Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- Tỉnh Thái Bình

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình. 1

Phần I: Mở Đầu 4

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 5

1.2.1. Mục tiêu chung. 5

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

Chương I:Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sản xuất lúa 7

I.Đặc điểm sản xuất lúa gạo 7

II. Vai trò sản xuất lúa gạo. 8

1. Gạo dùng làm lương thực – một trong những nhu cầu cơ bản của con người 8

2. Gạo dùng để chăn nuôi. 8

3. Gạo dùng cho công nghiệp chế biến. 9

4. Gạo dùng để xuất khẩu. 9

5. Lúa gạo tham gia ổn định an ninh lương thực của thế giới. 9

III.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. 10

1. Điều kiện tự nhiên 10

2. Nhóm biện pháp kĩ thuật canh tác 10

3.Nhóm các nhân tố kinh tế- tổ chức. 11

4. Nhóm nhân tố xã hội 12

IV. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam. 12

1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới. 12

2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam. 13

Chương II. Thực trạng sản xuất lúa gạo của huện Quỳnh phụ. 15

I.Vị trí của cây lúa trong diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. 15

II. Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa của huyện các năm gần đây. 17

III. Tình hình tiêu thụ 21

1. Thuận lợi : 22

V. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân. 22

1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra. 22

2. Cơ cấu các giống lúa của nhóm hộ điều tra 23

5.Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ 24

5.1 Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở hai vụ lúa xuân và lúa mùa 24

5.2 Chi phí sản xuất giữa các giống khác nhau 30

5.3 Chi phí sản xuất lúa của các vùng sản xuất. 34

5.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa của nhóm hộ điều tra. 37

5.5 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa các vùng sản xuẩt. 41

5.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa. 44

5.3.1 Các yếu tố được đưa vào trong mô hình suất. 44

5.3.2 Các yếu tố ngoài mô hình sản xuất. 50

4.3 So sánh hiệu quả kinh tế cây lúa với một số cây trồng khác. 55

4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa. 59

7. Đánh giá trung sản xuất và kết quả sản xuất của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. 61

7.1 Thành tựu và nhiệm vụ. 61

7.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 67

Chưong III.Phương hướng và Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở Quỳnh Phụ - Thái Bình. 73

I. Phương hướng mục tiêu: 73

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ỏ Quỳnh Phụ - Thái Bình. 73

1.Giải pháp về giống. 73

2. Giải pháp về khuyến nông 74

3. Giải pháp về phân bón 75

4. Giải pháp về vốn. 76

5. Giải pháp về thị trường. 76

Kết luận. 78

Kiến nghị. 79

1. Đối với nhà nước. 79

2. Với cấp cơ sỏ. 79

3. Đối với các nông hộ. 79

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- Tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong huyện. Chi phí trung gian: Qua bảng số liệu cho thấy: mỗi sào lúa đối với các giống lúa khác nhau thì chi phí sản xuất lúa cũng khác nhau. Giống Bắc Thơm đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao hơn cho nên chi phí đầu tư cao hơn các giống khác 200,12 nghìn đồng trên sào. Qua so sánh cho thấy mỗi vụ lúa xuân thì giống Xi23 có chi phí trung gian cao hơn giống Q5 là 2,83% tương ứng với 7,31 nghìn đồng và thấp hơn giống Bắc Thơm là 7,76% tương ứng với 14,40 nghìn đồng. Giống Q5 có chi phí trung gian thấp hơn giống Bắc Thơm là 9,76 % tương ứng với 18,84 nghìn đồng. Qua điều tra cho thấy giống Bắc Thơm có yêu cầu dinh dưỡng cao hơn nên sử dụng lương phân vô cơ nhiều hơn các giống khác. Đối với phân NPK(nguồn cung cấp dinh dưỡng: đạm, lân, kali chủ yếu cho lúa) giống Xi23 thấp hơn giống Q5 là 0,15% tương ứng với 0,4 kg và thấp hơn giống Bắc Thơm là 16,34% tương úng với 5,24 kg; giống Q5 thấp hơn giống Bắc Thơm 16,22 % tương ứng với 5,17 kg. Giống Bắc Thơm thường mắc nhiều bệnh hơn các giống khác cho nên chi phí BVTV cao hơn. Qua so sánh cho thấy mỗi sào lúa giống Xi23 cao hơn giống Q5 là 4,46% tương ứng với 1,72 nghìn đồng và thấp hơn giống Bắc Thơm là 10,26 % tương ứng với 3,05 nghìn đồng. Thực tế cho thấy giống Xi23 do canh tác trên đất trũng và có thời gian sinh trưởng dài hơn nên có chi phí BVTV cao hơn các giống khác. Về lao động: Mỗi sào lúa giống Bắc Thơm được bỏ công lao động nhiều hơn. Giống Q5 có thời gian sinh trưởng ngắn và thường cấy bằng mạ sân cho nên bỏ ít lao động hơn. Bởi vì khâu chăm sóc của giống này cao hơn hai giống còn lại. Qua so sánh cho thấy một sào lúa giống Xi23 đầu tư lao động cao hơn giống Q5 là 4,01 % tương ứng với 0,28 công và thấp hơn giống Bắc Thơm là 3,59 % tương ứng với 0,27 công, giống Q5 thấp hơn giống Bắc Thơm là 7,3 % tương ứng với 0,55 công. b. Chi phí sản xuất lúa của các giống lúa ở vụ mùa. Chi phí sản xuất lúa của các giống lúa ở vụ mùa. Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT Q5 Bắc Thơm So sánh(%) SL GT SL GT 1. CPTG 1000đ 161,93 180,12 111,23 - Giống Kg 2,99 15,00 2,91 21,00 140,00 - Đạm Kg 5,22 24,53 4,80 22,56 91,95 - Kali Kg 2,83 12,74 3,07 13,82 108,48 - Phân Chuồng Tạ 2,62 18,08 2,73 18,84 104,20 - NPK Kg 2,63 49,26 28,67 57,34 116,40 - Thuốc BVTV 1000đ 23,42 27,67 118,11 - Thủy lợi phí 1000đ 12,60 12,60 100,00 - Nộp HTX 1000đ 6,30 6,30 100,00 2. Chi phí LĐGĐ Công 6,78 189,84 7,43 208,04 109,59 ( Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra ) Về chi phí trung gian: qua bảng số liệu cho ta thấy giống Bắc Thơm có chi phí trung gian là 180,12 nghìn đồng cao hơn giống Q5 là 11,23 % tương ứng với18,19 nghìn đồng. Các yếu tố đầu vào của hai giống này khác nhau, giống Bắc Thơm được đầu tư cao hơn. Trung bình một sào giống Bắc Thơm đầu tư đạm thấp hơn giống Q5 là 8,15 % tương ứng với 0,42 kg. Sở dĩ có điều này là do giống Q5 chủ yếu là do hộ trung bình và hộ nghèo sản xuất họ cân đối không tốt so với hàm lượng đạm có trong phân NPK nên bón nhiều hơn so với giống Bắc Thơm ( chủ yếu do hộ khá sản xuất). Đối với phân NPK giống Bắc Thơm được đầu tư cao hơn Q5 là 16,4% tương ứng với 4,07 kg. Thuốc BVTV giống Bắc Thơm có chi phí nhiều hơn giống Q5 là 4,26% tương ứng với 4,26 nghìn đồng. Chi phí lao động : mỗi sào lúa giống Xi23 được đầu tư cao hơn giống Q5 là 9,59 % tương ứng với 0,65 công. Lao động đi thuê đối với một sào lúa giống Bắc Thơm và giống Q5 bằng nhau đều là 68 nghìn đồng . Chi phí sản xuất lúa của các vùng sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp mỗi vùng sản xuất có những điểm đặc trưng riêng biệt. Tùy theo điều kiện của từng vùng mà có cách đầu tư khác nhau, có phương thức sản xuất khác nhau để đạt kết quả cao. Qua thực tế điều tra 2 xã Quỳnh Ngọc và Quỳnh Lâm chúng tôi thấy sản xuất lúa gạo của 2 xã này có sự khác nhau rõ rệt. Chi phí sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng. Bảng ;Chi phí sản xuât lúa ở vụ xuân của các vùng Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Lâm Quỳnh Ngọc So sánh(%) SL(kg) GT(1000đ) SL(kg) GT(1000đ) 1. CPTG 1000đ 181,85 176,51 97,06 - Giống Kg 3,46 16,99 2,97 16,50 97,12 - Đạm Kg 5,60 26,32 5,76 27,08 102,86 - Kali Kg 3,48 15,65 3,42 15,40 98,45 - Phân Chuồng Tạ 2,32 16,04 3,00 20,69 129,00 - NPK Kg 29,79 59,59 24,89 49,79 83,56 - Thuốc BVTV 1000đ 28,37 28,15 99,22 - Thủy lợi phí 1000đ 12,60 12,60 100,00 - Nộp HTX 1000đ 6,30 6,30 100,00 2. Chi phí LĐGĐ Công 7,33 205,33 7,16 200,35 97,57 * Về chi phí trung gian: trong vụ lúa xuân xã Quỳnh Ngọc thường Gieo cấy trước xã Quỳnh Lâm do vậy mà quá trình sinh trưởng lúa xuân của 2 xã này hoàn toàn khác nhau. Vụ xuân năm 2006 thời tiết có nhiều bất lợi cho lúa xuân sớm. Chính điều này đã làm cho chi phí sản xuất lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy mỗi sào lúa xã Quỳnh Ngọc đầu tư cao hơn xã Quỳnh Lâm. Đối với từng loại đầu vào 2 xã này cũng có sự đầu tư khác nhau. Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy ở Quỳnh Ngọc có nhiều hộ không sử dụng phân chuồng mà thay vào đó là phân NPK. Đây là một trong những nguyên nhân đã đẩy chi phí sản xuất xã Quỳnh Ngọc lên cao hơn xã Quỳnh Lâm. Chi phí sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng Chi phí trung gian: trong sản xuất vụ mùa chi phí sản xuất của xã Quỳnh Ngọc vẫn cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua so sánh cho thấy xã Quỳnh Lâm thấp hơn 6,9% tương ứng với 11,83 nghìn đồng. Các yếu tố đầu vào như đạm, phân Kali, chi phí bảo vệ thực vật xã Quỳnh Ngọc đều nhỉnh hơn xã Quỳnh Lâm. Nhưng ở đây ta thấy sự khác biệt lớn nhất trong phương thức canh tác đó là các hộ nông dân ở xã Quỳnh Ngọc đã dần thay thế phân chuồng bằng phân NPK. Bình quân mỗi sào lúa ở xã Quỳnh Lâm có mức đầu tư phân chuồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,38 tạ/sào và mức đầu tư NPK thấp hơn 3,98 kg/sào. Do các hộ nông dân huyện Quỳnh Ngọc sản xuất giống Bắc Thơm nhiều hơn khoảng 13% tổng diện tích lúa ( Ban thống kê xã Quỳnh Ngọc) trong khi đó ở Quỳnh Lâm chỉ có khoảng 4% tổng diện tích lúa.( Ban thống kê xã Quỳnh Lâm) đã làm cho chi phí sản xuất lúa của hai xã có những nét khác biệt. Bảng: Chi phí sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Lâm Quỳnh Ngọc So sánh(%) SL(kg) GT(1000đ) SL(kg) GT(1000đ) 1. CPTG 1000đ 171,57 159,74 93,10 - Giống Kg 3,01 16,50 2,93 15,86 96,10 - Đạm Kg 5,01 23,97 5,17 24,29 101,34 - Kali Kg 3,00 13,49 2,74 12,33 91,41 - Phân Chuồng Tạ 2,47 17,01 2,85 19,64 115,44 - NPK Kg 28,45 56,91 22,57 45,15 79,34 - Thuốc BVTV 1000đ 24,80 23,57 95,05 - Thủy lợi phí 1000đ 12,60 12,60 100,00 - Nộp HTX 1000đ 6,30 6,30 100,00 2. Chi phí LĐGĐ Công 7,11 199,08 6,66 186,40 93,63 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) *Chi phí lao động: Bình quân 1 sào lúa của xã Quỳnh Lâm đầu tư ít công lao động gia đình hơn xã Quỳnh Ngọc là 0,45 công trên sào tương ứng với 6,37%. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa của nhóm hộ điều tra. Người sản xuất luôn quan tâm đến giống có hiệu quả cao. Giống nào đem lại hiệu quả cao nhất tất yếu sẽ được người nông dân sử dụng. Ở mỗi vụ lúa khác nhau có các giống sản xuất khác nhau. Do đó mà lựa chọn từng giống đối với từng vụ cũng khác nhau. Hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ở vụ xuân. Kết quả và Hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ở vụ xuân của hộ điều tra Chỉ Tiêu ĐVT Giống lúa So sánh (%) Xi23(1) Q5(2) Bắc Thơm(3) 1/2 2/3 1/3 Năng xuất Kg 211,45 236,07 175,62 89,57 134,42 120,4 I. Chỉ tiêu kết quả. 1. GTSX (GO) 1000đ 740,075 684,603 737,604 108,10 92,81 100,34 2. CPTG (IC) 1000đ 178,310 173,338 190,115 102,87 91,18 93,79 3. GTGT(VA) 1000đ 561,765 511,265 547,489 109,88 93,38 102,61 4. Chi Phí lao động - LĐGĐ 1000đ 203,280 195,440 210,840 104,01 92,7 96,41 5. TNHH(MI) 1000đ 493,765 443,265 479,489 111,39 92,45 102,98 6. Lợi nhuân (P) 1000đ 290,485 247,825 268,649 117,21 92,25 108,13 II.Chỉ tiêu hiệu quả 1. GO/IC Lần 4,15 3,95 3,88 105,09 101,80 106,98 2. MI/IC Lần 2,77 2,56 2,52 108,29 101,39 109,79 3.GO/công LĐGĐ 1000đ 101,939 98,081 97,955 103,93 100,13 104,07 4.MI/công LĐGĐ 1000đ 68,012 63,505 63,677 107,10 99,73 106,81 5.P/công LĐGĐ 1000đ 40,012 35,505 35,677 112,69 99,52 112,15 (Nguồn :tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy, ở vụ xuân các giống lúa khác nhau cho năng xuất khác nhau. Mỗi sào lúa giống Xi23 cho năng xuất 211,45 kg, giống Q5 cho năng xuất 236,67 kg/sào, còn giống Bắc Thơm là 175,62 kg/sào. Năng xuất lúa kết hợp giá tạo ra giá trị sản xuất của giống đó. Mỗi sào lúa giống Xi23 đạt 740,08 nghìn đồng cao hơn giông Q5 là 8,11% tương ứng với 55,48 nghìn đồng, cao hơn giống Bắc Thơm là 0,348% tương ứng với 2,48 nghìn đồng. Chi phí sản xuất của các giống này hoàn toàn khác nhau. Hai giống Xi23 và giống Q5 đã được nông dân sử dụng thành thạo nên chi phí ổn định, còn giống Bắc Thơm yêu cầu dinh dưỡng cao hơn cho nên chi phí trung gian cao hơn. Mỗi sào lúa Xi23 phải bỏ ra 178,31 nghìn đồng, chi phí trung gian bỏ ra của giống Q5 là 173,34 nghìn đồng, giống Bắc thơm cao nhất 190,12 nghìn đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả của Xi23 cũng cao hơn giống Q5 và Bắc Thơm. Mỗi sào lúa khi bỏ ra một đồng chi phí thì giống Xi23 thu được 4,15 đồng giá trị sản xuất, giống Q5 3,95 đồng giá trị sản xuất, còn giống Bắc Thơm do chi phí cao nên chỉ thu được 3,88 đồng giá trị sản xuất. Trong sản xuất người nông dân quan tâm đến thu nhập mà họ thu được. Đó chính là thu nhập hỗn hợp và người ta thường nói với nhau là “lấy công làm lãi”. Tuy nhiên để đánh giá đầy đủ hơn người ta cũng phải xét đến hiệu quả lao động bỏ ra. Qua nghiên cứu cho thấy giống Xi23 mỗi công lao động 68,01 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn giống Q5 là 4,5 nghìn đồng và cao hơn giống Bắc Thơm là 4,33 nghìn đồng. Giống Bắc Thơm mặc dù có thu nhập hỗn hợp cao hơn nhiều so với giống Q5 nhưng công lao động bỏ ra cũng nhiều cho nên chỉ tiêu MI/công LĐGĐ của hai giống này tương đương nhau. Như vậy qua nghiên cứu cho thấy giống Xi23 đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn các giống khác và được bà con nông dân ưu tiên nhất trong sản xuất. Theo bác Tiền ( chủ nhiệm HTX Quỳnh Ngọc ): “Ở Quỳnh Ngọc nếu như chúng tôi không chỉ đạo gieo cấy giống ngắn ngày khoảng 20% diện tích gieo trồng thì nông dân đa phần sẽ sản xuất giống Xi23” Hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ở vụ mùa Bảng kết quả và HQKT giữa các giống lúa ở vụ mùa của hộ điều tra Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT Giống lúa So sánh(%) Q5(1) Bắc Thơm(2) 2/1 Năng xuất Kg 214,24 166 77,48 I. Chỉ tiêu kết quả 1.Giá trị sản xuất GO 1000đ 621,30 697,20 112,22 2.CPTG (IC) 1000đ 161,68 180,12 111,41 3. GTGT(VA) 1000đ 459,62 517,08 112,5 4. Chi phí lao động - LĐGĐ 1000đ 189,84 208,04 109,59 5. TNHH(MI) 1000đ 391,62 449,08 114,67 6. Lợi nhuận (P) 1000đ 201,78 241,04 119,46 II. Chỉ tiêu hiệu quả 1. GO/IC lần 3,84 3,87 100,73 2. MI/IC lần 2,42 2,49 102,93 3. GO/ công lao động gia đình 1000đ 91,64 93,836 102,40 4. MI/ công lao động gia đình 1000đ 57,76 60,44 104,64 5. P/ công lao động gia đình 1000đ 29,76 32,44 109,01 (Tổng hợp từ phiếu điều tra) Ở vụ mùa nông dân sử dụng giống Q5 là chủ yếu, điều này là do đa số nông dân vẫn còn khó khăn. Họ cần có giống lúa có năng xuất cao để phục vụ đời sống và chủ yếu là chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay các hộ khá và các hộ trung bình đang tiến hành gieo cấy giống Bắc Thơm có chất lượng cao. Qua bảng số liệu cho ta thấy: Ở vụ mùa năng xuất giống lúa Q5 là 214,24 kg/sào còn giống Bắc Thơm chỉ đạt 166,0 kg/sào thấp hơn giống Q5 là 21,52% tương ứng 48,24 kg/sào. Tuy nhiên, do giá trị của một kg Bắc Thơm là 5200 đồng/ kg cao hơn giống Q5 là 2900 đồng / kg cho nên giá trị sản xuất của giống này là 797,2 nghìn đồng cao hơn so với giống Q5 là 85,9 nghìn đồng. Các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của giống Bắc Thơm cũng cao hơn nhiều so với giống Q5. Mỗi sào giống lúa Bắc Thơm cho lợi nhuận là 241,04 nghìn đồng cao hơn giống lúa Q5 là 39,62 nghìn đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả của giống lúa Bắc Thơm của giống lúa Bắc Thơm mùa cũng cao hơn giống lúa Q5 mùa. Đối với giống Bắc Thơm cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,94 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn giống Q5 là 2,93%. Chỉ tiêu lợi nhuận / công lao động gia đình của giống Bắc Thơm cũng cao hơn giống Q5. Cứ mỗi công lao động bỏ ra sản xuất giống Bắc Thơm đem lại lợi nhuận là 32,44 nghìn đồng và giống Q5 đem lại là 29,76 nghìn đồng. Qua phân tích ở vụ mùa cho thấy giống Bắc Thơm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống Q5. Tuy nhiên, do yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư lớn và mới áp dụng cho nên rủi ro cũng không ít. Do đó mà chỉ có những hộ có điều kiện kinh tế mới mạnh dạn sản xuất. Để đưa giống Bắc Thơm vào sản xuất đại trà đòi hỏi phải tổ chức hệ thống khuyến nông chặt chẽ, tăng cường tập huấn cho nông dân và điều kiện quan trọng hơn nũa là phải tìm ra thị trường tiêu thụ giống lúa này ổn định bởi vì giống lúa này không thể để chăn nuôi được và các hộ kinh tế còn kém cũng không giám sử dụng nhiều trong sinh hoạt. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa các vùng sản xuẩt. Mỗi vùng sản xuất có phương thức sản xuất khác nhau, mức độ đầu tư khác nhau và tạo ra kểt quả sản xuất khác nhau và từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng khác nhau. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa giữa các vùng. Như đã nói ở trên do thời tiết không thuận lợi cho sản xuất lúa xuân sớm của xã Quỳnh Ngọc cho nên chi phí sản xuất lúa cao hơn năng xuất trên một sào lúa thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Ngọc là 711,98 nghìn đồng, của xã Quỳnh Lâm là 721,64 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 1,36%. Do có giá trị sản xuất cao hơn và chi phí thời gian thấp hơn cho nên các chỉ tiêu kết quả khác như VA,MI, P của xã Quỳnh Lâm đều cao hơn xã Quỳnh Ngọc. Bảng: Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng. Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm So sánh(%) Năng xuất Kg 205,70 213,12 103,61 I. Chỉ tiêu kết quả 1. GTSX(GO) 1000đ 711,98 721,64 101,36 2. CPTG(IC) 1000đ 181,85 176,51 97,06 3. GTGT(VA) 1000đ 530,12 545,13 102,83 4. Chi phí LĐ - LĐGĐ 1000đ 205,33 200,35 97,58 5. TNHH(MI) 1000đ 462,12 477,13 103,25 6. Lợi nhuận(P) 1000đ 256,79 276,78 107,79 II. Chỉ tiêu hiệu quả. 1. GO/IC Lần 3,92 4,09 104,43 2.MI/IC Lần 2,54 2,70 106,38 3. GO/công LĐGĐ 1000đ 97,13 100,79 103,76 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 63,05 66,64 105,70 5. P/ công LĐGĐ 1000đ 35,03 38,66 110,34 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh Lâm cũng cao hơn xã Quỳnh Ngọc. Bình Quân mỗi sào lúa của xã Quỳnh Lâm bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 4,09 đồng giá trị sản xuất cao hơn xã Quỳnh Ngọc là 0,17 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cũng lớn hơn xã Quỳnh Ngọc. Bình Quân cứ mỗi công lao động gia đình của nông hộ xã Quỳnh Lâm thu được 38,66 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 10,34%. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng. Bước sang vụ mùa tình hình sản xuất có những đổi khác. Qua bảng số liệu dưới đây cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Lâm tạo ra thấp hơn xã Quỳnh Ngọc 3,39 % tương ứng với 21,86 nghìn đồng. Điều này đã làm cho thu nhập hỗn hợp trên 1 sào lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh lâm Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng. Tính cho 1 sào Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm So Sánh(%) Năng xuất Kg 204,5 205,14 100,31 I. Chỉ tiêu kết quả 1.GTSX(GO) 1000đ 647,33 625,37 96,61 2. CPTG(IC) 1000đ 171,51 159,74 93,13 3. GTGT(VA) 1000đ 475,81 465,64 97,86 4. Chi PhíLĐ - LĐGĐ 1000đ 199,08 186,40 93,63 5. TNHH(MI) 1000đ 407,81 397,64 97,50 6. Lợi nhuận(P) 1000đ 208,73 211,24 101,20 II. Chỉ Tiêu hiệu quả 1000đ 1. GO/IC lần 3,77 3,92 103,73 2. MI/IC lần 2,38 2,49 104,69 3. GO/ công LĐGĐ 1000đ 91,04 93,90 103,14 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 57,36 59,71 104,09 5. P/ công LĐGĐ 1000đ 29,36 31,72 108,04 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Tuy nhiên do chi phí trung gian và chi phí lao động đã làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh ngọc thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Bình quân một sào lúa của xã Quỳnh Lâm khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 2,49 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,11 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cao hơn xã Quỳnh Ngọc 8,04 % tương ứng với 2,36 nghìn đồng. 5.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa. 5.3.1 Các yếu tố được đưa vào trong mô hình suất. Năng xuất lúa có ảnh hưởng HQKT của cây lúa rất nhiều. Năng xuất lúa phụ thuộc vào tình hình đầu tư thâm canh nhất là khâu chăm bón. Nếu ta chăm bón đầu tư không thích hợp không những không tiết kiệm được tiền của mà còn làm giảm năng xuất lúa. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng tuân theo quy luật năng xuất cận biên giảm dần. Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ xuân. Trong nông hộ có sử dụng các yếu tố đầu vào là: phân đạm, phân kali, phân lân,…các loại giống. Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến chúng tôi quy đổi sang phân đạm ure (46,6%N), phân supe lân ( 16-18% P2O5), phân kali clorua (58-64% K2O5). Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi xây dựng hàm sản xuất với các yếu tố như sau: Y = A* X1α 1* X2α2* X3α3* X4α4* X5α5* X6α6*E γ1*D1+ γ2*D2 Trong đó : X1 là lượng phân đạm quy đổi bón cho lúa( kg/sào) X2 là lượng phân lân quy đổi bón cho lúa( kg/sào ) X3 là lượng phân kali quy đổi bón cho lúa( kg/sào) X4 là lượng phân chuồng quy đổi bón cho lúa( tạ/sào) X5 chi phí bảo vệ thực vật (đồng/sào) X6 là công lao động gia đình ( công/sào) D1 là giống lúa D1 = 1 là giống X23 D1 = 0 là giống khác D2 = 1 là giống Q5 D2 = là giống khác Kết quả ước lựong của mô hình trên như sau: Bảng : Mức độ Ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng xuất lúa xuân Chỉ tiêu Hệ số Ảnh hưởng TKD 1. Hệ số tự do 4,79 12,11*** 2. Phân đạm(X1) - 0,33 - 7,25** 3. Phân lân(X2) 0,10 2,90*** 4. Phân kali(X3) 0,35 8,28*** 5. Phân chuồng(X4) 0,01 2,34** 6. Chi phí BVTV(X5) 0,02 0,84 7. Công LĐGĐ(X6) -0,02 0,80 8. Giống - D1 0,23 13,01*** - D2 0,30 14,94*** N 99 R2 0,80 F 46,16 Ghi chú: ** và *** có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% và 1%. Mô hình có FKD = 46,61 > FLT do đó mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 = 0,80 có nghĩa là 80% biến động của năng xuất lúa được phản ánh bởi các biến được đưa vào trong mô hình. Kết quả cho thấy: ở vụ xuân yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa lớn nhất là phân kali k. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α3 = 0,35 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân sẽ tăng lên 0,35%. Từ đây ta có thể khuyến cáo các hộ nông dân nên bón tăng lượng phân kali để tăng năng xuất lúa. Yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lớn thứ 2 là phân đạm. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α1 = 0,33 với mức ý nghĩa thống ê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân giảm đi 0,33%. Trong sản xuất của nông dân có hiện tượng bón đạm quá mức là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: người nông dân không tính toán chính xác được lượng phân đam, lân ,kali có trong phân NPK mình đang sử dụng. Và một nguyên nhân khác quan trọng hơn là khi thấy lúa xấu những hộ hiểu biết không sâu thường hay bón thêm phân đạm để kích thích quá trình phát triển của lúa dẫn đến hiện tượng bị lốp hoặc lúa sẽ trẻ mãi không già. Giống cũng ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Kết quả cho thấy biến có ảnh hưởng là γ1 = 0,23 với mức ý nghĩa thống kê là α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Xi23 Thì làm cho năng xuất lúa bình quân tăng lên 0,23%.D2 có hệ số ảnh hưởng γ1 = 0,3 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Q5 thì sẽ làm tăng năng xuất lúa bình quân của lúa lên 0.3%. Tuy nhiên để đánh giá HQKT của một giống lúa chỉ tiêu năng xuất chỉ là một phần còn rất nhiều chỉ tiêu khác. Giống lúa có năng xuất cao chưa hẳn đã cho HQKT cao. Chất lượng của giống lúa cũng quyết định không nhỏ tới HQKT của nó. Phân lân có hệ số ảnh hưởng là α2 = 0,1 với mức ý nghĩa thống kê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân tăng 0,1%. Qua đây cho thấy lượng bón phân lân sẽ làm tăng năng xuất lúa. Do đó trong sản xuất các hộ nông dân cần tăng lượng phân lân cho lúa để tăng năng xuất lúa. Phân chuồng có hệ số ảnh hưởng là α4 = 0,01 với mức ý nghĩa thống kê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân tăng 0,01%. Qua đây cho thấy lượng bón phân lân sẽ làm tăng năng xuất lúa. Do đó trong sản xuất các hộ nông dân cần tăng lượng phân chuồng cho lúa để tăng năng xuất lúa. Kết quả cũng cho thấy chi phí BVTV và công lao động gia đình không có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích như sau : -Đối với công lao động gia đình: nông hộ không tính toán kĩ lưỡng công lao động như doanh nghiệp. Họ thích làm sẽ làm và thường “lấy công làm lãi” - Đối với chi phí BVTV : với từng giống khác nhau từng thửa ruộng khác nhau, tùy thời tiết và tùy từng địa phương khác nhau mà chi phí BVTV khác nhau. Chi phí này mang tính đặc trưng của nó chủ yếu phụ thưộc vào diễn biến dịch bệnh, có bệnh là phải trừ chứ không mang một sự tính toán nào cả. Tuy nhiên phải hiểu rằng tăng đầu tư để tăng năng xuất là một chuyện còn để tăng hiệu quả kinh tế lại là một chuyện khác. Nếu chi phí đầu tư thêm cao hơn giá trị tăng thêm của đầu ra thu được thì không nên thực hiện. Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ mùa. Với vụ mùa, chúng tôi sẽ sử dụng cùng hàm sản xuất như vụ xuân với một biến giả phản ánh giống Q5 Y = A* X1α 1* X2α2* X3α3* X4α4* X5α5* X6α6*E γ1*D1 Trong đó: D1là giống lúa D1 = 1 là giống Q5 D1= 0 là giống khác Các biến khác như vụ xuân. Kết quả ước lượng như sau : Bảng : Mức độ Ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng xuất lúa mùa Chỉ tiêu Hệ số ảnh hưởng tKD 1. Hệ số tự do 4,79 13,24*** 2. Phân đạm(X1) -0,15 2,82*** 3. Phân lân(X2) 0,09 2,54** 4. Phân kali(X3) 0,26 6,29*** 5. Phân chuồng(X4) 0,01 3,16*** 6. Chi phí BVTV(X5) 0,01 0,28 7. Công LĐGĐ(X6) -0,09 -1,34 8. Giống(D1) 0,30 17,74*** N 75 R2 0,87 F 65,89 Ghi chú: ** và*** có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% và 1 % Mô hình có FKD > FLD do đó mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 = 0,87 có nghĩa là 87% biến động của năng xuất lúa được phản ánh bởi các yếu tố có trong mô hình. Kết quả ước lượng cũng tương tự như vụ chiêm xuân. Yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới năng xuất là giống. Các yếu tố khác có ảnh hưởng thuận chiều đến năng xuất là phân kali, phân lân, phân chuồng, và BVTV. Qua phân tích hàm sản xuất ta nhận thấy rằng ở cả hai vụ thì các yếu tố: phân đạm, phân lân , phân kali, phân chuồng và giống đều có ý nghĩa thống kê còn chi phí bảo vệ thực vật và công lao động gia đình đều không có ý nghĩa thống kê. Ở mỗi vụ thì ảnh hưởng của các yếu tố này cũng không giống nhau. Yếu tố giống của cả hai vụ có ảnh hưởng lớn tới năng xuất lúa. Vì vậy trong sản xuất lúa cần phải coi trọng công tác chọn giống. Các yếu tố ngoài mô hình sản xuất. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hỗn hợp của rất nhiều yếu tố khác như : thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh, kĩ thuật chăm sóc…Những yếu tố bên ngoài này đôi khi còn tác động mạnh mẽ tới năng xuất cây trồng nhiều hơn các yếu tố đã nghiên cứu trong mô hình. Hiểu biết rõ nhất về sự ảnh hưởng này không ai khác ngoài các chuyên gia và chính những người nông dân sản xuất trên những cánh đồng. Ảnh hưởng của thời tiết tới năng xuất lúa: Thời tiết khí hậu bao giờ cũng ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa cũng như sự phát triển của các cây trồng khác. Lúa là cây trồng cần các điều kiện nhất định về nhiệt độ, ánh sáng…Nếu năm nào điều kiện thời tiết bất lợi thì năng xuất kém. Sản xuất lúa của các nông hộ ở Quỳnh Phụ cũng không thoát khỏi quy luật này. Hộp 1: Ảnh hưởng của thời tiết tới năng xuất lúa Theo bác Tiền(Chủ tịch HTX Quỳnh Ngọc) cho biết: Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và cho năng xuất của cây lúa, ở Quỳnh Phụ mấy năm qua công tác thuỷ lợi tương đối tốt nên không có hạn nhưng tôi nhớ có năm bị hạn cây lúa không sinh truởng được và năng xuất giảm từ 30-75%, còn năm 2003, 2004 lúa bị úng mặc dù không lâu nhưng cũng ảnh hưởng lớn làm cho năng xuất lúa giảm 20-40%, nếu mà ngập thêm 2-3 ngày thì có khi mất trắng. Theo bác nông dân Nguyễn Thị Loan( xã Quỳnh Lâm) cho rằng: khi lúa đang trổ bông mà gặp gió Tây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12449.doc
Tài liệu liên quan