Chương I: Cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển nông thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn 4
I. Khái niệm nông thôn, phát triển nông thôn 4
1. Khái niệm nông thôn 4
2. Quan điểm và phương hướng phát triển nông thôn ở nước ta. 5
2.1. Nông thôn trong những năm đổi mới. 5
2.2. Những quan điểm phát triển kinh tế vùng nông thôn đặc biệt khó khăn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. 7
2.3. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn vùng đặc biệt khó khăn. 9
II. Đặc trưng của vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. 10
1. Tiêu chí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn. 10
2. Đặc trưng của các xã đặc biệt khó khăn. 12
2.1. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng phát triển nông lâm nghiệp là chủ yếu: 12
2.2. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng có nguồn lao động chất lượng thấp: 12
2.3. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất và đời sống: 13
2.4. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng còn có nhiều tiềm năng quý hiếm chưa được khai thác: 14
III. Sự cần thiết đầu tư phát triển vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. 14
1. Vai trò của nông nghịêp nông thôn vùng đặc bịêt khó khăn 14
2. Sự cần thiết của đầu tư phát triển vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. 15
IV. Những nội dung chủ yếu về chương trình 135. 16
1. Mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình 135. 16
1.1 Mục tiêu tổng quát. 16
1.2 Mục tiêu cụ thể. 16
1.3. Nhiệm vụ của chương trình 135. 17
2. Cơ chế hoạt động của chương trình 135. 18
2.1. Ban chỉ đạo chương trình 135. 18
101 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chưa được kiểm soát.
Lâm nghiệp chưa trở thành ngành chính còn nặng về khai thác, chương trình 327/CT. Trong những năm qua mới chủ yếu được triển khai ở khu vực I và khu vực II.
Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống kém phát triển và ngày càng mai một.
Thương mại và dịch vụ trong những năm gần đây phát triển nhanh nhưng mới tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng, thu nhập bình quân đầu người mới đạt được 31,4 nghìn đồng/ tháng (bằng 71% thu nhập toàn tỉnh). Số hộ đói nghèo chiếm khoảng 46%(trong đó toàn tỉnh là 35%).
2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng.
2.1. Về giao thông.
Giao thông là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng ở các xã đặc biệt khó khăn.
Tòan vùng (1998) hiện có 498 km đường ô tô bình quân 42,2m/km2 (toàn tỉnh 1.477 km bình quân 87,3 m/km2). Hầu hết các tuyến đường chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chủ yếu mới mở được cơ bản phần nền các công trình thoát nước làm tạm, mặt chưa được gia cố, mùa mưa đi lại rất khó khăn. Hiện còn 37 xã (tính đến 1998) chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Các xã có đường ô tô đến trung tâm xã,đi lại thuận lợi trong mùa khô, nhưng từ trung tâm xã đến thôn bản hầu hết là đường mòn nên việc đi lại, giao lưu kinh tế văn hoá còn rất khó khăn
2.2. Về thuỷ lợi.
Do địa hình các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu dốc, độ chênh lệch cao giữa địa bàn sản xuất với lòng sông, suối nên khả năng đầu tư khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất rất hạn chế, chủ yếu là các công trình thuỷ lợi nhỏ, hầu hết do nhân dân tự làm bằng vật liệu tại chỗ do vậy thường bị hư hỏng sau mùa mưa lũ.
Diện tích được tưới bằng các công trình thuỷ lợi là 2.522 ha đạt 30% diện tích ruộng nước, còn 5.884 ha ruộng nước phụ thuộc vào nước mưa năng suất bấp bênh
Biểu 1 : Diện tích lúa nước được đầu tư thuỷ lợi của các xã đặc biệt khó khăn và của tỉnh
Hạng mục
ĐVT
Toàn tỉnh
Các xã ĐBKK
So sánh với tỉnh (%)
Tổng diện tích lúa nước
Ha
16.088
6.279
39,02
Diện tích được đầu tư thuỷ lợi
Ha
6.200
1.250
20,16
Diện tích chưa được đầu tư
Ha
9.888
5.029
50,85
Nguồn: Số liệu Cục Thống kê tỉnh Lai châu.
2.3. Công trình điện
Trong 120 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới có 20 xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, còn lại chưa có xã nào có điện lưới. Một số xã có điều kiện xây dựng thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng bằng các chương trình ODA.
2.4. Về cơ sở giáo dục.
ở trung tâm các xã đều có trường học cấp I hoặc cấp I – II nhưng cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn. 54 xã còn là nhà tạm bằng gianh tre, 35 xã đã được xây dựng một phần bằng nhà cấp IV và chỉ có 7 xã là được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
2.5. Về cơ sở y tế.
Hiện nay đã được đầu tư xây dựng trạm xá xã ở cơ bản hầu hết các xã đặc biệt khó khăn (riêng xã Mường Luân chưa được đầu tư, trạm xá còn là nhà tạm) Nhưng thiết bị y tế còn thiếu, do vậy việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào dân tộc gặp rất nhiều khó khăn tình trạng thiếu các bộ xã bản vẫn chưa được khắc phục, cơ sở y tế còn thiếu phương tiện, thiếu thiết bị cần thiết, công tác phòng chống dịch bệnh chưa thật chủ động, ở nhiều nơi vẫn còn có tình trạng để các dịch bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt ở các xã đặc biệt khó khăn có số người nghiện hút cao. Có xã số người nghiện hút chiếm đa số dân trong xã. Số người sốt rét và biếu cổ rất cao.
2.6. Về nước sinh hoạt.
Nguồn nước cho sinh hoạt của vùng đồng bào đặc biệt khó khăn chủ yếu là các sông suối và ao hồ. Chất lượng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt không bảo đảm thừa và đủ vào mùa mưa, thiếu nước sinh hoạt về mùa khô. Có những nơi về mùa khô đồng bào phải đi gánh nước cách nhà 5- 10 Km. Nhất là những vùng núi đá 66,7% dân số thuộc diện thiếu nước sinh hoạt đến nay mới giải quyết được 100.000 người còn 320.950 người cần phải được giải quyết.
2.7. Thực trạng về xã hội
Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ chiếm 70% (toàn tỉnh 45%) tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học là 106974 em. Số em theo học là 57346 em đạt 53,62%(toàn tỉnh 71%).
Công tác y tế: tình trạng thiếu các bộ y tế xã bản vẫn chưa được khắc phục, các cơ sở khám chữa bệnh còn thiếu phương tiện, thiết bị cần thiết, công tác phòng chống một số dịch bệnh chưa thật chủ động, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình còn thiếu phương pháp hữu hịêu tỷ lệ tăng dân số vẫn cao: 3,06% (toàn tỉnh 2,7 %).
Đến năm 1998 số dân trong vùng đặc biệt khó khăn là 415.365 người trong đó:
+ Dân tộc H’mông: 41,8% dân số trong vùng đặc biệt khó khăn.
+ Dân tộc Thái: 25,45% dân số trong vùng đặc biệt khó khăn.
+ Dân tộc Dao: 11,53% dân số trong vùng đặc biệt khó khăn.
+ Dân tộc Khơ Mú: 3,41% dân số trong vùng đặc biệt khó khăn.
+ Dân tộc kinh: 4,9% dân số trong vùng đặc biệt khó khăn.
+ Dân tộc La Hủ: 2,18% dân số trong vùng đặc biệt khó khăn.
+ Các dân tộc khác: 10,73 %.
Lượng lao động có khoảng 15 vạn lao động nhưng chất lượng lao động còn thấp, đa phần là lao động giản đơn 50 % mù chữ, 27 % chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở do vậy năng suất lao động còn rất thấp và đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (mang tính tự nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên) tuy nhiên lao động trong vùng là lao động trẻ khoẻ, cần cù chịu khó ham học hỏi, nếu được đào tạo tốt thì đây là hạt nhân cơ bản để đưa vùng thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ còn rất hạn chế, mức hưởng thụ văn hoá văn nghệ còn thấp, số người xem truyền hình mới đạt 5 % (toàn tỉnh 40 %).
Công tác quản lý biên giới lãnh thổ còn nhiều hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới, xâm canh, xâm cư, vi phạm chủ quyền quốc gia vẫn chưa được giải quyết.
Việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để tuyên truyền vàng chứ, di dịch cư tự do, nghiện hút, tình trạng tội phạm chưa giảm.
3. Phong tục tập quán.
Trong vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu có 21 dân tộc trong đó chủ yếu là H’mông, Thái, Dao, Kơ Mú, La Hủ, Kinh …Xã hội truyền thống ở đây là xã hội truyền thống của dân cư nông nghiệp với các làng nghề trồng trọt chăn nuôi, khai thác nông sản… Dân tộc H’mông, Dao, Khơ Mú… cư trú ở vùng núi cao, canh tác trên nương dốc đá, sản xuất độc canh cây lương thực, du canh, du cư, phá rừng làm nương, quảng canh và chăn nuôi thả rông là đặc trưng lâu đời (đặc biệt là dân tộc H’mông). Dân tộc Thái sống tập trung ở những vùng tương đối bằng phẳng, thuận tiện đi lại truyền thống lúa nước và chăn nuôi thả rông.
Ngoài những phong tục tập quán truyền thống mang tính văn hoá, dân tộc tốt đẹp thì còn những phong tục tập quán lạc hậu và có hại như: ăn bốc, Uống nước lã, Tự đỡ đẻ do bà mụ đỡ, để xác người chết tại nhà nhiều ngày…Đó là nguyên ngân của các bệnh nhiễm khuẩn như: đường ruột, sốt rét, các loại bệnh ngoài da… và là nguyên nhân của tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em dưới 5 tuổi, các tập tục ăn uống linh đình khi có đám ma, đám cưới kéo dài ngày vẫn còn phổ biến, đặc biệt là tập tục cúng bái…
ý thức tự cấp tự túc, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau vừa là tâm lý, vừa là tập quán của nhiều dân tộc trong vùng, tính cộng đồng ở đây rất cao, những người trưởng họ, trưởng tộc, trưởng bản có nhiều uy tín trong dân.
4. Tình hình cán bộ xã bản.
Trình độ xã bản hiện nay còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý kinh tế – xã hội. Đa số cán bộ xã chỉ tốt nghiệp phổ thông cơ sở, mới qua đào tạo sơ học, trung học lý luận chính trị chưa qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về quản lý kinh tế xã hội. Bên cạnh đó việc thay đổi cán bộ xã, bản lại diễn ra thường xuyên, chính vì vậy công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng vẫn còn bộc lộ sự yếu kém. Hoạt động của chính quyền cấp xã còn lúng túng, bị động chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo trong công việc, hiện tượng trực tại nhà, giải quyết công việc tại nhà vẫn còn phổ biến.
Tình trạng yếu kém của cán bộ xã bản là tình trạng chung và khá phổ biến ở các xã, sự yếu kém này thể hiện ở nhiều mặt: trình độ văn hoá, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn…Một nguyên nhân chính ở đây về sự yếu kém của cán bộ xã là cơ số cán bộ cơ sở mù chữ chiếm tỷ lệ cao và đại đa số cán bộ mù chữ lại tập trung ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển và cũng là nơi có số dân mù chữ chiếm tỷ lệ cao. Chính vì vậy chưa thực hiện tốt kỷ cương pháp luật, chưa quen xử lý công việc theo pháp luật, chưa đủ kiến thức mới về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, chưa thật sâu sát lắng nghe ý kiến của dân còn coi nhẹ tìm hiểu và giải quyết kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
III. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
1. Những thuận lợi.
Là vùng có tiềm năng lớn về điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông lâm nghiệp vừa mang tính đặc thù vừa mang tính đa dạng,có khả năng phát triển được nhiều nông sản hàng hoá có giá trị như: chè, cà phê, mận, mơ, cam, xoài, nhãn, vải… Chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng và khai thác gỗ chế biến lâm sản.
Có nhiều cửa khẩu Mường Lói, Tây Trang với Lào,Pha Nận Cúm với Trung Quốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa hai nước Lào và Trung Quốc.
Được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển thông qua các nguồn vốn, thông qua kinh tế qua nhiều chương trình đầu tư phát triển xã hội và an ninh quốc phòng.
Đồng bào các dân tộc trong vùng đoàn kết tốt tin tưởng và chủ chương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Nhân dân trong vùng có nhiều truyền thống văn hoá đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc cần cù chịu khó.
2. Những khó khăn cần giải quyết.
Địa hình dốc chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa mưa thường bị sụt lở gây ách tắc giao thông, hàng năm chi phí tốn kém nhiều để tu sửa khắc phục…
Rừng bị tàn phá nặng nề, môi trường sinh thái diễn biến theo xu hướng ngày càng xấu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu thiếu thốn đời sống vật chất và tinh thần đồng bào trong vùng còn thấp. Số hộ nghèo đói khó khăn chiếm tỷ lệ lớn. Phần lớn các hộ chưa có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Do không có thị trường, sản xuất lạc hậu, manh mún, sản xuất hàng hoá mới chỉ bắt đầu chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Nguồn nước sạch cho nhu cầu ăn và sinh hoạt của đồng bào gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa khô một số xã thiếu nước nghiêm trọng.
Trình độ dân trí thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Số người mù chữ còn nhiều tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường không đi học chiếm tỷ lệ cao. Tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc còn nhiều và khá phổ biến ở một số bản xã.
Phong tục tập quán một số dân tộc còn lạc hậu. Các dân tộc ở các xã giáp biên giới có những quan hệ dòng họ láng giềng mật thiết với các dân tộc ngoài biên giới, thường bị các thế lực phản động quốc tế lợi dụng để hoạt động chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết nội bộ
B. Thực trạng thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
1. Quy mô chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Tỉnh Lai Châu có 8 huyện 2 thị xã với 156 xã, phường thị trấn, trong đó có 120 xã thuộc xã khu vực III.Xã biên giới khó khăn và phân bố trên địa bàn 8 huyện.
Trong đó + 65 xã khu vực III
+ 25 xã vừa khu vực III vừa biên giới
+ 30 xã biên giới.
Huyện Tuần Giáo: có 12 xã thuộc chương trình 135
Huyện Phong Thổ: có 25 xã trong đó 15 xã thuộc biên giới Việt Trung.
Huyện Tủa Chùa: có 10 xã
Huyện Điện Biên Đông: 10 xã
Huyện Mường Lay: 14 xã trong đó có 9 xã thuộc biên giới Việt Lào.
Huyện Mường Tè: 17 xã trong đó có 3 xã thuộc biên giới Việt Lào và 7 xã thuộc biên giới Việt Trung.
Huyện Sìn Hồ: có 20 xã
Huyện Điện Biên: 12 xã
Như vậy các xã thuộc chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu phần lớn là giáp biên giới 2 nước Lào và Trung Quốc cho nên rất khó khăn cho việc thực hiện chương trình135, các xã đều nằm trên địa hình cao giao thông đi lại khó khăn dân cư thưa thớt không tập trung để thực hiện tốt chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều cơ chế chính sách đến các cán bộ xã và cán bộ tăng cường đến xã và kêu gọi dân tích cực tham gia chương trình135.
2. Các bước triển khai chương trình 135
Sau khi nhận được chỉ tiêu của thủ tướng chính phủ giao và bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về mục tiêu, nhiệm vụ, UBND tỉnh chỉ đạo sở kế hoạch và đầu tư phối hợp với các cơ sở ban ngành có liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép và phân bố tổng kinh phí cho chương trình, sở kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các sở ngành quản lý chương trình và UBND các huyện thị dự kiến chỉ tiêu (danh mục công trình chỉ tiêu kinh phí và mục tiêu) cho các huyện thị các chủ dự án trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Các bước triển khai chương trình 135 được thực hiện
2.1. Đối với dự án giao thông.
Đối với dự án giao thông (kể cả mở mối, cải tạo cung cấp).
UBND tỉnh quyết định xét duyệt các tuyến đường trung tâm cụm xã đường vào các dự án kinh tế do UBND tỉnh phê duyệt. Những tuyến đường này được đầu tư theo thiết kế dự toán trong đó: nhà nước đầu tư 80%, nhân dân trong vùng hưởng ứng đóng góp 10% bằng công lao động, các đơn vị thi công đóng góp 10% giá trị phần xây lắp.
UBND huyện quyết định đầu tư các tuyến đường trung tâm cụm xã đến thôn bản theo quy mô từ 1,5-2 m tuỳ theo địa hình địa chất, có độ dốc tối đa nhỏ hơn 11%, xe máy xe thô sơ đi được. Nhà nước hỗ trợ 20 triệu/km bằng tiền. Phòng giao thông huyện khảo sát thiết kế giá khảo sát thiết kế 500.000đ/km.
Xã tự tổ chức nhân công đi thi công tuyến nào không tổ chức huy động được nhân dân thi công thì chưa đầu tư.
Đối với cầu treo dân sinh: phân cấp cho UBND huyện quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 400 triệu. Việc khảo sát thiết kế do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện.
2.2. Đối với dự án trường học, trạm xá.
UBND huyện quyết định đầu tư các dự án có quy mô nhà cấp 4 theo thiết kế mẫu và với tổng đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 400 triệu. Nhà nước hỗ trợ phần xây lắp, nhân dân tham gia phần cải tạo mặt bằng. Nơi nào khan huy động được nhân dân tham gia đóng góp thì chưa đầu tư.
2.3. Đối với công trình thuỷ lợi.
UBND tỉnh ra quyết định đầu tư các công trình có năng suất tưới >10 ha và có tổng mức đầu tư trên 400 triệu. Nhà nước đầu tư phấn xây lắp qua kênh nền đá, nhân viên đóng góp phần đào kênh qua nền đất.
UBND huyện ra quyết định đầu tư: các công trình sửa chữa lớn có mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu, các công trình làm mới, cải tạo nâng cấp có công suất tưới nhỏ hơn và bằng 10 ha, có tổng mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 400 triệu. Đơn vị khảo sát thiết kế do cán bộ kỹ thuật thuỷ lợi có trình độ từ trung cấp thuỷ lợi trở lên của phòng nông nghiệp hoặc thuê theo hợp đồng với cá nhân, đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhà nước hỗ trợ xây lát, qua kênh nền đá, nhân dân đóng góp phần đào đắp kênh qua nền đất.
2.4. Đối với công trình nước sinh hoạt.
Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng thôn, đảm bảo thống nhất mức đóng góp hình thức xây dựng, bể mở nước tự chảy với đường ống bằng nhựa HDPE…Ban quản lý dự án giúp nhân dân khảo sát được lập thủ tục chuẩn bị đầu tư kinh phí khảo sát thiết kế không quá 7 % trình UBND huyện phê duyệt, xã tự tổ chức thi công do ban quản lý dự án hướng dẫn, giám sát.
Đối với dự án mức sinh hoạt trung tâm và những dự án có suất đầu tư lớn nhà nước hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ 1 hộ do UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
2.5. Đối với các dự án hỗ trợ, trạm phát lại truyền hình, điện sinh hoạt.
Đây là những phức tạp về mặt kỹ thuật, phải tính toán kỹ thuật về
hiệu quả đầu tư liên quan đến nhiều ngành quản lý các dự án này do UBND tỉnh quyết định đầu tư.
2.6. Đối với các dự án hỗ trợ sản xuất
Đối với các dự án hỗ trợ sản xuất và đời sống sắp xếp lại dân cư, khai hoang ruộng nước, xây dựng mương, định canh định cư, hỗ trợ sản xuất (chăn nuôi trồng trọt), đào tạo cán bộ xã nghèo và các dự án có tính chất sự nghiệp kinh tế xã hội khác.
Đối với các dự án có tổng mức đầu tư trên 400 triệu giao cho ban định canh định cư tỉnh lập ban chỉ đạo đầu tư. Đối với các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 400 triệu giao cho ban định canh định cư huyện lập ban chỉ đạo đầu tư UBND huyện xét duyệt.
2.7. Dự án xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX).
Dự án quy hoạch trung tâm cụm xã (TTCX) phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vị trí TTCX phải đảm bảo thuận tiện về giao thông trong tiểu vùng, là trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá xã hội với các vùng khác, là tiền đề phát triển thành thị tứ ở các vùng dân tộc miền núi (thông tư 867 /2001/TT – UBDN & MN).
Một trung tâm cụm xã phải đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển của các xã trong cụm, một cụm xã từ 3 – 5 xã, trường hợp địa bàn có diện tích rộng địa bàn chia cắt thì có thể bố trí 2 xã một cụm UBND tỉnh phải hoàn thành việc rà soát, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng xây dựng của các trung tâm cụm xã và từng công trình thuộc trung tâm, từ đó điều chỉnh quy mô dự án và từng công trình cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng trung tâm cụm xã xây dựng kế hoạch thực hiện trung tâm cụm xã từ năm 2002 đến 2005 Tuỳ theo điều kiện thực tế, chủ tịch UBND tỉnh quyết định quy mô, mức vốn đầu tư cho các trung tâm cụm xã. Một trung tâm cụm xã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn trong đó mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương không quá 5 tỷ đồng. Đối tượng đầu tư của trung tâm cụm xã gồm:
+ Đường giao thông của TTCX được đầu tư để nâng cấp mở rộng hoặc làm mới các tuyến đường nối các công trình trong nội bộ TTCX.
+ Trường học tại các xã đặt TTCX chỉ đầu tư xây dựng một hệ thống trường cấp I và cấp II, bao gồm cả xây lắp và trang thiết bị bàn ghế học sinh. Tuỳ theo điều kiện cụ thể để xác định quy mô cấp loại công trình cho phù hợp.
+ Phòng khám đa khoa tại TTCX có quy mô đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân trong cụm, có điều kiện giải quyết kịp thời những trường hợp cấp cứu và trung chuyể bệnh nhân nặng nên tuyến trên.
+ Chợ thương mại tại trung tâm cụm xã nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu trao đổi hàng hoá của nhân dân trong cụm và với khu vực khác, từng bước hình thành và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hàng hoá trong khu vực phát triển.
+ Cấp điện cho TTCX chỉ đầu tư các trạm hạ thế và các đường dây điện trong nội bộ TTCX đảm bảo yêu cầu phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các khu vực trung tâm.
+ Cấp nước cho trung tâm cụm xã bao gồm hệ thống cấp và thoát nước phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của khu vực trung tâm.
+ Trạm khuyến nông, khuyến lâm.
+ Tạo mặt bằng.
3. Các hình thức tổ chức triển khai.
3.1. Về tổ chức bộ máy từ tỉnh đến xã.
Để triển khai tích cực chương trình 135 từ tỉnh xuống tới xã, bản công trình đã thành lập hệ thống quản lý bao gồm:
3.1.1. ở cấp tỉnh:
Có ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lai Châu được thành lập theo quyết định 658/QĐ-UB ngày 4/6/2000 của UBND tỉnh Lai Châu.
Ban quyết định 35/2001/QĐ_UB ngày 20/1/2001 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lai Châu. Sở nông nghiệp phát triển nông thôn là sở quan lý chương trình 135. UBND tỉnh đã có văn bản phân công các sở ban ngành của tỉnh giúp đỡ các huyện triển khai và thực hiện triển khai và thực hiện chương trình, chi phí cho ban chỉ đạo chương trình 135 bình quân 300 triệu đồng/năm
3.1.2. ở cấp huyện:
Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm về tổ chức, điều hành thực hiện các dự án theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt về hiệu quả của chương trình trên địa bàn huyện là người có phẩm quyền quyết định đầu tư cho các dự án được UBND tỉnh phân cấp cho huyện phê duyệt. Giúp cho UBND huyện và cơ quan chức năng của UBND huyện. Không thành lập ban chỉ đạo ở cấp huyện.
Giao cho ban quản lý dự án ở huyện làm cho chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trạm xá ….) Dự án thuộc xã nào thì mời thêm chủ tịch xã đó tham gia vào ban quản lý dự án.
Giao cho ban định canh định cư làm chủ đầu tư các dự án sắp xếp lại dân cư, hỗ trợ sản xuất và đời sống, đào tạo cán bộ xã nghèo, hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông khuyến lâm và các dự án có tính chất kinh tế xã hội khác.
Các chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:
+Lập dự án đầu tư.
+Lập ban chỉ đạo đầu tư, thiết kế lập dự án công trình.
+Lập kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực huy động tại xã, huyện cho công trình.
+Tổ chức theo dõi thi công công trình của xã.
+Quản lý vật tư tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình.
+Nghiệm thu thanh quyết toán công trình đúng thời gian quy định
3.1.3. ở cấp xã.
Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ theo công văn số 429/UBDTMN ngày 29/4/1999. Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư thông qua ban giám sát của xã. Tổ chức thi công dự án do xã đảm nhận, thi công huy động nhân dân tham gia đóng góp với những công trình nhà nước và nhân dân cùng làm.
Khi công trình hoàn thành ban giao đưa vào sử dụng, chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tiếp nhận và xây dựng quy chế về: quản lý, khai thác, sử dụng, sửa chữa, quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý vận hành, người được hưởng quyền lợi và giao cho các tổ chức kinh tế xã hội của các xã hoặc các trưởng thôn, ban tổ chức thực hiện nhằm phát huy các hiệu quả lâu dài của các công trình đã đầu tư.
Ban giám sát của xã do đồng chí chủ tịch HĐND xã làm trưởng ban. Các thành viên gồm đại diện UBMT tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Từ năm2001 chi phí 1,5 triệu đồng/năm/xã cho ban giám sát hoạt động.
3.2. Về cán bộ.
UBND tỉnh Lai Châu ra quyết định số 36/QD-UB về việc ban hành quy chế tạm thời tăng cường có thời hạn cán bộ công chức thuộc huyện về các xã làm công tác xoá đói giảm nghèo thời hạn tăng cường là 3 năm. Cán bộ công chức tăng cường về các xã có nhiệm vụ:
Giúp UBND xã tổ chức triển khai các công trình phát triển kinh tế- xã hội giữ vững ổn định chính trị bên ngoài địa bàn, giúp xã xây dựng những dự án nhỏ về xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án định canh định cư di dân kinh tế mới, thiết thực có hiệu quả, giúp xã triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ sở và tổ chức thực hiện quy chế đó, giúp các trưởng bản xây dựng các nhóm hộ “tương trợ” tín dụng tiết kiệm. áp dụng các biện pháp khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư, giúp xã lồng ghép các hoạt động có liên quan đến xoá đói giảm nghèo dân số kế hoạch hoá gia đình, giúp xã tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục luật pháp, hướng dẫn rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết những cơ chế, mô hình tốt để nhân ra diện rộng, tham mưu cho cấp uỷ xã về công tác xây dựng đảng và lãng đạo các đoàn thể nhân dân tại xã thực hiệ báo cáo định kỳ 3 tháng một lần với UBND huyện đề xuất kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những vướng mắc tại cơ sở.
Chính sách đối với cán bộ tăng cường: Theo Quyết định 73/999/QĐ-UB của UBND tỉnh Lai Châu về mức trợ cấp cho cán bộ huyện tăng cường xuống xã đặc biêy khó khăn, biên giới.Trong đó: chế độ trợ cấp ban đầu với số tiền là 500.000đ/người trợ cấp hàng tháng với các mức 400.000đ/người/tháng, 300.000đ/người/tháng, 200.000đ/người/ tháng (tuỳ theo mức độ khó khăn của từng xã)
II. Kết quả và hiệu quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
1. Kết quả thực hiện chương trình 135.
1.1. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.1.1. Các hạng mục công trình đã xây dựng phân loại theo công trình.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm cơ sở cho việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng cao như: chương trình định canh định cư, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển thương mại.
Quy hoạch tổng thể chương trình 135 tỉnh Lai Châu giai đoạn 1999 – 2005 được UBND tỉnh phê duyệt như sau:
Tổng vốn đầu tư: 369,681 tỷ đồng.
Trong đó;
Nguồn vốn chương trình 135 Trung ương cấp: 338,644 tỷ đồng.
Nguồn vốn khác: 31,037 tỷ đồng.
Cụ thể là:
1. Giao thông vốn đầu tư 107,008 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Đường giao thông nông thôn 475 Km, 54 công trình. Vốn đầu tư 107,008 tỷ đồng.
+ Đường giao thông dân sinh 1941 Km, 118 công trình vốn đầu tư 59,386 tỷ đồng.
+ Cầu 2490 m, 42 công trình vốn đầu tư 12,569 tỷ đồng.
2. Thuỷ lợi: 3514 ha tự chảy, 196 công trình, vốn đầu tư 91,305 tỷ đồng.
3. Nước sinh hoạt: 107.649 người, 222 công trình, vốn đầu tư 55,743 tỷ đồng.
4.Trường học: 78.670m2, cấp IV 314 công trình, vốn đầu tư 109,753 tỷ đồng.
5. Phòng khám đa khoa: 424 m2, cấp IV, 2 công trình vốn đầu tư 0,4 tỷ đồng.
6. Trạm xá xã: 390m2 cấp IV vốn đầu tư 0,62 tỷ đồng.
7. Chợ thương mại: 4375 m2, cấp IV 3 công trình vốn đầu tư 0,91 tỷ đồng.
8. Điện sinh hoạt: hạ thế, 4 công trình vốn đầu tư 2,44 tỷ đồng.
9. Khai hoang: 60 ha, 1 công trình,vốn đầu tư 0,12 tỷ đồng.
Nhìn chung thì UBND huyện đã bám sát quy hoạch tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt, để giao và thực hiện kế hoạch hàng năm trên địa bàn mỗi huyện, theo cấc tiêu thức: Địa danh xã, địa điểm, hạng mục, quy mô công trình, tổng mức đầu tư, xã.
Qua 4 năm thực hiện từ năm 1999 đến năm 2002 chương trình 135 trên địa bàn toàn tỉnh nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37082.doc