MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.
1.1 Những khái niệm cơ bản về đầu tư:
1.2 Vai trò của đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư trong nước:
1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về khuyến khích đầu tư trong nước:
1.3.1 Các biện pháp và chính sách huy động vốn đầu tư trong nước của một số nước trên thế giới.
1.3.2 Kinh nghiệm quốc tế về KKĐTTN:
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
2.1 Thời kỳ 1995 đến 1999:
2.1.1 Nội dung chính của Luật và các văn bản dưới luật về KKĐTTN trong thời kỳ này:
2.1.2 Đánh giá chung về thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước thời kỳ này:
2.1.2.1 Thời kỳ thực hiện Luật KKĐTTN và Nghị định 29/CP (từ 1-1-1995 đến 30-1-1998):
2.1.2.2 Thời kỳ thực hiện Nghị định 07/CP (từ 30-01-1998 đến 31-12-1998):
2.2. Thời kỳ 1999 đến nay:
2.2.1 Những thay đổi của Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1998/QH10 so với Luật KKĐTTN cũ:
2.2.2 Những kết quả đạt được từ khi có Luật KKĐTTN (sửa đổi):
2.2.3 Đánh giá về các biện pháp hỗ trợ đầu tư:
2.2.4 Những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi):
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.
3.1. Định hướng quan điểm KKĐTTN:
3.2. Sửa đổi và hoàn thiện khung pháp lý về KKĐTTN:
3.3. Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Luật và phối hợp thực hiện:
3.4. Khuyến khích mạnh đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh:
3.4.1 Nâng cao nhận thức và quan điểm đối xử với kinh tế dân doanh:
3.4.2 Tạo một môi trường bình đẳng giữa khu vực quốc doanh và khu vực dân doanh:
3.4.3 Nâng cao trình độ cho các chủ doanh nghiệp dân doanh:
3.5. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
3.6. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ đầu tư:
3.4.1 Công khai quy hoạch sử dụng đất và đơn giản hơn nữa thủ tục đất đai:
3.4.2 Cải tổ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia:
3.4.3 Các biện pháp hỗ trợ đầu tư khác:
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm kinh doanh hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2-3-1992 của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước ( kể cả các doanh nghiệp Nhà nước được đa dạng hoá sở hữu) hoặc các quỹ đầu tư tự chủ tài chính.
- Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp do người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt nam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
2.1.1.3 Các biện pháp hỗ trợ đầu tư:
- Giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN để cho thuê làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất , kinh doanh.
- Lập và khuyến khích các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay đầu tư trung hạn và dài hạn, Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các quỹ hỗ trợ đầu tư.
- Góp vốn thông qua các quỹ hỗ trợ đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở cùng có lợi.
- Quy định việc bảo lãnh tín dụng đầu tư của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty tài chính.
- Hỗ trợ việc tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư gồm:
a) Tư vấn quản lý kinh doanh.
b) Tư vấn pháp lý
c) Tổ chức dạy nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật.
d) Đào tạo và nâng cao kiến thức quản lý.
e) Cung cấp thông tin kinh tế.
- Phổ biến và chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được sử dụng với mức phí ưu đãi các công nghệ mới tạo ra từ vốn Ngân sách Nhà nước.
2.1.1.4. Ưu đãi đầu tư:
Luật KKĐTTN còn quy định các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, bao gồm:
- Đầu tư vào các lĩnh vực:
a) Trồng rừng, trồng cây trên đất chưa sử dụng, tận dụng, khai thác đất trống, đồi núi trọc vào mục đích kinh doanh; nuôi trồng thuỷ sản ở các vung nước chưa được khai thác; đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ, chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi đại gia súc tập trung.
b) Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ; phát triển vận tải công cộng đô thị ; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc ; nghiên cứu khoa học, công nghệ ;
c) Chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản ; các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ;
d) Sản xuất hàng xuất khẩu; thay thế nhập khẩu.
e) Các ngành công nghiệp cần ưu tiên trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội ; các ngành, nghề truyền thống ;
f) Đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Đầu tư ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác ;
- Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động.
- Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng công nghệ hiện đại, ít nhất có một trong các tiêu chuẩn quy định dưới đây:
a) Công nghệ tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế nhập khẩu.
b) Công nghệ áp dụng có khả năng tạo ra sự đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành khác;
c) Công nghệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước để làm ra sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng cao hơn sản phẩm với các sản phẩm đã có cùng loại.
d) Công nghệ sạch, công nghệ sử dụng các chất phế thải rắn, lỏng, khí.
- Đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là :
a) ở đô thị loại 1 và loại 2: 300 người.
b) ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác (được quy định tại danh mục B và C Nghị định 29/1995NĐ-CP): 50 người.
c) Các vùng khác: 200 người.
2.1.1.5 Các hình thức ưu đãi chủ yếu:
- Ưu đãi về thuế:
a) Thuế lợi tức: Chế độ miễn, giảm thuế lợi tức đối với các dự án thuộc diện ưu đãi:
- Mức tối đa: miễn 4 năm đầu tiên kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và giảm 50 % trong thời gian tối đa là 9 năm tiếp theo.
- Mức tối thiểu: miễn thuế lợi tức 2 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, giảm 50 % trong 3 năm tiếp theo.
- Lợi nhuận tái đầu tư được miễn thuế lợi tức cho phần lợi nhuận tăng thêm của năm tiếp theo do đầu tư mới mang lại.
b) Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân:
Chế độ miễn giảm thuế doanh thu:
- Mức tối đa: giảm 50 % trong thời gian tối đa là 4 năm đầu tiên, kể từ khi có doanh thu chịu thuế.
- Mức tối thiểu: giảm 50 % trong thời gian tối đa là một năm đầu kể từ khi có doanh thu chịu thuế.
Thuế thu nhập cá nhân được tính từ mức 2 triệu đồng Việt Nam.
c) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Mức thuế suất áp dụng theo Luật KKĐTTN đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước là: 5 %.
d) Thuế nhập khẩu: Các dự án đầu tư cần đặc biệt khuyến khích được Chính phủ cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phụ tùng mà chủ đầu tư trực tiếp hoặc uỷ thác nhập khẩu để xây dựng cơ sở sản xuất.
e) Thuế chuyển giao công nghệ: Luật KKĐTTN quy định: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.
- Ưu đãi về đất đai:
a) Các doanh nghiệp đầu tư theo Luật KKĐTTN được giao hoặc cho thuế đất, doanh nghiệp Nhà nước giao đất nếu sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng hoặc sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
b) Trong các trường hợp khác, doanh nghiệp phải thuê đất.
c) DNNN được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Ưu đãi về vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, bảo lãnh tín dụng và vay tín dụng xuất khẩu:
a) Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thực hiện chức năng hỗ trợ thông qua việc cho vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các dự án đầu tư thuộc danh mục B và danh mục C. Chủ đầu tư có thể dùng tài sản mua bằng vốn vay để thế chấp;
b) Bảo lãnh tín dụng đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc danh mục A, B, C.
c) Trợ cấp một phần lãi suất cho các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư và phát triển và các Ngân hàng quốc doanh đối với các dự án đầu tư vào các ngành nghề thuộc danh mục A. Mức trợ cấp bằng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh nơi chủ đầu tư vay với lãi suất cho vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tại thời điểm vay và chỉ được nhận trợ cấp sau khi chủ đầu tư đã hoàn trả vốn gốc của khoản vay của mình.
- Ưu đãi đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu:
a) Những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất.
b) Những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đăng ký hoạt động tại các vùng thuộc danh mục A, B, C, được giảm 50 % mức vốn lưu động tối thiểu quy định so với mức vốn lưu động chung.
c) Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản xuất nguyên liệu phục vụ trực tiếp làm hàng xuất khẩu thuộc diện ưu đãi theo danh mục A, B, C thì được Ngân hàng đầu tư và phát triển và Ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu.
Do còn có những hạn chế và kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nên ngày 15-1-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi). Nghị định này được soạn thảo trên cơ sở Nghị định 29/CP đồng thời mở rộng hơn các hình thức đầu tư, các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích và ưu đãi đầu tư, đã làm rõ hơn thủ tục xét cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước. Cụ thể như sau:
- Hình thức được khuyến khích mở rộng thêm đó là đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT).
- Một quy định mới trong NĐ này là cơ chế “một cửa”: Theo điều 44 NĐ 07/1998/NĐ-CP thì những dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề mới hoặc sản phẩm mới tại cùng một địa điểm; đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới tại địa điểm mới thì không phải xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp mà chỉ cần đăng ký bổ sung ngành nghề mới kinh doanh và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty.
- Nghị định 07 còn nới rộng chế độ ưu đãi đối với các dự án đầu tư sử dụng số lao động bình quân trong năm bằng việc giảm mức quy định lao động tối thiểu được sử dụng cho dự án. Theo nghị định này thì đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là:
ở ở đô thị loại 1 và loại 2: 100 người.
ở ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác (được quy định tại danh mục B và C Nghị định 07/1998/NĐ-CP) :20 người.
ở Các vùng khác: 50 người.
2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước thời kỳ này:
Trong thời kỳ này, Luật KKĐTTN đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Sau đây, tôi xin tổng hợp về những kết quả đã đạt được, làm rõ những mặt hạn chế trong việc KKĐTTN, nêu lên những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó. Trong thời kỳ này, có 2 mốc thời gian quan trọng là thời điểm ban hành Nghị định 29/CP và Nghị định 07/CP. Do đó, để có được sự đánh giá cụ thể về thực trạng hoạt động đầu tư trong nước, tôi sẽ tập trung phân tích theo 2 giai đoạn:
2.1.2.1. Thời kỳ thực hiện Luật KKĐTTN và Nghị định 29/CP (từ 1-1-1995 đến 30-1-1998):
Qua những tài liệu thu thập được, có thể thấy Luật KKĐTTN đã được đón nhận và hưởng ứng một cách tích cực. Tuy nhiên, tình hình triển khai thực hiện chậm và kết quả thấp xa so với mong đợi. Ngoài ra do mức độ quan tâm khác nhau nên việc triển khai thực hiện Luật KKĐTTN ở các tỉnh, thành phố rất không đồng đều.
Thật vậy, tính đến ngày 31-12-1997 cả nước đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho hơn 963 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 8.106 tỷ đồng. Trong đó: có 35 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp do Trung ương quản lý với tổng vốn đầu tư 1.299, 733 tỷ đồng, chiếm 3,6 % về số dự án và 16% về số vốn đầu tư của các dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; 928 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp do địa phương quản lý với tổng vốn đầu tư là 6.806 tỷ đồng, chiếm 96,4 % về số dự án và 84 % về số vốn đầu tư của các dự án được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong cả nước (Xem bảng 1).
Bảng 1: Cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tính đến 31-12-1997.
Loại hình Doanh nghiệp
Tổng số dự án
Tổng số vốn đầu tư (triệu đ)
Doanh nghiệp do TW quản lý
% của tổng số
35
3,6
1.299.733
16
Doanh nghiệp do ĐP quản lý
% của tổng số
928
96,4
6.806.736
84
Tổng số:
963
8.106.469
Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT.
Cùng với việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, các địa phương cũng đã cấp ưu đãi đầu tư theo Luật KKĐTTN cho 107 dự án của người Việt nam ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt nam đầu tư trực tiếp tại nước ta với tổng số vốn đầu tư 105,625 tỷ đồng. Trong đó, số dự án thành lập mới doanh nghiệp chiếm 83,17 %; mua cổ phần, góp vốn chiếm 18,6 %, góp phần đáng kể hạn chế dần tình trạng “đầu tư chui”, Nhà nước không kiểm soát được ở một số tỉnh, thành phố.
Trong giai đoạn này, các biện pháp khuyến khích đầu tư chỉ chủ yếu phục vụ cho thành phần kinh tế Nhà Nước. Đối với loại hình kinh tế dân doanh còn chưa có các chính sách ưu đãi nhất quán so với các loại hình kinh tế quốc doanh. Do vậy, khu vực kinh tế dân doanh chưa được khuyến khích và động viên đúng mức. Điều này được thể hiện qua tình hình thực tế cấp ưu đãi trong giai đoạn này. Cụ thể là, trong tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tính đến hết 31-12-1997, số doanh nghiệp quốc doanh được hưởng ưu đãi chiếm tới 61,2 % tổng số dự án và 83,7 % tổng số vốn đầu tư. Trong khi đó, số doanh nghiệp dân doanh được hưởng ưu đãi là 374 dự án, chiếm 38,8% tổng số dự án và 16,3 % tổng vốn đầu tư (xem bảng 2). Tuy nhiên, ở các tỉnh như Trà Vinh, Hà Tây, An Giang và nhiều tỉnh khác phía Nam, việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư lại chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế dân doanh.
Bảng 2: Số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phân theo thành phần kinh tế tính đến 31-12-1997.
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số dự án
Tống số vốn đầu tư (triệu đồng)
Doanh nghiệp quốc doanh
% của tổng số (%)
589
(61,2%)
6.781.284
(83,7%)
Doanh nghiệp dân doanh
% của tổng số (%)
374
(38,8%)
1.325.185
(16,3%)
Tổng số:
963
(100%)
8.106.469
(100%)
Nguồn: Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT.
Thực tế cho thấy có 3 lý do chính của việc các doanh nghiệp Nhà Nước được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư nhiều hơn các doanh nghiệp dân doanh:
Một là, doanh nghiệp Nhà Nước có điều kiện tiếp cận các thông tin về Luật KKĐTTN tốt hơn các doanh nghiệp dân doanh.
Hai là, việc chuẩn bị các dự án đầu tư, các hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cũng như việc hiểu biết các quan hệ hành chính, các cơ quan hành chính đối với các doanh nghiệp dân doanh yếu hơn các doanh nghiệp Nhà Nước.
Ba là, trong một chừng mực nhất định, thói quen truyền thống dành phần ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà Nước được thể hiện ít nhiều trong cách làm của các cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Ngoài ra, còn một lý do không kém phần quan trọng nữa là các doanh nghiệp dân doanh chưa khẳng định dược vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế, thậm chí còn nhiều hiện tượng kinh doanh chụp giật, lừa đảo. Điều này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của cán bộ thực hiện công tác ưu đãi đầu tư.
Nếu xét về cơ cấu ưu đãi đầu tư mới và đầu tư mở rộng, ta thấy các dự án đầu tư mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chẳng hạn trong khu vực doanh nghiệp TW quản lý chỉ có 2 dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi (chiếm 5,7% trong tổng dự án do TW quản lý được ưu đãi đầu tư), còn số dự án đầu tư mới do địa phương quản lý tuy có tỷ trọng thấp hơn so với các dự án đầu tư mở rộng nhưng khoảng cách giữa chúng không đáng kể (chiếm 45,2% của tổng số dự án đầu tư được ưu đãi ở địa phương) (Bảng 3).
Bảng 3: Cơ cấu dự án ưu đãi và tỷ trọng vốn giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Số dự án
Tổng số vốn đầu tư
Cơ cấu dự án đầu tư
Tỷ trọng vốn đầu tư
DN do TW quản lý
- Đầu tư mới
- Đầu tư mở rộng
35
2
33
1.299.733
38.329
1.261.404
100
5,7%
94,3%
100
2,9%
97,1%
DN do ĐP quản lý
- Đầu tư mới
- Đầu tư mở rộng
928
433
495
6.806.735
4.483.219
2.323.516
100
42,5%
54,8%
100
55,8%
44,2%
Nguồn: Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT
Đầu tư mở rộng chiếm tỷ trọng lớn như đã nêu là đáng phấn khởi vì theo Nghị định 29/CP thì đầu tư mở rộng chính là đầu tư chiều sâu, đầu tư cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, hợp lý hoá quản lý, làm tăng quy mô và chất lượng của hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều dự án đầu tư mới bị coi là dự án đầu tư mở rộng nếu dự án đó không gắn với việc thành lập doanh nghiệp (kể cả khi đó là dự án đầu tư mới hoàn toàn cả về công nghệ, mặt hàng, thị trường, địa điểm).
Trong giai đoạn này, việc Luật KKĐTTN triển khai chậm và không đáp ứng được sự mong đợi có nhiều nguyên nhân, song nổi bật:
Một là, các nội dung hỗ trợ đầu tư chưa được triển khai hoặc chưa đủ sức hấp dẫn. Bảy biện pháp về hỗ trợ đầu tư qui định trong Luật KKĐTTN chưa được triển khai triệt để. Các biện pháp về giao đất và cho thuê đất tuy đã được pháp luật quy định cụ thể song trên thực tế, việc giao và cho thuế đất của các tổ chức trong nước vẫn còn rất phiền hà, qua nhiều thủ tục, đầu mối, chính sách cho thuê đất đối với chủ đầu tư là người Việt nam ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt nam theo Luật KKĐTTN chưa rõ. Các biện pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê cũng không có sức hút mạnh đối với nhà đầu tư vào khu công nghiệp – do giá thuê đất và chi phí trả cho việc sử dụng hạ tầng ở khu công nghiệp còn cao. Việc khuyến khích đầu tư thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia không đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong nước. Điều này là do số vốn ban đầu của Quỹ quá ít ỏi, công thêm mức lãi suất cho vay chưa thật khuyến khích. Các biện pháp khác như: góp vốn vào cơ sở sản xuất, kinh doanh và bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư và phổ biến chuyển giao công nghệ … chưa có chính sách và cơ chế thực hiện cụ thể.
Hai là, mức độ khuyến khích và ưu đãi trong nước chưa được ngang bằng với đầu tư nước ngoài, đặc biệt về ưu đãi thuế. Do đó, những doanh nghiệp trong nước cùng ngành hàng bị thua thiệt nhiều hơn so với doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Ba là, còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp quốc doanh. Do đó, khu vực kinh tế dân doanh chưa được khuyến khích và động viên đúng mức, chưa được hỗ trợ một cách thiết thực và có hiệu quả.
Bốn là, về thủ tục hành chính, tuy Luật KKĐTTN đã cố gắng thể hiện tinh thần “một dấu, một cửa” cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, do một số luật liên quan khác chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời nên thủ tục phiền hà đến nay vẫn chưa khắc phục. Tình trạng mỗi Bộ, ngành, mỗi địa phương ban hành quy chế riêng cho mình vẫn còn phổ biến, gây không ít những khó khăn.
2.1.2.2 Thời kỳ thực hiện Nghị định 07/CP (từ 30-01-1998 đến 31-12-1998):
Do có những hạn chế và kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra như đã trình bày ở trên, nên ngày 15-01-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/1998/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 29/CP.
Với những quy định mới của Nghị định O7, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn về các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà Nước, tạo thêm động lực mới cho hoạt động đầu tư . Do đó, kết quả thực hiện Luật KKĐTTN thời kỳ này đã tăng lên đáng kể (Bảng 4).
Bảng 4: Cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư năm 1998.
Loại hình Doanh nghiệp
Tổng số dự án
Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng)
Doanh nghiệp do TW quản lý
- % của tổng số (%)
- So với thời kỳ 95-97 (lần)
124
6,87
10,63
4.424
12,72
10,21
Doanh nghiệp do ĐP quản lý
- % của tổng số (%)
- So với thời kỳ 95-97 (lần)
1.680
93,13
5,43
30.333
87,28
13,37
Tổng số:
1804
34.757
Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT.
Trong năm 1998, ở TW, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp 124 dự án, tăng 10,63 lần so với thời kỳ 95-97 (số dự án cấp bình quân năm thời kỳ 95-97 là 12), với số vốn đăng ký là 4.424 tỷ đồng, tăng 10,21 lần so với thời kỳ 95-97 (số vốn đăng ký bình quân năm thời kỳ 95-97 là 433.244 triệu đồng). Còn ở các địa phương, tính toán tương tự, ta có số liệu như ở bảng trên.
Nói chung, nghị định sửa đổi lần này đã tạo ra một không khí mới, tích cực hơn cho hoạt động đầu tư trong nước. Lý giải cho điều này người ta cho rằng có 2 nguyên nhân cơ bản:
Một là, thông tin về Luật đã được phổ cập hơn trước, việc tổ chức hướng dẫn của các bộ, tỉnh, thành phố tốt hơn và tích cực hơn;
Hai là, nội dung các loại ưu đãi của Nghị định 07 hấp dẫn hơn so với Nghị định 29/CP, nhất là việc mở rộng số dự án được hưởng ưu đãi theo hình thức đầu tư mới.
Tuy vậy, Nghị định 07 vẫn không giải quyết được những tồn tại trước đó về khuyến khích đầu tư như vẫn khuyến khích thành phần quốc doanh hơn dân doanh, đầu tư mới vẫn được khuyến khích hơn đầu tư mở rộng…
Có thể nói, so với thời kỳ thực hiện Nghị định 29/CP, thì thời kỳ này là một bước ngoặt nhưng để Luật KKĐTTN thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng đầy đủ và hiệu quả hơn thì cần phải tháo gỡ những vướng mắc và các hạn chế ngay trong bản thân Luật KKĐTTN.
2.2. Thời kỳ 1999 đến nay:
2.2.1 Những thay đổi của Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1998/QH10 so với Luật KKĐTTN cũ:
Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, ngày 20-05-1998 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 10 đã thông qua Luật KKĐTTN (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-1-1999, với tinh thần chỉ sửa đổi một số điều, không sửa cơ bản toàn bộ Luật KKĐTTN. Nội dung sửa đổi lần này là đưa thêm nhiều khích thích mới nhằm đẩy nhanh việc thu hút vốn đầu tư trong nước, ngoài nước. Cụ thể, Luật sửa đổi lần này có những nội dung mới như sau:
2.2.1.1. Về chủ thể bỏ vốn đầu tư:
Luật sửa đổi đã cho phép người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư bằng hình thức góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc thành lập doanh nghiệp mới với tỷ lệ dưới 30 % vốn điều lệ doanh nghiệp. Quy định này một mặt khắc phục hạn chế về chủ thể của Luật Đầu tư nước ngoài, mở ra khả năng mới trong việc hút vốn bên ngoài. Điều này trước đây Luật cũ chưa đề cập đến.
2.2.1.2. Về đảm bảo và hỗ trợ đầu tư:
Luật sửa đổi đã tăng cường cam kết trong đảm bảo đầu tư. Đó là: Nhà Nước cam kết: tài sản, vốn đầu tư hợp pháp của Nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nhà Nước trưng dụng hoặc trưng mua tài sản của Nhà đầu tư sẽ giải quyết thoả đáng quyền lợi của nhà đầu tư.
2.2.1.3 Về hình thức đầu tư và hình thức góp vốn đầu tư:
Luật sửa đổi đã đưa thêm hình thức được hưởng ưu đãi đầu tư là: BOT, BTO, BT.
Các hình thức góp vốn mới cũng được chấp nhận trong Luật là: góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ; Bí quyết ký thuật; Quy trình công nghệ; Các tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư.
2.2.1.4 Về ưu đãi đầu tư:
Luật sửa đổi được thiết kế các ưu đãi đầu tư theo các nội dung:
a) Các ưu đãi chung cho dự án;
b) Các ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư;
c) Các ưu đãi theo địa bàn và hình thức đầu tư;
Các ưu đãi tập trung chủ yếu là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các loại hình đầu tư mới; đầu tư mở rộng (Luật đã thu hẹp chênh lệch giữa ưu đãi cho đầu tư mới và đầu tư mở rộng); chuyển lợi nhuận; thu nhập bổ sung; góp vốn; hoạt động XNK … Các ưu đãi này có sự phân biệt khác nhau về lượng nếu đầu tư theo các vùng và các hình thức đầu tư khác nhau.
2.2.1.5 So sánh các nội dung khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (trong Luật đầu tư nước ngoài) đã thể hiện sự xích lại gần nhau.Cụ thể:
- Về chủ thể: giảm bớt sự phân biệt chủ thể là người nào trong tham gia đầu tư.
- Về các hình thức đầu tư gần tương đương (cùng khuyến khích với các loại hình thức đầu tư như BOT, BOT, BT …)
- Về các ưu đãi tuy còn sự khác biệt nhất định về lượng trong các ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực, theo địa bàn, theo thời gian đối với từng dự án. Song mức độ chênh lệch nhau không xa. Một số nội dung đã xích lại gần nhau. Ví dụ : đầu tư tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn giảm tiền thuê hoặc thuế sử dụng đất trong thời gian thực hiện dự án. Miễn thuế với máy móc thiết bị, phương tiện v.v… để tạo tài sản cố định thực hiện đầu tư mới v.v…
Như vậy, Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy nội lực để phát triển kinh tế, về sự bình đẳng giữa khuyến khích đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, tạo một động lực mới thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự nghiệp CNH-HĐH.
2.2.2 Những kết quả đạt được từ khi có Luật KKĐTTN (sửa đổi):
Nhìn chung, Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho hoạt động đầu tư trong nước. Số dự án được cấp ưu đãi đầu tư đã tăng một cách đáng kể. Tính từ thời điểm bắt đầu thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi) – ngày 1-1-1999 đến 31-12-2001, theo con số thống kê chưa đầy đủ, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 4882 dự án với tổng số vốn đầu tư là 81.757 tỷ đồng. Trong đó, số chứng nhận ưu đãi cấp cho các doanh nghiệp TW quản lý là 859 chiếm 17,6% tổng số dự án (tăng 2 lần so với năm 1998; 24,5 lần so với thời kỳ 95-97) với số vốn đầu tư 32802,5 tỷ đồng chiếm 40,12% về tổng số vốn đầu tư (tăng 2,47 lần so với năm 1998; 25,24 lần so với thời kỳ 95-97); số chứng nhận ưu đãi cấp cho doanh nghiệp địa phương quản lý là 4032 chiếm 82,4% (giảm 0,8 lần so với năm 1998; tăng 4,34 lần so với thời kỳ 95-97) với số vốn đầu tư trên 48954,5 tỷ đồng chiếm 59,88% (giảm 0,537 lần so với năm 1998; tăng 7,19 lần so với thời kỳ 95-97). Trong thời kỳ này: tốc độ tăng của số dự án luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của số vốn đầu tư trong các thời kỳ trước (trừ năm 1998 ở các doanh nghiệp địa phương). Điều này chứng tỏ rằng: số vốn bình quân trên một dự án cả ở TW lẫn địa phương đầu tăng, thể hiện sự tăng qui mô vốn đầu tư trên một dự án. (Bảng 5).
Bảng 5: Tình hình cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư từ 01/1/1999 đến 31/12/2001
Loại hình Doanh nghiệp
Tổng số dự án
Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng)
Doanh nghiệp do TW quản lý
- % của tổng số (%)
- So với năm 1998 (lần)
- So với thời kỳ 95-97 (lần)
859
17,6%
2
24,5
32802,5
40,12%
2,47
25,24
Doanh nghiệp do ĐP quản lý
- % của tổng số (%)
- So với năm 1998 (lần)
- So với thời kỳ 95-97 (lần)
4.023
82,4%
0,8
4,34
48954,5
59,88%
0,537
7,19
Tổng số:
4.882
81.757
Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT.
Bảng 6:Cấp ưu đãi đầu tư qua các năm 1998, 1999, 2000, 2001.
Doanh nghiệp do TƯ quản lý
Doanh nghiệp do ĐP quản lý
Tổng
Năm 1998
Số dự án
124
1.680
1.804
Số vốn đầu tư (tỷ đ)
4.424
30.333
34.757
Năm 1999
Số dự án
179
637
816
Số vốn đầu tư (tỷ đ)
7.600
9.541
17.141
Năm 2000
Số dự án
237
1.404
1.641
Số vốn đầu tư (tỷ đ)
10.615
15.278
25.893
Năm 2001
Số dự án
443
1982
2.4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62048.doc