Đề tài Thực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của Việt Nam

Nhập siêu của khu vực Châu Á tăng dần đều qua các năm. Khởi nguồn từ năm 2001, mức nhập siêu của khu vực này chỉ ở mức 4,2 tỷ USD, đến năm 2005, kim ngạch nhập siêu của Chấu Á đã lên tới 13,5 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với mức nhập siêu năm 2001. Năm 2008, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực Châu Á lên tới 40,0 tỷ USD, tăng 140,0% so với cùng kỳ năm 2007.

Riêng đới với khu vực ASEAN, đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục ở mức bình quân 25 – 30 tỷ USD những năm gần đây, chiếm tới 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong giao dịch thương mại với các nước ASEAN, chúng ta vẫn liên tục nhập siêu ở mức cao do nhập khẩu từ các nước này rất lớn. Mức nhập siêu bình quân của Việt Nam từ các nước ASEAN giai đoạn 2001 – 2009 luôn ở gần mức 4 tỷ USD, từ năm 2006 trở đi, mức nhập siêu này càng cao hơn, năm 200 sẽ vào khoảng trên 6 tỷ USD.

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính theo lộ trình có tính toán nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, chỉ sử dụng biện pháp tỷ giá hỗ trợ và kích thích xuất khẩu ở những thời điểm thích hợp nhất định như là giải pháp tình thế để điều chỉnh sự thâm hụt thương mại quá sức an toàn của nền kinh tế; và sự điều chỉnh đó phải bắt nguồn từ yếu tố tiền tệ chứ không sử dụng trong trường hợp có sự bất hợp lý từ cơ cấu kinh tế. Về chính sách thương mại: Nền kinh tế đang hội nhập nên việc mở cửa thị trường là tất yếu, tuy nhiên cần có chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phù hợp với các qui định của WTO (chống gian lận thương mại, xây dựng hàng rào bảo hộ phù hợp với đặc thù nền kinh tế…) Áp dụng biện pháp hạn chế tối đa việc xuất khẩu các nguyên liệu thô. Tập trung khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu hàng qua chế biến, sản phẩm công nghiệp chế tạo, hàng có giá trị gia tăng cao. Liên kết các ngành hàng, tăng cường vai trò các Hiệp hội trọng định hướng cho doanh nghiệp và đề xuất chính sách với Chính phủ. Tăng cường vai trò đầu mối kiểm soát và khả năng định hướng của Bộ chủ quản ngành thương mại (Bộ Công thương). Lập quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tận dụng các ưu đãi thương mại dành cho các nước đang phát triển (GSP), ưu đãi của các khu mậu dịch tự do (AFTA, AJCEP, AKFTA, ACFTA …) để tăng xuất khẩu vào các thị trường chính. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại có hệ thống thông qua việc mở mạng lưới các văn phòng xúc tiến thương mại tại các nước và khu vực quan trọng, tổ chức các chương trình xúc tiến chuyên ngành theo định kỳ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2001 – 2009. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2009 theo nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu. Cơ cấu nhập siêu theo nhóm hàng nhập giai đoạn thời kỳ 2001 – 2009. Nếu như giai đoạn 1996 – 2000, tổng KNNK là 61,49 tỷ USD thì tổng KNNK giai đoạn 2001 – 2005 đạt mức 130,1 tỷ USD, tăng gấp 2,1 lần so với giai đoạn 1996 – 2000. Tổng giá trị NS của cả giai đoạn là 19,2 tỷ USD, tỷ lệ NS so với KNXK là 17,2%. Bảng 1: Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng từ 2001 – 2005 Đơn vị: Triệu USD STT Tên hàng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2001 – 2005 KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng KNNK Tỷ trọng Tổng KNNK 19.733 100% 25.227 100% 31.954 100% 36.978 100% 130.054 100% 1 Nhóm nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước. 10.545 53,4% 13.101 51,9% 18.030 56,4% 21.656 58,3% 71.982 55,3% 2 Nhóm máy móc thiết bị và công nghệ. 4.457 22,6% 6.335 25,1% 6.591 20,6% 6.987 18,9% 27.778 21,4% 3 Nhóm hàng tiêu dùng. 4.731 24% 5.792 23% 7.332 23% 8.426 22,8% 30.294 23,3% Nguồn: Tổng cục Hải Quan. Trong 5 năm 2001 – 2005, cơ cấu nhóm hàng NK chưa có sự chuyển dịch tích cực, nhóm hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định ở mức 23%, nhóm nguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị, công nghệ chiếm 77%; riêng máy móc thiết bị và công nghệ có xu hướng giảm, thay vào đó là nhóm nguyên nhiên vật liệu tăng lên đáng kể (xem Bảng 1). Bảng 2: Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 – 2005. Đơn vị: Triệu USD STT Tên hàng % tăng trưởng 02/01 03/02 04/03 05/04 Tổng KNNK 22,10% 27,84% 26,67% 15,72% 1 Nhóm nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước 20,62% 24,24% 37,62% 19,61% 2 Nhóm máy móc, thiết bị và công nghệ 30,82% 42,14% 4,04% 6,01% 3 Nhóm hàng tiêu dùng 17,86% 22,43% 26,59% 14,92% Nguồn: Tổng cục Hải quan. Như thế, sự sụt giảm cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của nhóm máy móc thiết bị và công nghệ là một khía cạnh tiêu cực của nhập siêu trong giai đoạn này vì nó làm giảm hiệu ứng của nhập khẩu đối với năng lực cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước, nhất là hàng xuất khẩu. Phân tích cơ cấu nhập siêu theo nhóm hàng, mặt hàng giai đoạn 2006 – 2009. Ngay sau khi các cam kết WTO có hiệu lực, tổng trị giá KNNK năm 2006, năm 2007 đã tăng rất nhanh so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2006 tăng 21,4% so với năm 2005, năm 2007 tăng 39,6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 32% so với năm 2007, năm 2009 tăng 30% so với năm 2008. Các mặt hàng đóng góp vào tăng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu vẫn là mặt hàng máy móc, linh kiện và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu các loại; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; chất dẻo nguyên liệu; thức ăn gia súc và nguyên liệu; kim loại thường khác … Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 – 2008 Đơn vị 2006 2007 2008 Xuất khẩu Tr.USD 39.826 48.561 64.000 Tốc độ tăng xuất khẩu % 22,8 21,9 31,8 Nhập khẩu Tr.USD 44.891 61.682 81.500 Tốc độ tăng nhập khẩu % 21,4 39,6 32,1 Cán cân thương mại Tr.USD -5.065 -14.121 -17.500 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu: Nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng máy móc, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, phát triển và các nguyên liệu cơ bản phục vụ cho đời sống. Kinh tế phát triển, đầu tư trong nước và FDI tăng dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2009. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiên liệu, nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất tăng rất cao (kể cả cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp). Đây chính là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, cụ thể kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này như sau: Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu 2006 – 2008. Đơn vị: Triệu USD STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008 Tổng trị giá NK 29.432 42.239 55.000 1 Xăng dầu các loại 5.970 7.710 12.060 2 Clinke 110 119 173 3 Hóa chất các loại 1.042 1.466 2.000 4 Các sản phẩm hóa chất 1.007 1.285 1.700 5 Chất dẻo nguyên liệu 1.866 2.585 3.130 6 Phân bón các loại 687 2.507 1.740 7 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 305 1.000 50 8 Nguyên phụ liệu dệt may da 1.951 383 2.450 9 Sắt thép 2.936 2.152 5.050 10 Phôi thép 750 5.112 1.890 11 Kim loại thường khác 1.460 1.885 1.790 12 Máy VT. sản phẩm điện tử và linh kiện 2.048 2.958 3.500 13 Máy móc, TB, DC và PT 6.628 11.123 14.000 14 Ô tô và linh kiện (trừ loại dưới 12 chỗ) 663 775 1.405 15 Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 775 1.016 1.160 16 Thức ăn gia súc và NPL chế biến 737 1.181 1.800 17 Bột giấy 81 85 130 18 Cao su 416 379 520 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Theo bảng trên, kim ngạch nhập khẩu của 18 nhóm hàng máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã lên tới 126,6 tỷ USD trong cả giai đoạn 2007 – 2009, chiếm trên 67% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn, trong đó năm 2006, tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu nhóm này chỉ ở mức 29,4 tỷ USD, năm 2007 đã lên tới 42,2 tỷ USD, và đến năm 2008, dự kiến kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu cần phải nhập khẩu này đạt mức 55,9 tỷ USD. Như vậy, ta có thể thấy mức tăng trưởng đáng kể của nhóm hàng này với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 37%/năm. Nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội: Đây là một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người như tân dược, nguyên phụ liệu dược phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu xã hội khác như giấy các loại, dầu mỡ động thực vật, lúa mì, bột mì cũng được đưa vào nhóm hàng này. Các mặt hàng thuộc nhóm này phụ thuộc nhiều vào mặt bằng giá thế giới và sự thay đổi tỷ giá của đồng EUR và USD nên kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này tăng thêm mang nhiều yếu tố khách quan. Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội giai đoạn 2006 – 2008. Đơn vị: Triệu USD STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008 Tổng trị giá NK 1.068 2.775 3.293 1 Tân dược 548 703 850 2 Nguyên phụ liệu dược phẩm 133 158 180 3 Giấy các loại 475 600 690 4 Sữa và các sản phẩm sữa 321 462 500 5 Dầu mỡ động thực vật 257 485 770 6 Lúa mì 225 343 276 7 Bột mì 9 24 27 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội giai đoạn 2006 – 2009 đạt 8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng thấp (4,1%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn, nhưng mức tăng trưởng qua các năm cũng tương đối cao. Kim ngạch nhập khẩu 2007 tăng thêm 807 triệu so với năm 2006, là 2,77 tỷ USD (tương đương tăng 41% về mặt tương đối), tuy nhiên, năm 2008, kim ngạch chỉ tăng ở mức 3,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2007. Nhóm hàng hóa tiêu dùng cần hạn chế NK: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng tăng khá mạnh qua các năm trong giai đoạn này. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn là 11.4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007, trị giá nhập khẩu là 3,6 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2006, năm 2008 là 5,6 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD (tương đương tăng 56% so với năm 2007). Mặt hàng điện tử tiêu dùng: Trong nhóm hàng nêu trên, nhập khẩu hàng điện tử tiêu dùng (trong đó có cả điện thoại di động) chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,1%), kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn là 4,3 tỷ USD. Năm 2007, nhóm hàng điện tử tiêu dùng là 1,2 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2006, làm tăng 432 triệu USD kim ngạch nhập khẩu tăng thêm so với năm 2006. Riêng năm 2008, là 2,3 tỷ USD nhập khẩu, tăng 86% so với cùng kỳ 2007. Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu đồng STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008 Tổng trị giá NK 2.148 3.616 5.630 1 Hàng điện tử tiêu dùng 802 1.234 1.300 2 Ô tô và linh kiện sản xuất dưới 12 chỗ 318 726 1.140 3 Ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ 38 193 400 4 Linh kiện sản xuất ô tô dưới 12 chỗ 280 533 740 5 Xe máy nguyên chiếc 68 145 150 6 Linh kiện và phụ tùng xe máy 481 580 680 7 Nguyên phụ liệu thuốc lá 161 205 210 Nguồn: Tổng cục Hải quan và Vụ XNK Bộ Công Thương. Mặt hàng ô tô và linh kiện ô tô dưới 12 chỗ: Nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh, kim ngạch nhập khẩu 2007 tăng gấp đôi so với năm trước, làm tăng kim ngạch nhập khẩu thêm 408 triệu USD. Năm 2008, nhập khẩu là 1,14 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2007. Xét riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, cho dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu rất cao, tăng gấp 5 lần so với năm 2006 (từ mức 38 triệu USD lên 193 triệu USD) nhưng về số tuyệt đối thì kim ngạch tăng thêm không nhiều, chỉ là 155 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ô tô đạt 400 triệu USD, về tương đối chỉ tăng 107% so với năm 2007, nhưng về số tuyệt đối thì tăng 207 triệu USD. Các sản phẩm điện tử có thuế suất nhập khẩu giảm theo lộ trình cam kết, giá bán trong nước giảm mạnh khuyến khích nhu cầu tiêu thụ tăng khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Tuy nhiên, đối với ô tô dưới 12 chỗ ngồi, do đang có nhu cầu cao và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nên mặc dù giá bán trong nước không giảm, nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng mạnh. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu và thị trường nhập siêu. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2009, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng với qui mô không đồng đều. Cơ cấu thị trường nhập khẩu cả giai đoạn 2001 – 2009 vẫn phân chia rõ rệt, với tỷ lệ cao nhất là khu vực châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, các nước trong khu vực ASEAN. Bảng 7: Nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2008 Đơn vị: Triệu USD Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng kim ngạch NK 19.746 25.256 31.954 36.978 44.891 62.682 81.500 I. Châu Á 15.741,1 19.520,3 25.139,5 29.844,4 35.834,0 50.195 67.000 Tỷ trọng 79,7 77,3 78,7 81,0 79,8 80,1 82,2 Trong đó: ASEAN 4.769,3 5.949,4 7.766,5 9.035,8 12.480,0 15.814 18.000 Tỷ trọng 24,2 23,6 24,3 24,5 27,8 25,2 22,1 II. Châu Âu 2.179,0 2.785,2 3.625,2 4.301,4 4.528,2 4.976 6.599 Tỷ trọng 13,4 14,1 14,4 13,5 12,3 11,1 10,5 Trong đó: EU 1.884,8 2.566,2 2.671,4 3.098 3.200 4.922 6.500 Tỷ trọng 9,5 10,2 8,4 8,4 7,1 7,9 7,9 III. Châu Mỹ 600,6 673,1 1.480,0 1.562,7 1.569,4 1.881 2.087 Tỷ trọng 3,4 5,9 4,9 4,3 4,2 3,3 3,6 IV. Châu Phi 60,2 137,3 181,2 268 350 520 600 Tỷ trọng 0,3 0,5 0,6 0,7 0 0,1 0,73 V. Châu Đại Dương 353,5 383,3 590,0 648 1.259 1.360 1.800 Tỷ trọng 1,8 2,2 1,8 1,8 2,8 2,1 2,2 Nguồn: Vụ XNK, Bộ Công Thương. Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rất rõ cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2009 nói chung. Châu Á luôn dẫn đầu với mức kim ngạch nhập khẩu cao qua các năm, tỷ trọng bình quân cả giai đoạn luôn ở mức 78 – 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. trong khu vực châu Á, nhóm các nước ASEAN, Việt Nam trong việc nhập khẩu các loại máy vi tính, linh kiện điện tử, xăng dầu các loại … Bên cạnh đó, phải kể đến Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kong. Phần lớn nguyên liệu cho sản xuất hay những hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam được nhập khẩu từ các nước Châu Á với cơ cấu hàng như sau: Xăng dầu các loại, vải nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nhập siêu của khu vực Châu Á tăng dần đều qua các năm. Khởi nguồn từ năm 2001, mức nhập siêu của khu vực này chỉ ở mức 4,2 tỷ USD, đến năm 2005, kim ngạch nhập siêu của Chấu Á đã lên tới 13,5 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với mức nhập siêu năm 2001. Năm 2008, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực Châu Á lên tới 40,0 tỷ USD, tăng 140,0% so với cùng kỳ năm 2007. Riêng đới với khu vực ASEAN, đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục ở mức bình quân 25 – 30 tỷ USD những năm gần đây, chiếm tới 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong giao dịch thương mại với các nước ASEAN, chúng ta vẫn liên tục nhập siêu ở mức cao do nhập khẩu từ các nước này rất lớn. Mức nhập siêu bình quân của Việt Nam từ các nước ASEAN giai đoạn 2001 – 2009 luôn ở gần mức 4 tỷ USD, từ năm 2006 trở đi, mức nhập siêu này càng cao hơn, năm 200 sẽ vào khoảng trên 6 tỷ USD. Khu vực Châu Âu thực chất lại là khu vực xuất siêu đối với Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu trong cả giai đoạn. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế và thị trường biến động trong 2 năm gần đây, khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này sẽ khó khăn và gây chiều hướng nhập siêu xuất hiện. Bốn mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ EU lớn nhất, đó là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; tân dược; sữa và các sản phẩm từ sữa; nguyên phụ liệu dệt may da. Bảng 8: Nhập siêu của Việt Nam với các châu lục thời kỳ 2001 – 2008 Đơn vị: Tỷ USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Châu Á -4,243 -7,057 -9,765 -12,505 -13,461 -18,848 -29,195 -40,000 Châu Âu +1,336 +854 +700 +1,110 +1,344 +2,347 +2,921 +3,700 Châu Mỹ +742 +2,101 +2,847 +4,080 +5,341 +6,588 +9,573 +11,800 Châu Phi +132 +71 +73 +246 +412 +400 +900 +1,600 Châu Đại Dương +659 +1,016 +1,072 +1,289 +1,928 +2,446 +2,318 +3,400 Nguồn: Vụ XNK, Bộ Công Thương Tương tự như khu vực Châu Âu, 3 khu vực còn lại là Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương đều là các khu vực xuất siêu với Việt Nam. Hàng nhập khẩu từ các châu lục này chủ yếu là thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến; máy móc thiết bị và phụ tùng … Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực này tăng nhanh hơn so với kim ngạch nhập khẩu nên đây vẫn là các khu vực xuất siêu với chúng ta. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu hàng hóa giai đoạn 2001 – 2009 theo thị trường nhập siêu. Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế 1995 – 2008 (triệu USD) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2009 Thị trường Trung Quốc: Đây chính là đối tác hàng đầu về nhập khẩu và là đối tác thứ ba về xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu rất lớn. Năm 2001, mức kim ngạch nhập siêu đối với Trung Quốc chỉ khiêm tốn với mức 211 nghìn USD, thì đến những năm tiếp theo, mức nhập siêu tăng với cấp số nhân. Năm 2006 là 4,3 tỷ USD và đến năm 2007, nhập siêu với Trung Quốc đã lên tới con số kỷ lục là 9,1 tỷ USD, gấp 2 lần so với mức NS năm trước. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tập trung vào vải các loại, bông các loại, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, xăng dầu các loại, máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép, phân bón và hóa chất. Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam về xuất khẩu và cũng là một trong các thị trường nhập siêu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam đang chuyển dần từ vị thế là nước nhập siêu sang nước xuất siêu. Trong hai năm từ 2003 – 2004, chúng ta liên tục nhập siêu từ Nhật Bản với mức 50 đến 85 triệu USD, nhưng sang năm 2005, 2006 đã xuất siêu sang thị trường này. Đến năm 2007, xu hướng nhập siêu với Nhật Bản lại quay trở lại với mức nhập siêu đạt 108 triệu USD. Đây cũng là con số nhập siêu lớn nhất cả giai đoạn đối với thị trường này. Thị trường Đài Loan: Nằm trong số những thị trường có mức kim ngạch nhập siêu cao đối với Việt Nam (trên 4 tỷ USD), Đài Loan là một thị trường cung cấp chủ yếu là xăng, dầu các loại, sắt thép, vải, sợi và nguyên phụ liệu dệt may; chất dẻo nguyên liệu; máy móc thiết bị và phụ tùng cho Việt Nam. Mức nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường Đài Loan tăng tương đối ổn định và đồng đều trong giai đoạn này, với khởi đầu là 1,2 tỷ USD năm 2001, năm 2003 là 2,2 tỷ USD, năm 2004 là 2,8 tỷ USD. Tăng gần 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2005, mức nhập siêu năm 2006 ở ngưỡng 3,9 tỷ USD và năm 2007 đã lên đến 5,8 tỷ USD, tăng 48,7% so với năm 2006. Thị trường Hàn Quốc: tính trung bình trong giai đoạn 2001 – 2009, Hàn Quốc là thị trường mà tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trên tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước cao nhất (66,2%). Tuy nhiên, trong ba năm gần đây, tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu. Kể cả năm 2007, khi nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng đến 37,8% thì xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng tăng đến 48,6%. Thị trường Singapore: Trong giai đoạn 2001 – 2009, mức độ nhập siêu của Việt Nam từ Singapore tương đối cao cả về số tuyệt đối và về tỷ lệ. Kim ngạch nhập siêu của Việt Nam từ Singapore đã tăng từ 1,4 tỷ USD năm 2001 lên 5,4 tỷ USD năm 2007. Nhìn chung, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ở mức 40 – 45% trong giai đoạn 2001 – 2005, nhưng sau đó đã tăng lên đến 58,7% vào năm 2006 và 55,1% vào năm 2007. Nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore luôn giữ mức tăng trưởng dương, thậm chí trong giai đoạn 2004 – 2007 luôn giữ ở mức trên 20%. Đặc biệt năm 2006, trong khi xuất khẩu sang Singapore giảm 14,9% thì nhập khẩu từ Singapore tăng 40%, khiến năm 2006 là năm có tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước ở mức cao nhất. Thị trường Thái Lan: Trong giai đoạn 2001 – 2009, nhập siêu của Việt Nam từ Thái Lan có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối cũng như về tỷ lệ. Năm 2001, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 469,5 triệu USD, tương đương với 42,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2004, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 1,34 tỷ USD, tương đương với 56,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2007, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 2,7 tỷ USD, tương đương với 56,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Thị trường Hồng Kong: Mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Hồng Kong có xu hướng mở rộng do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hồng Koong hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị truongf này. Trong giai đoạn 2001 – 2009, xuất khẩu của ta sang Hồng Kong chỉ tăng trung bình 10,7%/năm trong khi nhập khẩu từ Hồng Kong tăng trung bình 23,6%/năm. Do đó, nhập siêu tính theo số tuyệt đối đã tăng từ 220 triệu USD năm 2001 lên 1,3 tỷ USD năm 2009. Tỷ lệ nhập siêu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương cũng tăng từ 25,8% lên 52,95%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hồng Kong, ba mặt hàng có kim ngạch lớn nhất lần lượt là nguyên phụ liệu dệt may – da, sản phẩm điện tử - linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng. Thị trường Malaysia: Mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Malaysia không lớn nếu so sánh với nhiều thị trường khác, đặc biệt là các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc Á. Trong những năm 2005, 2006, cán cân thương mại của Việt Nam với Malaysia tương đối cân bằng, nhập siêu chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2007, do có sự tăng trưởng đột biến của nhập khẩu từ Malaysia, nhập siêu đã tăng lên 1 tỷ USD, tương đương 27,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Thị trường Ấn Độ: Cán cân thương mại của Việt Nam với Ấn Độ luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức độ ngày càng lớn. Nếu như năm 2001 , Việt Nam chỉ nhập siêu từ Ấn Độ 184 triệu USD, chiếm 67% tổng KNXNK thì đến năm 2007 các chỉ số tương ứng là 1.171 triệu USD và 76,4%. Trong cơ cấu hàng NK của Việt Nam từ Ấn Độ, nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến, sắt thép các loại, các chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may và da dày là nhóm hàng có kim ngạch cao nhất và có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định ở mức trung bình 50%/năm; riêng thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu (chiếm 33% kim ngạch NK năm 2007) tăng khoảng 80%/năm từ 2005 đến nay. Phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt nam thời kỳ 2001 – 2009 theo nhóm chủ thể nhập siêu. Tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phải kể đến 2 nhóm chủ thể nhập khẩu quan trọng nhất, đó là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Bảng 9: Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể giai đoạn 2001 – 2008 Tên chủ thể NK ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng kim ngạch Tr.USD 16,218 19,733 25,227 31,954 36,978 44,891 62,682 81,500 Tốc độ tăng so với năm trước. % 3,7 21,7 27,8 26,7 15,7 21,4 39,6 32,1 1. DN có vốn đầu tư trong nước Tr.USD 11,233 13,029 16,412 20,869 23,338 28,402 40,967 55,000 Tốc độ tăng so với năm trước % -0,5 156,0 26,0 27,2 11,8 21,7 44,2 34,2 2. DN có vốn ĐT nước ngoài Tr.USD 4,985 6,704 8,815 11,805 13,640 16,489 21,715 25,740 Tốc độ tăng so với năm trước % 14,5 34,5 31,5 25,8 23,0 20,9 31,7 18,5 Nguồn: Tổng cục Hải quan và Vụ XNK Bộ Công Thương. Nếu xét riêng về nhập khẩu, ta có thể thấy rõ vị trí của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng kim ngạch nhập khẩu so với doanh nghiệp FDI. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp đầu tư trong nước chỉ ở mức 11,2 tỷ USD, thì đến năm 2005, mức nhập khẩu đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2001 và dự kiến năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của rieng nhóm doanh nghiệp trong nước đã ở mức 55,0 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2007 và tăng 5 lần so với 2001, chiếm 67% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy xét về mặt tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI không cao như doanh nghiệp trong nước nhưng càng những năm cuối giai đoạn 2001 – 2009, tốc đô tăng trưởng nhập khẩu của nhóm chủ thể này đã cao hơn những năm trước, bình quân ở mức 23%/năm. Trong đó, về xuất khẩu, Nhật Bản là thị trường hàng đầu, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu toàn khối và chiếm 48% trị giá xuất khẩu sang Nhật Bản của cả nước. Đối với nhập khẩu, Đài Loan là đối tác lớn nhất, chiếm 17% kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI và 53% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Đài Loan. Tốc độ tăng nhập siêu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn luôn thấp hơn so với tốc độ tăng nhập siêu của cả nước cũng như của khu vực doanh nghiệp đầu tư trong nước, thậm chí có những lúc xuất siêu. Trong suốt 3 năm 2001 – 2003, khu vực FDI luôn xuất siêu, điều này chứng tỏ trong giai đoạn này, khu vực FDI đang tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ nhập khẩu. Giai đoạn 2004 - 2009, là giai đoạn đầu tư cho các dự án FDI, khu vực này nhập khẩu tương đối nhiều, và đỉnh điểm nhập siêu là năm 2007. Nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trị giá nhập khẩu của 6 mặt hàng này là hơn 11 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này nhập khẩu chủ yếu từ Châu Á và tập trung vào các mặt hàng mang tính chất đầu tư sản xuất như máy móc thiết bị phụ tùng, các sản phẩm điện tử và linh kiện … Năm 2007, do sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng nên tỷ trọng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 61,7% lên 70,1%, ngược lại các doanh nghiệp FDI lại giảm từ 38,8% năm 2006 xuống 29,9% so với cả nước trong năm 2007. Năm 2008, khu vực FDI lại xuất siêu và đạt sự nổi trội hiệu quả với kim ngạch xuất khẩu là 35,5 tỷ USD. Phân tích thực trạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.doc
Tài liệu liên quan