LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I-/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ. 3
1-/ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN. 3
2-/ HOẠT ĐỘNG CHO VAY, ĐẦU TƯ. 3
3-/ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN. 4
II-/ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN. 4
1-/ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN. 4
2-/ CÁC VẤN ĐỀ VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG. 6
III-/ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN. 7
1. PHÂN TÍCH HỒ SƠ DOANH NGHIỆP. 8
2-/ PHÂN TÍCH HỒ SƠ DỰ ÁN. 10
V-/ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN. 14
1-/ PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV). 14
2-/ PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ NỘI HOÀN. (IRR) 15
3-/ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ DOANH LỢI (PI) 16
4-/ PHƯƠNG PHÁP THỜI GIAN HOÀN VỐN. (PP) 17
VI-/ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG. 18
1-/ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN. 18
2-/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG. 19
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(NHNTVN) 23
I-/ GIỚI THIỆU VỀ NHNTVN. 23
1-/ SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 23
2-/ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN. 26
II-/ THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 34
1-/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNTVN. 34
2-/ CÁC DỰ ÁN. 40
III-/ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNTVN: 59
1-/ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 59
2-/ MỘT SỐ HẠN CHẾ: 62
3-/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNTVN. 64
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNTVN. 68
I-/ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHNTVN. 68
II-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 69
1-/ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNTVN. 69
2-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 70
III-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN. 77
1-/ KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. 77
2-/ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ NGÀNH LIÊN QUAN: 77
3-/ KIẾN NGHỊ VỚI CHỦ ĐẦU TƯ. 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tháng 12/ 2001, tổng dư nợ cho vay trực tiếp nền kinh tế đạt 11498 tỷ, tăng 0,8% so với cuối năm 2000, trong khi tổng nguồn vốn huy động tăng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần (44%) so với năm 2000. Điều này cho thấy ngân hàng khó tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động.Đặc biệt trong tháng 12, theo quy luật thì tín dụng thường tăng mạnh do các doanh nghiệp nhập hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, song dư nợ tín dụng chỉ tăng 0,3% trong tháng 12/ 2001.
1.2 Về quy trình thẩm định tại NHNTVN.
Thời gian qua, Ngân hàng ngoại thương đã có nhiều cố gắng trong quản lý điều hành, cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kịp thời tháo gỡ khó khăn...do vậy đã giảm được tỷ lệ nợ quá hạn không phát sinh nợ quá hạn mới.
Công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNTVN do phòng dự án thực hiện theo quyết định số 240 của Tổng giám đốc hướng dẫn về quy chế cho vay đối với khách hàng và bản hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Sau khi thu nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện và thủ tục vay vốn theo quy định của Quy chế cho vay, cán bộ tín dụng bắt đầu tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ và lập tờ trình thẩm định. Trình tụ công việc gồm 2 bước:
Điều tra thực tế:
Nhằm mục đích có thêm thông tin cần thiết phục vụ các bước phân tích và quyết định cho vay, cán bộ tín dụng NHNT chủ động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, kiểm tra thực địa nơi xây dựng dự án để bổ sung các thông tin mà trong hồ sơ chưa đủ hoặc doanh nghiệp không cung cấp hết được. Đó là các thông tin về năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, tư chất của người vay vốn, về số lao động, tiền lương tình trạng máy móc thiết bị hiện có, các mặt thuận lợi, khó khăn nơi xây dựng dự án...
Lập tờ trình thẩm định.
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu trong hồ sơ khách hàng hồ sơ vay vốn và các thông tin thu thập thu thập được qua điều tra thực tế, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định theo bản hướng dẫn thẩm định do TW soạn thảo và chịu trách nhiệm về số liệu, phương pháp tính toán nêu trong tờ trình. Nội dung tờ trình thẩm định nêu rõ quan điểm ý kiến của cán bộ tín dụng trên các mặt hồ sơ pháp lý có đầy đủ không, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay hiệu quả không, lãi hay lỗ, khả năng trả nợ của khách hàng, xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp để hạn chế...Trong đó cán bộ tín dụng đặc biệt chú ý đến phân tích năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính toán kiểm tra hiệu quả kinh tế tài chính của dự án vay vốn, khả năng trả nợ ngân hàng.
* Những nội dung tài chính được xem xét khi thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHNTVN.
- Phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ở nội dung này, Ngân hàng xem xét một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các loại sản phẩm hàng hoá, tình trạng máy móc thiết bị, tình hình hàng tồn kho, tình hình công nợ, doanh thu và kết quả lỗ lãi của từng năm. Ngân hàng tập trung xem xét tổng dư nợ vay và bảo lãnh tại các ngân hàng lập bảng kê tình hình vay trả ngân hàng trong thời gian 2 năm gần nhất để xác định doanh nghiệp có vay trả sòng phẳng không.
- Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn.
+ Tổng vốn đầu tư dự án: Thẩm định chi phí đầu tư là phân tích, đánh giá mức chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư căn cứ vào nội dung các hạng mục công trình của dự án, tổng dự toán công trình đã được phê duyệt, các biểu giá do Nhà nước quy định...
Tổng vốn đầu tư cho dự án bao gồm:
. Vốn xây lắp (bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế...).
. Vốn thiết bị.
. Vốn lưu động cho dự án.
+ Nguồn vốn: Xem xét dự án có thể sử dụng nguồn vốn nào để đáp ứng nhu cầu về chi phí đầu tư.
. Vốn tự có của doanh nghiệp: Đối với các dự án mới, Ngân hàng ngoại thương chỉ xem xét cho vay khi vốn tự có của chủ đầu tư chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư. Đối với trường hợp cho vay cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ một phần thiết bị hiện có, hoặc mở rộng hợp lý hoá sản xuất...với số vốn vay không lớn hơn tổng giá trị tài sản hiện có của chủ đầu tư thì vốn tự có tham gia dự án có thể không đặt ra nếu dự án có hiệu quả, khả năng trả nợ chắc chắn.
. Nguồn vốn vay: Phải ghi rõ tổng số tiền xin vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, thời hạn, lãi suất, đối tượng cho vay:
> Vốn vay Ngân hàng ngoại thương.
> Vốn vay Ngân hàng khác.
> Vốn vay nước ngoài.
. Các nguồn vốn khác: Vốn ngân sách cấp, vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, bán cổ phần...
- Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.
- Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong các năm trả nợ.
- Khả năng trả nợ:
Từ các kết quả tính toán về doanh thu chi phí, ngân hàng xác định lợi nhuận ròng của dự án:
Tổng doanh thu - Tổng chi phí = Lãi gộp.
Lãi gộp - Thuế tu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận ròng
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ Ngân hàng: Tuỳ theo tính chất của từng doanh nghiệp, lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Nhà nước, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị.
x 100%
Nguồn trả nợ vay = + + Nguồn khác
Từ các thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định sẽ lập bảng phân tích tổng hợp hiệu quả kinh tế - khả năng trả nợ của các dự án. Từ đó sẽ biết được trong thời gian vay vốn dự án có tự trả được nợ hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn vay...
- Tính thời gian thu hồi vốn.
=
- Phân tích điểm hoà vốn.
Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Ngân hàng sẽ tính các chỉ tiêu như sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn...
- Tính toán một số chỉ tiêu tài chính.
Ngân hàng có thể tính thêm một số chỉ tiêu như NPV, IRR hoặc một số chỉ tiêu độ nhạy để bổ sung cho kết quả thẩm định tài chính.
Như vậy có thể nói rằng, trong những năm qua quy trình thẩm định tài chính của NHNTVN đã không ngừng được cải thiện, đổi mới nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên quy trình thẩm định cũng còn nhiều bất cập cần phải tìm giải pháp để hoàn thiện. Đó là:
+ Việc chưa phân định thật rõ ràng ranh giới trách nhiệm quyền hạn, nhiệm vụ giữa phòng dự án và phòng thẩm định đầu tư và chứng khoán làm cho công tác thẩm định bị chồng chéo.
+ Mẫu tờ trình thẩm định còn rất chung chung gây khó khăn cho việc áp dụng đến từng dự án cụ thể vì thế mới xảy ra tình trạng nhiều tờ trình còn mang tính hình thức và rất sơ sài.
+ Nhiều chỉ tiêu tính toán trong quá trình phân tích chưa thật chính xác. Ví dụ như phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ đây là phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy Ngân hàng đã làm tăng tổng nguồn trả nợ mà không tính đến trên thực tế dự án có phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác không như phải nộp về sử dụng vốn NSNN...
+ Nhìn chung quy trình thẩm định tài chính còn chưa chặt chẽ, cụ thể mọi chỉ tiêu đưa ra mới dừng ở mức độ chung nhất, trong khi mỗi dự án lại có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau làm cho nhiều khi cán bộ thẩm định không biết lựa chọn đâu là chuẩn mực. Vì vậy NHNTVN cần phải có những văn bản quy định hướng dẫn cụ thể hơn nữa về quy trình thẩm định khi đó mới đảm bảo sự thống nhất, chính xác trong quá trình thẩm định từ TW đến các chi nhánh.
1.3 Về việc thực hiện hiệu quả của cán bộ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Hoạt động cho vay theo dự án vốn không phải là thế mạnh truyền thống của NHNTVN nên đội ngũ cán bộ chưa đươc đào tạo một cách hệ thống cơ bản về hoạt động thẩm định, cho nên trong qúa trình thẩm định các cán bộ thẩm định không thể tránh khỏi những sai sót mặc dù đã có rất nhiều cố gắng.
- Quyết định cho vay nhiều khi còn dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định chứ không thực sự dựa vào năng lực tài chính thực tế của doanh nghiệp.
- Nhiều chỉ tiêu tài chính mặc dù đã được đưa ra trong quy trình thẩm định nhưng ít được cán bộ thẩm định đề cập hoặc đưa ra chỉ là hình thức như chỉ tiêu NPV, IRR...
- Thẩm định tài chính dự án không phải là quy trình đơn giản, đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ, phải am hiểu các lĩnh vực cho vay của ngân hàng mà còn cần phải biết vận dụng những kiến thức bổ trợ khác như luật thuế, môi trường, thị trường. ..phục vụ cho quá trình thẩm định. Trên thực tế, một số cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do yếu về chuyên môn cũng như hiểu biết thực tế nên khá lúng túng trong quá trình thẩm định. Điều này khiến cho cán bộ thẩm định dự án chưa đưa ra được những lời nhận xét, đánh giá sắc bén, chưa có quan sát toàn diện, tổng hợp nề mọi mặt của dự án, chưa có khả năng dự đoán những rủi ro tiềm tàng.
- Cán bộ thẩm định còn bị chi phối bởi tư tưởng truyền thống, rất cổ điển của ngân hàng là sẽ dễ dàng hơn và tin cậy hơn khi cho các khách hàng lâu năm và đã từng vay vốn ngân hàng trước đó vay, nên nhiều khi xem xét một cách không kỹ càng tính khả thi của các dự án.
Kết quả là Ngân hàng chỉ dựa vào mối quan hệ, sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp mà thẩm định dự án một cách qua loa, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Trên đây là những đánh giá chung nhất về thực trạng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Thời gian vừa qua Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã tiến hành thẩm định và cho vay rất nhiều dự án nhưng rất khó có thể đưa ra lợi nhận xét chung cho tất cả các dự án vì mỗi dự án đều có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng đòi hỏi phải có sự phân tích đánh giá riêng dựa trên những quy định chung, do vậy để cụ thể hoá thực trạng thẩm định tài chính dự án tại NHNTVN và làm rõ hơn quy trình nghiệp vụ tín dụng, chúng ta đi xem xét, so sánh 2 dự án từ đó sẽ rút ra những kết luận cụ thể:
2-/ Các dự án.
2.1 Dự án giầy Hải Hưng
- Tên công trình: Phân xưởng sản xuất đế giầy thể thao cao cấp thuôc công ty giày Hải Hưng.
- Địa điểm: Trong mặt bằng hiện tại của công ty (Hải Tân - Thị xã Hải Dương)
Được sự giúp đỡ và hỗ trợ của NHNT, công ty giày Hải Hưng đã được đầu tư 3 dây chuyền sản xuất giày thể thao có công suất 2 triệu đôi/ năm. Hiện nay công ty đã đi vào sản xuất ổn định tạo viêc làm cho 1300 lao động đảm bảo trả nợ đúng hạn cho nước ngoài và trong nước. Thời gian vừa qua công ty thực hiện hợp tác kinh doanh với hàng Freedom Hàn Quốc trên cơ sở nguyên liệu chủ yếu nhập từ phía nước ngoài trong đó phần đế giày chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.
Ngày 17/ 5/ 1997 Bộ thương mại đã có công văn số 97/ PTMPC thông báo về vấn đề sử dụng hệ thống phổ cập ưu đãi thuế quan ở Việt Nam trong đó đã quy định: Từ năm 1998, phòng Thương mại và Công nghiệp sẽ không cấp giấy chứng nhận xuất xứ Form A cho những doanh nghiệp sản xuất giày nhập đế từ nước ngoài. Như vậy sẽ rất khó khăn cho việc xuất hàng sang thị trường EC. Nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, giảm giá thành sản phẩm công ty giày Hải Hưng đã quyết định đầu tư 01 dây chuyền sản xuất đế giày công suất 3 triệu đôi đế/ năm của hãng Freedom KOREA. Căn cứ vào quyết định phê duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật số 1154/ QĐ - UB và hợp đồng ngoại đã ký ngày 12/ 07/ 1997 công ty đã gửi đơn xin vay vốn trị giá 412.000.000 USD tới NHNTVN:
- Vay phòng chứng khoán và đầu tư số tiền 61800 USD (tương đương 15% trị giá thiết bị). Thời hạn 36 tháng để đặt cọc.
- Vay phòng bảo lãnh (Nguồn vốn Exim bank Hàn Quốc) số tiền 350.200 USD (tương đương 85% giá trị thiết bị). Thời hạn 5 năm.
Công ty đã đưa đến ngân hàng rất nhiều hồ sơ, tài liệu khác nhau nhưng trong khuôn khổ của bài viết này em chỉ dựa trên tờ trình thẩm định do phòng dự án - NHNT lập dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính và các tài liệu khác để đưa ra những nội dung cơ bản nhất:
Phương án đầu tư của công ty được tính toán cụ thể như sau:
Tỷ giá 1 USD = 11000 đ
* Tổng vốn đầu tư: 6897 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn xây dựng nhà xưởng là : 1565 triệu.
- Vốn nhập thiết bị là: 5332 triệu.
* Nguồn vốn:
- Vốn tự có: 1800 triệu (1000 triệu đã xây dựng nhà xưởng; 800 triệu mua thiết bị trong nước).
- Vốn vay các ngân hàng: 5097 triệu đồng (74%).
Trong đó:
+ Ngân hàng ngoại thương: 412.000 USD (~ 4532 triệu đồng)
Trong đó:
Vốn đặt cọc 15% là 61800 USD (~679,8 triệu đồng), lãi suất 9.5%/ năm.Thời hạn 03 năm.
Vốn thiết bị vay từ nguồn tài trợ xuất khẩu của Eximbank - Korea trả chậm trong 05 năm là350200 USD (~3852,2 triệu đồng). Lãi suất 8%/ năm, thời hạn 05 năm.
+ Ngân hàng đầu tư: 565 triệu đồng với lãi suất 1,7%/ tháng, thời hạn 03 năm.
Dự kiến sản lượng sản xuất năm thứ 1 là: 1,5 triệu đôi đạt 50% công suất
Dự kiến sản lượng sản xuất năm thứ 2 là: 2 triệu đôi đạt 67% công suất
Dự kiến sản lượng sản xuất năm thứ 3 là: 2,5 triệu đôi đạt 83% công suất
Dự kiến sản lượng sản xuất năm thứ 4 là: 3 triệu đôi đạt 100% công suất
Hiệu quả kinh tế được tính toán trong 4 năm đầu như sau:
Đơn vị tính: 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm thứ 4
1. Sản lượng đạt (đôi)
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
2. Doanh số
14.850.000
19.800.000
24.750.000
29.700.000
3. Tổng chi phí
13.114.171
16.676.189
20.238.207
23.529.611
4. Nguyên vật liệu
7.342.500
9.790.000
12.237.500
14.685.000
5. Phụ kiện bao bì
975.000
1.300.000
1.625.000
1.950.000
6. Điện, nước
945.000
1.260.000
1.575.000
1.890.000
7. Tiền lương
1.200.000
1.440.000
1.680.000
1.680.000
8. BHXH (19%)
228.000
273.600
319.200
319.200
9. Lãi vay (vốn thiết bị)
351.966
268.804
185.642
107.861
10. Lãi vay XDCB
105.655
67.235
28.815
0
11. Lãi vay (VLĐ)
486.000
648.000
810.000
972.000
12. Khấu hao cơ bản (12%)
827.640
827.640
827.640
827.640
13. CP sửa chữa (3%)
206.910
206.910
206.910
206.910
14. Chi phí khác (3%)
445.500
594.000
742.500
891.000
15. Chi phí chung (7%)
1.039.500
1.386.000
1.732.500
2.079.000
16. Lãi trước thuế
1.735.829
3.123.811
4.511.793
6.170.389
17. Thuế lợi tức (3%)
0
0
1.579.128
2.159.636
18. Lãi ròng
1.735.829
3.123.811
2.932.665
4.010.753
19. 50% Lãi ròng
867.914
1.561.905
1.446.333
2.005.376
Ghi chú: Giá bán đơn vị sản phẩm = 0,9 USD/đôi (tương đương 9900 đ/đôi): giảm 0,1 USD/đôi so với luận chứng của Công ty.
Phương án trả nợ khoản vay thiết bị.
Đơn vị: 1000 đ
Số phải trả
Nguồn trả nợ
Lần trả nợ
Nợ Gốc
Lãi NH
Tổng Cộng
KHCB
LN dành trả nợ
Thừa thiếu (+/-)
Năm thứ 1
1.185.373
457.621
1.642.994
827.000
867.914
+51.920
Năm thứ 2
1.185.373
336.039
1.521.412
827.000
1.561.905
+867.493
Năm thứ 3
1.185.373
214.457
1.399.830
827.000
1.466.333
+893.503
Năm thứ 4
770.440
107.861
878.301
827.000
2.005.376
+1.954.075
Năm thứ 5
770.440
46.226
816.666
827.000
2.005.376
+2.015.710
Cộng
5.097.000
1.162.205
6.259.205
4.135.000
7.906.904
+5.782.701
Nguồn trả nợ: Khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng + Lãi dành trả nợ (50% lãi ròng)
Thời gian hoàn trả vốn vay =
Tổng số vốn vay = 5.097.000 (gốc) + 1.162.205 (lãi) = 6259,205 triệu
Lãi dành trả nợ bình quân =
Thời gian hoàn trả vốn vay =
Thời gian hoàn vốn đầu tư =
=
= 3,4 năm
* Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty đến ngày xin vay như sau:
(1) Sản xuất kinh doanh:
Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 44.827,564 triệu đồng
(2) Tình hình tài chính:
2.1 Nguồn vốn:
- Nguồn vốn cố định : 461.467.892 đ
- Nguồn vốn lưu động : 2.389.979.822 đ
- Nguồn vốn XDCB : 13.946.476 đ
- Nguồn vốn khác : 539.263.502 đ
- Vốn vay ngân hàng:
+ Dư nợ bảo lãnh trả chậm tại VCB là 1.606.500 USD
Trong đó:
Bảo lãnh trả chậm 05 năm máy sản xuất giày là 750.000 USD.
Bảo lãnh trả chậm 18 tháng máy thêu giầy là 178.500 USD
Bảo lãnh trả chậm 03 tháng nhập nguyên liệu là 678.000 USD
+ Dư nợ tại Ngân hàng đầu tư 4900 triệu, thời hạn 04 năm, lãi suất 0,7%/tháng.
Hiện nay Công ty không có nợ vay quá hạn ở cả hai ngân hàng.
- Các khoản phải trả (nợ khách hàng trong nước): 6.860.000.000 đ
2.2 Sử dụng vốn.
- XDCB dở dang : 720.411.463 đ
- Tài sản dự trữ :
+ Nguyên vật liệu : 5.033.142.491 đ
+ Thành phẩm : 727.927.983 đ
- Vốn bằng tiền : 1.284.700.099
- Các khoản phải thu: 5.661.709.227 đ
(3) Kết quả kinh doanh.
Trong 06 tháng đầu năm 1997 Công ty giầy Hải Hưng đã thu lãi từ sản xuất giày thể thao số tiền là: 537.912.846 đ
ý kiến của phòng chứng khoán và đầu tư, phòng bảo lãnh:
Công ty giày Hải Hưng là một khách hàng quen thuộc của VCB, Công ty luôn vay trả nợ sòng phẳng, không có nợ quá hạn.
Sau khi xem xét hồ sơ xin vay của Công ty giày Hải Hưng kết hợp với thẩm định thực tế, phòng thấy phương án sản xuất kinh doanh của Công ty là khả thi, vốn tự có của Công ty tham gia vào dự án là 1.800 triệu chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư, nguyên liệu sản xuất đế giày chủ yếu là nguồn trong nước giá rẻ, sản phẩm sản xuất ra được sử dụng trực tiếp cho dây chuyền sản xuất giày thể thao, nhờ đó Công ty có thể giảm được giá thành tăng lợi nhuận, chủ động trong quá trình sản xuất. Hiện nay Công ty giày Hải Hưng đã xây dựng xong nhà xưởng và đang tiến hành đào tạo công nhân để phục vụ cho dây chuyền sản xuất đế. Để đảm bảo cho các khoản nợ vay tại NHNT Công ty đã thế chấp toàn bộ tài sản hiện có của Công ty trị giá 6018 tỷ đồng (tài sản thế chấp đã được xác nhận của Sở Tài chính tỉnh), toàn bộ hồ sơ tài sản thế chấp đang lưu giữ tại phòng bảo lãnh VCB Trung ương.
Sau khi phân tích thẩm định, VCB đã quyết định cho Công ty giày Hải Hưng vay 412.000 USD. Trong đó 15% giá trị hợp đồng tương đương số tiền 61.800 USD để đặt cọc nhận dây chuyền sản xuất đế giày thể thao, thời hạn vay 36 tháng theo lãi suất đang áp dụng tại NHNT. Số còn lại 85% giá trị tương đương số tiền 350.200 USD vay từ nguồn tín dụng EXIM bank Hàn Quốc, thời hạn 05 năm.
2.2 Dự án của tổng công ty điện lực Việt Nam
(1) Giới thiệu về dự án:
Tên dự án: Lắp đặt thêm 2 tổ Tuabin khí F6 đợt 2 Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ.
Công suất thiết kế: 2 x 39,1 MW.
Địa điểm xây dựng: Tại nhà máy nhiệt điện Trà Nóc - trong khuôn viên Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ - Tỉnh Cần Thơ.
Thiết bị công nghệ: Thiết bị mới, hiện đại của hãng ALSTOM GAS TURBINES của Pháp
Nhiên liệu sử dụng: Dầu DO
Thời gian bắt đầu vận hành dự kiến: Tháng 3/2001
Mục tiêu dự án: Là biện pháp tình thế để giải quyết một phần thiếu hụt công suất và điện năng cho hệ thống điện giai đoạn 2001 - 2002 cải thiện chất lượng điện cho khu vực miền Tây và góp phần điều tiết công suất để huy động thuỷ điện hợp lý hơn sau năm 2002.
Dự án đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 411/Chính Phủ KTN ngày 14/04/2000 Bộ Công nghiệp phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo Quyết định số 767/QĐ - KHĐT ngày 04/05/2000 và ý kiến của Bộ ngành liên quan.
Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư được phê duyệt là 29,318 triệu USD bao gồm 27,192 triệu USD ngoại tệ và 23,508 tỷ đồng nội tệ (quy đổi ra USD theo tỷ giá 1 USD = 13908 VNĐ) như sau:
Tổng vốn đầu tư: 27.378.113 USD
Trong đó: + Ngoại tệ: 25.687.862 USD
+ Nội tệ: 23,508 tỷ đồng
Chi tiết dự toán như sau:
Thiết bị
Công suất
Hãng sản xuất
Giá CIF (USD; VNĐ)
1. Hai Tuabin khí F6
2 x 39,1
AGT Pháp
20.878.800 USD
Máy phát điện, máy nổ
MW (ISO)
2. Trạm biến áp 11/110 KV
AGT Pháp
1.380.000 USD
3. Thiết bị điện HV
AGT Pháp
2.268.000 USD
4. Phụ tùng thay thế
AGT Pháp
681.062 USD
Tổng cộng
25.207.862 USD
5. CP hướng dẫn, giám sát, lắp đặt, nghiệm thu
480.000 USD
Tổng CP ngoại tệ
25.687.862 USD
6. Vận chuyển trong nước
1.800 triệu VNĐ
7. CP xây lắp
17.690 triệu VNĐ
8. KTCB khác
2.980 triệu VNĐ
9. CP dự phòng
1.038 triệu VNĐ
Cộng phần nội tệ
23,508 tỷ VNĐ
* Nguồn dự kiến:
- Nguồn vốn ngoại tệ 15% giá trị thiết bị (3,84 triệu USD) bằng nguồn vốn tự có.
85% giá trị thiết bị (21,84 triệu USD) bằng nguồn vốn vay, thời hạn 10 năm.
- Nguồn vốn nội tệ: 23,508 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay
Thời hạn: 5 năm
Tỷ lệ vốn tự có/Tổng vốn đầu tư: 14%
* Tính hiệu quả của dự án (theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được Bộ công nghiệp phê duyệt)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
1. Lợi nhuận do bán điện
Tr USD
- 161,088
2. Lợi nhuận do tăng thuỷ điện
-
245,76
3. Lợi nhuận do giảm tổn thất truyền tải
-
24,6
4. Tổng lợi nhuận
Tr USD
109,272
5. IRR
%
11,42
6. NPV
Tr USD
3,48
7. Thời gian thu hồi vốn
năm
9 năm 5 tháng
8. Thời gian khấu hao
năm
20
(2) Về tình hình tài chính và kinh doanh của Tổng Công ty.
Kết quả kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tổng doanh thu
9784
11737
14550
Các khoản giảm trừ
965
839
1061
Doanh thu thuần
8819
10898
13489
Giá vốn hàng bán
6899
6842
10466
Lợi tức gộp
1920
4056
3023
CPBH + QLDN
958
1222
935
Lợi tức thuần từ HĐKINH DOANH
962
2834
2088
Lợi tức từ hoạt động khác
30
168
311
+ Lợi tức từ hoạt động tài chính
19,2
48
248
+ Lợi tức từ hoạt động bất thường
10,8
120
63
Tổng lợi tức trước thuế
992
3002
2399
Thuế lợi tức phải nộp
186
940
805
Thuế vốn phải nộp
532
565
587
Lợi tức sau thuế
274
1497
1007
Qua bảng kết quả kinh doanh ta có nhận xét.
- Tổng doanh thu của Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN) trong các năm qua khá cao và liên tục tăng trưởng. Tổng doanh thu năm 1998 tăng 20% so với năm 1997, năm 1999 tăng 24% so với năm 1998.
- Lợi tức sau thuế của Tổng Công ty cao, đặc biệt trong năm 1998 đạt trên 1400 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với năm 1997. Năm 1999 lợi tức của EVN có giảm so với năm 1998 (32%). Mặc dù Tổng doanh thu tăng, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm lợi tức là tăng giá vốn hàng bán (53%) do tăng chi phí khấu hao. Tỷ lệ lãi ròng/doanh thụ thuần qua các năm khá cao 3,1% (1997), 13,7% (1998), 7,6% (1999).
Tỷ suất lợi nhuận/vốn: 10,14% (1998), 7,34% (1999) cho thấy EVN sử dụng đồng vốn hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau:
So sánh doanh thu và lợi nhuận giữa các năm
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
1997
1998
% 1998/1997
1999
% 1999/1998
1. Doanh thu thuần
8819
10898
123,58
13489
124
2. Tổng lãi trước thuế
992
3002
302,32
2399
80
3. Tổng lãi sau thuế
274
1497
542,62
1007
68
4. Số KHCB
1876
3554
189
Tóm tắt bảng tổng kết tài sản
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Các khoản mục
T12/1998
Tỷ lệ trong STS (%)
T12/1999
Tỷ lệ trong STS (%)
Chênh lệch 1999/1998
%1999/1998
Tài sản
37.600
100
42.476
100
4.876
113
A. TSLĐ và ĐTNH
12.202
32,45
17.582
41,39
5.380
144,09
I. Tiền
3.582
9,53
4.886
11,5
1.304
136,42
II. Đầu tư TCNH
1
0,00
8
0,02
7
800
III. Các khoản phải thu
6.089
16,19
9.635
22,68
3.546
158,23
- Phải thu nội bộ
1.380
3,67
8.312
19,57
6.932
601,63
IV. Hàng tồn kho
2.213
5,88
2.525
5,94
312
114,12
V. TSLĐ khác
305
0,82
520
1,22
215
169,4
VI. Chi sự nghiệp
12
0,03
10
0,02
-2
83
B. TSCĐ và ĐTDH
25.398
67,55
24.894
58,61
-504
98,02
I. TSCĐ
24.768
65,88
24.040
56,59
-728
97,05
II. Đầu tư TSDH
25
0,67
33
0,08
8
132
III. CPXDCBDD
604
1,6
820
0,93
216
136
IV. Ký cược, ký quỹ DH
1
0,00
1
0,00
0
100
Nguồn vốn
37.600
100
42.476
100
4876
113
A. Nợ phải trả
9.629
25,81
14.024
32,02
4395
145,66
I. Nợ ngắn hạn
5.878
15,63
8.806
20,73
2928
149,83
- Phải trả nội bộ
2.311
6,15
5.028
11,84
2717
217,57
II. Nợ dài hạn
2.849
7,57
4.449
10,47
1600
156,21
Trong đó: Vay DH
2.825
7,51
4.426
10,42
1601
156,69
III. Nợ khác
902
2,4
769
1,81
-133
85,18
B. NV CSH
27.971
74,39
28.452
66,98
481
101,72
I. Nguồn vốn - quỹ
27.955
74,35
28.439
66,95
484
101,73
II. Nguồn kinh phí
16
0,04
13
0,03
-3
80,32
một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Tổng Công ty.
Chỉ tiêu
Nội dung
1997
1998
1999
A. Tình hình và khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện hành
(TSLĐ & ĐTNH/Nợ ngắn hạn)
1,66
2,08
2
2. Khả năng thanh toán nhanh
(TSLĐ & ĐTNH - Hàng Tồn kho/Nợ NH
1,16
1,7
1,71
B. Cơ cấu vốn và nguồn vốn
1. Vốn CSH/Nợ phải trả
5,08
2,91
2,03
2. Vốn CSH/Tổng tài sản
0,84
0,74
0,67
C. Năng lực hoạt động
1. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
GVHB/Hàng tồn kho bình quân
3,24
0,33
4,42
2. Số vòng luân chuyển khoản phải thu
DTT/Các khoản phải thu bình quân
3,0
2,58
1,72
3. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
DTT /GTCL TSCĐ
0,4
0,44
0,56
D. Phân tích doanh lợi và lợi nhuận
1. Lãi ròng/Doanh thu thuần
0,03
0,14
0,08
2. Tỷ lệ hoàn vốn
Lãi ròng/S NV sử dụng bình quân
0,01
0,14
0,03
Qua bảng tổng kết tài sản và bảng một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Tổng Công ty ta có thể rút ra và nhận xét như sau:
a, Tình hình phân bổ vốn (Tài sản): Nhìn chung tình hình phân bổ vốn của Tổng Công ty là hợp lý.
- Nguồn vốn của Tổng Công ty khá lớn và có sự tăng trưởng năm 1999 tăng 13% so với năm 1998.
- Khoảng 60% tổng nguồn vốn được sử dụng để đầu tư dài hạn trong đó hầu hết là đầu tư vào TSCĐ. Điều này thể hiện sự phân phối nguồn vốn hợp lý và phù hợp với đặc điểm của ngành điện.
- Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSLĐ là các khoản phải thu (trong đó hầu hết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0140.doc