Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho công nghệ thông tin ở Tổng công ty Hàng không Việt nam

Lời mở đầu .1

Chương I .3

Lý luận chung về đầu tư và công nghệ thông tin .3

Lý luận về đầu tư.3

Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động đầu tư.3

1.1 Khái niệm.4

1.2 Đặc điểm.5

1.3 Phân loại hoạt động đầu tư.

Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp.7

2.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp.7

2.2 Nội dung cơ bản của đầu tư trong doanh nghiệp.8

2.3 Vốn và nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp.11

2.4 Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp.13

II. Lý luận về công nghệ thông tin.14

1. Khái niệm.14

2. Cơ cấu của công nghệ thông tin.15

3. Vai trò của công nghệ thông tin.17

4. Quá trình phát triển của công nghệ thông tin.23

Chương II.25

Thực trạng hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin của hãng Hàng không quốc gia Việt nam.25

I. Đánh giá khái quát ngành hàng không.25

1. Lịch sử hình thành và phát triển.25

2. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý.26

II. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Tổng công ty.30

1. Đặc điểm đầu tư.30

2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.31

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho công nghệ thông tin ở Tổng công ty Hàng không Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng vốn đầu tư 166,2 273,2 220,7 239,09 254,4 624,5 1636,7 Tốc độ tăng định gốc (%) 64 32 43 53 275 884 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 64.3 -19.2 8.3 6.4 145 162 Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư giai đoan 1996-2002 của Tổng công ty Qua bảng trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng của từng năm so với năm 1996 và tốc độ tăng liên hoàn. Trung bình các năm từ 1996-2000 là 230,7 thấp hơn so với năm 2001 và 2002. Và tình hình thực hiện đầu tư ở các năm không đạt theo yêu cầu kế hoạch đề ra. Riêng năm 1997 và 2001 có tốc độ tăng cao, năm 1997 là do Hãng phải trả 15% giá hai chiếc F70 ký vào năm đó. Năm 2001 đầu tư thực hiện các dự án lớn như dự án máy bay tầm ngấn, dự án máy bay tầm trung và tầm xa, dự án sân đỗ máy bay...Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên vốn đầu tư đã giảm hẳn. Từ năm 1999, vốn đầu tư bắt đầu tăng lên, đặc biệt năm 1999 tốc độ tăng khá cao. Sỡ dĩ trong năm này vốn đầu tư tăng cao chủ yếu do ba yếu tố: thứ nhất là nhờ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp thêm cho Tổng công ty trong năm này là khá lớn. Thứ hai, quan trọng hơn là trong năm này hoạt động kinh doanh của Hàng không đã được phục hồi nhanh chóng sau thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á 1997. Yếu tố thứ ba, là cũng trong năm này việc SITA cổ phần hoá cũng đem lại cho Tổng công ty một lượng vốn khoảng 190 tỷ đồng. Đến năm 2000, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong toàn ngành diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó tiến trình hiện đại hoá ngành Hàng không đã tương đối rõ nét đó là : việc sử dụng các máy bay đời mới, hiện đại thay cho các máy bay thế hệ cũ. Tháng 1/2002 vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt nam đã ký chính thức hợp đồng với công ty sản xuất máy bay Boeing để mua 4 máy bay B777, lọai máy bay được xếp vào hàng hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đang xúc tiến để mua thêm một số loại máy bay đời mới khác như A321. Các máy bay này dần thay thế các máy bay A320 và B767 mà Vietnam arlines đang phải đi thuê. Từ tháng 7/1996, sau khi Nhà nước ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế đấu thầu. Tổng công ty đã nhanh chóng triển khai thực hiện trong toàn Tổng công ty. Tổng công ty đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước vào thực tế của Tổng công ty. Các hạng mục đầu tư lớn về CNTT đều được lập dự án với đầy đủ các bước từ chuẩn bị đầu tư, thẩm định dự án, quyết định đầu tư, đấu thầu và thực hiện dự án. Đới với công tác mua sắm trang thiết bị lẻ, vật tư CNTT không theo dự án và mua sắm bằng nguồn kinh phí thường xuyên trong kế hoạch chi sản xuất kinh doanh hàng năm, mặc dù chưa có quy định bắt buộc trong Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy chế đấu thầu do Nhà nước ban hành, Tổng công ty đã chủ động vận dụng các quy định của Nhà nước và tổ chức đấu thầu mua sắm đạt kết quả tốt. Sau khi Nhà nước ban hành những văn bản mới về Quản lý đầu tư xây dựng, Tổng công ty đã triển khai theo đúng các quy định này. Bảng 3: Bảng tổng vốn đầu tư CNTT Đơn vị: tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn đầu tư 15,1 13,4 16,5 22,6 25,9 30,8 50,6 Tốc độ tăng định gốc (%) -11% 9% 50% 72% 104% 236% Tốc độ tăng liên hoàn (%) -11% 23% 37% 15% 19% 65% Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư giai đoạn 1996-2002 Trung bình vốn đầu tư cho CNTT hàng năm từ 1996-2002 là 24,693 tỷ đồng, chiếm 10.06 % vốn đầu tư toàn Tổng công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư cho CNTT ở các nước Đông Nam á nói chung là 32% trong tổng vốn đầu tư Bảng 4: Bảng cơ cấu vốn đầu tư CNTT Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cơ sở hạ tầng 13,46 11,87 14,7 20,09 13,74 18,33 21,7 Máy móc thiết bị 1,51 1,34 1,65 2,26 11,7 12 28,36 Nhân lực 0,13 0,19 0,15 0,25 0,46 0,47 0,54 Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư CNTT giai đoạn 1996-2002 - Vào đầu nửa năm 1996, do công tác Quản lý đầu tư còn áp dụng theo Nghị định 177/NĐ-CP nên hầu hết các trang thiết bị đều được tiến hành mua sắm theo kế hoạch đầu tư trang thiết bị lẻ, năm 1996 chỉ có 1 dự án xây dựng mạng thông tin nội bộ tại khu vức Gia Lâm. - Năm 1997, định hướng đầu tư của Tổng công ty là ưu tiên đầu tư vào đổi mới đội máy bay và các công nghệ trong dây chuyền vận tải Hàng không, trong đó bao gồm các chương trình quản lý về tin học. Có 1 dự án về CNTT được quyết định đầu tư (dự án đầu tư hệ thống tối ưu hoá doanh thu YMS). Một số dự án lớn khác như dự án đầu tư mạng LAN, dự án GAS, dự án FFP đã lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi và trình thẩm định. - Năm 1998, là năm Tổng công ty gặp rất niều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Thực tế này đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác đầu tư của Tổng công ty. Tuy nhiên, đầu tư cho CNTT vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu, trong năm 1998 thực hiện về đầu tư CNTT của Tổng công ty là những dự án sau: + Dự án đầu tư mạng LAN với hình thức đấu thầu rộng rãi + Dự án đầu tư hệ thống GAS với hình thức chỉ định thầu + Dự án đầu tư hệ thống RAS với hình thức chỉ định thầu - Năm 1999, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dần dần được phục hồi. Chủ trương đầu tư về CNTT là tiến hành hoàn thành nốt các dự án đang được tiến hành dở dang của năm 1998, tổng hợp đầu tư theo dự án về CNTT toàn Tổng công ty như sau: + Dự án đầu tư mạng tin học thông tin Nhà điều hành thương mại mặt đất Nội Bài với hình thức đấu thầu rộng rãi + Dự án DCS (giai đoạn 1) với hình thức đấu thầu rộng rãi + Dự án xử lý sự cố năm 2000 với hình thức đấu thầu rộng rãi + Dự án intranet với hình thức chỉ định thầu + Dự án đầu tư nâng cấp mạng LAN Nội Bài + Dự án FFP với hình thức đấu thầu rộng rãi - Năm 2000, Tổng công ty Hàng không đã tiến hành thực hiện một số dự án trong lĩnh vực CNTT, trong đó đáng kể nhất 2 dự án sau: + Dự án đầu tư xây dựng mạng thông tin diện rộng với hình thức đấu thầu rộng rãi + Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống RAS với hình thức đấu thầu rộng rãi - Năm 2001, Tổng công ty Hàng không Việt nam tiếp tục triển khai 2 dự án của năm 2000 và tiến hành đầu tư các dự án sau: + Dự án đầu tư nâng cấp mạng LAN tại Gia Lâm + Dự án đầu tư mở rộng hệ thống DCS tại Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất với hình thức đấu thầu rộng rãi - Năm 2002, Tổng công ty triển khai nhiều dự án CNTT, phần lớn các dự án được chuyển tiếp từ các năm trước, ngoài ra còn đang tiến hành đầu tư một số dự án nhỏ khác mang tính chất bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể liệt kê một số dự án sau: + Dự án đầu tư hệ thống VHF +Dự án đầu tư máy chủ + Dự án đầu tư thiết bị mạng và điện nguồn + Dự án phát triển CNTT tổng thể + Dự án đầu tư mạng LAN + Dự án đầu tư tổng đài và mạng điện thoại Qua tình hình thực tế trên, sẽ là không khách quan nếu chúng ta chỉ đánh giá so sánh vốn đầu tư cho CNTT giữa các năm một cách cô lập. Bởi vì các dự án đầu tư cho CNTT hầu như được chuyển tiếp từ năm này sang năm khác, trong khi đó vốn đầu tư lại tính cho đầu năm (năm bắt đầu triển khai dự án). Từ đó có thể khẳng định rằng vốn đầu tư cho CNTT chưa tương xứng với vai trò ngày càng tăng của CNTT trong một hãng Hàng không. So với các hãng Hàng không khác có cùng quy mô thì mức độ ứng dụng CNTT của Tổng công ty Hàng không Việt nam trong sản xuất kinh doanh, quản lý còn thấp. Trong cơ cấu đầu tư còn chưa thích hợp giữa phần cứng và phần mềm. Một cách trực quan, ta thấy: trong cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 1996-1999 chưa thích hợp. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, cơ cấu vốn có phần thay đổi, vốn đầu tư cho phần mềm tăng lên điều đó phản ánh rằng trình độ ứng dụng CNTT của Tổng công ty đã tăng lên, bắt kịp xu thế của thế giới. 2.2 Các nguồn vốn huy động 2.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu Tổng công ty Hàng không Việt nam là một doanh nghiệp Nhà nước, người chủ sở hữu ở đây là Nhà nước. Vốn chủ sở hữu tăng thêm là nhờ nguồn cấp phát thêm từ Ngân sách Nhà nước song quan trọng hơn là phải kể đến nguồn vốn tự bổ sung hàng năm của Tổng công ty. ở giai đoạn 1997-2000: trong lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm thì vốn Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung chiếm 9.4% nguồn vốn, Tổng công ty tự bổ sung chiếm 90.6%. Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan song với nhu cầu để tài trợ cho đội máy bay thì phần vốn tích luỹ này vẫn không đáng kể. Trên thực tế, trong những năm qua lượng vốn chủ sở hữu dùng để phát triển đội máy bay còn ít, chủ yếu để tài trợ một phần nhỏ các hợp đồng mua hay thuê các máy bay nhỏ với giá trị vào khoảng 15 triệu USD/chiếc như các hợp đồng thuê tài chính 2 máy bay ATR-72 và mua 2 máy bay FOKKER-70. Cụ thể, trong hợp đồng mua 2 ATR-72 năm 1995, Tổng công ty đã ký được hợp đồng vay tín dụng xuất khẩu 85% giá trị máy bay, 15% còn lại Tổng công ty phải huy động từ các nguồn khác nhau, trong đó phần chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu (cụ thể là quỹ đầu tư phát triển và quỹ khấu hao). 2.2.2 Huy động vốn từ bên ngoài - Vay các tổ chức tín dụng Các hợp đồng mua máy bay đều là các hợp đồng có giá trị lớn, thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Trong khi đó, các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước hầu như chưa thể đáp ứngđược nhu cầu vay một lượng ngoại tệ lớn như vậy. Trong giai đoạn vừa qua, tất cả các khoản vay đều được thực hiện với các Ngân hàng nước ngoài. Phần lớn các khoản vay thương mại này được dùng để tài trợ cho việc mua sắm các máy bay. - Vay dưới sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu ( ECA) ECA là tổ chức tín dụng xuất khẩu thuộc Chính phủ các nước OECD cung cấp tín dụng cho người mua máy bay bằng cách bảo lãnh cho người mua vay vốn tại các Ngân hàng theo các điều kiện do ECA quy định. Hình thức này giúp người mua tiếp cận được với những khoản vay lớn (tới 85% giá trị hợp đồng mua máy bay) và thông thường rất có lợi cho người vay về mặt chi phí. - Hợp tác kinh doanh Hợp tác kinh doanh được tiến hành dưới dạng liên doanh và liên danh - một hình thức khá đặc thù của kinh doanh vận tải hàng không. + Liên doanh: Đối với dịch vụ bay, hiện nay VNA đang liên doanh với các Hãng hàng không Cathay Pacific, Malaysia airlines, Singapore airlines. Trong liên doanh, nhìn chung VNA khai thác kém hiệu quả hơn so với đối tác, tuy nhiên cũng đã có những tăng trưởng về lợi nhuận, đặc biệt giúp choVNA tránh phải cạnh tranh trực tiếp với các đối tác có tiềm lực mạnh hơn cùng hoạt động trên đường bay, đảm bảo ổn định thu nhập cho cả phía Việt nam và đối tác. + Liên danh: Là hình thức các Hãng hàng không ký với nhau hợp đồng mua chỗ hoặc trao đổi chỗ. Các hợp đồng mua chỗ gồm có mua cứng và mua mềm. Trong hình thức mua cứng, chúng ta sẽ phải trả chi phí cho một lượng ghế nhất định trên mỗi chuyến bay bất kể có sử dụng hết hay không. Hình thức mua mềm, cho phép người mua trả tiền tuỳ theo số khách đi trên chuyến đó. Hình thức mua mềm tỏ ra linh hoạt hơn song Hãng hàng không sẽ phải trả các mức giá khác nhau tuỳ theo số lượng khách. Đối với hợp đồng trao đổi chỗ, mỗi bên đối tác sẽ dành cho bên kia một số ghế tương ứng với số ghế mà họ nhận được. Cho đến nay, VNA đã ký hợp đồng mua chỗ với Swiss air, Korean air, air France, Lauda air. Một thực tế là VNA đã sử dụng rất linh hoạt các nguồn vốn. Ví dụ, ngoài nguồn vốn Ngân sách hạn chế: 71,6 tỷ đồng cho năm 2001, ngành Hàng không đã thành công trong việc tìm kiếm các nguồn vốn mới. Đó là các khoản tín dụng lãi suất thấp (1%) của Chính phủ Nhật Bản và Đan Mạch, viện trợ không hoàn lại 600.000 USD của Chính phủ Mỹ, các nguồn vốn vay trong nước và trong ngành...Với tổng số vốn được huy động, ngành Hàng không đã phân loại đầu tư theo nguyên tắc: Phần vốn Ngân sách và viện trợ không hoàn lại được tập trung cho các công trình trọng điểm; chưa có khả năng sinh lời như khu bay (đường HCC, đường lăn, sân đỗ) và chi phí lập dự án. Phần vốn còn lại cho các công trình khác trong đó có hệ thống đèn đêm cảng Hàng không Cát Bi và Phú Bài... Xét về quy mô, có thể thấy tổng nguồn vốn của Tổng công ty luôn có bước tăng trưởng qua các năm trong đó 2 năm 1998-1999 có tốc độ tăng khá cao và đồng đều (khoảng 19%), riêng năm 2000 tốc độ tăng có chậm hơn (6.88%). Tốc độ tăng trung bình hàng năm nguồn vốn giai đoạn 1997-2000 là 17.2%. Bảng 5: Bảng tổng kết nguồn vốn Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tuyệt đối Số tuyệt đối Tốc độ tăng (%) Số tuyệt đối Tốc độ tăng (%) Số tuyệt đối Tốc độ tăng (%) I. Tổng vốn huy động từ bên ngoài 912,27 1105,8 21,2 948,58 -14,22 952,64 0,43 Vốn vay 635,4 658,4 3,6 157,98 -76 80,64 -48,9 Vốn liên doanh 276,87 447,4 61,5 790,6 76,7 872 10,3 II. Tổng vốn chủ sở hữu 1430,9 1670,6 16,75 2373,1 42,05 2597,8 9,47 Vốn NSNN 224,20 255,55 13,98 303,53 18,77 333,17 9,77 Vốn tự bổ sung 1260,6 1415,1 17,27 2069,6 46,25 2264,6 9,42 Tổng nguồn vốn 2343.24 2776.47 0.18 3321.76 0.196 3550.44 0.07 Nguồn: Báo cáo tài chính hãng HKVN giai đoạn 1997-2000 Một cách trực quan, chúng ta có thể nhận biết được những diễn biến của nguồn vốn qua đồ thị sau: Vào đầu năm 1996, cùng với Quyết định thành lập, Tổng công ty Hàng không Việt nam được Nhà nước giao vốn là 1233.8 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước là 167 tỷ đồng, chiếm 13.5% tổng số vốn Nhà nước giao. Trong tổng lượng vốn này thì số vốn của Hãng là 1022 tỷ đồng chiếm 82.8%. Qua con số này, chúng ta có thể thấy được vai trò nòng cốt của VNA trong toàn Tổng công ty. Trong những thời gian vừa qua (1996-2002) nếu xét về quy mô có thể thấy vốn chủ sở hữu của Tổng công ty luôn có bước tăng trưởng qua các năm. Tốc độ tăng trung bình hành năm ở giai đoạn 1997-2000 là 22.75%. Việc tăng thêm đó là nhờ nguồn cấp phát thêm từ Ngân sách Nhà nước và đặc biệt quan trọng hơn đó là nhờ vào lượng vốn tự bổ sung của Tổng công ty.Tổng công ty đã ký hợp đồng đầu tư cho CNTT chủ yếu dựa vào nguồn vốn này (cụ thể là quỹ đầu tư phát triển và quỹ khấu hao, trong đó quỹ đầu tư phát triển chiếm 56.5%) số còn lại dựa vào vay tín dụng ưu đãi. Ta thấy, vốn chủ sở hữu luôn tăng với tốc độ khá cao. Trong khi đó vốn vay tăng ít, riêng năm 1999 dư nợ bình quân lại thấp hơn năm 1998. Năm 2000 tổng dư nợ có cao hơn mức dư nợ năm 1998. Đây là tín hiệu tốt đối với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sở hữu. 3. Thực trạng đầu tư vào CNTT tại Tổng công ty Công tác đầu tư CNTT giai đoạn 1995-2002 đã thực sự mang lại hiệu quả, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển nhanh của sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn, đưa chất lượng của Hàng không Vioệt nam tương đương với các hãng Hàng không tầm cỡ. Cụ thể: - CNTT đã có những bước phát triển vượt bậc so với những năm đầu thập kỷ 90, đã đáp ứng phần lớn nhu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành. Đã tiếp nhận đào tạo đội ngũ cán bộ tin học, kỷ thuật điện tử, viễn tông có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trước mắt. - Đã ứng dụng được công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực CNTT vào sản xuất quản lý của Tổng công ty. - Đầu tư theo định hướng chiến lược, đầu tư theo trình tự ưu tiên, đầu tư được tập trung nhiều cho khối thương mại, tài chính, các khối khác như: khai thác bay, kỷ thuật chưa đáp ứng được. - Các hệ thống thuê dịch vụ phát huy được tác dụng không những về mặt CNTT mà còn hoàn thiện hoá đựơc quy trình sản xuất. Qua đó nâng cao nghiệp vụ quản lý. Bảng 6: Bảng phân chia giai đoạn đầu tư CNTT Chỉ tiêu Năm thực hiện 2000 2001 2002 2003 - Nâng cấp hệ thống hiện có - Xây dựng cơ sở để triển khai kế hoạch lâu dài. - Kết nối hệ thống trong toàn Tổng công ty - Thiết kế tổng thể cấu trúc CNTT - Xây dựng ngân hàng dữ liệu 3.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 3.1.1 Mạng ở mức độ cơ bản nhất, mạng (network) bao gồm 2 máy tính nối với nhau bằng cáp sao cho chúng có thể dùng chung dữ liệu. Mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Tổng công ty đã hoàn thành việc nâng cấp mạng truyền thông và đang tiếp tục tiến hành những thay đổi quan trọng đối với mạng. Mạng truyền thông là xương sống cho những nổ lực tích hợp và trao đổi dữ liệu. Một mạng truyền thông có tổ chức tốt sẽ có khả năng cung cấp các luồng thông tin quan trọng đến mọi bộ phận trong công ty một cách hiệu quả và kịp thời. Việc tiếp tục nâng cấp mạng của VNA là điều hết sức cần thiết và để quản lý cũng như duy trì sự hoạt động của mạng cần phải thiết lập các phương tiện trợ giúp và theo dõi hệ thống phù hợp. Mạng cục bộ (LAN – Local area Network) Mạng cục bộ (LAN) gồm có nhiều máy tính và thiết bị ngoại vi như: ổ đĩa ngoài, máy in, con chuột,...nối cáp với nhau trong một khu vực giới hạn, chẳng hạn một phòng ban của công ty hoặc một toà nhà riêng biệt. Hoạt động nối mạng cho phép người sử dụng mạng chia sẻ những tài nguyên như tập tin và máy in, sử dụng các ứng dụng tương tác như chương trình lập lịch biểu và thư điện tử. Về mạng máy tính cục bộ, tính đến năm 1997 Tổng công ty có 01 mạng LAN Gia Lâm, 01 mạng LAN ở khu vực Tân Sơn Nhất và các mạng LAN nhỏ ở các văn phòng, các đơn vị hạch toán phụ thuộc ngoài tổng hành dinh. Các đơn vị hạch toán độc lập hầu hết chưa có kết nối mạng máy tính và tách rời khỏi khối hạch toán tập trung về mặt hệ thống. Đến năm 1999, các mạng LAN ở các đơn vị vẫn chưa được kết nối với nhau do dự án xây dựng mạng truyền tin của Tổng công ty chậm phê duyệt. Đến cuối năm 1999, đã có 02 dự án đầu tư cho mạng LAN, đó là: dự án mạng LAN A75 do xí nghiệp A75 chủ trì với tổng vốn đầu tư 690 triệu đồng và được bắt đầu triển khai từ năm 2000 chuyển tiếp tới năm 2001-2002, dự án đầu tư nâng cấp mạng LAN Nội Bài do cơ quan NIAGS chủ trì với tổng vốn đầu tư 575 triệu đồng. Đến năm 2000, có thêm dự án nâng cấp mạng LAN Gia Lâm do ban CNTT chủ trì với tổng vốn đầu tư 145,960 triệu đồng và được hoàn thành trong năm 2001. Đến năm 2002, thành lập tổ dự án và triển khai báo cáo đầu tư chương trình an ninh mạng LAN của Tổng công ty với số vốn đầu tư 4500 triệu đồng (kế hoạch chiến lược của unisys) Mạng diện rộng (WAN – World area network) Các mạng cục bộ ở thời kỳ đầu không thể hỗ trợ thoả đáng nhu cầu về mạng của một doanh nghiệp lớn đặt văn phòng ở nhiều vùng khác nhau. Khi những ưu điểm và thuận lợi của mạng máy tính đã dần dần được công nhận, đồng thời có rất nhiều ứng dụng được thiết kế cho môi trường mạng thì các doanh nghiệp lại muốn mở rộng hệ thống mạng để duy trì sức mạnh cạnh tranh. Ngày nay, mạng cục bộ đã trở thành hệ thống lớn hơn bao phủ nhiều khu nhà. Và khi phạm vi địa lý của mạng mở rộng bởi việc nối kết người dùng nhiều nơi khác nhau, mạng cục bộ phát triển thành mạng diện rộng WAN. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt nam, đến năn 2001 mới có dự mạng thông tin diện rộng sử dụng hình thức đấu thầu với tổng vốn đầu tư 13.220 triệu đồng. Tháng 12/2002, mạng diện rộng đã đưa vào hoạt động chính thức. 3.1.2 Hệ thống máy chủ Hệ thống máy chủ hiện nay tại khối cơ quan của Tổng công ty Hàng không Việt nam chủ yếu là các máy cung cấp tài nguyên chung cho người dùng mạng (server) có khá năng tính toán trung bình, phần lớn đặt ở Gia Lâm và văn phòng Miền Nam. Chủng loại máy chủ không đồng bộ, do nhiều Hãng sản xuất (Digital, Compaq, IBM, HP), phần lớn được đầu tư từ những năm 1995-1996 với cấu hình máy trung bình. Ngoìa ra, do chưa kết nối được các Fiber channel giữa các máy chủ nên tốc độ hoạt động của hệ thống máy chủ phụ thuộc hoàn toàn vào mạng cục bộ. Tổng số máy chủ là 20 chiếc vì thế chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc do đã lạc hậu, cấu hình thấp, liên tục quá tải và gây ra hỏng hóc thường xuyên. Việc nâng cấp hệ thống bmáy chủ này gặo nhiều khó khăn do linh kiện thay thế, nâng cấp hiếm, đắt tiền. Theo kế hoạch đầu tư lẻ năm 2000 có 07 máy chủ được đầu tư để lắp đặt tại các Ban trong khối cơ quan Tổng công ty với tổng kinh phí là 943 triệu đồng, trong đó có 06 máy chủ dùng hệ điều hành Novell và 01 máy chủ dùng hệ điều hành Unix. Số máy chủ trong kế hoạch đầu tư năm 2001 là 08 chiếc với tổng kinh phí 942 triệu đồng. Ngoài ra, Ban CNTT được giao chủ trì kế hoach đầu tư dự án máy chủ của Tổng công ty. Tuy nhiên, cho đến nay kế hoạch đầu tư máy chủ vẫn chưa được thực hiện do gói thầu mua máy chủ năm 2000 bị huỷ vì cấu hình kỷ thuật đưa ra trong hồ sơ mời thầu chưa chưa chính xác, không đúng với mục đích sử dụng. Tính đến nay, theo báo cáo đầu tư máy chủ đã thực hiện được 73%. Chưa cài đặt xong Tủ quang do năng lực đối tác kém. Và cũng theo báo cáo này, Tổng công ty sẽ lựa chọn máy chủ của hãng sản xuất thiết bị HP với lý do hệ thống phân phối sản phẩm, trung tâm bảo hành và hổ trợ kỷ thuật của hãng hoạt động tốt. Các máy chủ của HP đều có công nghệ tiên tiến đảm bảo không lạc hậu về kỷ thuật trong vòng từ 4 ddến 5 năm, thích ứng hoàn toàn mạng diện rộng và mô hình 4 lớp của các ứng dụng chính trong Tổng công ty (RAS, GAS) hiện đã được lắp đặt trong hệ thóng mạng intranet. 3.1.3 Phần mềm Một máy phục vụ mạng và hệ điều hành làm việc phối hợp với nhau như một đơn vị. Cho dù có mạnh mẽ hay tiến bộ đến đâu chăng nữa, máy phục vụ cũng thành vô dụng nếu không có một hệ điều hành có khả năng vận dụng những tài nguyên vật lý của nó - đó chính là phần mềm. Bảng 7: Bảng tổng vốn đầu tư phần mềm Đơn vị: tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Phần mềm 4.52 4.008 4.94 6.77 12.9 21.5 35.45 Tốc độ tăng định gốc (%) -11.3 9.2 49.8 186.5 376.9 684.6 Tốc độ tăng liên hoàn (%) -11.3 23.1 37.1 91.3 66.4 64.5 Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư CNTT 1996-2002 Phần mềm hệ thống Vừa qua, Tổng công ty đã làm thủ tục mua các bản quyền hệ điều hành mạng. Các hệ điều hành máy PC đang dùng thiếu bản quyền hợp pháp. Đây là các vấn đề cần được khắc phục ngay vì Tổng công ty đã ký hiệp định bảo vệ bản quyền sử dụng với Mỹ. Hiện nay, Tổng công ty đang dùng một số hệ điều hành mạng: + Window NT + Novell + Unix + OS/400 và một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu sau: + Oracie, Foxpro for win + DB/2, Excell Trong đó chưa có Lisence đầy đủ. Đặc biệt việc quản lý và đăng ký bản quyền trong Tổng công ty còn bị phân tán và cục bộ địa phương. VNA đã cam kết sử dụng Oracie nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc quản lý hệ thống dữ liệu của mình. Hiện nay, có một số ứng dụng vẫn còn đang sử dụng Foxpro và một ứng dụng có một cơ sở dữ liệu DB/2. Foxpro là một môi trường dữ liệu màn hình nền có giá rẻ. Nó cung cấp một giải pháp đơn giản cho kho dữ liệu ít đồng bộ hơn và các yêu cầu chế tác. Nó có sự đảm bảo tối thiểu và một tiềm năng phát triển. Oracle là một loại hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu, nó cung cấp khả năng quản lý một số lớn số liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả và theo phương thức khuyến khích nhiều người truy cập và cập nhật số liệu cùng một lúc. Phần mềm ứng dụng Ngoài bộ chương trình phục vụ hành khách thuê qua SITA (đặt giữ chỗ hành khách, hành lý, làm thủ tục hành khách (DCS), xuất vé tự động, truyền điện văn cố định và không-địa...). Tổng công ty đã tự viết chương trình quản lý doanh thu (RAS), chương trình tối ưu hoá doanh thu, chương trình khách hàng thường xuyên (FFP), chương trình AMASYS và chương trình quản lý tài chính. ở Tổng công ty , phần mềm ứng dụng được chia làm ba nhóm: Các hệ thống phần mềm tự phát triển và phối hợp phát triển Các hệ thống phần mềm trọn gói Các hệ thống thuê Do điều kiện không cho phép, nên trong phạm vi đề tài em chỉ đề cập đến một số chương trình phần mềm đặc thù nhất. - Chương trình quản lý doanh thu (RAS - Revenue Accounting System) Đây là chương trình thuộc phần mềm tự phát triển và phối hợp phát triển. Hiện nay, hệ thống RAS đang có vấn đề nghiêm trọng. Thể hiện ở chỗ: + Hệ thống không có khả năng theo dõi doanh thu của hãng Hàng không một cách kịp thời và chính xác. Số liệu của nó thường chậm vài tháng so với khi kết thúc. + Những đặc điểm được coi là thiết yếu đối với hệ thống kế toán doanh thu lại không có, bao gồm: hệ thống bán vé mất, bị thất lạc hay mất cắp, lập bản chối từ tự động, xử lý hoàn trả tự động, thông tin quản lý toàn diện... + VNA đang có một máy đọc OCR nhưng lại không sử dụng được. + Hệ thống hiện tại được thiết kế như là một hệ thống tính doanh thu trên cơ sở bán vé. Tuy nhiên, một số báo cáo sau khi bán hai tháng vẫn chưa chuyển về đến Hà Nội. Việc tính doanh thu không thể bắt đầu cho đến khi nhận được đầy đủ các báo cáo. Vấn đề khó khăn chính trong quy trình kinh doanh này là việc thu thập số liệu bán. + Hạn chế khả năng phát hiện ra bất cứ sự gian trá nào có thể xảy ra có liên quan đến giá vé quy định hay hoa hồng. Xuất phát từ thực tế đó, ngay từ năm 1999 Tổng công ty đã có kế hoạch đầu tư bổ sung cho RAS với số vốn đầu tư 7.5 tỷ đồng. Đến năm 2000 lại có thêm dự án đầu tư nâng cấp hệ thống này với số vốn mới bổ sung là 2,105 tỷ đồng do HĐQT quyết định. Không dừng lại ở đó, đến năm 2001, Tổng công ty đã đầu tư thêm 2,215 tỷ đồng nữa và hợp đồng này được chuyển tiếp sang năm 2002. Tổng vốn đầu tư theo kế hoạch từ năm 1998-2002 là 35,926 tỷ đồng. Đó là một con số không nhỏ. - Chương trình quản lý tài chính (GAS – General Accounting System) Đây là chương trình thuộc hệ thống phần mềm trọn gói. Thực tế hệ thống GAS đang sử dụng có một số vấn đề tồn tại: + Không tính toán được doanh thu hành khách cho đến một vài tháng sau khi bán. +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0049.doc
Tài liệu liên quan