Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 4

I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 4

1.Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 4

2. Đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh thuỷ sản 6

 3. Vai trò của ngành xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 8

3.1. Đối với phát triển kinh tế ngành 8

3.2. Đối với phát triển nền kinh tế quốc dân. 9

 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 10

1. Các nhân tố trong nước 10

1.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu thuỷ sản 10

1.2. Môi trường kinh tế và khoa học công nghệ. 15

1.3.Môi trường chính trị và luật pháp 16

1.4. Môi trường địa lý và sơ sở hậu cần nghề cá 17

2. Các nhân tố từ môi trường quốc tế 18

2.1. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của thị trường thế giới 18

2.2.Môi trường văn hoá xã hội của các nước nhập khẩu thuỷ sản. 19

III. Thị trường thuỷ sản thế giới và các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản. 19

1.Đặc điểm ngành thuỷ sản thế giới 19

 2. Tình hình buôn bán tiêu thụ thuỷ sản trong thời gian qua 21

 3. Những vấn đề có liên quan đến Việt Nam 26

Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua 28

I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam 28

1. Tiềm năng thuỷ sản. 18

2. Sơ lược về tình hình sản xuất thuỷ sản thời gian qua. 31

 2.1. Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua 31

2.2 Ngành công nghiệp chế biến. 36

II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 38

1.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 38

2.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 41

3. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam. 49

 4. Giá cả xuất khẩu .54

III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian

qua 56

1. Những kết quả đạt được từ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 56

1.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu: 56

1.2. Giá cả và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. 57

 1.3. Những ảnh hưởng tích cực tới đời sống nông ngư dân .59

2. Những mặt còn tồn tại trong xuất khẩu thuỷ sản 60

2.1.Mức độ chiếm lĩnh thị trường nước ngoài còn rất hạn chế. 60

2.2.Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chưa hợp lý. 61

2.3.Chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn thấp. 61

2.4. Cung cấp nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo số lượng và chất lượng. 61

2.5. Giá cả sản phẩm xuất khẩu thấp hơn so với các nước khác. 62

2.6. Nguy cơ từ việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản 63

3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 63

3.1. Thiếu sự điều hành quản lý giữa các khâu sản xuất – chế biến – xuất khẩu. 63

2.2. Trình độ công nghệ hiện tại còn thấp . 64

3.3.Thiếu sự hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà nước. 65

Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 66

I. Mục tiêu và định hướng phát triển thuỷ sản 66

1. Những căn cứ xác định mục tiêu. 66

1.1. Những quan điểm cơ bản để phát triển xuất khẩu thuỷ sản. 66

1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 67

1.3 Xu hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản thế giới. 71

2. Mục tiêu phát triển XK thuỷ sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 72

2.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 72

2.2. Định hướng đến năm 2020 75

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam trong thời gian tới 76

1.Giải pháp thị trường: 76

2. Cải tiến chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 77

3. Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến thuỷ sản xuất khẩu 81

4. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản 83

5. Đẩy mạnh quản lý thương mại nguyên liệu thuỷ sản. 86

6. Giải pháp về khoa học công nghệ 86

7. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản. 88

 8. Một số giải pháp tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản 89

9. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 91

KẾT LUẬN 93

Tài liệu tham khảo 95

 

doc98 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cả năm. Do việc khai thác mực trong năm không có hiệu quả nên xuất khẩu mặt hàng này không đáng kể. Quan hệ liên hoàn trong các lĩnh vực từ sản xuất nguyên liệu chưa thành một thể vững chắc cả về số lượng và chất lượng. Sau hai năm liên tiếp 2003 và 2004 không hoàn thành được kế hoạch đề ra, sang năm 2005 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã hoàn thành vượt mức. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2738,72 triệu USD, tăng 14,08% so với năm 2004 (về giá trị) và 19,7 % (về sản lượng). Đó là do các nguyên nhân: Sự tăng đột biến của nhóm các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường mới. Công tác xúc tiến thương mại được nâng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp đã nỗ lực và chủ động nâng cao hoạt động phát triển thị trường, với trình độ và năng lực dần đi theo hướng chuyên môn hoá. Bộ Thuỷ sản đã cùng VASEP (Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) đã phối hợp với các Sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp tìm phương thức bán hàng phù hợp trước quy định bắt buộc ký quỹ liên tục của hải quan Mỹ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã được chú trọng hơn nên đã nâng cao khả năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã đạt 1,409 tỷ USD, bằng 50,32% kế hoạch năm, tăng 29,03% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 6 tháng này đã xấp xỉ bằng tổng giá trị thực hiện của cả năm 2000, năm đánh dấu bước tăng trưởng đột biến về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thậm chí những dự báo lạc quan cho rằng xuất khẩu toàn ngành sẽ vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD chứ không phải chỉ 2,8 tỷ USD như kế hoạch của năm. 2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Theo thống kê của FAO, năm 2002, với 2,03 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới. Đến năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản đạt 2738,72 triệu USD, Việt Nam được xếp trong danh sách 10 nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu không ngừng đước mở rộng, hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở trên 105 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn và khó tính như EU và Mỹ. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc. Hiện các doanh nghiệp đang có xu hướng mở thêm các thị trường mới để tránh tình trạng bị lệ thuộc vào một số thị trường, giảm bớt khó khăn khi có những biến động tại các thị trường này. Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường trên thế giới giai đoạn 1997-2005. Đơn vị tính: triệu USD. Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 KNXKTS 761,45 817,99 938,87 1478,61 1777,48 2022,82 2199,57 2400,78 2738,72 Nhật Bản 382,77 357,53 383,07 469,47 465,90 537,46 582,84 772,20 785,87 Mỹ 39,24 80,15 130,03 301,30 489,03 654,98 777,65 602,97 617,17 EU 75,17 93,39 89,98 71,78 90,74 73,72 116,74 231,53 380,90 Châu á (trừ Nhật Bản) 236,50 234,82 272,99 412,40 475,50 497,80 290,93 413,86 378,04 Thị trường khác 27,77 52,1 62,80 233,66 256,31 258,86 431,41 380,22 576,74 Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê thuỷ sản các năm 1997-2005 Bảng 12: Cơ cấu thị trường thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997-2005. Đơn vị tính: % Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nhật Bản 50,26 43,7 40,8 31,7 26,2 26,5 26,5 32,1 28,7 Mỹ 5,2 9,8 13,8 20,3 27,5 32,7 35,3 25,1 22,5 EU 9,8 11,4 9,6 4,8 5,1 3,6 5,3 9,6 13,9 Châu á (trừ Nhật Bản) 31,0 28,7 29,1 27,9 26,7 24,6 13,2 17,2 13,8 Các thị trường khác 3,7 6,4 6,7 15,3 14,5 12,6 19,7 16 21,1 Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê thuỷ sản các năm 1997-2005 Thị trường Nhật Bản Thị trường Nhật Bản từng là thị trường truyền thống quan trọng nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Thay cho vị trí nhập khẩu độc tôn của thuỷ sản Việt Nam vào những năm 80 và đầu những năm 90, đến nay kim ngạch xuất khẩu vào Nhật chỉ còn khoảng dưới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Từ năm 1997, do những ảnh hưởng của biến động kinh tế khu vực, sự mất giá của đồng Yên và việc chính phủ Nhật tăng thuế hàng bán đã khiến hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam xuất vào Nhật giảm mạnh cả về khối lượng và giá. Năm 1997, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật chiếm 50,26%, rồi liên tục giảm xuống qua các năm, đến năm 2003 còn 26,5%, năm 2004 tỷ lệ này có tăng lên nhưng không nhiều (31,2%) nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 28,7%. Mặc dù từ năm 2001 đến nay, thị trường Mỹ luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, nhưng về lâu dài, Nhật Bản vẫn là thị trường chiến lược và là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam và bất cứ biến động nào của thị trường này cũng gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản nước ta. Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, đồng Yên liên tục mất giá, nhưng quan hệ thương mại Việt-Nhật vẫn có những bước phát triển khá tốt, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng của Việt Nam sang Nhật vẫn liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 1997, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 382,77 triệu USD, năm 2001 đã tăng lên 465,9 triệu USD, năm 2003 đạt 582,8 triệu USD, năm 2005 là 785,87 triệu USD và xu hướng sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006 là 1.409 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật là 345,5 triệu USD, chiếm 24,83%. Thị trường Mỹ Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt Nam mới bắt đầu khai thác và hoàn toàn có thể làm đối trọng với thị trường Nhật. Từ năm 2001 đến nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản chiếm vị trí số 1 đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và sẽ là thị trường có rất nhiều triển vọng vì sức mua rất lớn, giá cả tương đối ổn định và đều có xu hướng tăng. Mức tiêu thụ thuỷ sản của người Mỹ ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính của gia đình. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng khoảng 80% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong đó có hơn một nửa có nguồn gốc nhập khẩu. Tại Mỹ có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì thế, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ liên tục tăng qua các năm: 6 triệu USD vào năm 1994 lên 489,03 triệu USD năm 2001, năm 2003 đạt 777,65 triệu USD và 617,17 triệu USD năm 2005. Mỹ đã trở thành thị trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu về thị phần của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, từ 5,2% năm 1997 lên 27,6% năm 2001, năm 2003 chiếm tỷ trọng cao nhất từ trước tới nay (35,3%). Nhưng đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 22,5% sau một loạt các tranh chấp thương mại, các khoản tiền ký quỹ, chống bán phá giá gây tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Sang năm 2006, trong 6 tháng đầu năm, giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này đạt 260,8 triệu USD, chiếm 18,43% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đặc biệt được ưa chuộng ở Mỹ là tôm sú cỡ lớn (16-20 con/pound trở lên). Giá tôm sú xuất vào thị trường Mỹ cao hơn vào thị trường Nhật Bản. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ từ Việt Nam trong vài năm gần đây như sau: tôm đông lạnh 33%; cá fillet đông lạnh 15,5%; cá ngừ hộp 7,8%; tôm hòm 6,1%. Tỷ trọng tôm sú Việt Nam đi vào thị trường này chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu, đang có xu hướng tăng nhanh, có thể đưa lên 50% do có những trì trệ tại Nhật Bản và EU. Mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn mở rộng cho các mặt hàng tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, cua. Dù có sự gia tăng đáng kể, giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam mới chỉ chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ (nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm của Mỹ khoảng 10 tỷ USD). Nhưng Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường khổng lồ này. Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam với một số nước còn thấp, do đây là thị trường mới thâm nhập. Thị trường Mỹ có hệ thống phân phối khá bài bản, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tiếp cận được các nhà nhập khẩu, chưa với tới các nhà bán lẻ và siêu thị. Bên cạnh đó, hệ thống luật thương mại của Mỹ rất phức tạp, hơn nữa Mỹ cũng là nước có năng lực mạnh về sản xuất thuỷ sản, nhất là các loại cá. Do vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn phải cạnh tranh với chính các chủ trại nuôi cá, tôm ở Mỹ. Trong thời gian qua đã xảy ra rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Đó là việc các nhà sản xuất cá nheo của Mỹ đã thực hiện các biện pháp hạn chế việc hạn chế xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa của ta, họ tuyên truyền cá của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi trong điều kiện ô nhiễm. Đồng thời, một số nghị sỹ Mỹ yêu cầu áp dụng luật chống bán phá giá do giá cá của ta rẻ hơn cá catfish của Mỹ khoảng 1USD/kg. Đáng chú ý là ngày 1/7/2000 họ còn đưa ra quốc hội Hoa Kỳ dự thảo luật HR2439 gọi là “country of origin labelling bill” (nhãn mác của nước xuất xứ). Vào ngày cuối cùng của năm 2003 đã đánh dấu một trong những sự kiện lớn nhất trong năm của ngành thuỷ sản, khi Việt Nam là một trong sáu nước nằm trong danh sách bị liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) kiện bán phá giá tôm tại thị trường nước này. Với những hành động mang nặng tính bảo hộ mậu dịch của Mỹ sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin kịp thời để chống lại ý định và những việc làm vô lý của họ. Thị trường EU Đây là thị trường khó tính với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn có nhiều triển vọng vì chấp nhận mặt hàng đa dạng để thoả mãn cả nhu cầu cao cấp của người châu Âu bản địa và nhu cầu của cộng đồng người nhập cư, trong đó có Việt kiều. Sức bán lẻ và phân phối thực phẩm của EU đã tăng đáng kể đối với các sản phẩm cắt khúc, cắt miếng đóng gói cao cấp và các sản phẩm giá trị gia tăng. Từ thực phẩm đông lạnh đã xuất hiện xu hướng chuyển sang các bữa ăn được chế biến sẵn ở dạng làm mát. Về giá cả, thị trường châu Âu chấp nhận giá cao hơn thị trường châu á, từ 1,1 đến 1,4 lần và khá ổn định, do đó phù hợp với mong muốn của các nhà chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Vào năm 1997, Việt Nam được chính thức xuất khẩu hàng thuỷ sản sang EU. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm đông, cá đông, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp và các sản phẩm thuỷ sản khác. Tuy vậy, vẫn còn phần lớn hàng thuỷ sản Việt Nam được xuất sang EU thông qua các công ty Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Hiện tại, hàng thuỷ sản Việt Nam vẫn có nguy cơ chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU do chất lượng nguyên liệu chưa tốt, điều kiện an toàn vệ sinh và trang thiết bị hạn chế, chưa phù hợp. Đến cuối tháng 11/1999, EU đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách I các nước được xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Thị trường EU tuy không tăng nhiều về tỷ trọng (dao động ở mức từ 3,6% đến 13,9%) nhưng đây vẫn là thị trường có nhu cầu ổn định và là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động tại Mỹ và Nhật. Một điều đáng mừng là trong sáu tháng đầu năm 2006, giá thị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU đạt 294,3 triệu USD, chiếm thị phần 20,86% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 89,4% so với cùng kỳ năm 2005. Rõ ràng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu Âu đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất kể từ năm 2004 đến nay. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thuỷ sản trong hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, vượt qua những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mới đây, Uỷ ban Liên minh châu Âu đã công nhận thêm 38 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, nâng tổng số doanh nghiệp được công nhận lên 209. Tuy để được công nhận là khó, song để đứng vững và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường này còn là điều khó hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến và các khâu hoạt động có liên quan phải không ngừng quan tâm, cảnh giác. Thị trường châu á (trừ Nhật Bản) Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường có nhiều tiềm năng do vị trí địa lý gần Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản lớn và đang tăng nhanh với chủng loại sản phẩm đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loài cá sống cho đến các loại sản phẩm có giá trị thấp như cá khô. Tuy nhiên, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc còn quá ít ỏi, do quan hệ thương mại và thanh toán giữa 2 nước còn nhiều khó khăn. Hàng thuỷ sản chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch và cũng chỉ bán sang một số tỉnh vùng biên giới phía Đông Nam, các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc tiếp cận được còn rất ít. Cần đặc biệt chú ý thị trường tốt cho các loài cá nổi cỡ nhỏ miền Bắc và miền Trung. Kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu vào hai thị trường này ngày càng tăng, từ 117,1 triệu USD năm 1999 lên 316,7 triệu USD vào năm 2001 và giữ mức tăng trưởng đều đến năm 2003 đạt 497,803 triệu USD. Nhưng đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này là 62,253 triệu USD, chỉ còn bằng 96% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó gây thất vọng một chút vì Trung Quốc là thị trường có rất nhiều dự báo về sự chuyển mình vươn lên vị trí số 1 thế giới trong tương lai gần. Đối với các thị trường như Indonesia, Philippines (và thêm cả Bắc Phi), khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta tương đối thấp, các mặt hàng không đa dạng. Nguyên nhân là do khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam và các nước này tương đối giống nhau. Các nước châu á là thị trường rất quan trọng, chiếm từ 13%-31% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Có một nghịch lý là mặc dù không xa về mặt địa lý nhưng khả năng bán sản phẩm thuỷ sản Việt Nam ở đây còn yếu. Nếu chịu khó đi sâu tìm tòi được khách hàng là các nhà phân phối cho thị trường bản địa thì việc nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm chế biến đóng gói nhỏ bán ở các siêu thị không phải là quá khó khăn. Trong sáu tháng đầu năm 2006, tại khu vực châu á (trừ Nhật Bản), chỉ có xuất khẩu thuỷ sản tới Đài Loan và Campuchia là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2005 còn kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường khác đều tăng lên, trong đó xuất khẩu tới Singapore tăng trưởng cao, tới cuối tháng 6/2006 đạt 22,6 triệu USD, trái ngược với xu hướng giảm sút kéo dài suốt năm 2005. Các thị trường khác Với chủ trương mở rộng, đa dạng hoá thị trường, ngoài các thị trường chính ở trên, Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sang các nước khác như Australia, Newzeland, Mexico, Canada, Đông Âu, châu Phi… Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này được duy trì qua các năm. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 62,8 triệu USD (chiếm tỷ trọng 6,7%), năm 2003 đạt 431,41 triệu USD (chiếm 19,7%) và đến năm 2005 con số này đã lên đến 576,74 triệu USD (chiếm tỷ trọng 21,1%). Các thị trường này chủ yếu nhập khẩu sản phẩm tươi sống, sơ chế hoặc nguyên liệu đồng thời là khu vực cạnh tranh với nước ta về xuất khẩu. Mặt khác do nền kinh tế của các nước này không ổn định nên xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào các thị trường này cũng không được ổn định. 3. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam chủ yếu được đề cập tới 4 nhóm sản phẩm sau: tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực và bạch tuộc đông lạnh, hàng khô. Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng giai đoạn 1997-2005 Đơn vị: triệu USD Năm Tôm đông lạnh Cá đông lạnh Mực và bạch tuộc đông lạnh Hàng khô Thuỷ sản khác Tổng 1997 389,65 94,13 117,08 69,58 91,01 761,45 1998 449,00 78,62 93,34 61,52 135,51 817,99 1999 482,30 96,05 107,58 70,26 182,68 938,87 2000 654,21 165,80 108,88 233,64 316,08 1478,61 2001 777,82 221,95 115,88 196,82 465,01 1777,48 2002 949,42 361,64 140,22 154,98 416,56 2022,82 2003 1057,86 405,74 112,17 77,59 546,21 2199,57 2004 1268,04 464,73 167,62 122,84 377,55 2400,78 2005 1307,15 531,85 174,39 105,22 620,11 2738,72 Nguồn: Trung tâm tin họcBộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng các năm 1997-2005 Xét về chủng loại mặt hàng, cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu là mất cân đối. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm, ta có thể thấy rõ qua bảng sau: Bảng 14: Cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn 1997-2005 Đơn vị tính % Năm Tôm đông lạnh Cá đông lạnh Mực và bạch tuộc đông lạnh Hàng khô Thuỷ sản khác Tổng 1997 51,17 12,36 15,37 9,14 11,96 100 1998 54,89 9,61 11,41 7,52 16,57 100 1999 51,37 10,23 11,56 7,48 19,36 100 2000 44,24 11,21 7,36 15,80 21,39 100 2001 43,75 12,48 6,52 11,07 26,18 100 2002 46,93 17,87 6,93 7,66 20,61 100 2003 48,09 18,44 5,10 3,53 24,64 100 2004 52,82 19,36 6,98 5,11 15,73 100 2005 47,72 19,42 6,37 3,84 22,65 100 Nguồn: Trung tâm tin họcBộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng các năm 1997-2005 Tôm đông lạnh Các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tuy đã cố gắng rất nhiều để đa dạng hoá sản phẩm nhưng hiện nay tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng trên dưới 47,72% giá trị thuỷ sản xuất khẩu do tôm là mặt hàng có giá trị cao và nhu cầu tôm trên thế giới cũng tăng mạnh. Tôm Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để giữ vị trí cung cấp tôm lớn thứ 3 vào thị trường Nhật Bản, chiếm tỷ trọng từ 10-11% trên thị trường này. Trên thị trường Mỹ, trong vài năm gần đây, tôm Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh và đã được liệt kê vào 10 nhà cung cấp hàng đầu ở Mỹ. Bảng 15: 10 thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam 2000 2004 2005 Thị trường Tấn 1000 USD Thị trường Tấn 1000 USD Thị trường Tấn 1000 USD Nhật Bản 30.756 291.035 Nhật Bản 62.451 521.428 Nhật Bản 61.963 517.831 Mỹ 14.464 215.377 Mỹ 37.061 397.761 Mỹ 40.311 423.246 Niu Dilân 4.025 23.830 Singapo 4.651 51.472 Ôxtrâylia 6.954 53.426 Hồng Kông 3.201 23.191 Ôxtrâylia 5.783 46.679 Đài Loan 6.958 51.000 Canađa 1.378 16.564 Đài Loan 6.358 42.149 Canađa 4.812 46.718 Bỉ 2.808 14.635 Canađa 4.029 40.285 Bỉ 3.277 24.531 Đài Loan 1.363 11.640 Malaixia 2.494 26.923 Đức 3.065 23.129 Ôxtrâylia 956 9.493 Bỉ 2.193 17.357 Anh 2.852 22.624 Anh 1.725 9.332 Anh 1.995 16.715 Hàn Quốc 3.082 19.841 Đức 1.159 8.622 Hàn Quốc 2.540 15.612 Hồng Kông 2.407 18.322 Tổng SL & GTXK 66.704 654.215 Tổn SL >XK 141.122 1.268.308 Tổng SL & GTXK 149.872 1.307.115 Nguồn: Bộ Thuỷ sản_Báo cáo tham luận Hội nghị đánh giá kết quả chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm2010 Tôm dành cho xuất khẩu chủ yếu là tôm nuôi vì có cỡ lớn và đồng đều. Các mặt hàng tôm có giá trị đang dần nhiều lên. Năm 2004, tôm đông lạnh đã xuất khẩu tới gần 70 thị trường, trong đó Nhật trở lại vị trí số 1, Mỹ đứng thứ 2 và Singapore đứng thứ 3. Các sản phẩm tôm tăng về sản lượng nhưng tỷ trọng đã giảm xuống. Nếu như năm 1997 tôm chiếm 31,82% so với tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu thì đến năm 2003 tỷ trọng này còn 25,88% và năm 2005 giảm xuống chỉ còn 23,55%. Năm 1997, xuất khẩu tôm chỉ đạt 389,65 triệu USD, chiếm 51,17% tỷ trọng thì đến năm 2003 con số này đã lên tới 1057,86 triệu USD, chiếm 48,09% và đến năm 2005 giá trị đạt 1307,15 triệu USD, chiếm 47,72%. Như vậy giá trị gia tăng của mặt hàng này ngày càng tăng và đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Cá đông lạnh Cá đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam, sau tôm đông lạnh. Tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu của loại mặt hàng này ngày càng tăng lên. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của cá đông lạnh đạt 94,13 triệu USD, chiếm 12,36% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt nam, năm 2003 đạt 405,74 triệu USD, chiếm 18,44% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 531,85 triệu USD, chiếm 19,42% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh các loài cá xuất khẩu như mú, chim, hồng, song, đù, lạc, lưỡi trâu, thu… Việt Nam còn xuất khẩu cá ngừ, basa, tra, bống tượng. Hiện nay, mặt hàng cá đông lạnh Việt Nam đang phát triển, có khả năng cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả, nhất là cá tra và cá basa thậm chí còn vượt qua cả cá da trơn của Mỹ. Họ cá thu - cá ngừ có sản lượng và giá trị cao nhất trong các loài cá biển. Các sản phẩm cá ngừ hiện nay đang giữ vị trí thứ 2 về giá trị ngoại thương thuỷ sản thế giới, sau tôm. Hiện nay cá ngừ đại dương đang trở thành đối tượng khai thác quan trọng của ngành. Theo kết quả nghiên cứu của ngành thuỷ sản, trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam đạt xấp xỉ 45.000 tấn và khả năng khai thác khoảng 17.000 tấn/năm. Tuy nhiên do chất lượng thấp, nên mỗi năm chỉ có từ 30% đến 50% sản lượng cá ngừ do ngư dân đánh bắt đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Hiện các sản phẩm từ cá ngừ đại dương của Việt Nam đã được xuất khẩu sản hơn 60 nước dưới dạng nguyên con tươi, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và Australia. Để cá ngừ Việt nam trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng cần phải giải quyết hàng loạt đồng bộ vấn đề từ công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến, tiếp thị… đặc biệt là vấn đề bảo quản sau thu hoạch. Mặt hàng cá tra, cá basa: Từ năm 1997, xuất khẩu cá basa của Việt Nam chưa đáng kể, sản lượng chỉ vài trăm tấn, trị giá hơn 1,6 triệu USD. Năm 1998, xuất khẩu đã tăng vọt lên 2.200 tấn, trị giá hơn 9 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm trong 3 năm liền (1999-2001), đến năm 2002 lại tăng mạnh đạt gần 28.000 tấn, trị giá gần 87 triệu USD. Năm 2004, xuất khẩu cá tra, cá basa tăng lên 231,5 triệu USD. Theo số liệu thống kê của hải quan, năm 2005, xuất khẩu cá tra và cá basa đạt 137.735 tấn, trị giá 321 triệu USD. Mực đông lạnh và bạch tuộc đông lạnh Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (chiếm từ 6,52%-15,37% xét trong giai đoạn 1997-2005) nhưng cũng đã làm phong phú thêm cho mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng lên, đạt 117,08 triệu USD năm 1997, năm 2002 đạt tới 140,22 triệu USD và sang năm 2005, con số này là 174,39 triệu USD. Mực là mặt hàng lớn thứ 2 (sau tôm) trong số mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam với thị trường chính là Nhật Bản, EU và Hồng Kông. Bên cạnh các mặt hàng mực ống, những mặt hàng mực nang truyền thống được người Nhật ưa thích vẫn được duy trì và phát triển, mở rộng sang thị trường EU như mực cắt miếng sashimi, sushi hay mực đông lạnh tẩm bột. Sau khi giảm sút trầm trọng giá trị xuất khẩu bạch tuộc vào năm 1998, chỉ đạt mức của năm 1997, thì đến năm 1999, giá trị kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 49,9% so với năm 1998, đạt 32,08 triệu USD. Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu đứng đầu, sau là hàn Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Australia, Mỹ. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu bạch tuộc có xu hướng ngày càng mở rộng. Mặt hàng khô Các mặt hàng khô bao gồm mực khô, cá khô, tôm khô, ruốc khô… Loại mặt hàng này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, ngày càng có có giá trị và tỷ trọng xuất khẩu giảm đi, từ 233,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,8% năm 2000 giảm xuống còn 105,22 triệu USD, chiếm 3,84% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2005. Bên cạnh đó, các nhóm sản phẩm khác cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu như các mặt hàng sản phẩm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, đặc sản biển. Các nhóm này cũng phát triển mạnh, chiếm 22,65% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2005. Đây cũng là cơ hội của việc đa dạng hóa sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thuỷ sản. 4. Giá cả xuất khẩu Do sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, lại xuất khẩu nhiều qua trung gian và chưa thiết lập được thị phần cần thiết ở các thị trường lớn của thế giới nên giá nhìn chung là thấp hơn giá trên thị trường quốc tế và khu vực. Hơn nữa, khâu quản lý xuất khẩu không tốt nên sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu lại còn bị thương nhân nước ngoài ép giá. Giá trung bình của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997-2005 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 15: Giá trị trung bình hàng thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1997 – 2005 Năm Sản lượng thuỷ sản (Tấn) KNXK thuỷ sản ( USD) Giá XKTS bình quân (USD/kg) Mức độ tăng trưởng Tuyệt đối (USD/kg) Tương đối (%) 1997 206397,7 761457413 3,69 1998 200555,95 817989276 4,07 0,38 10,3 1999 229963,64 938871697 4,08 0,01 0,24 2000 291922,6 14786095

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0500.doc
Tài liệu liên quan