Lời cam đoan 1
Những chữ cái viết tắt 2
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1. Khái quát chung về vốn huy động và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò vốn huy động 3
1.1.1.1. Khái niệm vốn huy động 3
1.1.1.2. Vai trò của vốn huy động 3
1.1.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM 5
1.1.2.1. Nhận tiền gửi 5
1.1.2.2. Phát hành giấy tờ có giá 6
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ kế toán huy động vốn 6
1.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn 6
1.2.1.1. Tài khoản sử dụng 6
1.2.1.2.Chứng từ: 8
1.2.2. Các hình thức kế toán huy động vốn 8
1.2.2.1. Kế toán huy động vốn từ tài khoản tiền gửi 8
Có TK tiền mặt 13
1.2.2.2. Kế toán huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá 14
Loại 1 : phát hành giấy tờ có giá ngang giá 14
Loại 2: phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu 15
52 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m
Có TK tiền mặt
Nếu KH đến rút trước hạn thì NH sẽ cho KH hưởng lãi suất theo sự thoả thuận của KH với NH tại thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng.
Nếu thời điểm tính hạch toán lãi dự trả vào cuối ngày giao dịch thì lãi của tháng cuối chưa được hạch toán vào lãi dự trả cho nên lãi toàn bộ lãi kỳ hạn sẽ gồm 2 phần: một phần lãi đã được hạch toán vào tài khoản lãi dự trả, một phần chưa được hạch toán vào. Khi đáo hạn NH hạch toán
- Trả gốc Nợ TK thích hợp khách hàng
Có TK tiền mặt
- Trả lãi Nợ Tk lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK tiền mặt
Nếu KH đến rút trước thời hạn thì NH cho khách hàng hưởng lãi suất io cho ngày gửi t
hực tế
Số tiền lãi = Gốc * io * ngày gửi thực tế / 30
Bút toán tại thời điểm KH rút
Nợ TK tiền gửi tiết kiệm của khách hàng: gốc
Nợ TK chi phí trả lãi: lãi
Có TK tiền mặt: gốc + lãi
Thoái chi toàn bộ chi phí vào TK lãi phải trả số tiền gửi của KH
Nợ TK lãi phải trả
Có TK chi phí trả lãi
Nếu KH rút quá hạn tiền lãi sẽ được nhập gốc và lãi mới được tính trên số tiền gốc đã được nhập lãi
1.2.2.2. Kế toán huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá
Loại 1 : phát hành giấy tờ có giá ngang giá
Trường hợp trả lãi sau:
Tại thời điểm phát hành: Nợ TK tiền mặt
Nợ TK tiền gửi của khách hàng
Có TK mệnh giá giấy tờ có giá
Định kỳ NH sẽ tính và hạch toán lãi dự trả
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
Khi đáo hạn NH trả cho KH mệnh giá + lãi
Nợ TK mệnh giá giấy tờ có giá
Nợ TK lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
Có TK thích hợp của khách hàng
Trường hợp trả lãi trước:
Tại thời điểm phát hành: Nợ TK thích hợp của khách hàng
Nợ TK chi phí chờ phân bổ
Có TK mệnh giá của giấy tờ có giá
Định kỳ sẽ phân bổ lãi trả trước và chi phí huy động vốn vào tài khoản chi phí trả lãi
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK chi phí chờ phân bổ
Khi đáo hạn : Nợ TK mệnh giá giấy tờ có giá
Có TK thích hợp của khách hàng
Loại 2: phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu
Trường hợp trả lãi sau:
Tại thời điểm phát hành : Nợ TK thích hợp khách hàng
Nợ TK chiết khấu giấy tờ có giá
Có TK mệnh giá giấy tờ có giá
Hàng tháng – tính và hạch toán lãi dự trả
- phân bổ chiết khấu để tính vào huy động vốn
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
Có TK chiết khấu giấy tờ có giá
Khi đáo hạn: Nợ TK mệnh giá giấy tờ có giá
Nợ TK lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
Có TK thích hợp của khách hàng
Trường hợp trả lãi trước:
Tại thời điểm phát hành : Nợ TK thích hợp của khách hàng
Nợ TK chiết khấu giấy tờ có giá
Nợ TK chi phí chờ phân bổ
Có TK mệnh giá giấy tờ có giá
Hàng tháng: phân bổ lãi trước vào TK chi phí trả lãi
Phân bổ chiết khấu để tính vào TK chi phí trả lãi
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK chi phí chờ phân bổ
Có TK chiết khấu giấy tờ có giá
Khi đáo hạn: Nợ TK mệnh giá giấy tờ có giá
Có TK thích hợp khách hàng
Loại 3: Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội
Trường hợp trả lãi sau :
Tại thời điểm phát hành : Nợ TK thích hợp của khách hàng
Có TK mệnh giá giấy tờ có giá
Có TK phụ trội giấy tờ có giá
Hàng tháng : tính và hạch toán lãi dự trả
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá
Phân bổ phụ trội để ghi giảm chi phi huy động vốn
Nợ TK phụ trội giấy tờ có giá
Có TK chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá
Khi đáo hạn : Nợ TK mệnh giá giấy tờ có giá
Nợ TK lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
Có TK thích hợp của khách hàng
Trường hợp lãi trả trước
Tại thời điểm phát hành : Nợ TK thích hợp của khách hàng
Nợ TK chi phí chờ phân bổ
Có TK mệnh giá giấy tờ có giá
Có TK phụ trội giấy tờ có giá
Hàng tháng : phân bổ lãi trả trước vào tài khoản chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá Nợ TK chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá
Có TK chi phí chờ phân bổ
Phân bổ phụ trội để giảm chi phí huy động vốn
Nợ TK phụ trội giấy tờ có giá
Có TK chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá
Khi đáo hạn : Nợ TK mệnh giá giấy tờ có giá
Có TK thích hợp của khách hàng
Chương 2 thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh BIDV – bắc hà nội
2.1. Khái quát về ngân hàng BIDV – Bắc Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV – Bắc Hà Nội
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV – Bắc Hà Nội là chi nhánh NH đầu tư và phát triển Gia Lâm, lúc đó có tên gọi là chi điểm NH kiến thiết khu vực Gia Lâm. Trải qua một thời gian dài phấn đấu trưởng thành tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do cơ chế ràng buộc chưa năng động sáng tạo chưa mạnh dạn đổi mới nên chi nhánh chỉ được đánh giá là một chi nhánh vừa và nhỏ với tổng tài sản trên dưới 200 tỷ vào năm 2000 hoạt động chủ yếu là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa bàn còn công tác huy động thì gặp rất nhiều khó khăn.
Trước cơ hội nền kinh tế đang có xu hướng tăng tốc độ hội nhập, thành phố Hà Nội đang có quy hoạch phát triển mạnh về phía Bắc nắm bắt thời cơ đó tháng 8 năm 2001 ban lãnh đạo BIDV quyết định tách chi nhánh khu vực Gia Lâm ra khỏi chi nhánh ngân hàng ĐT &PT thành phố Hà Nội, nhập vào sở giao dịch BIDV.
Đây là một bước quyết định chiến lược đột phá tạo tiền đề cho BIDV Bắc Hà Nội ra đời. Sau 2 năm 2000, 2001 sự phát triển vượt bậc của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh đã được đánh giá qua các chỉ tiêu: tổng tài sản, nguồn vốn huy động, phí dịch vụ…tăng gấp 3 lần so với năm 1999. Với tổng tài sản lên tới 1000 tỷ đồng và 40% thị phần trên địa bàn. Ngày 10/10/2002 hội đồng quản trị ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã có quyết định số: 80/QĐ-HĐQT về việc thành lập chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển
Bắc Hà Nội và hiện nay có trụ sở tại số 137A đường Nguyễn Văn Cừ Long Biên Hà Nội
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV – Bắc Hà Nội
a. Cơ cấu chung
Ban giám đốc
Khối dịch vụ khách hàng
Khối đơn vị
trực thuộc
Phòng
tín dụng 1
Phòng
tín dụng 2
Phòng thẩm định quản lý tín dụng
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng tiền tệ kho quỹ
PGD
Bồ Đề
PGD
Ngọc Lâm
PGD
Long Biên
PGD
Ngọc Thuỵ
Khối nội bộ
Khối tín dụng
Phòng tài chính kế toán
Phòng
kế hoạch nguồn vốn
Phòng tổ chức hành chính
Phòng
điện toán
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức chung của chi nhánh BIDV – Bắc Hà Nội Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Chi nhánh ngân hàng BIDV – Bắc Hà Nội
b. Cơ cấu tổ chức phòng Dịch vụ khách hàng
Trưởng phòng
Phó phòng
Bộ phận huy động vốn
Bộ phận thực hiện các giao dịch khác
Bộ phận tín dụng
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của chi nhánh BIDV – Bắc Hà Nội Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Chi nhánh ngân hàng BIDV – Bắc Hà Nội
* Chức năng, nhiệm vụ chung của các phòng
_ Trực tiếp thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo quy định.
_ Đầu mối đề xuất tham mưu giúp việc giám đốc chi nhánh xây dung kế hoạch ,chương trình công tác, các biện pháp ,giải pháp triển khai thực hiện nhiêm vụ thuộc phạm vi của phòng ,các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực được giao.
_ Phối hợp chặt chẽ với các phòng trong chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức trách của phòng về các vấn đề nghiệp vụ và vấn đề chung của chi nhánh.
_ Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin, tổng hợp và lập báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ vủa phòng để phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ quản trị điều hành theo quy định BIDV - Bắc Hà Nội.
_ Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc đào tạo cán bộ về phong cách giao dich văn minh lịch sự, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao chât lượng phục vụ khách hàng đáp ứng yêu cầu phát triển theo xu thế hội nhập và giữ tín nhiệm tạo hình ảnh ấn tượng tốt đẹp về BIDV_Bắc Hà Nội.
* Chức năng của một số phòng chính
_ Phòng tín dụng
Thực hiện nghiên cứu xây dung các chiến lược khách hàng, phân loai KH và đề xuất ưu đãi cho từng loại KH nhằm mở rộng đầu tư tín dụng .
Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn, trung, dài hạn nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá …..
Tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách hàng lụa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao…..
_ Phòng dịch vụ KH
Thực hiện giao dịch một cửa .Các giao dịch viên thực hiện nhận tiền gửi và thanh toán bằng tiền gửi VND và ngoại tệ đối với các TCKT, cá nhân thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong cùng hệ thống, thanh toán nội bộ ,chuyển tiền điện tử, bù trù điện tử.
Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng cá nhân nhỏ lẻ.
Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ chi khách hàng tại chi nhánh như: thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền…
_ Phòng kế hoạch nguồn vốn: Nghiên cứu đề xuất chiến lược KH, cụ thể hoáchiến lược huy động vốn và cho vay theo các chiến lược cho vay trung và dài hạn theo định hướng của BIDV Việt Nam.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá diễn biến tình hình thực hiện các chỉ tiêu,kế hoạch kinh doanh,thông tin báo cáo thưòng xuyên, kịp thời giúp ba giám đốc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Hà Nội
Nhìn chung hoạt động của BIDV _Bắc Hà Nội vẫn đang trên đà phát triển tương đối ổn định và bước đầu đã gặt hái được một số thành công nhất định .Ngân hàng đã thực hiện có hiệu quả với nhiều biện pháp huy động hấp dẫn, đồng thời nâng cao chất luợng tín dụng, chất lượng dịch vụ phục vụ tốt nhu cầu vay vốn ,nhu cầu thanh toán của mọi thành phần trên địa bàn.Những kết quả đạt được thể hiện cụ thể trong lĩnh vực :
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Qua bảng số liệu sau ta thấy :
Bảng 1: Tình hình hoạt động huy động vốn 2005-2007 tại BIDV-Bắc Hà Nội Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nguồn vốn của BIDV_Bắc Hà Nội
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Mức tăng
2006/2005
Mức tăng
2007/2006
Số tiền
Số tiền
Số tiền
+_
+_%
+_
+_%
Vốn huy động
1500
2100
2500
+600
+40%
+400
+19,04%
VHĐ ngắn hạn
690
1155
1375
+465
+67%
+220
+19,04%
VHĐ T&DH
810
945
1125
+135
+16,7%
+180
+19,04%
Nhìn qua bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm.Năm 2006 tổng vốn huy động tăng 600 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là40% so với năm 2005. Sang đến năm 2007,tổng nguồn vốn huy động tăng 400 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 19,04% so với năm 2006.
Trong đó, vốn huy động ngắn hạn có xu hướng tăng lên.Năm 2006 tăng 465 tỷ đồng tưong ứng với tỷ lệ tăng 67% so với năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2007 nhìn chung vốn huy động ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ có phần giảm hơn so với năm 2006 cụ thể như sau : năm 2007 luợng vốn huy động ngăn hạn tăng so với 2006 là 220 tỷ đồng với tốc độ tăng là 19,04%.VHĐ T&DH có chiều hướng tăng đều qua các năm ,năm 2006 tốc độ tăng của VHĐ T&DH là 26,7%tương ứng với 135 tỷ đồng và đến năm 2007 tốc độ gia tăng vẫn tương đối ổn định với con số 180 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 19,04% so với năm 2006.
Như vậy, việc tăng trương nguồn vốn huy động nói chung đã đựoc chi nhánh thực hiện rất tốt .Thành công đó không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn mà còn giúp chi nhánh giảm thiểu phần nào rủi do trong khinh doanh. Đặc biệt việc gia tăng ổn định của nguồn vốn huy động T&DH sẽ giúp ngân hàng đảm bảo cho các dự án đầu tư trung dài hạn trong thời kì sắp tới của toàn quận nói riêng và của thành phố nói chung.Tuy nhiên việc giảm sút đáng kể của nguồn vốn huy động ngắn hạn đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho vay ngắn hạn cũng như đảm bảo cho khả năng thanh toán ngắn hạn của chi nhánh.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Đây là nghiệp vụ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ,nó góp phần chủ yếu quyết định vị thế và khả năng sinh lời của Ngân hàng .Hoạt động này gắn liền với hoạt động huy động vốn .Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không một phần cũng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được .
Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng 2005-2007 tại BIDV-Bắc Hà Nội Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nguồn vốn của BIDV_Bắc Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Mức tăng
2006/2005
Mức tăng
2007/2006
Số tiền
Số tiền
Số tiền
+_
+_%
+_
+_%
Tổng du nợ
2000
2800
4350
+800
+40
+1550
+55,4
Phân theo kỳ hạn
1. Ngắn hạn
1200
1680
2610
+480
+40
+930
+55,4
2. T&DH
800
1120
1740
+320
+40
+620
+55,4
Phân theo TPKT
1.DNNN
700
840
1188
+140
+20
+348
+41,4
2. DN ngoài QD
1300
1960
3132
+660
+50,7
+1172
+59,8
Nhìn theo bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình hoat động tín dung của chi nhánh khá ổn định và có chiếu hướng phát triển tương đối vững chắc.Tỷ lệ cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn tương đối bằng nhau.Tuy nhiên trên thực tế thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn nên cao hơn trung và dài hạn thì ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi do hơn.Một hiện tưọng nữa mà ta có thể nhạn thấy dó là tổng dư nợ của các năm luôn cao hơn tổng vốn huy động khá nhiều như vậy có thể thây ngân hàng sử dung nguồn vốn rất hiệu quả.Cả hai đối tượng khách hàng là DNNN và DN ngoài QD đều được ngân hàng chú trọng nhưng khách hàng DN ngoài QD có phần được chú trọng hơn so với DNNN.Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua các năm đều giảm đáng kể :năm 2005 là 7% ,năm 2006 là 3% đến năm 2007 chỉ còn là 1,5%.
2.1.2.3.Kết quả tài chính
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh hàng nâm đều tăng.Năm 2006 là 55 tỷ đồng ,năm 2006 là 70 tỷ đồng sang năm 2007 con số đã tăng lên là 95 tỷ đồng.Trong đó nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và qua đây cũng cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh rất hiệu quả ,góp phần đáng kể vào nguồn thu từ tín dụng.
Trên đây là kết quả chung về hoạt động kinh doanh mà chi nhánh đã đat được .Để tìm hiểu cụ thể hơn về tình hình huy động vốn tại chi nhánh chúng ta sẽ đi phân tích thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh để thấy rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng công tác Kế toán huy động vốn tại BIDV_Bắc Hà Nội.
NH hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, để tồn tại và phát triển và đăc biệt là đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì công tác huy động vốn phải được quan tâm hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này trong những năm qua chi nhánh BIDV_Bắc Hà Nội đã đặc biệt chú trọng trong công tác huy động vốn. Ngân hàng đã áp dụng các hình thức huy động sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân
- Các loại tiền gửi tiết kiệm: có kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi góp, bậc thang, tiết kiệm có dự thưởng.
- Phát hành giấy tờ có giá : trái phiếu, kỳ phiếu.
Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh ngoài các NH như ngân hàng TMCP Bắc á, NHCT, NHNT…huy động vốn còn có dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Cho thấy công việc huy động vốn của ngân hàng rất khó khăn khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh .Nhưng nhờ có sự tích cực, chủ động nắm bắt thị trường và có những phương pháp phù hợp, linh hoạt trong lĩnh vực huy
động vốn nên trong những năm qua NH đã huy động đạt đợc kết quả cao đủ sức cạnh tranh với các TCTD khác.
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản mới được ban hành đã có nhiều cải tiến cho phù hợp với chuẩn kế toán mới. Riêng phần kế toán nguồn vốn huy động được quy định theo dõi ở Loại 8 của hệ thống tài khoản nội bảng và hạch toán tài khoản cấp V theo từng loại hình huy động như sau. Cụ thể, hiện tại Chi nhánh BIDV - Bắc Hà Nội đang có các loại hình huy động nguồn vốn sau:
Tiền gửi của khách hàng (TK 42)
Tiền gửi của khách hàng (TK 421,422):
Tiền gửi không kỳ hạn (TK 4211,4221)
Tiền gửi có kỳ hạn (TK 4212, 4222)
Tiền gửi vốn chuyên dùng (TK 4214, 4224)
Tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424) :
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TK 4231, 4241
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TK 4232, 4242)
Tiền gửi tiết kiệm khác (TK 4238)
Phát hành giấy tờ có giá (TK 43)
Phát hành giấy tờ có giá (TK 431, 434):
Kỳ phiếu Ngân hàng
Trái phiếu Ngân hàng
Chứng chỉ tiền gửi
Tại chi nhánh, để dễ dàng quản lý và theo dõi các sản phẩm nguồn vốn huy động nên đã mở tiểu khoản chi tiết cho từng loại sản phẩm.
2.2.2. Chứng từ sử dụng
Đi đôi với việc hạch toán và sử dụng tài khoản việc chấp hành các quy định về chứng từ cũng rất quan trọng. Tại BIDV_Bắc Hà Nội chứng từ được sử dụng trong kế toán nghiệp vụ huy động vốn bao gồm:
- Nhóm chứng từ tiền mặt: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt…
Nhóm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu( nhờ thu)…
Nhóm chứng từ điện tử: Uỷ nhiệm chi điện tử, ủy nhiệm thu điện tử, thẻ thanh toán…
Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Các loại sổ tiết kiệm, bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản
2.2.3. Quy trình kế toán huy động vốn
2.2.3.1. Quy trình kế toán tiền gửi thanh toán của khách hàng
Tại BIDV _Bắc Hà Nội đang áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa nên quy trình kế toán được tiến hành như sau:
Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản:
Kế toán giao dịch hướng dẫn khách hàng viết giấy nộp tiền 2 liên, sau đó kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và thực hiện thu tiền và hạch toán trước khi chuyển cho kiểm soát viên.
Nợ : TK tiền mặt : Số tiền khách hàng nộp
Có : TK tiên gửi KKH/KH : Số tiền khách hàng nộp
Trả lại cho khách hàng 1 liên và 1 liên lưu tại Ngân hàng.
Khi khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có nhu cầu rút tiền mặt :
Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng viết giấy lĩnh tiền mặt, kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng, nếu đủ thì tiến hành hạch toán rồi chuyển cho kiểm soát viên.
Ví dụ : Công ty Cơ khí Trường Phát rút tiền gửi thanh toán là 50 triệu đồng
Hạch toán:
Nợ : TK tiền gửi KKH /cty Trường Phát : 50.000.000đ
Có : TK tiền mặt : 50.000.000đ
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán chuyển khoản:
Nếu trả cho người thụ hưởng có tài khoản cùng Ngân hàng, khách hàng lập UNC 2 liên kế toán kiểm tra nếu hợp lệ thì hạch toán. 1 liên ủy nhiệm chi giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại Ngân hàng, 1 liên báo có cho khách hàng thu hưởng. Ngân hàng không thu phí.
Ví dụ : Công ty Cơ khí Trường Phát trả tiền cho bưu điện Đức Giang có TK tại BIDV_Bắc Hà Nội, số tiền 7 triệu đồng.
Hạch toán: Nợ : TK tiền gửi KKH/cty Trường Phát : 7.000.000đ
Có : TK tiền gửi KKH/Bưu điện Đức Giang : 7.000.000đ
Nếu trả cho người thụ hưởng có tài khoản ở Ngân hàng khác: Kế toán hướng dẫn khách hàng lập ủy nhiệm chi 3 liên, kiểm tra nếu hợp lệ, hợp pháp thì chuyển sang cho bộ phận chuyển tiền điện tử để chuyển tiền đi cho khách hàng. 1 liên ủy nhiệm chi đưa cho khách hàng, 2 liên lưu tại Ngân hàng.
Ngân hàng tính trả lãi cho khách hàng vào ngày 25 hàng tháng theo phương pháp tích số và hạch toán:
Nợ : TK trả lãi tiền gửi : Số tiền lãi tính được
Có : TK tiền gửi KKH/ KH : Số tiền lãi tính được
2.2.3.2. Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm
Khi khách hàng đến gửi tiết kiệm:
Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng viết phiếu gửi tiền, kiểm tra các yếu tố trong chứng từ, nếu đúng thì tiến hành hạch toán rồi giao cho kiểm soát duyệt và in sổ tiết kiệm.
Nợ TK Tiền mặt thích hợp
Có TK tiền gửi tiết kiệm tương ứng của khách hàng
Sau đó giao sổ tiết kiệm cho khách hàng, giấy gửi tiền và lưu tại Ngân hàng.
Khi khách hàng đến xin tất toán sổ tiết kiệm:
Giao dịch viên nhận sổ, rút thẻ lưu và tính lãi cho khách hàng theo số ngày khách hàng đã gửi. Kế toán lập phiếu chi ( trên ghi số tiền lãi ) và giấy rút tiền tiết kiệm ( trên ghi số tiền gốc ). Sau đó cho khách hàng ký nhận tiền vào phiếu chi, giấy rút tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm đã đóng dấu tất toán ( chữ ký phải trùng khớp với thẻ lưu) và chi tiền. Phiếu chi, giấy rút tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm đã đóng dấu tất toán và thẻ lưu đã đóng dấu tất toán được lưu tại Ngân hàng
Ví dụ 1:
Ngày 07/07/2008 Ông Nguyễn Văn A đến Ngân hàng yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất 0,3%/tháng, thời gian gửi tiền là 26/06/2008, số tiền 20 triệu đồng
Kế toán tính lãi theo lãi suất 0,3%/tháng.
Số lãi tính được = 20.000.000đ x đ
Hạch toán: Nợ : TK tiền gửi tiết kiệm VND/Ông A : 20.000.000đ
Nợ : TK trả lãi tiền gửi : 22..000đ
Có : TK tiền mặt : 20.022.000đ
Ví dụ 2:
Ngày 25/06/07 Bà Trần Kim Oanh đến Ngân hàng yêu cầu: Ngân hàng cho rút tiết kiệm trước hạn loại tiết kiệm 6 tháng, lãi suất 1.25%/ tháng, thời gian gửi tiền là 30/05/07, số tiền 15 triệu đồng
Kế toán NH tiến hành nhập lãi vào gốc theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,35%/tháng.
Số lãi tính được = 15.000.000 x
Hạch toán kế toán:
Nợ : TK trả lãi tiền gửi : 43.750 đ
Có : TK tiền gửi tiết kiệm VND/ Bà Oanh : 43.750 đ
Sau đó hạch toán:
Nợ : TK tiền gửi tiết kiệm VND/ Bà Oanh : 15.043.750 đ
Có : TK tiền mặt : 15.043.750 đ
Khi đến hạn mà KH chưa đến tất toán:
Kế toán tiến hành nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn tiếp theo với lãi suất tương ứng tại thời điểm nhập lãi và hạch toán:
Nợ : TK Lãi tiền gửi
Có : TK Tiền gửi tiết kiệm tương ứng của khách hàng
2.2.3.3.. Phát hành giấy tờ có giá
Trong thực tế hình thức huy động vốn bằng kỳ phiếu được áp dụng tạm thời khi NH thiếu vốn và lượng vốn thiếu này được dự kiến trước để ấn định việc bán kỳ phiếu theo từng thời điểm, do đó các chi nhánh cũng không thể hoàn toàn chủ động đối với hình thức tạo vốn này.
a. Kỳ phiếu
Theo trên cân đối hạch toán thì số dư kỳ phiếu vẫn còn thể hiện nhưng thực tế thì hình thức huy động này đã chấm dứt từ nhiều năm nay.
b. Chứng chỉ tiền gửi (TK 431011)
Đây là loại chứng chỉ tiền gửi trả lãi sau huy động hộ trung ương, chi nhánh không được sử dụng số nguồn vốn này.
2.2.4. Các loại sổ, báo cáo, bảng kê:
Các loại sổ, báo cáo, bảng kê dụng trong kế toán nghiệp vụ huy động vốn của BIDV - Bắc Hà Nội bao gồm:
Nhóm báo cáo tài chính: Bảng cân đối tài khoản, báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, thuyết minh báo cáo tài chính…
Nhóm các sổ kế toán: bảng tổng hợp chứng từ các loại, nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tiền mặt tại quỹ, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi, sổ tiền gửi, sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái tổng hợp tài khoản…
Báo cáo công cụ nợ: Sổ chi tiết công cụ nợ theo tài khoản, sổ chi tiết công cụ nợ theo đối tượng, báo cáo tổng hợp công cụ nợ…
Bảng kê chứng từ thanh toán
2.3. Đánh giá chung về công tác kế toán huy động vốn của chi nhánh ngân hàng BIDV – Bắc Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Năm 2007 xét về mặt tổng thể thì nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước đây, nguyên nhân do tiền gửi quản lý của các tổ chức kinh tế thấp hơn so với đầu năm. Nhưng ngân hàng đã nắm bắt được kịp thời tình hình và có những chính sách, biện pháp như quảng cáo, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, điều chỉnh kịp thời chính sách lãi suất, phát hành thêm nhiều sản phẩm mới về tiền gửi…Vì thế nên tuy thị trường có nhiều biến động song công tác huy động vốn trong cộng đồng dân cư vẫn có sự tăng trưởng khá và ổn định, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn; số lượt khách hàng quan hệ gửi tiền tăng cao hơn so với năm trước. Có thể khẳng định: thị phần huy động vốn của chi nhánh ngày càng có sự tăng trưởng, đạt mục tiêu của kế hoạch KD.
Thật vậy nhìn lại số liệu được nêu ra trong bảng 1 ta có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng trưởng.Tuy còn găp nhiều khó khăn trong công tác kế toán huy động vốn nhưng ngân hàng đã biết tận dụng và phát huy những lợi thế nên kết quả nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt được rất khả quan.Nhờ việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng thêm các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kì hạn phong phú với mức lãi xuất phù hợp. Đặc biệt được ngân hàng cấp trên cho phép trong năm đã thực hiện huy động chứng chỉ tiền gửi với nhiều loại kì han và mức lãi xuất hấp dẫn, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ gòp phần làm tăng nguồn vốn lên đáng kể.Một nguyên nhân nữa là do ngân hàng đã làm tốt công tác chiến lược khách hàng ,thông qua khối liên kết khách hàng truyền thống để thu hút khách hàng mới, đồng thời thường xuyên quan tâm đến việc thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, từ đó tăng thêm số lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiền ,vay vốn và chuyển tiền điện tử tương đối lớn.So với năm 2006 thì mức tăng trưởng vốn huy độn có phần giảm đi đáng kể.Đây là một hiên tượng ma hầu hêt các ngân hnàg gặp phải trong thời điểm này.Tổng lượng vốn huy động nói chung của ngân hàng giảm và trong đó thì lượng vốn huy động ngắn hạn giảm đáng kể. Đây là hiện tượng tất yếu sảy ra khi mà tốc độ lạm phát ngày một gia tăng mà lãi xuât ngân hàng chưa có nhiều thay đổi phù hợp, mặt khác cũng trong thời gian này thị trường nhà đất có nhiều biến động nên việc đâu tư vào địa ốc đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hiện nay BIDV_Bắc Hà Nội còn nhiều tồn tại như: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NH trong những năm qua, tuy đáp ứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37208.doc