải Châu Chi phí nguyên vật liệu phân xưởng bánh I Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 2055 2055 28/10/2002 28/10/2002 Xuất vật tư cho Vani 400g Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 1521 1521 78106389 30645700 986532162 2055 28/10/2002 Xuất vật tư cho Vani 400g Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 1522 1522 637019 650578 96722874 Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 1523 8078901 29065334 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xuất vật tư cho Vani 400g Xuất vật tư cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 1526 1526 44120 459977 . . . . . . . . . . . 567769436 Phế liệu thu hồi T2/2003 Cộng đối ứng Cộng đối ứng tài khoản 1528 1819669764 12067584 12067584 12067584 K/C chi phí NVL-Vani 400g K/C chi phí NVL-LK D D K/C chi phíNVL-LKTH K/C chi phí NVL-LKĐX K/C chi phí NVL-LKCacao K/C chi phíNVl-HT300g Cộng đối ứng Cộng đối ứng Tài khoản 1541 1514 1514 1514 1514 1514 626399452 28457872 243178490 5955202 36858588 788803050 1619669764 1619669764 Cộng phát sinh 1819669364 1819669764 3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực là một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành nên chi phí sản xuất của Công ty. Bao gồm: lương chính, lương phụ, BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Để phản ánh toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622-Chi phí nhân công trực tiếp. TK này không chi tiết theo sản phẩm và được chi tiết theo từng phân xưởng như sau: TK6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX bánh I TK6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX bánh II TK6223: Chi phí nhân công trực tiếp PX bánh III TK6224: Chi phí nhân công trực tiếp PX kẹo Tk6225: Chi phí nhân công trực tiếp PX bột canh Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích công nhân nâng suất của chính mình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động của từng bước công việc tại các phân xưởng mà lao động được bố trí hợp lý. Số lao động ở mỗi phân xưởng được chia thành các tổ sản xuất. Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất được tính cho mỗi tổ theo công thức sau: Lương phải trả Đơn giá lương Sản lượng sản Hệ số Công nhân tổ (i) = sản phẩm thuộc ´ xuất sản phẩm ´ thưởng Sản xuất sản phẩm (j) tổ sản xuất (i) (j) lương * Đơn giá lương được tính trên cơ sở một tỷ lệ dựa trên định mức lao động do Bộ LĐ-TB-XH quy định cho từng ngành qua khảo sát thực tế và được Tổng Công ty duyệt. Đơn giá này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu nhưng thường là một năm một lần. *Hệ số thưởng do giám đốc quyết định căn cứ theo sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong tháng. Thống kê phân xưởng cuối mỗi tháng sẽ căn cứ vào "Bảng đơn giá lương " và "Bảng thống kê khối lượng sản phẩm hoàn thành " để tính ra lương sản phẩm phải trả cho các tổ sản xuất trong phân xưởng. Còn lương sản phẩm của từng công nhân được tính toán theo số lượng ngày công thực hiện trên "Bảng chấm công " Lương cơ bản của = 290000 ´ Hệ số cấp bậc lương công nhân trực tiếp Lương thực tế của công nhân sản xuất = Lương sản phẩm + Lương phụ +Phụ cấp trực tiếp 290000 ´ Hệ số cấp bậc lương ´ H1 ´ Số công Lương phụ = 22 H1: Hệ số lương phụ Các khoản trích theo lương gồm có: BHXH, BHYT, KPCĐ, và được tính 19% theo quy định. Trong đó: BHXH được trích 15%trên lương cơ bản, BHYT được trích 2%trên lương cơ bản, KPCĐ được trích 2% trên lương thực tế. Sau khi lập bảng "Bảng thanh toán lương " cho công nhân sản xuất trực tiếp tại PX, thống kế gửi "Bảng thanh toán lương "và "Bảng chấm công "lên phòng tổ chức duyệt. Khi duyệt xong, phòng tổ chức sẽ chuyển lên phòng kế toán -tài chính. Tại phòng kế toán, kế toán lương căn cứ theo sản lượng sản phẩm thực tế nhập kho, đơn giá tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp của từng loại sản phẩm, để kiểm tra lại "Bảng thanh toán lương". Sau đó, kế toán lương sẽ lập "Bảng phân bổ lương "(Bảng 5), (Bảng 6) trong đó chi phí gián tiếp (chi phí quản lý doanh nghiệp) và chi phí chung (chi phí nhà ăn, nhà trẻ) được hạch toán là chi phí quản lý Ví dụ: Số liệu tháng 10/2002 Căn cứ vào "Bảng phân bổ lương " sẽ phản ánh bút toán này bằng việc nhập số liệu vào màn hình: "Nhập chứng từ kế toán " Công ty Bánh k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37039.doc
Tài liệu liên quan