TÊN BẢNG
Trang
1. Bảng 2.1. Tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn
2005 – 2009 49
2. Bảng 3.1. Tổng hợp kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử và danh thắng ở tỉnh Phú Yên đến năm 2020. 54
TÊN SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
Trang
1. Hình 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Phú Yên 28
2. Hình 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Phú Yên 37
3. Sơ đồ 2.1. Tuyến điểm du lịch ở tỉnh Phú Yên 40
4. Sơ đồ 3.1. Mô hình hình sản phẩm du lịch “Amazing Phu Yen” 55
5. Sơ đồ 3.2. Mô hình hình sản phẩm du lịch “Discover sea” 57
72 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong đó có nhiều loài cá đặc sản như: cá mã, cá sảnh, cá lăng, cá thác lác...
Hồ thuỷ điện Sông Hinh có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Du khách đến đây sẽ tham quan hệ thống đập ngăn nước đồ sộ và nhà máy phát điện, vừa đi thuyền trên lòng hồ để ngắm cảnh vừa thưởng thức các món cá đặc sản hoặc vào thăm các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở quanh khu vực hồ.
Suối nước khoáng Phú Sen
Mỏ nước khoáng Phú Sen thuộc thôn Phú Sen, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, cách thành phố Tuy Hòa 25 km về phía Tây theo quốc lộ 25. Nguồn nước khoáng nóng ở đây nhiệt độ trên 700C, được khoan từ độ sâu 100 mét, có hàm lượng khoáng chất rất bổ ích cho cơ thể, được đánh giá thuộc loại nước khoáng chất lượng cao và đang được khai thác để sản xuất các loại nước giải khát với các nhãn hiệu như: Pi Ta, Phú Sen đã quen thuộc với người tiêu dùng trong cả nước.
Với nguồn nước khoáng nóng và bùn khoáng Phú Sen, kết hợp cảnh quan thiên nhiên đẹp, nơi đây có thể xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh lý tưởng.
Suối nước khoáng Triêm Đức
Suối nước khoáng thuộc thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, nằm bên bờ Bắc của con sông Kỳ Lộ, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Điểm đầu tiên mà du khách sẽ ghé tới là một gành đá granite. Đến đây du khách sẽ được tắm sông, tắm nước nóng, tắm bùn khoáng hoặc ngâm chân trong dòng nước khoáng thiên nhiên để phục hồi sức khoẻ, vừa được ngắm phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của núi rừng sông, suối .
Ngày nay, suối nước khoáng nóng Triêm Đức đã trở thành điểm du lịch, tham quan, nghỉ mát của du khách vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần
2.1.1.4. Tài nguyên Sinh vật
Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
Từ thành phố Tuy Hoà đi về phía Tây khoảng 80 km theo quốc lộ 25, đến địa phận xã Suối Trai và Krông Pa của huyện Sơn Hoà, du khách sẽ gặp những cánh rừng bạt ngàn của Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai. Khu bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên trên 22.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 12.340 ha. Nơi đây có những hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây dãy Trường Sơn, nên hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng. Đây là nơi có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng, du lịch tham quan kết hợp nghiên cứu, học tập.
Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên
Thuộc thôn Hoà Nguyên, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hoà, cách thành phố Tuy Hoà 40 km theo đường Quốc lộ 25, đến ngã ba Ngân Điền rẽ phải đi thêm khoảng 7 km nữa theo đường tỉnh lộ ĐT 648. Từ độ cao trên 30 m, thác Hoà Nguyên với dòng nước trắng xoá đổ xuống, tung bọt nước như sương buổi sớm toả mờ cả một vùng. Dọc theo hai bên suối là rừng cây cổ thụ rợp bóng mát của khu rừng nguyên sinh - nơi có nhiều loài sinh vật quí hiếm.
Với một khoảng không gian của suối nước trong xanh và núi rừng nguyên sinh, cùng nhiều dịch vụ du lịch đang được đầu tư trong khu vực, chắc chắn khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên sẽ làm hài lòng những du khách ưa thích tham gia du lịch sinh thái, leo núi, mạo hiểm
Hình 2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Phú Yên
Gành Đá Dĩa
Đầm Ô Loan
Bãi Môn – Mũi Điện
Vịnh Xuân Đài
Bãi Biển Long Thủy
Bãi Bàng
(Nguồn ảnh: www.phuyentourism.gov.vn)
Núi Đá Bia
Núi Chóp Chài
Núi nhạn – Tháp Nhạn
Núi thơm – khu du lịch Sao Việt
Vực Phun
Hồ Thủy Điện Sông Hinh
(Nguồn ảnh: www.phuyentourism.gov.vn)
Suối nước khoáng Phú Sen
Suối nước khoáng Triêm Đức
Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
Khu sinh thái Sơn Nguyên
(Nguồn ảnh: www.phuyentourism.gov.vn)
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.2.1. Di tích khảo cổ
Thành An Thổ
Thành An Thổ nằm ở thôn An Thổ, thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, được xây dựng vào năm 1832 và hoàn thành khoảng năm 1836, là trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến ở Phú Yên. Trong thời gian từ 1901 đến 1906 ông Trần Văn Phổ đến giữ chức Giáo thụ tại Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình đến An Thổ sinh sống và đồng chí Trần Phú - Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chào đời tại đây vào ngày 01/5/1904. Hiện nay, tỉnh Phú Yên đang trùng tu, tôn tạo thành An Thổ và xây dựng khu trưng bày lưu niệm về đồng chí Trần Phú.
Thành An Thổ đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích khảo cổ Quốc gia vào ngày 22/8/2005.
Thành Hồ
Thành Hồ nay thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, cách thành phố Tuy Hòa 13 km về phía Tây theo quốc lộ 25, là một di tích kiến trúc quân sự và đô thị của người Chăm, hình thành từ thế kỷ VII. Thành Hồ được xây dựng bên bờ phía Bắc sông Đà Rằng, với cấu trúc hình tứ giác. Hiện trạng, bờ thành phía Đông dài 785 mét, phía Bắc dài 742 mét, phía Nam bị sông xói lở chỉ còn lại 250 mét, phía Tây dựa vào núi Hòn Mốc.Các bờ thành cao từ 3 - 5 mét, chân bờ thành rộng từ 20 - 30 mét
Thành Hồ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích khảo cổ Quốc gia vào ngày 20/5/2005.
2.1.2.2. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích cách mạng
Địa Đạo Gò Thì Thùng
Gò Thì Thùng thuộc thôn Xuân Thành, xã An Xuân, nằm cạnh ranh giới 3 huyện: Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa; cách thành phố Tuy Hoà khoảng 45 km về phía Bắc; địa đạo Gò Thì Thùng có chiều dài 1.948 m với các hệ thống hầm chỉ huy, hầm chứa lương thực, vũ khí, nước uống dự trữ có thể chống được đạn pháo và bom loại nhỏ. Địa đạo Gò Thì Thùng của Phú Yên đã góp phần làm thất bại cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ vào năm 1966.
Ngày 3/2/2009, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch quyết định công nhận di tích địa đạo Gò Thì Thùng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây sẽ trở thành một trong những điểm đến của du khách trong dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên và năm du lịch Quốc gia 2011.
Đường số 5 (nay gọi là ĐT 645)
Con đường liên tỉnh Phú Yên- Đắc Lắc, chạy theo trục Đông - Tây, nối quốc lộ 1A với quốc lộ 14, đoạn qua tỉnh Phú Yên dài trên 40 km.
Sau khi quân giải phóng làm chủ Buôn Ma Thuột, ngày 15/3/1975, quân đoàn 2 của nguỵ quyền Sài Gòn buộc phải rời bỏ Tây Nguyên tháo chạy theo đường số 5 (nay là Tỉnh lộ 645) xuống Phú Yên. Nhận chỉ thị của khu uỷ khu 5, quân và dân Phú Yên đã chặn đánh quyết liệt trong 7 ngày đêm và lập nên chiến công to lớn trên đường số 5. Chiến thắng đường số 5 ở Phú Yên đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975.
Ngày 18/6/1997, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Đuờng Số 5 là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Tháp Nhạn
Trên đỉnh Núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên gọi là Tháp Nhạn, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11. Đây là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm. Tháp có cấu trúc bình đồ vuông, mỗi cạnh 10m, chiều cao 23,5 m, gồm 3 phần chính: đế, thân và mái. Cửa tháp quay về hướng Đông. Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Tháp Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia.
Chùa Từ Quang
Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng) ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 35 km về phía Bắc. Chùa nằm trên một triền đồi có nhiều tảng đá trắng nên còn được gọi là chùa Đá Trắng. Chùa dựa lưng vào dãy núi Xuân Đài hướng về phía Nam, nhìn ra con sông Cái, có độ cao gần 100 m so với mặt nước biển.
Chùa được xây dựng từ năm 1797 (năm Đinh Tỵ) dưới thời Vua Quang Toản, triều Tây Sơn, lúc đầu làm bằng tranh tre, mái lá. Năm 1889, chùa được Vua ban sắc tứ. Năm 1988, chánh điện được xây dựng lại như hiện nay. Phía Tây là khu mộ tháp các vị hoà thượng khai sơn và trụ trì ở chùa Từ Quang.
Chùa Từ Quang đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 29/6/1996.
2.1.2.3. Lễ hội
Lễ hội sông nước Tam Giang
Lễ hội sông nước Tam Giang là một lễ hội văn hoá truyền thống của người dân vùng hạ lưu sông Tam Giang. Lễ hội thường được tổ chức vào mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) trong đợt tết Nguyên Đán và diễn ra quanh khu vực cầu Tam Giang, thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
Lễ hội thường bắt đầu bằng các chương trình nghệ thuật cổ truyền như: hò Bá Trạo, hò Kéo Lưới, hò Biển,...ngoài ra còn có cuộc thi duyên dáng xứ dừa, hội thả hoa đăng, đua thuyền rồng, lắc thúng, bơi lội, vật tay, kéo co, đập ấm đất, bắt vịt trên sông, trèo cột bườm, câu cá, đẩy gậy,..Lễ hội này là nét đặc trưng của văn hoá vùng biển Sông Cầu mỗi khi tết đến xuân về, thể hiện tinh thần, ý chí, nghị lực, khát khao vươn lên trong cuộc sống của cư dân vùng biển mặn này.
Lễ hội đầm Ô loan
Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng (âm lịch) tại thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An. Lễ hội này có tư cách là lễ hội cầu ngư của người dân quanh đầm Ô Loan. Đầu tiên và chủ yếu là lễ cầu ngư hay còn gọi là lễ cúng cá ông. Tiếp đến là hát tuồng và các thể loại dân ca truyền thống. Sau đó là các cuộc thi thể thao như: đua thuyền chài, đua thuyền rồng..
Lễ hội thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần (thần sông, thần biển, thần đầm) đã che chở cho họ và cầu mong cho trời yên, biển lặng và một mùa ra khơi bội thu.
Hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Hội đua ngựa trên Gò Thì Thùng được tổ chức vào mùng 9 tết hàng năm tại di tích lịch sử Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Hội đua quy tụ nhiều kỵ sĩ giỏi đến từ các địa phương trong tỉnh, hội đua diễn ra các phần vòng loại, sơ kết, chung kết. Ngoài các giải thưởng chính, ban tổ chức của hội đua còn trao giải cho kỵ sĩ trẻ tuổi và kỵ sĩ lớn tuổi nhất. Hội đua ngựa trên Gò Thì Thùng nhằm để rèn luyện sức khoẻ, thể hiện ý chí, tinh thần đoàn kết của người dân An Xuân.
Hội đêm thơ nguyên tiêu trên núi Nhạn
Tháp Nhạn là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm. Đêm thơ nguyên tiêu trên núi Nhạn đã có gần 30 năm và được tổ chức vào đêm rằng tháng giêng hàng năm. Đêm thơ với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa.
2.1.2.4. Làng nghề thủ công truyền thống
Làng đan lát Vinh Ba
Nằm về phía Tây Nam xã Hòa Đồng, huyện Tuy Hòa. Nơi đây có nghề đan lát nổi tiếng được truyền lại qua bao đời. Do vậy, từ lâu Vinh Ba vốn là nơi trồng nhiều tre, tre đứng như rừng dày đặc bao bọc các lối đi nên còn gọi là Xóm Rừng, Xóm Kiệt (“Kiệt” theo cách gọi ở đây là “lối đi”). Dạo qua những đường làng, lối xóm ở Vinh Ba nơi nào cũng thấy những sản phẩm đan từ tre như: Bồ, Thúng, Nia, Dần, Sàng, Giỏ Tre những sản phẩm này chẳng những đã có chỗ đứng trên thị trường Phú Yên mà còn đi vào các tỉnh miền Nam.
Làng bánh tráng Hoà Đa
Cũng như những làng quê khác trên đất Phú Yên, người dân thôn Hoà Đa, xã An Mỹ (huyện Tuy An) sống dựa vào cây lúa là chủ yếu và cũng chính từ nguồn nguyên liệu dồi dào này mà nghề bánh tráng ở đây đã trở thành nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Bánh ở đây được ưa chuộng bởi độ mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua, độ dẻo của bánh tráng Hòa Đa chủ yếu do khâu chọn và ngâm gạo chứ không pha thêm bột sắn như bánh tráng một số vùng khác. Bánh tráng Hoà Đa là món đặc sản mà người dân Phú Yên thường làm quà để tặng bà con, bạn hữu gần xa.
2.1.2.5. Các công trình kinh tế
Đập Đồng Cam
Đập Đồng Cam nằm trên sông Đà Rằng, gần quốc lộ 25, cách thành phố Tuy Hoà hơn 30km. Đây là một công trình thuỷ nông vào loại lớn của cả nước, tưới trên 31.000 ha ruộng lúa. Công trình thuỷ nông Đồng Cam do một số kỹ sư người Pháp nghiên cứu thiết kế và được khởi công xây dựng từ năm 1924 đến năm 1932 chính thức đưa vào sử dụng. Đập Đồng Cam có diện tích lưu vực: 13.200 km², công suất đảm bảo tưới: 75%. Kênh chính Nam dài 37 km, kênh chính Bắc dài 33,75 km.
Đập Đồng Cam còn là một công trình có giá trị mỹ thuật cao, nên ngoài ý nghĩa về lịch sử và kinh tế, còn có giá trị về du lịch. Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đồng Cam, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, du lịch.
Thủy điện Sông Hinh
Thủy điện Sông Hinh là một công trình thủy điện của Việt Nam trên dòng sông Hinh tại địa phận xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa độ 35 km về hướng Tây Nam.
Thủy điện Sông Hinh gồm 2 tổ máy phát điện, mỗi tổ có công suất 35 MW. Sản lượng bình quân là 370 triệu kWh/năm. Mực nước dâng bình thường là 209 m, tổng dung tích hồ chứa 357 triệu m³, khả năng xả lũ cao nhất là 6.952 m³/giây. Thủy điện Sông Hinh bắt đầu được xây dựng từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 2001, đây là nơi thích hợp để phát triển loại hình du lịch tham quan học tập cho học sinh, sinh viên.
Hình 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Phú Yên
Tháp Nhạn
Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng)
Địa Đạo Gò Thì Thùng
Đập Đồng Cam
Thành An Thổ
Thành Hồ
(Nguồn ảnh: www.phuyentourism.gov.vn)
Lễ hội sông nước Tam Giang
Lễ hội Đầm Ô Loan
Lễ hội đua ngựa tại Gò Thì Thùng
Hội đêm thơ Nguyên Tiêu
Làng đan lát Vinh Ba
Làng bánh tráng Hòa Đa
(Nguồn ảnh: www.phuyentourism.gov.vn)
2.1.3. Nhận xét về tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên
2.1.3.1. Điểm mạnh
Phú Yên có địa hình, địa mạo đa dạng, bao gồm rừng, núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo, sông, hồđã tạo nên một vùng phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình với nhiều danh lam thắng cảnh như: gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, bãi biển Long Thuỷ, núi Chóp Chài (Nựu Sơn), Vực Phun, núi Đá Bia, khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, đây chính là yếu tố đặc sắc, độc đáo mà ít nơi nào có được.
Bên cạnh những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, Phú Yên còn hấp dẫn bởi sự lắng đọng, đan xen, hoà quyện của nhiều trầm tích văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, bởi những địa danh gắn liền với biết bao chiến công vang dội trong suốt chiều dài lịch sử dựng Nước và giữ Nước như : di tích lịch sử Vũng Rô, di tích - kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, di tích lịch sử Địa Đạo Gò Thì Thùng, di tích khảo cổ Quốc gia Thành An Thổ, di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Đá Trắng, di tích khảo cổ Quốc gia Thành Hồ, di tích lịch sử Quốc gia đường Số 5
Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng thì Phú Yên có thể phát triển các loại hình tham quan kết hợp nghiên cứu, học tập; du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.
2.1.3.2. Hạn chế
Về phạm vi phân bố tài nguyên du lịch
Nhìn chung tài nguyên du lịch Phú Yên phân bố còn rải rác chưa tập trung nên hạn chế trong việc xây dựng tuyến điểm du lịch như: địa đạo Gò Thì Thùng cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 45 km và trên đường đi đến địa đạo thì không có điểm nào khác có thể dừng chân tham quan; hay gành Đá Dĩa và vịnh Xuân Đài cách nhau 20 km, gành Đá Dĩa và hải đăng Mũi Điện, núi Đá Bia thì cách nhau 60 km.
Sơ đồ 2.1. Tuyến điểm du lịch ở tỉnh Phú Yên
Quốc lộ 25
Tỉnh Dak Lak Tỉnh Gia Lai
Khu bảo tồn thiên nhiên Krông trai
đập Đồng Cam
Thủy điện Sông Hinh
Tỉnh Bình Định
thành Hồ
Vực Phun
DT 645
Tỉnh khánh Hòa
núi Đá Bia
núi Thơm
Quốc lộ 1A
Tuy hòa
Vũng rô
Long thủy
gành Đá Dĩa
Mũi điện – bãi Môn
vịnh Xuân Đài
núi Nhạn
(Nguồn: tác giả)
Tóm lại, nhiều tài nguyên du lịch Phú Yên phân bố rải rác, có tài nguyên du lịch phân bố ở phía Bắc tỉnh, có tài nguyên phân bố ở phía Tây, có tài nguyên phân bố phía Nam. Điều này dẫn tới khó thiết kế chương trình du lịch do không có tính liên hoàn của các tài nguyên du lịch.
Về khả năng tiếp cận tài nguyên du lịch
Hiện nay du khách muốn đến được với một số tài nguyên du lịch ở Phú Yên là rất khó khăn. Điều này là do có nhiều tài nguyên du lịch nằm cách xa các quốc lộ hay tỉnh lộ và các tuyến đường để dẫn đến các tài nguyên du lịch này chưa được đầu tư xây dựng như: Vực Phun, Bãi Môn, gành Đá Dĩa là những thắng cảnh đẹp nhưng con đường đến đó rất khó khăn.
Chính vì khả năng tiếp cận các tài nguyên du lịch Phú Yên chưa được tốt, cho nên nhiều tài nguyên du lịch chưa được đưa vào các tour du lịch phục vụ khách du lịch.
Về quy mô các điểm tài nguyên du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, thì tính đến tháng 5 năm 2010 Phú Yên có 25 điểm tài nguyên, trong tổng số 32 điểm tài nguyên là điểm tham quan. Quy mô về không gian tại các bãi biển ở Phú Yên là dài, nhưng hẹp. Điều này dẫn tới hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động thể thao trên bãi biển.
2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên
2.2.1. Tuyến điểm du lịch đã hình thành
Các điểm tham quan chính tại thành phố Tuy Hòa
+ Tháp nhạn trên Núi Nhạn thuộc phường 1, thành phố Tuy Hòa – đây là nơi mà du khách thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tuy hòa và cũng là nơi yên tĩnh, mát mẻ để du khách có thể thư giãn
+ Núi Chóp Chài nằm liền kề quốc lộ 1A thuộc xã Bình Kiến, Hòa Kiến cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 4 km, nơi đây thích hợp cho những du khách thích leo núi, tham quan, ngắm cảnh
+ Chùa Bảo Lâm, thôn Liên Trì, xã Bình Kiến cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 3,6 Km. Đến đây du khách có thể dâng hương, niệm phật cầu xin những điều tốt đẹp.
Một số tuyến du lịch xuất phát từ Tuy Hòa
+ Tuyến 1: Tuy Hòa - núi Đá Bia – Đại Lãnh – Vũng Rô – Bãi Môn.
+ Tuyến 2: Tuy Hòa – khu du lịch sinh thái Sao Việt – hòn Chùa – Bãi Xép – đầm Ô Loan – gành Đá Dĩa
+ Tuyến 3: Tuy Hòa – Vực Phun – đập Đồng Cam – hồ thủy điện Sông Hinh – khu sinh thái Sơn Nguyên – thành Hồ.
2.2.2. Sản phẩm du lịch
Hiện nay ở Phú Yên đang phát triển các loại hình du lịch tham quan, du lịch nghĩ dưỡng biển, du lịch sinh thái với các chương trình du lịch
Chương trình du lịch 1 gắn với tuyến 1
* Tuy Hòa - núi Đá Bia – Đại Lãnh – Vũng Rô – bãi Môn, thời gian 01 ngày, phương tiện ô tô.
* Mục đích của chương trình du lịch này là dã ngoại, leo núi, tắm biển.
* Tóm tắt chương trình
Tham gia chương trình du lịch này quý khách sẽ thử sức mình chinh phục núi đá bia ở độ cao 706 m với đường núi quanh co để rồi tham quan chụp ảnh lưu niệm tại đỉnh núi. Và có thể ngắm nhìn toàn cảnh cả vùng núi non trùng điệp. Tiếp đến qúy khách tham quan vịnh Vũng Rô, một trong những vịnh đẹp nổi tiếng của khu vực ven biển miền Trung, nằm tiếp giáp với vịnh Vân Phong, nơi cập bến của những chuyến tàu không số, với huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển. Tiếp tục chương trình, du khách tham quan tắm biển tại Bãi Môn, dưới chân hải đăng Mũi Điện, điểm cực Đông của Tổ quốc, tham gia câu cá, lặn biển, các trò chơi tập thể như: bóng đá, bóng chuyền trên cát
*Chương trình chi tiết
+ Sáng
06h00: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại thành phố Tuy Hòa
06h30: Dùng điểm tâm sáng
07h30: Khởi hành chinh phục núi Đá Bia, chụp hình lưu niệm tai đây
9h30: Quý khách thăm đại lãnh – một thắng cảnh trên đất Khánh Hòa
11h30: Quý khách dùng cơm trưa và nghỉ ngơi
+ Chiều
15h00: Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách thăm quan vịnh vũng rô, tắm biển bãi Môn, thăm quan hải đăng Mũi Điện.
17h00: Xe và hướng dẫn trả khách tại thành phố Tuy Hòa. Kết thúc chuyến đi
Chương trình du lịch 2 gắn với tuyến 2
* Tuy Hòa – khu du lịch sinh thái Sao Việt – hòn Chùa – bãi Xép – đầm Ô Loan – thành An Thổ – gành Đá Dĩa, thời gian 01 ngày, phương tiện ô tô
* Mục đích của chương trình du lịch này là tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, và thưởng thức hải sản
* Tóm tắt chương trình
Đến với chương trình du lịch này quý khách sẽ có cơ hội tham quan toàn cảnh núi Thơm với nhiều biệt thự cao cấp sang trọng nằm ẩn mình dưới những tán rừng, những loài hoa khác nhau đang khoe sắc, tỏa hương ngào ngạt và đặc biệt du khách sẽ được thư giãn với dịch vụ Spa, Jacuzzi nước khoáng Phú Sen. Du khách có thể nghĩ dưỡng tại đây.
Từ khu du lịch Sao Việt du khách có thể đến bãi biển Long Thủy để thả mình vào làn nước trong xanh của biển cả. Quay về đất liền quý khách có thể khởi hành đi tham quan đầm Ô Loan một di tích thắng cảnh Quốc gia, và đến tham quan gành Đá Dĩa một kiệt tác mà thiên thiên đã ban tặng.
* Chương trình chi tiết
+ Sáng
6h00: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại thành phố tuy hòa
6h30: Dùng điểm tâm sáng
7h30: khởi hành đi khu du lịch Sao Việt, tại đây quý khách có thể thăm vườn thú, dạo một vòng bằng xe điện để tham quan toàn cảnh núi thơm.
8h30: Quý khách đến bãi xép và dùng ca nô để đến với hòn chùa để thưởng thức các món hải sản, đặc biệt là món mực Nang nổi tiếng
9h30: quý khách trở về và tắm tại bãi Xép
11h30: Quý khách dùng cơm trưa và nghỉ ngơi.
+ Chiều
14h30: Quý khách đến thăm quan đầm Ô Loan
15h30: Quý khách đến thăm quan An Thổ, gành Đá Dĩa
17h00: Xe và hướng dẫn viên trả khách tại thành phố Tuy Hòa. Kết thúc chuyến đi
Chương trình du lịch 3 gắn với tuyến 3
* Tuy Hòa – Vực Phun – đập Đồng Cam – hồ thủy điện Sông Hinh – khu sinh thái Sơn Nguyên – thành Hồ thời gian 01 ngày, phương tiện ô tô
* Mục đích của chương trình du lịch là tham quan, dã ngoại, tìm hiểu sinh thái rừng, tắm suối
* Tóm tắt chương trình
Tham gia chương trình du lịch này quý khách sẽ được đến và khám phá vùng núi non hùng vĩ đẹp như một bức tranh – đó là Vực Phun, và xung quanh Vực Phun là khu rừng nguyên sinh. Tại đây du khách có thể tắm suối, thử sức mình leo núi khám phá khu rừng nơi đây. Tiếp đến quý khách sẽ khởi hành đi tham quan công trình kỳ vĩ do con người tạo ra đó là công trình thủy nông Đồng Cam. Và tiếp tục hành trình du khách sẽ đến tham quan thủy điện Sông Hinh, đến đây du khách sẽ tham quan hệ thống đập ngăn nước đồ sộ và nhà máy phát điện, vừa đi thuyền trên lòng hồ để ngắm cảnh vừa thưởng thức các món cá đặc sản hoặc vào thăm các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở quanh khu vực hồ. chiều trên đường về thành phố, quý khách sẽ được thăm quan thác hòa nguyên tuyệt đẹp nằm trong khu du lịch sinh thái sơn nguyên, và điểm dừng chân cuối cùng là di tích khảo cổ thành hồ - đây là dấu vết còn lại của một thành quách người Chăm trên đất Phú Yên.
* Chương trình chi tiết
+ Sáng
6h30: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại thành phố Tuy Hòa
7h00: Dùng điểm tâm sáng
8h00: Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách thăm quan Vực Phun.
9h30: : Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách thăm quan đập Đồng Cam
10h30: Quý khách sẽ đến thăm quan hồ thủy điện sông hinh, thăm các buôn làng thiểu số ở đây.
11h30: Quý khách nghỉ ngơi và dùng cơm trưa
+ Chiều
14h30: Quý khách sẽ được đến thăm quan khu sinh thái Sơn Nguyên
15h30: Quý khách thăm quan thành hồ
16h30: Xe và hướng dẫn viên trả khách tại thành phố Tuy Hòa. Kết thúc chuyến đi
2.2.3. Hình thức khai thác tài nguyên du lịch
Hình thức khai thác “thô”
Cách thức khai thác “thô”, tức là chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tại các điểm tài nguyên du lịch. Ở Phú Yên hiện nay, hầu hết các tour tham quan du lịch trong tỉnh đều khai thác tài nguyên du lịch “thô” Du khách tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch rất khó khăn vì hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư xây dựng. Du khách đến những điểm tài nguyên này chỉ để ngắm, chiêm ngưỡng trong thời gian ngắn rồi về, vì ở những nơi này không có các dịch vụ ăn uống, lưu trú, hay giải trí nào. Điều này tạo ra cảm giác nhàm chán cho du khách, và địa phương cũng bị mất đi nguồn thu đáng kể từ hoạt động du lịch.
Có thể nhận thấy được điều này qua các chương trình du lịch nội tỉnh như: trong chương trình du lịch có tắm biển ở Long Thủy, du khách tắm biển xong thì vào nhà dân xung quanh để tắm lại nước ngọt mà chưa thấy một công ty hay doanh nghiệp nào đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm nước ngọt phục vụ du khách. Hay ngay cả gành Đá Dĩa – một hiện tượng độc đáo của thiên nhiên và đã được công nhận là danh thắng cấp Quốc gia chỉ cách quốc lộ 1A Khoảng 18 km. Nhưng để cho những loại xe 45 chỗ vào được đây là rất khó, vì đường rất hẹp, chất lượng mặt đường chưa tốt. Tại gành Đá Dĩa không có khu nào được xây dựng để phục vụ nhu cầu giải trí, vệ sinh cho du khách. Du khách đến đây phải đứng dưới ánh nắng chói chang của miền Trung, thì làm sao mà cảm nhận hết được vẻ đẹp của gành Đá Dĩa.
Tại danh thắng Quốc gia đầm Ô Loan, chưa có công ty nào đứng ra quản lý khai thác và bảo vệ đầm phục vụ cho mục đích du lịch. Cho nên nhiều đoàn khách tới đây tham quan và muốn được thưởng thức món sò huyết Ô Loan nổi tiếng, thế là những hàng quán mộc lên xung quanh, người dân khai thác sò huyết ở đầm Ô Loan một cách quá mức, cùng với chất thải sinh hoạt được thải xuống Đầm làm cho sò huyết và các sinh vật khác cạn kiện.
Trong chương trình du lịch đến để đón ánh bình minh tại hải đăng Mũi Điện, thì tuyến đường đến đây cũng khó khăn, xe loại 45 chỗ cũng không đến được. Muốn nghỉ qua đêm ở đây để ngày mai có thể kịp đón ánh bình minh đầu tiên trên dải đất liền Việt Nam thì không có cơ sở lưu trú nào, mà chỉ là những chỗ nghỉ do cán bộ làm nhiệm vụ canh giác ở đây sắp xếp và số lượng giường ngủ không nhiều từ 5 đến 10 người.
Các điểm tài nguyên du khác như: tháp Nhạn, thành Hồ, thành An Thổ thì ở những nơi này không có nhà trưng bày giới thiệu hiện vật, chưa có thuyết minh viên tại điểm để giới thiệu cho du khách, Cho nên du khách tới đây phần nhiều là các nhà nghiên cứu.
Hình thức khác thác có sự đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Hiện nay ở Phú Yên có một số điểm tài nguyên du lịch đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật như:
+ Khu du lịch sinh thái Sao Việt:
Resort Sao Việt nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 10 km về phía Bắc, tọa lạc tại đồi Thơm. Khu du lịch sinh thái Sao Việt (nơi mà người dân địa phương vẫn gọi với cái tên dân dã - Khu du lịch núi Thơm) có 83 phòng nghỉ sang trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thuc_trang_va_giai_phap_khai_thac_hieu_qua_tai_nguyen.doc