Đề tài Thực trạng và giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.

1.1 Những khái niệm cơ bản về đầu tư:

 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư, vốn đầu tư : 6

 1.1.2 Phân loại đầu tư, vốn đầu tư: 8

1.2 Vai trò của đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư trong nước:

 1.2.1 Vai trò của đầu tư trong nước: 11

 1.2.2 Vai trò của khuyến khích đầu tư trong nước: 14

1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về khuyến khích đầu tư trong nước:

1.3.1 Các biện pháp và chính sách huy động vốn đầu tư trong nước của một số nước trên thế giới. 15

 1.3.2 Kinh nghiệm quốc tế về KKĐTTN: 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy có tỷ trọng thấp hơn so với các dự án đầu tư mở rộng nhưng khoảng cách giữa chúng không đáng kể (chiếm 45,2% của tổng số dự án đầu tư được ưu đãi ở địa phương) (Bảng 4). Bảng 4: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo hình thức đầu tư tính đến 31-12-1997 . Hình thức đầu tư Số dự án Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ trọng dự án đầu tư (%) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) DN do TW quản lý - Đầu tư mới - Đầu tư mở rộng 35 2 33 1.299,7 38,3 1.261,4 100 5,7 94,3 100 2,9 97,1 DN do ĐP quản lý - Đầu tư mới - Đầu tư mở rộng 928 433 495 6.806,7 4.483,2 2.323,5 100 42,5% 54,8% 100 55,8% 44,2% Nguồn: Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT Đầu tư mở rộng chiếm tỷ trọng lớn như đã nêu là đáng phấn khởi vì theo Nghị định 29/CP thì đầu tư mở rộng bao gồm đầu tư chiều sâu (đầu tư cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, hợp lý hoá quản lý) và đầu tư chiều rộng (đầu tư làm tăng quy mô sản xuất). Do đó, đầu tư mở rộng làm tăng số lượng và chất lượng của hàng hoá, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều dự án đầu tư mới bị coi là dự án đầu tư mở rộng nếu dự án đó không gắn với việc thành lập doanh nghiệp (kể cả khi đó là dự án đầu tư mới hoàn toàn cả về công nghệ, mặt hàng, thị trường, địa điểm). Việc này đã dẫn đến kết quả là nhiều dự án không được hưởng ưu đãi theo hình thức đầu tư mới và làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các số liệu thống kê. Trong giai đoạn này, việc Luật KKĐTTN triển khai chậm và không đáp ứng được sự mong đợi có nhiều nguyên nhân, song nổi bật: Một là, các nội dung hỗ trợ đầu tư chưa được triển khai hoặc chưa đủ sức hấp dẫn. Bảy biện pháp về hỗ trợ đầu tư qui định trong Luật KKĐTTN chưa được triển khai triệt để. Các biện pháp về giao đất và cho thuê đất tuy đã được pháp luật quy định cụ thể song trên thực tế, việc giao và cho thuế đất của các tổ chức trong nước vẫn còn rất phiền hà, qua nhiều thủ tục, đầu mối, chính sách cho thuê đất đối với chủ đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam theo Luật KKĐTTN chưa rõ. Các biện pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê cũng không có sức hút mạnh đối với nhà đầu tư vào khu công nghiệp – do giá thuê đất và chi phí trả cho việc sử dụng hạ tầng ở khu công nghiệp còn cao. Việc khuyến khích đầu tư thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia không đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong nước. Điều này là do số vốn ban đầu của Quỹ quá ít ỏi, công thêm mức lãi suất cho vay chưa thật khuyến khích. Các biện pháp khác như: góp vốn vào cơ sở sản xuất, kinh doanh và bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư và phổ biến chuyển giao công nghệ v.v. chưa có chính sách và cơ chế thực hiện cụ thể. Hai là, mức độ khuyến khích và ưu đãi trong nước chưa được ngang bằng với đầu tư nước ngoài, đặc biệt về ưu đãi thuế. Do đó, những doanh nghiệp trong nước cùng ngành hàng bị thua thiệt nhiều hơn so với doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Ba là, còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp quốc doanh. Do đó, khu vực kinh tế dân doanh chưa được khuyến khích và động viên đúng mức, chưa được hỗ trợ một cách thiết thực và có hiệu quả. Bốn là, về thủ tục hành chính, tuy Luật KKĐTTN đã cố gắng thể hiện tinh thần “một dấu, một cửa” cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, do một số luật liên quan khác chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời nên thủ tục phiền hà đến nay vẫn chưa khắc phục. Tình trạng mỗi Bộ, ngành, mỗi địa phương ban hành quy chế riêng cho mình vẫn còn phổ biến, gây không ít những khó khăn. 2.1.3.2 Thời kỳ thực hiện Nghị định 07/CP (từ 30-01-1998 đến 31-12-1998): Do có những hạn chế và kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra như đã trình bày ở trên, nên ngày 15-01-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/1998/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 29/CP. Với những quy định mới của Nghị định O7, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn về các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà Nước, tạo thêm động lực mới cho hoạt động đầu tư . Do đó, kết quả thực hiện Luật KKĐTTN thời kỳ này đã tăng lên đáng kể (Bảng 5). Bảng 5: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo cấp quản lý năm 1998 so với thời kỳ 95-97. Loại hình Doanh nghiệp Đơn vị Tổng số dự án Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) Doanh nghiệp do TW quản lý - % của tổng số - So với bình quân năm thời kỳ 95-97 % lần 124 6,87 10,63 4.424 12,72 10,21 Doanh nghiệp do ĐP quản lý - % của tổng số - So với bình quân năm thời kỳ 95-97 % lần 1.680 93,13 5,43 30.333 87,28 13,37 Tổng số: % 1804 100 34.757 100 Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Trong năm 1998, ở TW, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp 124 dự án, tăng 10,63 lần so với thời kỳ 95-97 (số dự án cấp bình quân năm thời kỳ 95-97 là 12), với số vốn đăng ký là 4.424 tỷ đồng, tăng 10,21 lần so với thời kỳ 95-97 (số vốn đăng ký bình quân năm thời kỳ 95-97 là 433.244 triệu đồng). Còn ở các địa phương, tính toán tương tự, ta có số liệu như ở bảng trên. Nói chung, nghị định sửa đổi lần này đã tạo ra một không khí mới, tích cực hơn cho hoạt động đầu tư trong nước. Lý giải cho điều này người ta cho rằng có 2 nguyên nhân cơ bản: Một là, thông tin về Luật đã được phổ cập hơn trước, việc tổ chức hướng dẫn của các bộ, tỉnh, thành phố tốt hơn và tích cực hơn; Hai là, nội dung các loại ưu đãi của Nghị định 07 hấp dẫn hơn so với Nghị định 29/CP, nhất là việc mở rộng số dự án được hưởng ưu đãi theo hình thức đầu tư mới. Tuy vậy, Nghị định 07 vẫn không giải quyết được những tồn tại trước đó về khuyến khích đầu tư như vẫn khuyến khích thành phần quốc doanh hơn dân doanh, đầu tư mới vẫn được khuyến khích hơn đầu tư mở rộng (được qui định tại điều 10 của Luật KKĐTTN ban hành ngày 22-6-1994) v.v. Có thể nói, so với thời kỳ thực hiện Nghị định 29/CP, thì thời kỳ này là một bước ngoặt nhưng để Luật KKĐTTN thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng đầy đủ và hiệu quả hơn thì cần phải tháo gỡ những vướng mắc và các hạn chế ngay trong bản thân Luật KKĐTTN. 2.2. Thời kỳ 1999 đến nay: 2.2.1 Những thay đổi của Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1998/QH10 so với Luật KKĐTTN cũ: Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, ngày 20-05-1998 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 10 đã thông qua Luật KKĐTTN (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-1-1999, với tinh thần chỉ sửa đổi một số điều, không sửa cơ bản toàn bộ Luật KKĐTTN. Nội dung sửa đổi lần này là đưa thêm nhiều khích thích mới nhằm đẩy nhanh việc thu hút vốn đầu tư trong nước, ngoài nước. Cụ thể, Luật sửa đổi lần này có những nội dung mới như sau: 2.2.1.1. Về chủ thể bỏ vốn đầu tư: Luật sửa đổi đã cho phép người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư bằng hình thức góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc thành lập doanh nghiệp mới với tỷ lệ dưới 30 % vốn điều lệ doanh nghiệp (điều 4 và khoản 2 điều 5 quy định tại Luật KKĐTTN sửa đổi). Điều 4 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức: hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc dưới các hình thức BOT, BT, BTO. Quy định này không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp vào Việt Nam bằng cách mua cổ phần. Như vậy, Luật sửa đổi lần này một mặt khắc phục phần nào hạn chế về chủ thể của Luật Đầu tư nước ngoài, mặt khác mở ra khả năng mới trong việc hút vốn bên ngoài. Điều này trước đây Luật cũ chưa đề cập đến. 2.2.1.2. Về đảm bảo và hỗ trợ đầu tư: Luật sửa đổi đã tăng cường cam kết trong đảm bảo đầu tư. Đó là: Nhà Nước cam kết: tài sản, vốn đầu tư hợp pháp của Nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nhà Nước trưng dụng hoặc trưng mua tài sản của Nhà đầu tư sẽ giải quyết thoả đáng quyền lợi của nhà đầu tư (Điều 6). 2.2.1.3 Về hình thức đầu tư và hình thức góp vốn đầu tư: Luật sửa đổi đã đưa thêm hình thức được hưởng ưu đãi đầu tư là: BOT, BTO, BT. Các hình thức góp vốn mới cũng được chấp nhận trong Luật là: góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ; Bí quyết ký thuật; Quy trình công nghệ; Các tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư. 2.2.1.4 Về ưu đãi đầu tư: Luật sửa đổi quy định rõ các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực (Điều 15), theo địa bàn (Điều 16). Các ưu đãi tập trung chủ yếu vào miễn giảm tiền thuê đất (đối với trường hợp thuê đất), miễn giảm tiền sử dụng đất (đối với trường hợp được giao đất); miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế nhập khẩu; qui định rõ thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các ưu đãi này có sự phân biệt khác nhau về lượng nếu đầu tư theo các vùng và các hình thức đầu tư khác nhau. Ngoài ra các nhà đầu tư còn được xem xét vay vốn từ Quỹ đầu tư quốc gia. Theo Luật (sửa đổi) đối tượng được hưởng ưu đãi là các dự án chứ không phải hình thức đầu tư (trừ điều 21 quy định: nhà đầu tư có dự án thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi được miễn giảm thuế theo điểm 1 khoản b điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.) Do đó đã thu hẹp một cách đáng kể sự chênh lệch giữa ưu đãi cho hình thức đầu tư mới và đầu tư mở rộng. Như vậy, Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy nội lực để phát triển kinh tế, về sự bình đẳng giữa khuyến khích đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, tạo một động lực mới thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự nghiệp CNH-HĐH. Kèm theo Luật KKĐTTN (sửa đổi), Nhà Nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (Phụ lục 2: các văn bản pháp qui liên quan đến luật KKĐTTN (sửa đổi)). 2.2.2 Những kết quả đạt được từ khi có Luật KKĐTTN (sửa đổi): Nhìn chung, Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho hoạt động đầu tư trong nước. Số dự án được cấp ưu đãi đầu tư đã tăng một cách đáng kể. Tính từ thời điểm bắt đầu thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi) – ngày 1-1-1999 đến 31-12-2001, theo con số thống kê chưa đầy đủ, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 4.882 dự án với tổng số vốn đầu tư là 81.757 tỷ đồng. Trong đó, số chứng nhận ưu đãi cấp cho các doanh nghiệp TW quản lý là 859 (chiếm 17,6% tổng số dự án) với số vốn đầu tư 32802,5 tỷ đồng (chiếm 40,12% về tổng số vốn đầu tư). Số còn lại được cấp cho doanh nghiệp địa phương quản lý (Bảng 6). Số vốn đầu tư bình quân trên một dự án mà Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp ưu đãi là 38,19 tỷ Số vốn đầu tư bình quân trên 1 dự án Bộ KH&ĐT cấp: (tỷ/dự án). , cao gần gấp 3 lần so với số liệu tương tự của dự án do các địa phương cấp (12 tỷ/dự án)2 Số vốn đầu tư bình quân trên 1 dự án do địa phương cấp: (tỷ/dự án). . Bảng 6: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo cấp quản lý từ 01/1/1999 đến 31/12/2001. Loại hình Doanh nghiệp Đơn vị Tổng số dự án Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) Doanh nghiệp do TW quản lý - % của tổng số - Bình quân năm của thời kỳ 99-01 - So với năm 98 - So với bình quân năm thời kỳ 95-97 % lần lần 859 17,6% 286 2 24,5 32.802,5 40,12% 10.934,2 2,47 25,24 Doanh nghiệp do ĐP quản lý - % của tổng số - Bình quân năm của thời kỳ 99-01 - So với năm 1998 - So với bình quân năm thời kỳ 95-97 % lần lần 4.023 82,4% 1.341 0,8 4,34 48.954,5 59,88% 16.318,2 0,537 7,19 Tổng số: 4.882 81.757 Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Từ bảng 6 ta thấy ở TƯ, số dự án và số vốn đầu tư được hưởng ưu đãi tăng hơn 2 lần so với năm 1998 và đặc biệt tăng gần 25 lần so với thời kỳ 95-97. Trong khi đó, số dự án và số vốn đầu tư được hưởng ưu đãi đều giảm so với năm 1998, còn với thời kỳ 95-97 thì có tăng nhưng kém xa so với khu vực do TW quản lý. Để làm rõ hơn về điều này ta sẽ xem xét tình hình cấp ưu đãi đầu tư qua các năm 1998, 1999, 2000, 2001. Bảng 7: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo cấp quản lý qua các năm 1998, 1999, 2000, 2001. Năm Doanh nghiệp do trung ương quản lý Doanh nghiệp do địa phương quản lý Tổng 1998 Số dự án 124 1.680 1.804 Số vốn đầu tư (tỷ đ) 4.424 30.333 34.757 Số vốn đầu tư /dự án (tỷ đ) 35,67 18,05 19,27 1999 Số dự án 179 637 816 Số vốn đầu tư (tỷ đ) 7.600 9.541 17.141 Số vốn đầu tư /dự án (tỷ đ) 42,46 14,98 21 2000 Số dự án 237 1.404 1.641 Số vốn đầu tư (tỷ đ) 10.615 15.278 25.893 Số vốn đầu tư /dự án (tỷ đ) 44,79 10,88 15,78 2001 Số dự án 443 1982 2.425 Số vốn đầu tư (tỷ đ) 14.587,5 24.135,5 38.723 Số vốn đầu tư /dự án (tỷ đ) 32,93 12,18 15,97 Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Từ Bảng 7, ta thấy có sự sụt giảm đầu tư ở một số địa phương trong năm 1999 dẫn đến tổng số dự án và số vốn đầu tư đều giảm so với năm 1998. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sụt giảm này là do việc ban hành chậm Nghị định 51 hướng dẫn thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi) (8/7/1999) (nghĩa là sau 7 tháng kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành). Năm 2000, tổng số dự án và tổng số vốn tăng so với năm 1999 nhưng vẫn thấp hơn năm 1998. Chỉ đến năm 2001, theo số liệu chưa chính thức, thì tổng số dự án mới vượt năm 1998, tuy nhiên số vốn đầu tư vẫn thấp hơn so với năm 1998. Trong khi đó, số dự án được cấp ưu đãi và số vốn của khối doanh nghiệp do TW quản lý vẫn tăng đều qua các năm. Như vậy, tuy số dự án và số vốn được cấp ưu đãi đầu tư ở khối doanh nghiệp do địa phương quản lý có sụt giảm nhưng xu hướng chung là tăng dần qua các năm (đồ thị 7.1 và đồ thị 7.2). Điều này chứng tỏ Luật KKĐTTN (sửa đổi) đang dần nhận được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp. Một hệ quả của việc giảm số dự án và số vốn đầu tư tại các địa phương là sự sụt giảm của qui mô vốn đầu tư trên một dự án (năm thấp nhất là năm 2000: 10,88 tỷ đồng/dự án, năm cao nhất là năm 1998:18,05 tỷ đồng / dự án. Tuy nhiên, tình hình lại ngược lại ở khu vực doanh nghiệp do TW quản lý. Số vốn đầu tư trên 1 dự án tăng đều qua các năm, đạt cao nhất vào năm 2000 (44,79 tỷ đồng/dự án) (đồ thị 7.3). Điều này thể hiện tâm lý chờ đợi, đầu tư cầm chừng và sự thiếu thông tin của các nhà đầu tư dân doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà Nước ở TW với những lợi thế về thông tin đã hưởng ứng luật mạnh mẽ nhất. Thời kỳ này, cùng với sự gia tăng đầu tư, các dự án được cấp ưu đãi đã góp phần tạo việc làm cho 182.712 lao động bình quân năm trong cả nước. Đây là kết quả đáng phấn khởi, nhất là trong điều kiện thiếu việc làm như ở nước ta hiện nay. Số liệu cụ thể qua các năm được trình bày ở Bảng 8. Bảng 8: Tình hình thu hút lao động của các dự án được cấp ưu đãi đầu tư theo thành phần kinh tế từ năm 1999 đến năm 2001. Năm Khu vực quốc doanh Khu vực dân doanh Tổng 1999 Số dự án 641 175 816 Số lao động (người) 40.590 43.800 84.390 Số lao động/dự án 63 250 103 2000 Số dự án 528 1.113 1.641 Số lao động (người) 19.098 157.766 176.864 Số lao động/dự án 36 142 108 2001 Số dự án 808 1.617 2.425 Số lao động (người) 88.142 198.741 286.883 Số lao động/dự án 109 123 118 Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Qua bảng 8, có thể thấy rằng, bình quân số lao động thu hút được từ các dự án được hưởng ưu đãi của khu vực dân doanh qua các năm đều cao hơn khu vực quốc doanh. Ngay cả năm 1999, số dự án được cấp ưu đãi của khu vực dân doanh thấp nhất (175 dự án), số lao động được giải quyết việc làm của một dự án cũng rất cao (250 người). Từ sự phân tích trên có thể rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, khu vực kinh tế dân doanh đã tạo ra nhiều việc làm hơn khu vực kinh tế nhà nước, trong khi đó vốn đầu tư tạo ra một chỗ làm lại thấp hơn. Điều này là do các doanh nghiệp dân doanh sử dụng lao động thủ công là chính, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới tại các doanh nghiệp dân doanh chưa được coi trọng hoặc không đủ vốn để thực hiện. Thứ hai, đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn vào việc đổi mới công nghệ , hợp lý hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh v.v. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp quốc doanh tạo ra ít việc làm hơn so với các doanh nghiệp dân doanh trong khi số vốn đầu tư lại cao hơn. Trên đây là số liệu tổng hợp về tình hình thực hiện Luật KKĐTTN thời kỳ này. Tuy nhiên, để có một hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về tình hình khuyến khích đầu tư trên phạm vi cả nước, tôi sẽ đi sâu phân tích một số khía cạnh liên quan đến cơ cấu đầu tư. Thứ nhất, về cơ cấu giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng. Bảng 9: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo hình thức đầu tư thời kỳ 1999-2001. Hình thức đầu tư Số dự án Số vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) Đầu tư mới 2.347 43.795,17 48,07 53.57 Đầu tư mở rộng 2.535 37.961,83 51,93 46,43 Tổng: 4.882 81.757 100% 100% Nguồn: Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT Từ Bảng trên ta thấy rằng: tỷ trọng của dự án đầu tư mở rộng cao hơn dự đầu tư mới, trong khi đó tỷ trọng số vốn đầu tư của dự án đầu tư mở rộng lại thấp hơn dự án đầu tư mới. Tuy nhiên khoảng cách này là không đáng kể. Có được kết quả này là do Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã quy định đối tượng được hưởng ưu đãi của Luật là các dự án, phân theo lĩnh vực và địa bàn khác nhau. Điều này đã hạn chế sự phân biệt trong cấp ưu đãi đầu tư giữa hai hình thức đầu tư mới và đầu tư mở rộng. Để có được kết quả cụ thể hơn, tôi sẽ phân tích tình hình cấp ưu đãi đầu tư theo 2 hình thức này qua các năm (Bảng10). Bảng 10: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo hình thức đầu tư từ năm 1998 đến năm 2001. Năm 1998 1999 2000 2001 Số dự án Đầu tư mới 1.137 457 866 1.024 Đầu tư mở rộng 667 359 775 1401 Tổng: 1.804 816 1.641 2.425 Số vốn đầu tư (tỷ đ) Đầu tư mới 27.388,52 9.770,37 14.264,45 19.760,35 Đầu tư mở rộng 7.368,48 7.370,63 11.628,55 18.962,65 Tổng: 34.757 17.141 25.893 38.723 Tỷ trọng dự án (%) Đầu tư mới 63 56 52,78 42,2 Đầu tư mở rộng 37 44 47,22 57,8 Tổng: 100 100 100 100 Tỷ trọng vốn đầu tư (%) Đầu tư mới 78,8 57 55,09 51,03 Đầu tư mở rộng 21,2 43 44,91 48,97 Tổng: 100 100 100 100 Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Như vậy từ năm 1998 đến nay, tỷ trọng đầu tư mới trong tổng số dự án được cấp ưu đãi đầu tư đều giảm, đồng thời tỷ trọng vốn đầu tư của hình thức này cũng giảm một cách đáng kể (từ 78,8% năm 1998 xuống còn 51,03% năm 2001). Cùng với nó là sự gia tăng tỷ trọng dự án và vốn đầu tư của hình thức đầu tư mở rộng. Điều này chứng tỏ Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã phần nào cải thiện được môi trường kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho toàn nền kinh tế. Thứ hai, về cơ cấu đầu tư giữa thành phần kinh tế quốc doanh và dân doanh: Bảng 11: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1999-2001. Thành phần kinh tế Số dự án Số vốn đầu tư (tỷ đồng) Cơ cấu dự án (%) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) Kinh tế quốc doanh 1.977 44.788,4 40,5 56,16 Kinh tế dân doanh 2.905 34.968,6 59,5 43,84 Tổng: 4.882 79.757 100% 100% Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Qua số liệu tổng hợp sơ bộ trên cho thấy (bảng11), khu vực kinh tế dân doanh thời kỳ này phát triển mạnh về số lượng cũng đã được Nhà nước quan tâm bằng các biện pháp ưu đãi đầu tư. Trong 3 năm, khu vực kinh tế dân doanh đã có tới 2.905 dự án (chiếm 59,5% tổng số dự án được cấp ưu đãi) được cấp ưu đãi với tổng số vốn đầu tư là 34.968,6 tỷ đồng (chiếm 43,84%), trong khi đó thành phần kinh tế quốc doanh được hưởng ưu đãi 1.977 dự án (chiếm 40,5% tổng số dự án được cấp ưu đãi) với số vốn đầu tư là 44.788,4 tỷ đồng (chiếm 56,16%). Điều này thể hiện sự quan tâm đích đáng của các cấp, các ngành từ TW đến địa phương đến các doanh nghiệp nhỏ, không như những năm trước đây ưu đãi đầu tư chỉ dành cho khu vực kinh tế chủ đạo của nhà nước. Bảng 12: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ năm 1999 đến 2001. Năm Khu vực kinh tế quốc doanh Khu vực kinh tế dân doanh Tổng 1999 Số dự án 641 78,56% 175 21,44% 816 100% Vốn đầu tư (tỷ đ) 12.443 72,59% 4.698 27,41% 17.141 100% VĐT/dự án 19,41 26,85 21 2000 Số dự án 528 31,9% 1.113 68,1% 1.641 100% Vốn đầu tư (tỷ đ) 15.532 59,99% 10.361 40,01% 25.893 100% VĐT/dự án 44,57 9,31 15,78 2001 Số dự án 808 33,3% 1.617 66,7% 2.425 100% Vốn đầu tư (tỷ đ) 18.813,4 48,58% 19.909,6 51,42% 38.723 100% VĐT/dự án 23,28 12,31 15,97 Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Từ năm 1999 đến năm 2001, tỷ trọng dự án và số vốn đầu tư được cấp ưu đãi của khu vực quốc doanh giảm mạnh. Cùng với nó là sự gia tăng về tỷ trọng dự án và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Tuy nhiên, nếu xét về qui mô vốn trên một dự án thì chỉ có năm 1999 là khu vực dân doanh cao hơn khu vực quốc doanh, các năm còn lại đều thấp hơn. Lý giải điều đó người ta cho rằng có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất, do chủ trương sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh. Trong thời kỳ này, Nhà Nước ta đã đẩy mạnh giao, bán, khoán, cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và các doanh nghiệp Nhà Nước nằm trong tiến trình cổ phần hoá. Khi chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp này vẫn được hưởng ưu đãi và được tính vào khu vực dân doanh. Điều này góp phần làm tăng số dự án và số vốn đầu tư được hưởng ưu đãi của khu vực dân doanh. Thứ hai, do chủ trương xã hội hoá đầu tư của Nhà Nước. Điều đáng mừng là đã có nhiều doanh nghiệp dân doanh đầu tư vào những lĩnh vực trước đây là “độc quyền” của Nhà Nước như giáo dục, y tế v.v. Thứ ba, việc cải cách hành chính từ TW đến địa phương đã có những kết quả rõ rệt. Thời kỳ này, với nhận thức phải huy động sức dân cho phát triển kinh tế, các địa phương đặc biệt là các tỉnh phía Nam đã có những cải cách về mặt thủ tục hành chính. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp dân doanh dễ dàng tiếp cận với các ưu đãi của Nhà Nước hơn. Thứ ba, cơ cấu đầu tư giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam: Theo con số thống kê chưa đầy đủ, cũng như những năm trước, tình hình thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vẫn không đồng đều giữa các vùng của đất nước. Các tỉnh phía Nam vẫn là nơi hưởng ứng Luật KKĐTTN (sửa đổi) mạnh mẽ nhất. Chỉ riêng trong 2 năm 2000 – 2001, các tỉnh phía Nam đã cấp ưu đãi cho 2.171 dự án (chiếm 64,16% tổng số dự án được cấp ưu đãi trong cả nước) với số vốn đầu tư trên 16.614,3 tỷ đồng (chiếm 42,15% tổng vốn đầu tư). Các tỉnh miền Trung, tuy có số dự án được cấp ưu đãi thấp hơn nhưng số vốn thực hiện lại cao hơn gần gấp đôi các tỉnh phía Bắc. Bảng 13: Tình hình cấp ưu đãi đầu tư phân theo miền năm 2000-2001: Miền Số dự án Số vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) Bắc 749 7.821,2 22,13 19,85 Trung 464 14.975,1 13,71 38,00 Nam 2.171 16.614,3 64,16 42,15 Tổng: 3.384 39.410,6 100% 100% Nguồn : Báo cáo của các Sở KH&ĐT và Vụ Doanh nghiệp Bộ KH và ĐT. Việc cấp ưu đãi không đồng đều giữa 3 miền của đất nước là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, do môi trường kinh doanh và đầu tư ở Miền Nam tốt hơn so với các vùng khác của đất nước. Điều đó là do thói quen tiêu dùng của người Miền Nam và sự năng động của chính quyền địa phương, đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư hơn cho các doanh nghiệp. Thứ hai, do tinh thần chấp hành pháp luật của các địa phương và các doanh nghiệp ở Miền Nam cao hơn so với Miền Bắc và Miền Trung. Vì hiệu quả kinh doanh cao nên các doanh nghiệp Miền Nam dễ đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà Nước về kinh tế (như đóng thuế, báo cáo kết quả kinh doanh v.v). Do đó, khi có các dự án nằm trong diện được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng cung cấp các giấy tờ cần thiết. Thứ ba, do cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất ở Miền Trung kém hơn so với miền Bắc và Miền Nam. Nên các doanh nghiệp ở miền Trung phải đầu tư một lượng vốn lớn hơn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng. Điều này lý giải tại sao số vốn đầu tư ở Miền Trung lại cao hơn nhiều so với Miền Bắc trong khi số dự án lại thấp hơn nhiều. 2.2.3. Đánh giá về các biện pháp hỗ trợ đầu tư: 2.2..3.1 Về tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển: Một trong những biện pháp hỗ trợ đầu tư trực tiếp, mang lại hiệu quả cao là việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển. Từ ngày 1/1/2000, theo nghị định 50/1999/NĐ/CP ngày 8/7/1999, quỹ hỗ trợ phát triển thay thế quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Chức năng chính của Quỹ là cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư. Theo Nghị định 50, cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước là một trong các hình thức hỗ trợ đầu tư của Nhà nước đối với các dự án đầu tư của Nhà nước, các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Tình hình thực hiện biện pháp này qua các năm như sau: Bảng 14: Tình hình thực hiện cho vay ưu đãi thời kỳ 1999-2001. Thành phần kinh tế Số dự án được cấp ưu đãi Số dự án được vay từ Quỹ Tổng vốn đầu tư Số vốn được vay ưu đãi từ Quỹ Kinh tế quốc doanh % trong tổng số (%) 1.977 40,5 542 40,9 44.788,4 56,16 2.257 73,35 Kinh tế dân doanh % trong tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0056.doc
Tài liệu liên quan