LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG 3
I. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN 3
1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản 3
2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản 3
3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế 4
II. NGUỒN VỐN ĐẦU T Ư 5
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 5
2. Vai trò nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 9
I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 9
1. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9
1.1. Chủ thể quản lý 9
1.2. Đối tượng quản lý 9
2. Quản lý Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước 9
3. Bộ máy quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước. 11
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN 14
1. Tình hình huy động vốn 14
2. Cơ cấu đầu tư XDCB 17
2.1. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo vùng kinh t ế 17
2.2. Vốn đầu tư XDCB của Ngân sách Nhà nước theo ngành kinh tế 20
2.3. Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý. 23
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ 24
III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VĐT XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN TRONG THỜI GIAN QUA 29
1. Trong công tác lập quy hoạch 29
1.1. Quy trình lập quy hoạch 29
1.2. Nội dung của quy hoạch 30
2. Trong việc phân bổ và sử dụng vốn 32
3. Trong công tác thẩm định 35
4. Trong công tác đấu thầu 36
4.1. Nội dung quản lý Nhà nước về đấu thầu. 36
4.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan có liên quan. 36
5. Trong công tác giám sát, kiểm tra. 38
IV. ĐÁNH GIÁ 39
1. Những thành tựu đạt được 39
1.1. Trong công tác lập quy hoạch 39
1.2. Trong việc phân bổ vốn NSNN 41
1.3. Trong việc sử dụng vốn NSNN 43
1.4. Trong việc xử lý nợ khối lượng đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN 49
1.5. Thành tựu trong công tác đấu thầu 50
1.6. Trong công tác giám sát,đánh giá, thanh tra, kiểm tra đầu tư 51
2. Một số tồn tại 56
2.1. Tồn tại trong công tác quy hoạch 56
2.2. Trong việc phân bổ, bố trí vốn NSNN 59
2.3. Trong việc sử dụng vốn NSNN 62
2.4. Nợ đọng vốn đầu tư XDCB 66
2.5. Trong công tác đấu thầu 68
2.6. Trong công tác giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra. 69
IV. NGUYÊN NHÂN 70
1. Từ phía các cơ quan có thẩm quyền 70
2. Hệ thống văn bản pháp luật 73
3. Nguồn vốn Ngân sách hạn hẹp 74
4. Cơ chế quản lý 75
4.1. Cơ chế quản lý còn buông lỏng 75
4.2. Có sự vi phạm các nguyên tắc trong quản lý 75
5. Cơ chế làm việc 76
5.1. Thiếu sự thống nhất 76
5.2. Không phát huy được tính dân chủ 76
6. Yếu tố con người. 77
6.1. Làm việc thiếu trách nhiệm 77
6.2. Thiếu năng lực 78
6.3. Phẩm chất đạo đức. 78
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VĐT XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN 79
1. Đổi mới cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN 81
2. Đổi mới công tác quy hoạch đầu tư, bảo đảm nguồn vốn NSNN được đầu tư đúng, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH của đất nước. 83
3. Đổi mới cơ chế quản lý công tác giải ngân, xử lý nợ tồn đọng trong đầu tư từ nguồn vốn NSNN 85
4. Nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách, nâng cao trách nhiệm các nghành, các cấp trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN 88
5. Đổi mới cơ chế giám sát, thanh tra kiểm toán đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN. 91
6. Đổi mới thủ tục hành chính, cơ chế đấu thầu, công tác cán bộ trong quản lý đầu tư và VĐT từ NSNN. 96
K ẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
110 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 7562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng; thanh toán vốn tạm ứng trước của các dự án giao thông theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 362,3 tỷ đồng. Khoản vốn tạm ứng để thanh toán nợ nói trên sẽ được hoàn trả vào dự toán Ngân sách Trung ương hàng năm, kể từ năm 2005 đến năm 2008.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các biện pháp cụ thể và kiên quyết việc xử lý nợ xây dựng cơ bản theo hướng: ngay trong năm 2005, dành một phần quan trọng vốn đầu tư để thanh toán nợ tồn đọng và kiên quyết hạn chế việc phát sinh nợ mới do triển khai gối đầu các công trình mới. Chấp hành và quán triệt tinh thần chỉ đạo đó, các địa phương đã cố gắng dành một phần vốn của kế hoạch năm 2005 để thanh toán một phần nợ xây dựng cơ bản của các năm trước. Số vốn bố trí cho việc thanh toán nợ tồn đọng khối lượng đầu tư chiếm khoảng 5-10%, có tỉnh đã dành khoảng 35% vốn được phân bổ để thanh toán nợ. Số vốn đã cân đối để thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản từ năm 2003 trở về trước là 3.828 tỷ đồng; chiếm gần 9% so với tổng vốn Trung ương giao cho 64 tỉnh, thành phố để thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản từ 2004 trở về trước và trả nợ vay kho bạc. Các tỉnh đã bố trí để trả nợ với khối lượng lớn là Bình Định (38,5%); Phú Yên (44,6%); Tiền Giang (48,2%); Long An (32,5%).
1.5. Thành tựu trong công tác đấu thầu
1.5.1. Về việc áp dụng quy chế đấu thầu
Việc áp dụng quy chế đấu thầu đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế; được xã hội thừa nhận là một bộ phận quản lý kinh tế tiên tiến; tương đối phù hợp với các thông lệ đấu thầu trên thế giới; đặc biệt có nhiều điểm tương đồng với quy định của các nhà tài trợ lớn như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu á; phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước. Quy chế đấu thầu liên tục được hoàn thiện theo hướng phù hợp với yêu cầu của thời đại. Các quy định trong quy chế đấu thầu được cập nhật và hướng dẫn cụ thể đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ; điều này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công tác đấu thầu. Sự hướng dẫn cụ thể của quy chế đấu thầu đã giúp cho nhà thầu cũng như bên mời thầu và cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động đấu thầu dễ dàng thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Có thể nói quy chế đấu thầu đã thực sự là một công cụ quản lý có hiệu quả trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho đầu tư.
1.5.2. Hiệu quả đạt được từ công tác đấu thầu là đáng kể và đáng khích lệ
Trong những năm qua, mặc dù đã có những biến động (tăng giá) của các yếu tố đầu vào; song việc thực hiện công tác đấu thầu cũng đã tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước số vốn đáng kể; mức độ tiết kiệm của các dự án đầu tư thông qua đấu thầu được thể hiện thông qua tỉ lệ chênh lệch giữa giá gói thầu (hay dự toán, tổng dự toán) được duyệt với giá trúng thầu. Tỉ lệ này thường đạt trên 6% đến trên 8%. Các dự án ODA qua đấu thầu đã giúp cho việc giải ngân nhanh hơn; tận dụng được nguồn vốn của các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, hiệu quả công tác đấu thầu còn được đánh giá thông qua việc lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu muốn trúng thầu cũng cần phải có những giải pháp khả thi để thực hiện công việc với giá trúng thầu không vượt mức giá dự kiến ban đầu (giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu).
Ngoài ra hoạt động đấu thầu đã tạo ra sự cạnh tranh, làm động lực thúc đẩy các nhà thầu; các doanh nghiệp phải tận dụng một cách sáng tạo những năng lực hiện có, đưa ra các giải pháp khả thi với giá cả cạnh tranh và tiến độ đảm bảo.
1.5.3. Năng lực cán bộ thực hiện công tác đấu thầu từng bước được tăng cường.
Thông qua việc áp dụng quy chế đấu thầu, năng lực của phần lớn cán bộ quản lý, các nhà thầu đã từng bước được củng cố thể hiện thông qua việc giải quyết những phát sinh, vướng mắc trong từng tình huống đấu thầu cụ thể. Đội ngũ chủ đầu tư, ban quản lý dự án mặc dù vẫn cần tiếp tục được đào tạo, củng cố song trên thực tế đã thể hiện được sự cố gắng rõ rệt; đã trưởng thành nhiều trong việc tổ chức các cuộc đấu thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Nhà thầu Việt Nam cũng đã có nhiều bước trưởng thành vượt bậc, từ chỗ chỉ làm nhà thầu phụ trong các gói thầu lớn, đến nay đã vươn lên và thắng thầu nhiều gói thầu quan trọng trong các lĩnh vực đặc biệt. Đã có một số nhà thầu lớn có đủ khả năng đảm đương chức năng tổng thầu EPC (thực hiện toàn bộ các công việc thuộc các lĩnh vực tư vấn, hàng hoá, xây lắp)
Đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong nước đã có đủ khả năng xây dựng các văn bản pháp quy về đấu thầu (Nghị định, pháp lệnh về đấu thầu. các văn bản hướng dẫn thực hiện). Một số Bộ, tổng công ty đã tự xây dựng các quy trình, biểu mẫu riêng để áp dụng thống nhất trong phạm vi quản lý của mình. Đội ngũ chuyên gia về đấu thầu được hình thành và chính là nhân tố tích cực; tác động mạnh mẽ đến chất lượng công tác đấu thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; đây là một nhân tố quan trọng để có thể tăng cường phân cấp cho chủ đầu tư trong việc quyết định toàn bộ các nội dung công việc của quá trình đầu tư.
1.6. Trong công tác giám sát,đánh giá, thanh tra, kiểm tra đầu tư
1.6.1. Về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
Năm 2005, công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được tăng cường ở tất cả các cấp, các ngành và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngay từ những tháng đầu năm, Hội nghị toàn quốc về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã tổ chức cho gần 2000 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các tổng công ty và một số ban quản lý dự án tham gia thảo luận, đánh giá tình hình, phân tích những tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực giám sát đánh giá đầu tư; đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường hoạt động này trong thời gian tới.
Thấy rõ ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giám sát đánh giá đầu tư; nhiều địa phương, các Bộ, ngành và phần lớn là các tổng công ty đã thành lập các đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ này. Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư đã dần đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tư đối với các dự án nhóm A đã được các chủ đầu tư quan tâm hơn so với trước đây.
Mặt khác, các Bộ, các ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về giám sát đầu tư của cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng (Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005); tập trung vào các nội dung giám sát như theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,.... kế hoạch đầu tư có liên quan đến địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư. Theo dõi, phát hiện những việc làm xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án. Giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.
Năm 2005, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức đánh giá một số chương trình và dự án, như: Đường vành đai 3 Hà Nội, cụm khí- điện- đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất, mía đường Tây Ninh, dự án thoát nước Hà Nội, dự án quốc lộ 32, dự án củng cố và cải cách giáo dục đại học.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch tổng thể giám sát các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước và thực hiện giám sát đánh giá theo chuyên đề các chương trình và dự án đầu tư. Đồng thời trình Chính Phủ xem xét, chỉ đạo kịp thời các dự án: Đánh giá hiệu quả các dự án thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị các thành phố Hà Nội, Hải phòng và Thành phố Hồ Chí Minh (văn bản số 6241/BKH- TĐ&GSĐT ngày 14/9/2005); Dự án củng cố và cải cách giáo dục đại học, vốn vay WB (văn bản số 2972/BKH- TĐ&GSĐT ngày 27/7/2005); dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 (văn bản số 2972/BKH-TĐ&GSĐT ngày 6/5/2005).
1.6.2. Về công tác thanh tra đầu tư và xây dựng
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ đạo toàn ngành tiếp tục tiến hành thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Kết quả như sau:
10 Thanh tra Chính Phủ (trực tiếp tiến hành hoặc chủ trì huy động lực lượng thanh tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện)
- Đã triển khai thanh tra việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị của các Tổng công ty và các doanh nghiệp sau: Tổng công ty Than Việt Nam, các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Công ty Xi măng Bỉm Sơn; Tổng công ty hàng không Việt Nam; Đài phát thanh và truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và phối hợp với 3 Bộ: Bộ Tài Chính, Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải và 10 tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I)
- Kết thúc thanh tra báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số vụ việc đột xuất Chính phủ giao là: Thanh tra tổng công ty hàng hải Việt Nam; công ty bao bì Thanh Hoá; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết qủa thanh tra dự án đánh bắt xa bờ.
- Tham gia thẩm định và đôn đốc xử lý sau thanh tra đối với các vụ việc đã có kết luận của Thủ tướng Chính phủ như: Dự án khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình; dự án thoát nước Hà Nội (gói thầu CP7A); Tổng công ty du lịch Sài Gòn; Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
20 Thanh tra của Bộ, ngành, Trung ương
Trong năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra ở các Bộ, các ngành, các địa phương đã được tiến hành theo 2 hướng: kiểm tra tổng thể (thường kỳ hoặc đột xuất) và thanh tra theo các vụ việc vi phạm.
+ Bộ Tài Chính thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng tại tỉnh Lào Cai; một số dự án của Bộ văn hoá thông tin, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Dược Việt Nam.
+ Bộ Công An đã chỉ đạo thanh tra Công An các địa phương triển khai thanh tra việc mua sắm vật tư, phương tiện, hàng hoá. Kết quả bước đầu phát hiện và chấn chỉnh sai phạm trong việc thực hiện các quy định về mua sắm, công tác sửa chữa, thay thế các thiết bị vật tư.
+ Bộ Xây Dựng với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đã củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, xây dựng mạng lưới kiểm định độc lập để quản lý chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước. Trong năm, Bộ Xây Dựng đã chủ trì cùng các địa phương, các Bộ ngành liên quan đã tổ chức các đợt kiểm tra tại các công trình đang trong quá trình xây dựng như: Dự án đường hầm Đèo Hải Vân, thủy điện Sơn La, cầu Bãi Cháy, Cầu Thanh Trì, thuỷ lợi Cửa Đạt.....
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, trong năm 2005, đã kiện toàn hệ thống bộ máy thanh tra của ngành từ cơ quan Bộ đến các Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố. Đổng thời đã triển khai thực hiện một số hoạt động thanh tra kiểm tra và đã có một số kết quả bước đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện 6 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch gồm: thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Sóc Trăng; Các công trình giao thông sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2000-2004; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14B do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư; Dự án cải tạo và nâng cấp đê kè sông Trà Lý (Thái Bình), dự án tường, kè chống lũ đê tả và hữu sông Đáy (Hà Nam), sông Đào (Nam Định) do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư.
Hiện nay, Thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư đang chuẩn bị tiến hành 2 cuộc thanh tra: Dự án đường dây và trạm 500 KV Phú Mỹ- Nhà Bè; Dự án cải tạo, nâng cấp kè sông Đà thị xã Hoà Bình; kè Phú Cường, Phú Châu- Văn Lập, Thuận Mỹ (Hà Tây), kè Trung Hà (Vĩnh Phúc)
Song với việc tổ chức các đoàn thanh tra của Bộ, Thanh tra Bộ đã hướng dẫn thanh tra các Sở kế hoạch và đầu tư các địa phương lập kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh tra các dự án đầu tư xây dựng, trong đó tập trung vào 2 lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi.
30 Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện các cuộc thanh tra dự án giao thông nông thôn giai đoạn 2 (WB 2), các dự án kiên cố hoá kênh mương, dự án đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường học và các dự án đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng Nam Bộ: các tỉnh tập trung thanh tra 2.333 dự án, công trình; kết thúc thanh tra 2.285 dự án, công trình với tổng giá trị vốn được thanh tra là 3.166,8 tỷ đồng. Cụ thể như sau: Dự án giao thông nông thôn giai đoạn 2 (WB 2) của 14 tỉnh, thành phố thanh tra 167 dự án; Dự án đầu tư kiên cố hoá kênh mương và thủy lợi khác của 15 tỉnh, thành phố thanh tra 296 dự án; Dự án đầu tư xây dựng trường học của 38 địa phương; Dự án đầu tư cụm tuyến dân cư vượt lũ của 7 tỉnh, tiến hành thanh tra 106 cụm tuyến vượt lũ; Dự án đánh bắt hải sản xa bờ: của 26 tỉnh, thành phố thanh việc đầu tư 1.382 tàu;....
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố 6 tháng đầu năm 2005 đã tiến hành thanh tra các dự án theo kế hoạch của địa phương: Thanh tra tỉnh Lâm Đồng tiến hành thanh tra, kiểm tra Ban quản lý 9 huyện về 8 chương trình, dự án đầu tư do đồng bào dân tộc thuộc tỉnh. Thanh tra tỉnh Đồng Nai thanh tra dự án khu dân cư phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hoà do công ty TNHH Đinh Thuận làm chủ đầu tư. Thanh tra tỉnh Thanh Hoá kết thúc thanh tra việc đầu tư xây dựng 6 dự án tại thành phố Thanh Hóa. Thanh tra tỉnh Tiền Giang thanh tra dự án xây dựng chợ Phú Quý. Thanh tra tỉnh Kiên Giang phát hiện 3 công trình đường giao thông tại huyện đảo Phú Quốc.
Theo số liệu báo cáo của thanh tra sở kế hoạch và đầu tư các địa phương trong cả nước từ đầu năm 2005 đến nay đã triển khai và hoàn thành 59 cuộc thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, thuỷ sản...., trong đó phải kể đến Thanh tra của các Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai (12 cuộc thanh tra), Hoà Bình (11 cuộc thanh tra), Kon Tum (5 cuộc thanh tra), Đắk Lăk (4 cuộc thanh tra). Hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra đều đã phát hiện những vấn đề còn chưa hợp lý trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng; nhiều sai phạm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, đặc biệt là công tác đấu thầu và sau đấu thầu (thực hiện hợp đồng); kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục tồn tại, sai phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.
2. Một số tồn tại
Đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, phục vụ tốt cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước, chống lãng phí, thất thoát... đang là vấn đề được Đảng và toàn dân quan tâm. Nhà nước (Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như chính quyền địa phương các cấp) coi đây là một trong những công việc trọng tâm trong việc thực thi công tác quản lý. Từ đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư và cơ chế quản lý vốn đầu tư trong thời kỳ qua chúng ta có thể rút ra một số vấn đề bức xúc cần được giải quyết trong đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
2.1. Tồn tại trong công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch là một trong những khâu quan trọng hàng đầu để đảm bảo đầu tư xây dựng có hiệu quả và phát triển bền vững. Trong các năm qua, quy hoạch đã trở thành một trong những căn cứ quan trọng cho việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm, kế hoạch sử dụng đất đai cho trong cả nước, đồng thời làm căn cứ kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển (ODA). Tuy nhiên, công tác quy hoạch còn hạn chế, không theo kịp với tốc độ đầu tư, không phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước.Hạn chế, yếu kém của công tác quy hoạch được thể hiện qua các điểm sau:
10. Chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa.
Đối với không ít dự án quy hoạch dài hạn tuy đã được xác định, nhưng thiếu các căn cứ kinh tế xã hội đáng tin cậy, nhất là phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh, nên phải thay đổi nhiều lần như: quy hoạch ngành điện, xi măng.... Nhiều dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn xa, nhất là quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng như quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, hệ thống cảng, đô thị.... Trong quy hoạch đường bộ, đa số các công trình giải quyết mang tính tình thế ( nhu cầu đến đâu phát triển đến đó); hệ thống cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư.
20: Quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
Công tác quy hoạch chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, nhất là các vấn đề về dự báo ( đặc biệt là dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.....) nên tính định hướng cho các doanh nghiệp còn yếu. Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp.
30. Việc lồng ghép các quy hoạch ( quy hoạch nghành, xây dựng, sử dụng đất) trên vùng, lãnh thổ, gắn kết quy hoạch từng vùng vào quy hoạch chung của cả nước chưa tốt.
Quy hoạch phát triển nghành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. Mặt khác, một số quy hoạch ngành đã thể hiện trên lãnh thổ, nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào kế hoạch ngành bố trí trên lãnh thổ của mình. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, điạ phương đã tự ý thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nói chung, quy hoạch tổng thể về kinh tế- xã hội chưa được cụ thể hoá bằng các quy hoạch chi tiết. Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội ở các tỉnh, thành phố thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá; ở các thành phố lớn vẫn chưa có các quy hoạch kết cấu hạ tầng đồng bộ. Một số quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng chậm triển khai thực hiện, tạo nên dư luận xã hội cho rằng “ quy hoạch treo”.
40. Tính cục bộ, xu hướng khép kín trong các quy hoạch (cả quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sản phẩm)
Điều này đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất... hoặc tạo ra độc quyền trong phát triển của một ngành của một sản phẩm nhất định, sử dụng quy hoạch để cản trở các thành phần kinh tế khác tham gia. Một số cảng biển, cảng cá bố trí chưa hợp lý về địa điểm nên hiệu quả đầu tư chưa cao; quy hoạch một số sản phẩm chủ yếu làm hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước...
50. Quy hoạch chưa thường xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, do đó nhiều quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu; không là căn cứ để xây dựng kế hoạch.
Những bất cấp trên dẫn đến tình trạng:
Việc bố trí nhiều bến cảng ở các vùng, địa phương quá gần nhau mà chưa tính đến sự liên kết trong việc khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật, chưa phù hợp với khả năng phát triển hạ tầng kinh tế: Cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng á 25 km, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy và chế biến gỗ chồng chéo, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tràn lan, khả năng thu hút đầu tư thấp. Nhiều nơi phát triển khu công nghiệp nhưng không gắn với xây dựng nhà ở cho công nhân làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Phát triển nuôi trồng thủy sản còn thiếu quy hoạch, thiếu định hướng dài hạn. Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ, không theo kịp tốc độ đô thị hoá, chưa gắn với quy hoạch sử dụng đất lâu dài.....
Phương án đầu tư xây dựng chưa gắn với quy hoạch chung, bố trí những địa điểm xây dựng công trình không phù hợp nên khi triển khai thực hiện phải thay đổi địa điểm thực hiện công trình. Theo số liệu thanh tra năm 2003, lãng phí, thất thoát do đầu tư xây dựng không đúng với quy hoacj nên phải phá bỏ hoặc do vi phạm chủ trương đầu tư là 2,14 tỷ đồng (chiếm 0,03% so với tổng vốn đầu tư). Ví dụ như dự án xây lắp hệ thống thoát nước đường Tân Kỳ- Tân Quý theo kết luận của thanh tra Nhà nước lãng phí do phải phá bỏ toàn bộ hệ thống gồm 216 hầm thu hố ga và 711m cống của công trình 880.629.186 đồng (3% tổng mức đầu tư của công trình) do không gắn việc xây dựng dự án với quy hoạch giao thông. Cũng theo thanh tra Nhà nước, qua 14 dự án đã được tiến hành thanh kiểm tra năm 2003: lãng phí do đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch nên phải phá bỏ hoặc vi phạm chủ chương đầu tư là 2,14 tỷ đồng (0,03% so với tổng vốn đầu tư).
Đầu tư dự án không gắn với vùng cung cấp nguyên liệu sản xuất tương ứng với quy mô nhà máy dẫn đến việc thiếu nguyên liệu. Ví dụ: Nhà máy đường Sơn La đã được xây dựng xong nhưng vẫn phải nằm chờ vì không có nguyên liệu. Dự án nhà máy bột giấy Kon Tum đến khi một số hạng mục công trình được triển khai, trong quá trình thực hiện có một số phát sinh, tuy đã được điều chỉnh, nhưng đánh giá toàn diện cho thấy rằng dự án không khả thi do trước hết không có đủ nguyên vật liệu để đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định. Trong dự án này, vốn đầu tư xây dựng lớn, nguồn nguyên liệu chủ yếu phải dựa vào rừng mới trồng làm cho dự án hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn lớn, rủi ro cao, không trả được nợ nên công trình đã ngừng thi công.
2.2. Trong việc phân bổ, bố trí vốn NSNN
Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nêu trên, nhưng tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch của các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ trong nhiều năm, gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, nhưng chậm được khắc phục.
- Việc bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước còn dàn trải, thiếu thập trung, số lượng các dự án năm sau lớn hơn năm trước là điểm yếu và lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Do đó, số dự án tích tụ lại quá lớn, vượt xa khả năng cân đối vốn của ngân sách và của nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, tổng dự toán của các công trình giao thông được đưa vào kế hoạch năm 2004 gấp hơn 10 lần số vốn bố trí trong kế hoạch. Do đó, chỉ một số ít công trình có thể tập trung vốn để hoàn thành sớm, tình trạng đầu tư kéo dài là phổ biến.
Tổng số dự án trong cả nước năm 2001 có 6.942 dự án; năm 2002 có 7.614 dự án, tăng hơn 672 dự án so với năm 2001; năm 2003 có 10.596 dự án, tăng 2.982 dự án so với năm 2002; năm 2004 có 12.355 dự án, tăng 1.759 dự án so với năm 2003. Số dự án tăng trong các năm chủ yếu là các dự án thuộc nhóm B,C (do các Bộ, tỉnh, thành phố lựa chọn và bố trí vốn); năm 2002 tăng 684 dự án, năm 2003 tăng 2.969 dự án; năm 2004 có tiến bộ hơn, chỉ tăng 1.708 dự án (thấp hơn số tăng của năm 2003, chủ yếu là dự án thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo do các địa phương quản lý; đây là lĩnh vực được đầu tư được chú trọng đầu tư nhiều trong thời gian gần đây thông qua nhiều chương trình mục tiêu, số dự án thường có quy mô nhỏ).
Bảng 9: Số dự án tăng thêm và bình quân vốn bố trí cho một dự án
từ năm 2001 -2005
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số dự án
6.942
7.614
10.596
12.355
13.000
Số dự án tăng thêm
-
672
2.982
1.759
645
Bình quân VĐT cho 1 dự án (tỷ đồng)
5,33
5,3
4,44
4,94
5,5
Nguồn: Thư viện- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến hết quý I/2004 số dự án đăng ký gửi đến Kho bạc Nhà nước đã là 10145 dự án. Con số này cho thấy sự bố trí vốn đầu tư không hợp lý dẫn đến tình trạng các dự án của năm trước chưa hoàn thành, thiếu vốn, mỗi dự án một ít vốn, không tập trung, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, tồn đọng dự án sang năm sau, cứ như thế số dự án càng về sau này càng tăng lên nhiều. Trên thực tế nhiều bộ, nhiều địa phương có số lượng dự án phê duyệt vượt qua khả năng cân đối của ngân sách trong năm, tính hiệu quả của dự án thấp, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà chính phủ, địa phương, ngành đặt ra.
Theo ông Ngô Văn Điểm thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, đầu tư Nhà nước vào lĩnh vực xây dựng liên tục tăng bình quân từ 17,3% trong những năm 1991-2000 lên đến 55,6% vào các năm 2001-2002. Nhưng đi theo những con số tăng liên tục đó, sự bố trí các công trình vẫn luôn vượt quá khả năng cân đối của Ngân sách: năm 2003 đã có 470 dự án nhóm A chuyển tiếp sang các năm sau với tổng mức vốn đầu tư lên đến 645 nghìn tỷ đồng. Việc thực hiện những công trình này khi chuyển tiếp chắc chắn sẽ mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng huy động vốn của năm kế hoạch. Cũng trong năm 2003, nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ công trình đầu tư từ Ngân sách Nhà nước khoảng trên 70 nghìn tỷ đồng nhưng riêng các công trình thuộc nhóm A v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36400.doc