Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế trong thời điểm hiện nay không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và giá thành của sản phẩm mà còn phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải mà doanh nghiệp đó phải chi trả trong quá trình bao tiêu sản phẩm. Các mặt hàng được sản xuất trong nước nếu nhập nguyên liệu thô và xuất sản phẩm bằng đường thuỷ với các tàu biển có trọng tải lớn sẽ là kênh tiêu thụ có hiệu quả, giảm đáng kể chi phí vận tải và tăng hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, yếu tố cảng biển là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong việc quyết định lựa chọn vị trí của dự án.
179 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu tấn nữa. Riêng đối với quặng đồng, ngày 27/2, TKV lại đề nghị cho xuất khẩu 20.000 tấn tinh quặng đồng quy khô, với lý do là để ổn định tình hình tài chính, duy trì sản xuất của tổ hợp khai thác Sin Quyền (Lào Cai)... Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 số lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu lên tới 2,15 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 135 triệu USD (chưa kể dầu thô). Và các khoáng sản này chủ yếu vẫn được xuất khẩu sang thị trường quen thuộc là Trung Quốc.
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là thấp, thì Tập đoàn TKV cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép... lại xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2012 trở đi, nhập khẩu than với số lượng ngày càng lớn. Đây là một thực tế luẩn quẩn trong chiến lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý TNKS của Việt Nam.
Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực than, chỉ trong vài năm nữa, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than. Vào năm 2015 trở đi, nước ta sẽ thiếu năng lượng trầm trọng và phải nhập khẩu, trong khi đó xuất khẩu than và dầu của nước ta suốt 25 năm qua hầu như bỏ qua tương lai của đất nước! Năm 2012 đã tính đến phải nhập than với khối lượng rất lớn. Đây là hệ quả của cả quá trình xuất khẩu than một cách “vô tư”.
Riêng cơn bão Ketsana 26-09-2009 vừa qua gây ra lũ lụt lớn nhiều nơi ở Tây Nguyên còn là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên – nhất là đối với các hồ chứa chất thải bùn đỏ nhiễm hóa chất độc dự kiến sẽ được xây dựng ở vùng này!
Phát triển thủy điện đã vượt qua cái ngưỡng cho phép và ngày càng gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Trong khi đó nhà nước lại thiếu hẳn việc nghiêm khắc rà soát, đánh giá lại chính sách năng lượng quốc gia hiện nay, thiếu hẳn những nỗ lực xử lý nghiêm khắc và khắc phục tình trạng lãng phí và thất thoát năng lượng quá lớn đang diễn ra hàng chục năm nay.
4. Tài nguyên nước
Có một mạng lưới song ngòi dày đặc
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v..
Với Bờ Biển đẹp trải dài hơn 3.260 km cùng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm du lịch biển của thế giới, một Thiên Đường Du Lịch Biển không hề thua kém những thương hiệu du lịch của các quốc gia đã thành công khác. Ở nhiều nước, du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu bởi những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại.
Ngoài hiệu quả kinh tế, sự phát triển du lịch còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển.
Nếu tính cả lượng nước sản sinh từ nước ngoài thì mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm cũng vào loại khá, trên mức trung bình so với khu vực châu Á và thế giới, duy chỉ có vấn đề là nước phân bố không đồng đều theo không gian với thời gian.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.
Nguồn nước dồi dào chính là nguồn cung cho sản xuất điện. Trong mấy năm gần đây, mỗi năm đưa vào vận hành từ 2000 MW đến gần 3.000 MW công suất các loại nguồn điện, đưa tổng công suất nguồn điện hiện nay của Việt Nam lên trên 18.400 MW.
Năm 2009 đã khắc phục được tình trạng thiếu hụt điện năng trong các tháng mùa khô của một số năm trước, về cơ bản đã đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguồn nước trước nguy cơ thiếu hụt
Tuy nhiên, tình hình khô hạn nghiêm trọng diễn ra từ nửa cuối năm 2009 trên cả nước đã ảnh hưởng lớn đến việc tích nước các hồ thủy điện. Hầu hết các hồ thủy điện không tích được đến mức nước dâng bình thường theo yêu cầu, tổng sản lượng thủy điện thiếu hụt do không tích được đầy các hồ thủy điện lên đến gần một tỷ kWh.
Theo dự báo, từ nay đến cuối mùa khô năm 2010, tình hình thiên tai, thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khô hạn có thể kéo dài, mùa mưa có thể đến muộn hơn, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và đủ điện cho các nhu cầu xã hội.
Nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng trở lại, đòi hỏi nhu cầu điện lớn, trong 3 tháng đầu năm 2010, nhu cầu điện tăng gần 22%; Theo đó, dự báo năm 2010, nhu cầu điện có thể tăng đến 18% làm cho việc cung ứng điện càng khó khăn, có khả năng xẩy ra thiếu hụt điện năng nghiêm trọng vào mùa khô năm 2010, nếu không có các giải pháp cấp bách, kịp thời.
Mặt khác, Những năm gần đây là sự suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước:
Kết quả quan trắc nước dưới đất trên 20 năm qua đã ghi nhận sự suy giảm liên tục mực nước dưới đất ở các vùng khai thác với tốc độ bình quân 0,4-0,6cm ở các vùng Hà Nội, Vĩnh Yên, Nam Định thuộc đồng bằng Bắc Bộ và 0,6-1,0cm ở các vùng TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng thuộc đồng bằng Nam Bộ.
Các biểu hiện nhiễm bẩn nước dưới đất quan sát thấy ở vùng Lạng Sơn, Thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiễm mặn nước dưới đất ở vùng TP Hải Phòng, TP Vinh, TP Đồng Hới, TP Hồ Chí Minh.
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, bởi 3 nguyên nhân chủ yếu:
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho lưu lượng mưa trong các mùa giảm rõ rệt. Vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán tại nhiều vùng trên cả nước. Đặc biệt việc cạn kiệt nguồn nước thể hiện rõ nhất trong năm nay, khi cả ba vùng là Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng Bắc bộ đều gặp hạn.
+ Hiện nay nước ta chưa thực hiện được nhiều quy hoạch tổng hợp khai thác sử dụng tài nguyên nước, những nơi chỉ có quy hoạch ngành tức là quy hoạch cho một lĩnh vực sử dụng hoặc chỉ chú ý đến một loại nguồn nước dẫn đến khai thác nước sử dụng cho mục đích này phương hại đến mục đích kia. Ví dụ nguồn nước dưới đất đáng lẽ cần được ưu tiên sử dụng cho ăn uống sinh hoạt thì lại dùng để tưới.
+ Do tài nguyên rừng bị tàn phá quá nhiều, mất khả năng giữ nước cả trên bề mặt lẫn tầng nước ngầm. Ngoài ra, các hiện tượng xả chất thải công nghiệp, nước thải đô thị làm ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí và khai thác nước ngầm quá mức tại các đô thị đã đến mức báo động.
5. Quần thể động vật
QTĐV đa dạng và phong phú
QTĐV ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới.
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).
Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, vẹc, vượn, mèo rừng. Các loài vẹc đặc hữu của Việt Nam là vẹc đầu trắng, vẹc quần đùi trắng, vẹc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...) Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước hàng tỷ đô la.
Hơn nữa, vì loại hình du lịch xanh hiện đang là xu thế và sở thích của du khách muốn trở về với thiên nhiên, tìm hiểu đời sống hoang dã với các hoạt động lặn biển, lướt sóng, chèo thuyền trên sông, đi rừng, lội suối, tắm thác, ngắm chim chóc, sinh vật rừng…Như vậy đây cũng là một thế mạnh của Việt Nam nếu biết khai thác đầu tư hiệu quả.
Thiếu kiểm soát, nguồn sinh vật đang suy giảm nhanh
Những thống kê gần đây cho thấy số lượng cá thể của một số loài động vật quý hiếm đang bị giảm rõ rệt và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Điển hình nhất là loài tê giác một sừng, hiện chỉ còn khoảng vài cá thể; voi châu á chỉ còn gần 100 con; hổ Đông Dương cũng tương tự. Một số loài thực vật như Sâm Ngọc linh, Hoàn đàn, Thông nước, Trầm hương, Lát hoa... đang bị đe dọa tuyệt chủng. Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt là tôm, cá có giá trị kinh tế bị giảm sút nhanh. Danh mục đỏ Việt Nam (2003) liệt kê 417 loài động vật và 450 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong khi con số tương ứng của Sách đỏ Việt Nam (1996) là 365 và 356.
Một thực tế là nhiều cộng đồng dân cư có truyền thống lâu đời về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và vẫn phụ thuộc nhiều vào các sinh cảnh tự nhiên để khai thác thực phẩm, chất đốt và vật liệu xây dựng. Hầu hết các loài thực vật có giá trị kinh tế, trong đó có nhiều loài được dùng làm thức ăn, chất đốt, thuốc chữa bệnh, hay làm đồ thủ công mỹ nghệ đều bị khai thác triệt để. Những hoạt động như: khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ; đánh bắt thủy sản mj ột cách không bền vững; săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã đã đe dọa trực tiếp đến ĐDSH trên khắp các vùng miền.
Mối đe dọa gián tiếp đáng lo ngại nhất lại là biến đổi khí hậu toàn cầu. Và một nguyên nhân quan trọng khác là sự bất cập trong công tác quản lý ĐDSH.
=> Trong 25 năm này kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào: khai thác lợi thế so sánh về giá lao động rẻ (trình độ tay nghề thấp, ít hàm lượng kỹ thuật, thậm chí một bộ phận đáng kể là lao động cơ bắp); khai thác tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh đầu tư từ các nguồn trong nước và nước ngoài cho phát triển một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động giá rẻ và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên; sử dụng lãng phí đất đai và không thân thiện với môi trường. Biết tân dụng lợi thế là đúng, nhưng nếu chỉ biết khai thác bất hợp lý và không có tái tạo thì về lâu dài thì đây không phải là con đường đưa đất nước phát triển thật sự.
1.1.6. Môi trường tài chính:
Thị trường tài chính là nơi mà các doanh nghiệp có thể huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một thị trường tài chính phát triển, thì đó là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn và khai thác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ thống thông tin được công khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ thích hợp.
Ở Việt Nam, thị trường tài chính đã và đang phát triển, góp phần cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành kinh doanh nói chung cũng như trong việc thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính quốc tế phát triển là nơi cung ứng vốn tốt nhất cho doanh nghiệp để phát triển.
Cấu trúc của thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, linh hoạt và đa dạng hơn. Các chủ thể tham gia vào thị trường từ cá nhân cho đến các định chế tài chính trong và ngoài nước tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức, loại hình kinh doanh, năng lực tài chính. Các qui tắc vận hành của thị trường tài chính và các thị trường cấu thành được xác lập và về cơ bản đáp ứng yêu cầu vận hành, phát triển của thị trường
Thể chế giám sát đối với các thị trường bộ phận được xác lập; sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường tài chính đã được thể chế hóa và có sự phối hợp chặt chẽ.
Đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết mở cửa thị trường cao nhất là trong khuôn khổ ASEAN và Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, các tổ chức tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ được phép thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như các ngân hàng trong nước. Theo lộ trình, đến năm 2011, các tổ chức tín dụng này sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ.
Trong quá trình thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ vào thị trường tài chính Việt Nam dễ dàng hơn và được hưởng qui chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Thêm vào đó, việc tự do hoá thương mại và đầu tư cũng thúc đầy việc hính thành các trung gian tài chính nước ngoài như một đòi hỏi khách quan. Điều đó một mặt có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng.
Ở Việt Nam, do thị trường vốn mới chỉ phát triển vài năm gần đây nên chức năng chuyển tải vốn từ người có vốn nhàn rỗi (tiết kiệm) đến người cần vốn để sử dụng (đầu tư) chủ yếu vẫn dựa vào ngân hàng.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2008, ngành Ngân hàng đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn; lãi suất, tỷ giá biến động ở mức hợp lý; khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo; tín dụng tăng trưởng ở mức phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn đảm bảo an toàn và có bước phát triển. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Các tổ chức tín dụng tiếp tục chú trọng phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại; mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và mở rộng hiệu quả, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với dịch vụ ngân hàng; đặc biệt, trong năm 2008, đã có một ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán không hẳn vì mục đích dài hạn, nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến hệ số P/E (hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập của cổ phiếu đó mang lại) mà chủ yếu là giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”, kiếm chênh lệch giá.Đây chính là lý do cho việc chỉ có một tỷ lệ nhỏ tổng vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán được chuyển vào khu vực sản xuất kinh doanh, mà dẫn chứng là những năm thị trường chứng khoán hưng thịnh như 2007 thì tỷ lệ này cũng chỉ có 20%, phần còn lại chỉ chuyền tay, lướt sóng từ người này sang người khác.
Mười năm trước, thị trường chứng khoán Việt Nam nhỏ bé, quy mô đơn giản đến mức khó tin. Nhưng giờ đây thị trường này đã thu hút được 566 công ty và quỹ niêm yết, tổng vốn hóa hơn 700 ngàn tỉ đồng, tương đương 40% GDP.
1.1.7. Môi trường cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều nhà đầu tư đến với quốc gia.
Cơ sở hạ tầng yếu kém bị coi là trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là cản trở cho quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Sau khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trên thế giới bắt đầu tiến hành tái cấu trúc kinh tế theo hướng tập trung phát triển những sản phẩm có công nghệ đi tắt đón đầu, đem lại lợi nhuận cao. Song song đó, các dự án FDI chất lượng cao sẽ đến với các nước có điều kiện thuận lợi nhất, sẽ có sự chọn lựa rất nghiêm ngặt trong đầu tư quốc tế, những nước có cơ sở hạ tầng tốt, đáp ứng ngay nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ là một lợi thế lớn.
Những tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng hiện được xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước. Vượt qua những rào cản cơ sở hạ tầng này có tầm quan trọng rất lớn để Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự thành tựu đã đạt được trong hai thập niên vừa qua, và theo hướng bền vững, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đã đề ra cho những thập niên sắp tới.
Năm 2008, Cơ sở hạ tầng Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới xếp ở hạng 94 trên tổng số 133 quốc gia, thụt 1hạng so với năm 2008 ( được xếp ở mức 93/133 nước); đây là mức rất thấp so với các nước trên thế giới nói chung và các quốc gia trong khu vực nói riêng.
Tổng quan cơ sở hạ tầng Việt Nam năm 2008 được đánh giá cao hơn ( xếp hạng 97/133 nước) đến năm 2009, chất lượng cơ sở hạ tầng tổng quan, toàn diện bị đánh giá ở mức 111/133 nước, thụt 14 hạng ( so với 2008). Đây là vấn đề hết sức lo ngại cho Việt Nam nếu không có sự đầu tư thích đáng cho hệ thống cơ sở hạ tầng.
Hệ thống cảng biển Việt Nam
Năm 2009, hệ thống cảng biển VN được đánh giá ở mức 99/133 quốc gia ( đánh giá của WEF), tuy có tăng 13 bậc so với năm 2008 ( xếp 112/133 quốc gia), nhưng theo đánh giá chung hệ thống cảng biển Việt Nam xếp ở hạng thấp so với thế giới, góp phần làm sụt hạng về hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung.
Đất nước ta có đường bờ biển dài 3.300 km, giao thông vận tải, buôn bán bằng đường biển từ lâu đã là một thế mạnh. Tuy nhiên, để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, một trong những nhiệm vụ đặt ra là chúng ta cần có chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển theo hướng hiện đại.
Tình hình hiện tại
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế trong thời điểm hiện nay không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và giá thành của sản phẩm mà còn phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải mà doanh nghiệp đó phải chi trả trong quá trình bao tiêu sản phẩm. Các mặt hàng được sản xuất trong nước nếu nhập nguyên liệu thô và xuất sản phẩm bằng đường thuỷ với các tàu biển có trọng tải lớn sẽ là kênh tiêu thụ có hiệu quả, giảm đáng kể chi phí vận tải và tăng hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, yếu tố cảng biển là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong việc quyết định lựa chọn vị trí của dự án.
Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải biển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại. Vai trò cơ bản của cảng là xếp dỡ hàng hoá, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt động tốt, phát huy hết khả năng của mình cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp. Như vậy, ngoài vai trò xếp dỡ hàng hoá, trung chuyển đơn giản và logistic tạo giá trị gia tăng, cảng còn có vai trò của chuỗi kinh doanh nên hoạt động của nó gắn liền với hoạt động của các khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Cho đến nay, hầu hết các cảng biển Việt Nam chỉ mới đạt tiêu chí cảng truyền thống với vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hoá. Trong số đó, có một số ít cảng mới được xây dựng có khả năng phát triển để đạt được các tiêu chí của một cảng hiện đại. Mặc dù vậy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Cảng biển đã lưu chuyển toàn bộ khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phục vụ các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế và thúc đẩy quátrình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhờ dự báo nhu cầu hàng hoá tương đối phù hợp với thực tế nên chúng ta đã đưa ra được thứ tự ưu tiên hợp lý đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và xây mới cảng biển. Những năm qua, ở nước ta không xảy ra tình trạng hàng hoá bị ứ đọng hoặc tàu phải xếp hàng chờ cập bến ở các cảng. Việc quy hoạch các cảng hợp lý, khoa học; hệ thống bốc dỡ nhanh chóng, thuận tiện, có sức hấp dẫn các nhà xuất, nhập khẩu trong và ngoài nước.
Trong từng khu vực, ngoài các cảng tổng hợp chủ lực mang tính chiến lược quốc gia, chúng ta còn có các cảng vệ tinh để hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển nói chung và giải quyết nhu cầu hàng hoá phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Việc áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào quản lý và khai thác các cảng biển đã phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao. Năng lực các nhà xây dựng, nhà thầu trong nước không ngừng được đổi mới, nâng cấp; đội ngũ cán bộ sử dụng và vận hành cảng biển ngày một hoàn thiện.
Bên cạnh những mặt được, trong hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như:
Mục tiêu để tính toán, dự báo nhu cầu hàng hoá trong nước và quốc tế chưa chính xác nên quy hoạch vẫn mang tính chất phát triển tiếp theo của những vị trí cảng hiện có, chưa có những bước quy hoạch đột phá để vươn ra biển.
Điều kiện kinh tế và trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các cảng được xây dựng ở những vị trí trên sông kín sóng gió nên luồng tàu dài, bị sa bồi, dẫn đến độ sâu chạy tàu bị hạn chế, trang thiết bị xếp dỡ không đồng bộ và năng suất thấp.
Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ nối cảng với các vùng kinh tế, khu công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Thường xuyên phải cập nhật chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế - xã hội như thành lập khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy quan trọng có quy mô lớn… Do vậy hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn mang tính chắp vá và thiếu tính hệ thống.
Trong nỗ lực thay đổi cơ cấu kinh tế, các địa phương vùng duyên hải, ven biển thường xây dựng chương trình phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở phát triển cảng và coi đó là điều kiện quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mình. Các chương trình đó đã tác động sâu sắc đến nội dung quy hoạch, dẫn đến việc đầu tư nhiều cảng với quy mô nhỏ nằm rải rác khắp các địa phương.
Định hướng phát triển
Hiện tại, hệ thống cảng biển Việt Nam có hơn 24 cảng lớn nhỏ, với tổng chiều dài tuyến mép bến hơn 26 km và hơn 100 bến phao. Lượng hàng hoá được xếp dỡ qua các cảng hàng năm tăng khoảng 10%. Cụ thể: Năm 2004, lượng hàng thông qua là 127,7 triệu tấn, năm 2005 đạt 139 triệu tấn. Trong vòng 10 năm trở lại đây, kinh phí dành cho đầu tưxây dựng mới tăng khoảng 40%, trong khi đó lượng hàng hoá tăng hơn 300%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng hàng hoá qua cảng biển nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ đầu tư xây dựng. Trong thành tựu chung của hệ thống cảng biển có sự đóng góp to lớn của các cảng truyền thống vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh là các cảng quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Tất cả các cảng này dù có lịch sử hoạt động lâu dài hoặc mới hình thành đều có đặc điểm chung là khu hậu phương rất hẹp và chỉ thực hiện vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hoá. Chính vì thế, để xây dựng hệ thống cảng biển nước ta trở thành cảng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giớ; cần phải có những bước đi đột phá, tạo hướng mới trong việc xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của các cảng này. Cảng Hải Phòng phát triển về phía biển mà trước mắt là Đình Vũ và tiếp theo là cửa Lạch Huyện. Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng phát triển sang Liên Chiểu và các khu vực khác trong vịnh Đà Nẵng. Các cảng trên sông Sài Gòn được di dời về các vị trí khác trên sông Soài Rạp, sông Cái Mép - Thị Vải. Trong tương lai, tại khu vực vịnh Ghềnh Rái và vùng biển Vũng Tàu sẽ phát triển các dự án cảng hiện đại, có vai trò quyết định trong chuỗi kinh doanh của khu thương mại tự do, khu kinh tế mở…
Theo quy hoạch tổng thể của Chính phủ, bắt đầu từ năm 2000, hầu hết các dự án phát triển cảng được nghiên cứu và triển khai xây dựng đáp ứng yêu cầu của tiêu chí cảng hiện đại với khu hậu phương rộng lớn và được gắn liền với các khu công nghiệp, khu chế xuất...như: Cảng Cái Lân, Đình Vũ, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Cái Mép - Thị Vải… Trong số các cảng đặc biệt quan trọng ở 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam thì các cảng Cái Lân, Dung Quất, Cái Mép - Thị Vải là những dự án đang được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, bởi đây chính là đầu mối giao thông thuỷ quan trọng, giúp chúng ta thông thương thuận tiện với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển.
Cảng Cái Lân
Dự án cảng Cái Lân giai đoạn I đã được hoàn thành vào cuối năm 2003 và chính thức đưa 3 bến cho tàu 40.000 DWT (với tổng chiều dài 680 m, độ sâu khu nước trước bến là -13 m) vào hoạt động. Đây là lần đầu ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài 1.doc