LƠi mƠ ĐÂu 1
Chương I :Lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại. 2
I. Tổng quan về ngân hàng thương mại. 2
1. Chức năng,vai trò của ngân hàng thương mại 2
2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 2
3. Quy trình tín dụng 5
II.Đầu tư và dự án đầu tư 6
1. Đầu tư 6
1.1. Khái niệm 6
1.2.Các hình thức đầu tư 6
2.Dự án đầu tư 7
2.1.Khái niệm dự án đầu tư 7
2.2. Đặc điểm của dự án đầu tư 8
2.3.Phân loại dự án đầu tư: 8
2.4.Yêu cầu của một dự án đầu tư 10
2.5. ý nghĩa của dự án đầu tư 11
2.6.Nội dung của dự án đầu tư 11
3.Chu kỳ của dự án đầu tư : 13
4.Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 14
4.1.Khái niệm 14
4.2.Mục đích của thẩm định dự án: 15
4.3.ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư đối với ngân hàng thương mại 15
4.4.Nội dung thẩn định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 15
4.4.1.Thẩm định tổng quan về chủ đầu tư. 16
4.4.2.Thẩm định chi tiết dự án đầu tư. 17
4.4.3.Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án đầu tư 21
4.4.4.Thẩm định nguyên vật liệu đầu vào của dự án đầu tư 23
4.4.5.Thẩm định về mô hình tổ chức quản trị của dự án đầu tư 24
4.4.6.Thẩm định tài chính của dự án đầu tư. 25
4.4.7.Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội. 33
5.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 34
5.1.Kháiniệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư. 34
5.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư 36
Chương II : Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội. 41
I.Vài nét khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội 41
1.Quá trình hình thành và phát triển. 41
2.Bộ máy tổ chức. 41
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐT&PT Hà nội 43
II.Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà nội. 50
1.Quá trình hoạt động của công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Hà nội 50
a.Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1994. 50
b.Giai đoạn từ 1995 đến 2000 52
c. Giai đoạn từ 2000 cho đến nay: 53
III.Thực tế thẩm định dự án đầu tư : 62
1.Giới thiệu chung về công ty cơ khí A. 62
2.Phân tích dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất của công ty cơ khí: 64
3.Đánh giá về dự án đầu tư: 74
4. Đánh giá chát lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH ĐT-PT HN trong công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư. 76
4.1.Những mặt đạt được: 76
4.2.Những hạn chế trong công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội 78
4.2.1. Những hạn chế vướng mắc chung 78
4.2.2. Những hạn chế vướng mắc do nguyên nhân chủ quan 80
Chương III.Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triên Hà nội 83
I. Giải pháp 83
1.Thu thập kịp thời đầy đủ chính xác các thông tin 83
1.1.Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng 83
1.2.Đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin 85
2.Hoàn thiện hơn nữa nội dung và phương pháp thẩm định. 86
3.Những giải pháp hỗ trợ về thẩm định 88
4.Giải pháp về con người: 89
5.Xây dựng chiến lược khách hàng 90
II.Một số kiến nghị 90
1.Kiến nghị với Nhà nước: 91
2. Kiến nghị với ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam. 92
3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các ngân hàng thương mại khác. 92
4.Kiến nghị với các Bộ,Sở ngành có liên quan. 93
Kết luận. 95
Muc luc 96
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất nhiều biến động,điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt,cơn bão về khủng hoảng kinh tế trong khu vực trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta.Với NH ĐT&PT Hà Nội,từ ngày 1/1/1995,chi nhánh phải tiến hành chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách cấp trả về Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính,điều này đã gây một sự hẫng hụt,ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Thêm vào đó,Chi nhánh lại hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng hoạt động,môi trường cạnh tranh gay gắt nhưng với phương hướng đường lối phát triển là:Phát huy vị thế đầu tư phát triển,tiếp tục đổi mới,hoà nhập nhanh cơ chế thị trường,thực hiện liên doanh đa năng tổng hợp đảm bảo không ngừng tăng trưởng và tiến tới hội nhập các ngân hàng khu vực và trên thế giới.Cùng với sự định hướng sáng tạo của ban giám đốc,tinh thần trách nhiệm sự năng động của cán bộ công nhân viên,sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam,chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,đmả bảo tỷ lệ tăng trưởng cao trên mọi mặt so với năm trước.Số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng cao,điều đó thể hiện chi nhánh đã là địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp.Một số nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây:
Công tác nguồn vốn
Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội có chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.Đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh,nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng,phải tạo ra nguồn vốn đủ mạnh để hình thành nền tảng vốn vững chắc,cơ cấu hợp lý.Nếu như năm 1994 trở về trước,nguồn vốn hoạt động của chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn ngân sách để cấp phát xây dựng cơ bản,nguồn vốn tự huy động chiếm một tỷ lệ rất nhỏ,chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thì ngay tư đầu 1995 xác định được vai trò quan trọng của nguồn vốn,nên chi nhánh đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như phát hành kỳ phiếu,trái phiếu với các thời hạn,lãi suất khác nhau.
Thông qua NH ĐT&PT Việt Nam để huy động vốn nước ngoài dưới các hình thức vay thương mại,vay tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh...
Nhờ đó,nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng trưởng không những đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn chuyển lên NH ĐT&PT Việt nam để hỗ trợ cho toàn ngành.Cụ thể như sau:
-Tính đến năm 2000,nguồn vốn tự lo của chi nhánh tăng gấp 5,6 lần so với năm 95 và gấp hơn 80 lần so với năm 90.
-Tiền gởi của các tổ chức kinh tế tăng gấp 5 lần so với năm 1995 và gấp 25 lần so với năm 1990.
Đặc biệt về nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng gấp hơn 18 lần so với năm 1995.
Qua đó cho ta thấy tốc độ tăng trưởng khá cao thể hiện chi nhánh đã chú trọng coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển và giữ vững vị thế của ngân hàng trên địa bàn thủ đô, công tác huy động vốn của ngân hàng trong mấy năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng ĐT&PT Hà nội
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
VND
Ngoại tệ quy VND
VND
Ngoại tệ quy VND
VND
Ngoại tệ quy VND
Tiền gửi TCKT
505,767
42,957
997,966
1021,381
605,086
96,939
Tiền gửi TK
520,317
278,546
397,975
288,924
435,662
739,939
Kỳ phiếu, trái phiếu
153,059
93,266
291,872
484,627
434,273
224,367
Vay TCTD
266,669
82,092
129,935
60,342
160,602
34,459
Nguồn vốn ODA
,125
162,189
,125
146,351
,125
131,218
Huy động khác
41,388
10,721
45,823
12,887
97,017
34,590
Tổng
1487,325
669,771
1863,696
1035,269
2732,765
1251,512
Tỷ trọng
69 %
31 %
64.3 %
35.7 %
68.6 %
31.4 %
Tổng cộng
2,157,096
2,898,965
3,984,277
Qua bảng trên ta thấy, với những chính sách phù hợp, nguồn vốn của NH không ngừng tăng lên
Tính đến 31/12/2001, tổng huy động của chi nhánh là 3.984.277 triệu đồng, tăng 1.085.312 triệu đồng( tăng 37%) so với cùng kỳ năm 2000 và tăng 1.827.181 triệu đồng( tăng 84,7%) so với cùng kỳ năm 1999 trong đó:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là: 1.702.025 triệu đồng tăng lên 1.601.921 triệu đồng (tăng 54,7%) so với năm 2000 và tăng 1.152.301 triệu đồng (tăng 210%) so với năm 1999
- Tiền gửi tiết kiệm kỳ phiếu và trái phiếu là 1.824.241 triệu đồng tăng 420.834 triệu đồng (tăng 30%) so với cùng kỳ năm 2000 và tăng 779.053 triệu đồng (tăng 74,5%) so với năm 1999
- Vay tổ chức tín dụng khác là 195.061 triệu đồng tăng 4.784 triệu đồng (tăng 25%) so với năm 2000 và giảm 153.700triệu đồng (giảm 44%) so với năm1999.
-Nguồn vốn huy động bằng USD không ngừng tăng lên, nguồn vôn USD quy ra VND năm 2001 là 1.251.512 triệu đồng tăng lên 216.243 triệu đồng (tang 21%) so với năm 2000 và tăng 581.741 triệu đồng (tăng 86,8%) so với năm 1999.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và huy động vốn khác so với tốc độ tăng trưởng bình quân của NHĐT&PTVN và địa bàn Hà nội thì tốc độ của chi nhánh gấp hai lần.
Có được kết quả như vậy là do ngân hàng có uy tín trong việc vay trả, lãi suất ổn định và cao hơn tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, còn do ngân hàng đã tập trung khai thác những nguồn tiền gửi ổn định, thực hiện phân loại khách hàng thích hợp, giao chỉ tiêu từng quý, từng năm đến từng chi nhánh trực thuộc và phòng tín dụng, mạng lưới huy động được mở rộng và hoạt động tiếp thị quảng cáo được tập trung chú trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn dân cư. Với nguồn vốn đó, chi nhánh hoàn toàn chủ động đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn và thanh toán của khách hàng.
Công tác sử dụng vốn
Công cuộc hiện đại hoá-hiện đại hoá đã và đang đạt được những kết quả đáng kể,nó đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động của tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế,trong đó hệ thống ngân hàng Việt Nam giức một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và đầu tư vốn.Tuy nhiên việc xây dựng cơ cấu đầu tư cho vay lại dựa trên cơ sở cơ cấu vốn huy động.Vì thế sông song với thế mạnh về huy động vốn,vấn đề đặt ra với chi nhánh là sử dụng nhuồn vốn đó sao cho có hiệu quả,phù hợp với phương châm của toàn hệ thống là “Tăng trưởng an toàn”.
a.Hoạt động cho vay
Từ năm 1995 NHĐT&PTHN đã tự huy động vốn để cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.Nghiệp vụ tín dụng đã được ngân hàng đặc biệt quan tâm.Với ý thức gắn liền công tác huy động vốn với sử dụng vốn tăng cường mở rộng tín dụng để nâng cao hiệuq ủa kinh doanh,chi nhánhNHĐT&PTHN luôn đạt mức tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước.Các hình thức tín dụng được đa dạng hoá,số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiêù,dư nợ ngày càng tăng.
Bảng 2:Tình hình cho vay của NHĐT&PT HN
Các chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Tổng dư nợ
2,314,753
2,898,964
3,984,274
Cho vay ngắn hạn
779,642
1,191,211
1,763,586
Cho vay trung hạn
122,204
138,154
552,048
Cho vay dài hạn
485,511
419,728
131,218
Cho vay đồng tài trợ
-
12,718
66,255
Khoanh chờ xử lý
-
29,586
44,588
Sử dụng vốn khác
927,396
1,107,557
1,426,579
Qua bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng vủa ngân hàng tính đến 31/12/2001 là 3.984.274 triệu đồng tăng 111.085.310 trệi đồng(tăng 37,4%) so với năm 2000 và tăng 1.699.527 triệu đồng(tăng72%) so với năm 1999 trong đó:
-Tín dụng ngắn hạn đạt 552.048 triệu đồng tăng572.365triệu đồng(tăng48%) so với năm 2000 và tăng429.844triệu đồng(tăng126%)so với năm 1999.
-Tín dụng trung hạn đạt 552.048triệu đồng tăng 413.894 triệu đồng(tăng299%)so với năm 2000 và tăng429.844triệu đồng(tăng352%so với năm 1999.
-Từ năm 1995,NHĐT&PTHN đã chuyển toàn bộ vốn do ngân sách cấp trả về Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài Chính,mặt khác nguồn vốn ODA trước đây chủ yếu tập trung tại chi nhánh,nay phân tán ra nhiều ngân hàng khác và tập trung phần lớn tại Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển,nên dư nợ dài hạn của chi nhánh có xu hướng giảm.
-Trong mấy năm gần đây,hoạt động của chi nhánh là hoạt động kinh doanh đa năng như một ngân hàng thương mại,cho vay chủ yếu là cho vay thương mại.Hoạt động cho vay này ngày càng phát triển,thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 :Hoạt động cho vay thương mại của NHĐT&PTHN
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Cho vay theo KHNN
28%
11.8%
Cho vay thương mạI
72%
89.5%
Qua đó cho thấy,hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng mở rộng và hiệu quả.Có được kết quả như vậy,ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng cho mình con đường đi đúng đắn,từng bước đổi mới nhận thức,phong cách làm việc của cán bộ,chủ động đi tìm các DA,khách hàng.Công tác thẩm định DA,thẩm tra tình hình tài chính các doanh nghiệp,công tác cho vay thu nợ,theo dõi nợ vay được thực hiện theo quy trình quản lý ISO9000 và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đã góp phần rút ngắn thời gian thẩm định DAĐT,phục vụ khách hàng kịp thời,mở rộng tăng trưởng tín dụng,tăng niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh.
b.Tín dụng phục vụ ĐT&PT
Đúng như tên gọi NHĐT&PTHN,tín dụng của ngân hàng phần lớn là phục vụ cho ĐT&PT.Hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào các ngành như công nghiệp,xây dựng,giao thông.Các DAĐT được chi nhánh đầu tư sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể.
c.Dịch vụ ngân hàng
Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động cuả một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường,các sản phẩm của chi nhánh ngày càng được nâng cao và mở rộng với các loại hình như:dịch vụ thanh toán trong nước,dịch vụ chuyển tiền mặt,tiền thanh toán quốc tế,dịch vụ bảo lãnh,các loại dịch vụ thanh toán thẻ,dịch vụ đại lý ODA...
d.Công tác bảo lãnh
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới của chi nhánh,được triển khai thực hiện từ năm 1995 và được mở rộng vào các năm tiếp theo với các loại hình:Bảo lãnh dự thầu,bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh tiền ứng trước,bảo lãnh chất lượng hợp đồng...Số doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh ngày càng tăng.Tính đến nay,doanh số bảo lãnh đạt gần 2.5tỷ đồng.Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu thì tỷ lệ trúng thầu của các đơn vị do chi nhánh bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiềucông trình có vốn đầu tư lớn.Các DA trúng thầu đã mang lại đủ việc làm cho các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng.Đặc biệt,từ khi chi nhánh có nghiệp vụ bảo lãnh,chưa có một tranh chấp nào xảy ra.
e.Công tác thanh toán
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng trong xu thế hội nhập, công tác thanh toán trong nước có nhiều thay đổi đáng kể, từng bước được cải biến theo công nghệ tiên tiến, ruýt ngắn khoảng thời gian thanh toán. Từ năm 1990 đến năm 1993 thanh toán giữa các đơn vị khác tỉnh, thành phố được thực hiện bằng
phương thức thanh toán liên ngân hàng qua đương bưu điện bằng thu nên thời gian thanh toán chậm, khoảng 5 đến 7 ngày, thậm chí có trương hợp lên đến 10 ngày trên một món chuyển. Nhưng từ năm 1993 đến nay, công tác thanh toán qua ngân hàng đẫ được cải tiến rất nhiều, giúp cho công tác này đạt yêu cầu về mặt thời gian và chất lượng thanh toán nhờ áp dụng công nghệ và cải tiến thanh toán, nên mặc dù khối lượng thanh toán tăng lên qua các năm nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo được chất lượng thanh toán.
f.Công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Nếu như trước đây, chi nhánh chỉ đơn thuần hoạt động với các nghiệp vụ ngân hàng trong nước thì từ năm 1993, trước yêu câù đổi mới hoạt động kinh doanh, ngân hàng dẫ triển khai thêm được nghiệp vụ mới là thanh toán quốc tế. Sự ra đời của thanh toán quốc tế ngày càng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT HN. Tính đến năm 1999, ngân hàng đã có quan hệ với gần 600 ngân hàng đại lý trên Thế giới phục vụ cho hoạt đông thanh toán XNK và tài trợ XNK. Trong năm 2001, giá trị mở L/C tăng 52% so với năm 2000, giá trị thanh toán quốc tế tăng 41% ngoài ra chi nhánh đã tiếp cận được 25 L/C hàng xuất khẩu với giá trị lớn.
II.Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà nội.
1.Quá trình hoạt động của công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Hà nội
a.Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1994.
Chức năng:
-Phổ biến tập huấn,hướng dẫn về chính sách,chế độ,thể lệ,quy trình nghiệp vụ và chỉ đạo của TGĐ,của GĐ trong công tác tín dụng,công tác thẩm định KTKT và tư vấn đầu tư.
-Thẩm tra hồ sơ tín dụng trung và dài hạn,thẩm tra cáchồ sơ tín dụng vay món,bảo lãnh theo sự phân cấp GĐ giao,tham mưu cho GĐ quyết định.
-Thẩm tra quyết toán DA sau đầu tư,các chương trình,công trình hạng mục vay vốn tịa chi nhánh nhằm đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư,nâng cao hiệu quả của dự án.Thẩm tra dự toán,quyết toán XDCB theo yêu cầu.
-Thực hịên các dịch vụ tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo chỉ đạo của giám đốc trong phạm vi chức năng của ngân hàng ĐT-PT.
Nội dung:
Trước 1990,CN NH ĐT-PT Hà nội với chức năng quảm ý cấp phát vốn là chính,công việc kiểm tra.kiểm soát hoạt động của đồng vốn Nhà nước được chi nhánh luôn xác định là một khâu quan trọng,liên hoàn đòi hỏi một sự hiệp đồng quản lý giữa cán bộ kế hoạch,tổng hợp,kế toán và thẩm định.Công tác thẩm định chủ yếu là kiển tra vốn Nhà nước giao để đầu tư XDCB cho đúng đối tượng,đúng mục đích,đúng khối lượng.Trên thực tế,chi nhánh chỉ thẩm định thanh quyết toán các công trình XDCB là chính
Sau 1990 là năm chuyển hướng cơ bản của ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư phát triển.Ngoài quản lý cấp phát vốn ngân sách,NH còn thực hiện tín dụng đầu tư.Công tác thẩm định được mở rộng thêm,ngoài việc thẩm định quyết toán công trình XDCB còn sơ bộ thẩm định dự án đầu tư,thẩm định dự toán thiết kế nhằm đảm bảo vốn cấp và vốn vay sử dụng đúng mục đích,tiết kiệm.
Năm 1994,việc thẩm định dự án đầu tư được chú trọng và thực hiện một cách bài bản hơn.Lúc đầu cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính trên cơ sở số liệu của người lập dự án.Sau đó công tác thẩm định dự án đầu tư từng bước được chuyên sâu hơn.Lúc này chi nhánh luôn được UBND TP Hà nội coi là một thành vịên của Hội đồng xét duyệt các dự án.Các ý kiến đóng góp,tư vấn luôn được Uỷ ban quan tâm coi trọng,đặc biệt là những ý kiến đóng góp về tài chính dự án và hiệu quả của dự án. Ví dụ như:Dự án khách sạn ga(không duyệt),Dự án trung tâm thương mại và văn phòng ASEAN(chuyển đổi mục đích đầu tư)
Kết quả:
Trong giai đoạn xây dựng ồ ạt,thông số quản lý XDCB chưa hình thành theo kịp với tốc độ vận động phát triển,xây dựng của thủ đô,công tác thẩm định của chi nhánh được phát huy ngay từ số liệu tích luỹ trong thực tế quản lý đối với các loại công trình,công việc như suất đầu tư,mức chi phí mức tiêu hao lao động vật tư.Chi nhánh đã có những kiến nghị,đóng góp cho việc xây dựng định mức XDCB như định mức lắp đặt cột thép cao hoặc góp ý với sở xây dựng HN về giá XDCB tại địa phương trong bộ đơn giá cho hợp lý hơn nhơ giá sơn tường,giá trát vứa tam hợp...
Thẩm tra dự toán thiết kế,thẩm tra và khẳng định giá quyết toán nên hàng năm đã ngăn chặnđược hàng chục nghìn tỷ đồng tiền XDCB bị sử dụng lãng phí,không có khối lượng hoặc sử dụng sai quy định của Nhà nước.Chỉ riêng hai năm 93và 94,chi nhánh ngân hàng đã thẩm định các quyết toán XDCB với số tiền 375 tỷ đồng và đã cắt giảm được 18,5 tỷ đồng.Thẩm định các dự toán thiết kế với số tiền 559 tỷ đồng và đã cắt giảm được 53,2 tỷ đồng.Với kết quả tỷ lệ tiết kiệm hàng năm từ 5-7%vốn đầu tư của kinh tế TW và kinh tế địa phương chi nhánh đã thực sự đóng góp tích cực vào chương trình tiết kiệm vốn đầu tư và đầu tư có hiệu quả của Nhà nước.
Từ 1990-1994 có 308 DA xin vay,với tổng số tiền xin vay là 379.151 triệu.Sau khi thẩm định,điều tra xem xét,chi nhánh đã từ chối cho vay 19 DA chiếm 6,1% tổng số DA xin vay,với số tiền là 29.845 triệu đồng,chiếm 7,8% tổng số tiền đã được phê duyệt xin đầu tư.
b.Giai đoạn từ 1995 đến 2000
Chức năng:
Ngoài những chức năng đã được đề cập ở trên thì trong giai đoạn này công tác thẩm định đã được mở rộng hơn với những chức năng cụ thể hơn:
-Là đầu mối tập hợp những vướng mắc kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh,tổng hợp đề xuất các giải pháp trình GĐ xử lý.
-Theo chỉ đạo của GĐ để kiểm tra các DA vay vốn hoặc bảo lãnh đang phát hành tiền vay hoặc đã hoàn thành đi vào hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt HĐTD đã ký kết,và đánh giá hiệu quả sau DA đầu tư.
-Thẩm định các DA đầu tư theo yêu cầu của GĐ,thẩm định đánh giá để tham mưu cho GĐ quyết định việc liên doanh,liên kết,đầu tư chứng hoán dài hạn của chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu,trái phiếu cho DN.
-Thực hịên các dịch vụ tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo chỉ đạo của giám đốc trong phạm vi chức năng của ngân hàng ĐT-PT.
-Nghiên cứu các chế độ quản lý XDCB,quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế ký thuật tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh,tham gia tổ tư vấn của các cấp thẩm định các DA đầu tư thuộc khối KT trưng ương và kinh tế địa phương trên địan bàn.
-Chủ động sưu tầm,tích luỹ các thông tin,các chỉ tiêu KTKT để phục vụ cho công tác tín dụng,công tác thẩm định và tư vấn đầu tư tại chi nhánh của toàn nghành.
-Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do phòng quản lý và sử dụng.
-Thực hịên các công vịêc khác khi giám đốc giao.
Nội dung:
Năm 1995,khi bộ phận cấp phát vốn tách ra khỏi hệ thống ngân hàng ĐT-PT nhiệm vụ thẩm định quyết toán vốn XDCB cũng chuyển theo sang Cục đầu tư.Phòn thẩm định tạm thời giả tán,công việc kiểm tra Dự toán thiết kế và Dự án do các cán bộ tín dụng thực hiện.
Tháng 12/1996,để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong công tác nâng cao chất lượng,hiệu quả của công tác tín dụng,đặc biệt là tín dụng đầu tư phát triển,phòng NV-KD có thêm nhiệm vụ tổ chức thẩm định các DAĐT.Nội dung thẩm định từng bước được chuyên sâu hơn,xem xét kết hợp các tính pháp lý của hồ sơ DA vay vốn và tính khả thi hiệu quả của dự án nhằm đảm bảo cho vay có hiệu quả nhất,có thể thu hồi được gốc và lãi,đảm bảo an toàn vốn tín dụng.Đôi khi công tác thẩm định còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho GĐ trong việc xem xét hồ sơ vay vốn,bảo lãnh của khách hàng lần đầu tiên đến đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh
Ngày 6/4 /1998,phòng thẩm định KTKT và TVĐT đã được thành lập lại với nhiệm vụ có nhiều đổi mới phù hợp với công tác tín dụng trong giai đọan hiện nay.
Kết quả:
Từ 1995-1997 đã từ chối cho vay 9 DA trong số 114 DA xin vay,chiếm 7,8% tổng số DA xin vay,với số tiền từ chối cho vay là 28.51 tỷ trong số 401.5 tỷ chiếm 7% tổng sô tiền đã được phê duyệt xin vay.
Từ năm 1998-2000 phòng thẩm định KTKT và TVĐT đã thẩm định được 1998 hồ sơ xin vay cấp tín dụng,trong đó thẩm định 174 dự án đầu tư với tổng số xin vay vốn là 1336 tỷ đồng.Từ chối không cho vay 13 DA không có tính khả thi,kém hiệu quả với số tiên xin vay vốn là 159 tỷ đồng.
Phòng thẩm định KTKTvà TVĐT đã tư vấn cho phòng tín dụng,chi nhánh trực thuộc trong lĩnh vực quyết toán,dự toán công trình xây dựng cơ bản và thông qua tư vấn này vận động khách hàng đồng ý gởi tiền và tài khoản thanh toán các công trình XDCB mới tại chi nhánh,góp phần làm tăng nguồn tiền gởi cho chi nhánh
Phòng thẩm định KTKT và TVĐT đã phối hợp với quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội để tham gia đồng tài trợ vốn tín dụng cho một số dự án trên địa bàn.
c. Giai đoạn từ 2000 cho đến nay:
Chức năng: Thực hiện đầy đủ 11 chức năng như đã được đề cập ở trên
Nội dung: Đã có một quy trình thẩm định chính thức
Quy trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Nội được thực hiện theo trình tự và có những nội dung sau:
1.Xem xét,đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
-Mục tiêu đầu tư của dự án.
-Sự cần thiết đầu tư dự án.
-Quy mô đầu tư:công suất thiết kế,giả pháp công nghệ,cơ cấu sản phẩm và dịch vụ dầu ra của dự án,phương án tiêu thụ sản phẩm.
-Quy mô vốn đầu tư:Tổng vốn đầu tư,cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau(xây lắp thiết bị chi phí khác,lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí và vốn lưu động);phân khai/phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu:vốn tự có,vốn được cấp,vốn vay,vốn liên doanh,liên kết...
-Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
2.Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng,quyết định việc thành bại của dự án.Vì vậy,cán bộ thẩm định cần xem xét,đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án.Các nội dung chính cần xem xét đánh giá gồm:
2.1.Đánh giá nhu cầu tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
-Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm diạch vụ đầu ra của dự án.
-Định dạng sản phẩm của dự án
-Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án.Tình hình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ thay thế đến thời điển thẩm định.
-Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự ađoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm,và dịch vụ đầu ra của dự án,ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liê hệ với mức gia tăng trong quá khứ,khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu,tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:
+Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay
+Sự hợp lý của cơ cấu đầu tư,quy mô sản phẩm
+Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư(phân kỳ đầu tư,mức huy động công suất thiết kế).
2.2.Đánh giá về cung sản phẩm
-Xác định năng lực sản xuất,cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào,các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm,phải nhập khẩu bao nhiêu.Việc nhập khẩu là dỏan xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
-Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án
-Sản lượng nhập khẩu trongnhững năm qua,dự kiến nhập khẩu trong thời giantới.
-Dự toán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với cácnước khu vực và quốc tế(AFTA,ƯTO,APEC,hiệp định thương mại VIệt -Mỹ...)đến thị trường sản phẩm của dự án.
-Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung,tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ.
2.3.Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Trên cơ sở đánh gia tổng quan về qun hệ cung,cầu sản phẩm của dự án,xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàg nhập khẩu,xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác.Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trừơng,cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+Thị trường nội địa:
-Hình thức mẫu mã,chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nào,có ưu điển gì.
-Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ,xu hướng tiêu thụ hay không.
-Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nàocó rẻ hơn không,có phù hợp với xu hướng thu nhập,khả năng tiêu thụ hau không.
+Thị trường nước ngoài:
-Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không(tiêu chuẩn chất lượng,vệ sinh...)
-Quy cách chất lượng mẫu mã,giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khâủ.
-Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn nghạch không.
-Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa,kết quả như thế nào.
2.4.Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
-Xem xét đánh giá trên các mặt:
-Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào,có cần hệ thống phân phối không.
-Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa,mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm hay không.Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng,mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét,đánh giá kỹ.Cán bộ thẩm định cũng cần phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
-Phương thứcbán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tín toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.
-Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem xét có thể xảy ra việc bị ép giá hay không.Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tín hợ lý,hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện
2.5.Đánh gía,khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ,công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
-Sản lượng sản xuất,tiêu thụ hàng năm,sợ thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
-Diễn biến giá sản phẩm,dịch vụ đầu ra hàng năm
Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán,đánh giá hiệu quả tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0363.doc