LỜI CÁM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM 2
I – LỢI THẾ CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 2
1. Lý thuyết về lợi thế so sánh 2
2. Lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê Việt Nam 3
3. Lợi thế và khó khăn của Việt Nam trong hoạt động
kinh tế đối ngoại. 3
II – KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 5
1. Khái niệm 5
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
cà phê nói riêng. 5
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê 6
3.1. Thị trường xuất khẩu 6
3.2. Hoạt động marketing xuất khẩu 7
3.3. Nghiệp vụ và kỹ thuật đàm phán ký kết và thực hiện
hợp đồng xuất khẩu cà phê 8
III – CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 9
1. Xuất khẩu trực tiếp 10
2. Xuất khẩu uỷ thác 10
3. Xuất khẩu tại chổ 10
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 11
I – KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ THẾ GIỚI 11
1. Tình hình sản xuất cà phê thế giới 11
2. Xuất khẩu cà phê thế giới 13
3. Dự báo tình hình thị trường cà phê thế giới 13
41 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường cà phê thế giới.
Dự đoán, sản lượng cà phê của Colombia và Việt Nam niên vụ này đạt mức tương ứng 11,25 và 10 triệu bao, đều giảm so với mức 12 và 12,25 triệu bao niên vụ 2001/2002.
Theo dự đoán của các nhà sản xuất Braxin, sản lượng cà phê của nước này niên vụ 2003/2004 sẽ giảm khoảng 50% so với dự đoán chính thức 45,69 triệu bao niên vụ này.
Ngoài ra, sản lượng cà phê của Colombia và Việt Nam – các nước sản xuất lớn thứ hai và ba thế giới cũng sẽ giảm đáng kể trong niên vụ tới, góp phần nâng đỡ thị trường sau 3 năm liên tục giá tụt giảm mạnh. Theo đó sản lượng cà phê của Colombia niên vụ 2002/2003 ước đạt 10,3 triệu bao (60 kg/bao), giảm khá nhiều so với 11,9 triệu bao niên vụ trước. Dự đoán của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho thấy, sản lượng cà phê của Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới niên vụ này cũng sẽ giảm khoảng 32,32% so với 14,77 triệu bao niên vụ 2001/2002. Sự suy yếu của ngành công nghiệp cà phê thuộc khu vực Châu Phi và Trung Mỹ là nhân tố đẩy giá cà phê thế giới lên các mức cao trong vài tháng qua.
Theo dự đoán của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), sản lượng cà phê thế giới dự đoán tăng trung bình 1,3%/năm trong thời kỳ 2000 – 2010. Tuy vậy nhịp độ tăng trưởng sẽ khác nhau giữa các nước sản xuất. ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai nhiều, lao động rẻ, tăng sản xuất và có những chính sách ưu đãi đối với cà phê, dự đoán diện tích và sản lượng sẽ tăng. Những nước này gồm: Côlômbia, Costa Rica, Inđônêxia … Sản lượng cà phê ở những nước có tỷ lệ thuế đánh vào cà phê nặng, năng suất thấp, dự đoán sẽ giảm như ở Cotdivoa, Camởun. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sản xuất cà phê thế giới năm 2005 là 6,870 triệu tấn và năm 2010 sẽ là 7,21 triệu tấn.
II- tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.
ở Việt Nam cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo đưa vào trồng đầu tiên ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, sau đó lan sang các tỉnh khác. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay cây cà phê đă có mặt gần như khắp các vùng của đất nước, và trở thành một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cà phê luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cà phê là cây trồng và mặt hàng chế biến xuất khẩu có ưu thế của Việt Nam. Cà phê Việt Nam có chất lượng khá cao và mùi vị thơm ngon, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đi trên 60 nước. Các thị trường của các nước nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam có Mỹ, các nước EU, trong đó đứng đầu là Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia … ở châu á ngoài Nhật Bản hàng năm nhập một khối lượng lớn, còn có Singapore, Trung Quốc, Philippin, Malaysia và Inđônêsia.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới là rất quan trọng và liên quan chặt chẽ với phát triển công nghệ chế biến. Nhờ cải tiến trang thiết bị chế biến, tỷ lệ hạt đen và gãy giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang cố gắng tập trung đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất các sản phẩm cà phê công nghệ cao. Hiện tại, Việt Nam có một nhà máy sản xuất cà phê tan, đóng tại Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) với công suất 1000 tấn/năm. Trong những năm tới, ngành cà phê sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ chế biến nâng cao chất lượng, giảm giá thành đồng thời đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cà phê là cây trồng có diện tích lớn, tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Cà phê được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.
Thống kê sơ bộ diện tích trồng cà phê của cả nước có khoảng 550.000 ha, thì 70% là cà phê dân doanh, tập trung trong các khu vực Tây nguyên: nhiều nhất là Đắc lắc (260 ngàn ha), Lâm Đồng (140 ngàn ha), Gia Lai (80 ngàn ha) … Năm 2000, tổng diện tích gieo trồng cây cà phê đạt 516,7 ngàn ha, gấp trên 4,3 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15,8%.
Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 700 ngàn tấn cà phê sản xuất, trong đó có 90% dành cho xuất khẩu.
1. Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam.
Với tổng diện tích đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 11 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ hai sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Để đạt được sản lượng cao như vậy, ngành cà phê Việt Nam mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000 người. Như vậy, số lao động của ngành cà phê đã đạt tới 1,83% tổng lao động trên toàn quốc và 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp.
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê Arabica, trong đó có chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa một số diện tích cà phê Robusta sang Arabica.
Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc. Tuy nhiên, sự phát triển đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê. Năm 2001 cả nước đã có 561.000 ha cà phê hầu hết phát triển tốt, cho năng suất cao, với sản lượng đạt tới 847.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai thế giới về sản xuất cà phê, góp phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường. Diện tích cà phê ở Việt Nam bắt đầu tăng nhanh từ nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đến năm 1992 giá cà phê thế giới tụt xuống ở mức thấp nhất do các nước sản xuất cà phê trên thế giới tung lượng cà phê tồn kho từ những năm trước do Tổ chức cà phê quốc tế còn áp dụng chế độ hạn ngạch xuất nhập khẩu. Sau năm 1992 giá cà phê lại hồi phục và dần dần đạt tới đỉnh cao vào năm 1994, 1995. Lúc này mọi người đổ xô đi mua vườn, chặt phá rừng để trồng cà phê, dẫn đến sự tăng nhanh sản lượng cà phê qua từng năm. Điều này không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta và đến hôm nay chúng ta phải trả cái giá đó quá đắt, với những tổn thất nặng nề.
Hiện nay sản lượng cà phê Việt Nam đã đạt mức kỷ lục 11 triệu bao/năm, đứng vị trí thứ hai sản xuất cà phê lớn trên thế giới (chỉ sau Brazin) và đã vượt Côlômbia.
Sản lượng năm 2000 đạt 689,2 nghìn tấn, gấp gần 7,8 lần năm 1990 với tốc độ tăng bình quân hàng năm 22,5%. Tổng sản lượng niên vụ 2000/2001 khoảng 800.000 tấn cà phê nhân, trong đó hơn 95% là dành cho xuất khẩu.
Niên vụ 2001 sản lượng cà phê toàn tỉnh Đắc Lắc đạt khoảng 450.000 tấn nhân, cao nhất từ trước đến nay. Nhưng với giá cà phê chỉ đạt (5.000đ/kg) so với giá thành (8.000đ/kg) Đắc Lắc sẽ bị lỗ trên 1.400 tỉ đồng.
Niên vụ cà phê 2000/2001 là năm đạt sản lượng cao nhất trong 25 năm phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này xuất phát từ việc giá cà phê tiếp tục ở mức thấp (cà phê Robusta thu mua xuất khẩu chỉ còn ở mức 350 - 400 USD/tấn). Qua nhiều năm theo dõi sản lượng cà phê bình quân đạt từ 1,5 tới 2 tấn/ha tuỳ theo vùng và độ tuổi của vườn cà phê. Gía thành sản xuất bình quân vào khoảng 8000 - 9000 đồng/kg.
Tại một số địa phương ở Tây Nguyên, đã xuất hiện hiện tượng chặt phá cây cà phê để trồng các loại cây khác được đánh giá là có hiệu quả kinh tế hơn như hồ tiêu và các loại cây ăn quả.
Sau năm 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới có một ít xưởng chế biến cũ kỹ, chắp vá. Những năm gần đây nhiều công ty, nông trường đã xây dựng những xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ Cộng hoà Liên bang Đức, Braxin. Một loạt hơn một chục dây chuyền chế biến cà phê của hãng Pinhalense - Braxin được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt Nam chế tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Braxin.
Các cơ sở chế biến với thiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5,7 năm lại đây đảm bảo chế biến được khoảng 150.000 tấn đến 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn nhiều cơ sở tái chế trang bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ, chế biến cà phê thu mua của dân đã qua sơ chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cà phê của dân thu hái về chủ yếu được xử lý phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân cả sân xi măng lẫn sân đất. Nhiều nơi chúng ta dùng máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho những người thu gom cà phê.
Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất lượng không đều. Tuy cà phê của một số công ty, nông trường lớn thường có chất lượng tốt, mặt hàng đẹp như ở Đăklăk có cà phê của các công ty Thắng Lợi, Phước An, các công ty Việt Đức, Buôn Hồ, Đ'Rao… được khách hàng đánh giá cao nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức mới về mặt công nghệ chế biến. Trong khi đó, yêu cầu về chất lượng cà phê của khách hàng ngày càng có xu hướng khắt khe hơn đòi hỏi ngành cà phê nước ta cần phải có chuyển biến lớn về công nghệ chế biến để có thể tồn tại và duy trì vị trí của mình trên thị trường thế giới.
Hiện nay, sản lượng cà phê Việt Nam vẫn chủ yếu là Robusta với phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô, cà phê thu hái về được phơi khô tận dụng năng lượng mặt trời. Những năm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch người ta phải sấy trong các lò sấy đốt bằng than đá, củi… cũng có một số doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt dùng máy đánh nhớt. Một phần nhỏ sản lượng là cà phê Arabica các doanh nghiệp nhà nước đều chế biến theo phương pháp ướt. Không ít nơi dùng máy chọn màu Sortex trong khâu phân loại, loại bỏ cà phê hạt đen, nâu…
2. Thị trường tiêu thụ và giá cả cà phê Việt Nam
Thị trường tiêu thụ cà phê
Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn 60 nước, trong đó thiết lập quan hệ với 5 nước đứng đầu về nhập khẩu cà phê và là những bạn hàng lớn tương đối ổn định gồm: Hoa Kỳ, Italia, CHLB Đức, Tây Ban Nha và Bỉ. Số nước này thường mua gần tới 400.000 tấn cà phê nhân mỗi năm, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Mỹ nhu cầu mỗi năm khoảng 3,5 tỷ USD, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ từ năm 1994, kim ngạch năm 1999 là 60 triệu USD và xuất khẩu 420 triệu USD sang thị trường chung châu âu năm 1999.
Việt Nam đứng thứ bảy trong các quốc gia bán cà phê cho Mỹ. Cà phê không nằm trong quy định của Hiệp định mậu dịch vì hàng này chịu thuế suất 0% khi nhập vào Mỹ nên tuỳ thuộc rất nhiều vào phẩm chất cà phê và cách tiếp thị của Việt Nam để kim ngạch có thể tăng trong thời gian tới.
Các nước nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam nhất trong năm 2002 là: Đức, Bỉ,Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hà Lan và Philippin.
Gía cả cà phê:
Chưa khi nào giá cà phê trên thị trường thế giới lại sụt giảm nghiêm trọng như năm 2002. Năm 2002, giá cà phê Robusta bình quân trên thị trường thế giới chỉ còn 448 USD/ tấn giảm 765 USD/tấn so với năm 1999.
Gía cà phê giảm liên tục chủ yếu là do cung vượt cầu trong mấy niên vụ gần đây, đặc biệt là đối với cà phê Robusta.
Mặc dù có sự giảm giá liên tục, nhưng trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đạt trung bình 400 – 500 triệu USD, đã đưa cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ quan trọng. Trong những năm tới ngành cà phê Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 500 – 700 triệu USD. Với mức giá cà phê như năm 2002, người trồng cà phê bị thua lỗ nặng. Tuy nhiên, mấy tháng đầu năm 2003 giá cà phê có tăng từ 448 USD/tấn năm 2002 lên 650 – 660 USD/tấn.
Ta có thể thấy sự phát triển quá nhanh của ngành cà phê Việt Nam qua những con số sản lượng 10 niên vụ gần đây:
Thực trạng diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong 10 niên vụ vừa qua
Niên vụ
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
1992/93
140.000
140.400
1993/94
150.000
181.200
1994/95
215.000
211.920
1995/96
295.000
236.280
1996/96
350.000
342.300
1997/98
410.000
413.580
1998/99
460.000
404.206
1999/00
520.000
700.000
2000/01
520.000
900.000
2001/02
561.000
847.000
3. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam
Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu theo các hiệp định.
Trong giai đoạn 1991 – 1995, khi xuất khẩu sang các nước SNG và Đông Âu giảm mạnh ,Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu sang các nước khác nhưng phần lớn là xuất khẩu qua trung gian, chủ yếu là qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân Singapore (khoảng 45%). Từ năm 1995 đến nay, xuất khẩu qua trung gian giảm dần, đến nay khoảng 70 – 80% kim ngạch xuất khẩu cà phê thu được từ xuất khẩu trực tiếp sang 30 nước.
Thị trường quy gom cà phê trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế và hoạt động xuất khẩu cà phê. Các công ty sản xuất tiến hành xuất khẩu trực tiếp hoặc tiêu thụ qua trung gian trong nước, qua các cơ sở chế biến. Những công ty xuất khẩu trực tiếp thường gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ. Gía tiêu thụ cao hơn so với giá mua qua trung gian hoặc qua các nhà chế biến. Những công ty tiêu thụ cà phê qua các công ty xuất khẩu, các thương nhân lớn hay các cơ sở chế biến thường bị động và bất lợi hơn về giá cả.
Nhìn chung, các công ty đầu mối lớn đóng vai trò rất quan trọng trong kênh xuất khẩu cà phê. Các kênh thu mua nói chung không ổn định, trừ một số kênh của các doanh nghiệp lớn. Có quá nhiều thương nhân nằm ngoài các kênh phân phối, nhiều cấp trung gian đầu cơ cà phê làm thị trường rối loạn.
Các hộ trồng cà phê thường có tiềm lực tài chính không lớn, phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn ngân hàng nên sau mỗi vụ thu hoạch phải bán gấp cà phê để trả nợ và đầu tư cho vụ sau. Vì vậy họ thường rơi vào thế bị động trong quan hệ mua bán với các đại lý. Đại lý thu mua qua nhiều cấp cũng làm cho chi phí tăng lên, làm giá thu mua giảm, làm tăng khó khăn cho người trồng cà phê.
Theo số liệu của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, vừa qua ta có tới 129 công ty lớn nhỏ tham gia xuất khẩu. Trong đó có 18 doanh nghiệp xuất khẩu từ 10.000 tấn/năm trở lên, 14 doanh nghiệp có kim ngạch từ 10 triệu USD trở lên. Điển hình là Vinacafe, công ty XNK 219 Đắc Lắc, Inexim Đắc Lắc, Intimex, công ty XNK Gia Lai, công ty cà phê Phước An, công ty TNHH Đoàn Kết … với khoảng 700 ngàn tấn cà phê sản xuất hàng năm ở Việt Nam.
Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng nhanh trong thập niên 90 đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Cà phê cũng là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là mặt hàng nông sản đứng thứ hai (sau gạo). Khoảng 90% sản lượng cà phê của Việt Nam được dùng cho xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 1991- 1995 tăng liên tục cả về số lượng v
à kim ngạch nhưng từ năm 1995 đến nay, tuy lượng xuất khẩu tiếp tục tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu biến động rất thất thường do sự suy giảm giá cà phê trên thế giới, làm giảm tỷ trọng của xuất khẩu cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 719.000 tấn, trị giá 322 triệu USD, Đứng vị trí thứ sáu (sau dầu thô đạt trị giá 3.270 triệu USD; dệt may đạt 2.750 triệu USD; thuỷ sản đạt 2.023 triệu USD; giầy dép đạt 1.867 triệu USD; gạo đạt 726 triệu USD). Lý do chính là do giá cả trên thị trường thế giới không ổn định, đặt biệt là thời kỳ đầu năm 2002. Mặt khác, lượng cà phê dự trữ của các nước còn nhiều đang tung ra bán.
Tuy lượng cà phê xuất khẩu đã tăng liên tục, từ 391,6 ngàn tấn trong năm 1997 lên 719 ngàn tấn năm 2002, nhưng giá xuất khẩu giảm mạnh trong giai đoạn 1999 – 2002 đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm đi, chỉ đạt 322 triệu USD năm 2002 so với mức kỷ lục 594 triệu USD của năm 1998.
Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi tích cực. Trong niên vụ 2001/ 2002, Việt Nam đã xuất khẩu được 59,7 tấn cà phê hoà tan, trị giá 165.156 USD, đơn giá 2766,44 USD/tấn; 41,766 tấn cà phê rang xay, trị giá 133.766 USD, đơn giá 3202,74 USD/tấn. Có thể thấy, giá cà phê nhân xuất khẩu đã qua chế biến tăng lên nhiều lần. Vì vậy, tăng tỷ trọng cà phê chế biến trong tổng lượng cà phê xuất khẩu là một hướng đi tích cực để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Trong 8 tháng đầu năm 2003 sản lượng xuất khẩu cà phê ướt đạt 449.000tấn, trị giá khoảng 309 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2002 bằng 92% về lượng và tăng 61,8% về giá trị. 8 tháng đầu năm giá xuất khẩu đạt bình quân 688 USD/tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp đã bán cà phê theo phương thức kỳ hạn và tính giá trừ lùi theo giá thị trường, lượng cà phê thu mua xuất khẩu trong nước chưa tăng, mặt khác người trồng cà phê tiếp tục gom hàng đợi giá lên. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm 2003 giá cà phê giao động, xu hướng có giảm giá. Về thị trường xuất khẩu, tăng mạnh sang thị trường Đức (chiếm 13%), tiếp theo là Hoa Kỳ (chiếm 9%), Tây Ban Nha và Italia (chiếm khoảng 7%), Pháp, Hàn Quốc, Bỉ, Nhật Bản, Anh.
Chất lượng
Chất lượng cà phê Việt Nam trong những năm gần đây có những tiến bộ rõ rệt, nhưng nhìn chung vẫn chưa bắt kịp chất lượng cà phê cùng loại của các nước. Sự khác biệt trong cách thức đánh giá phân loại cà phê của Việt Nam so với các nước làm cho việc mua bán cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam được tiến hành chủ yếu theo những thoả thuận riêng, hạn chế việc cải tiến chất lượng sản phẩm.
Tuy rằng, TCVN 4193:2001 đã được ban hành song việc mua bán theo tập quán cũ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được thay đổi. Bên cạnh đó, các tiêu chí về chất lượng cà phê do các tập đoàn nước ngoài đưa ra rất khác nhau, tạo ra nhiều khó khăn trong thẩm định chất lượng cà phê xuất khẩu. Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ngoài việc tuân thủ TCVN 4193:2001, còn phải quan tâm đến các yêu cầu riêng biệt của các nhà xuất khẩu.
Số lượng và kim ngạch
Trong vòng 20 năm trở lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó trước hết là nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình dựa vào sự cần cù lao động của bản thân mình.
Về nguyên nhân khách quan là do giá cà phê trên thị trường thế giới những năm gần đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất, cà phê làm ra bán được giá cao hơn và thu nhập của người nông dân cũng tăng lên đáng kể. Sự kích thích của giá cả cũng làm thúc đẩy cà phê của Việt Nam phát triển nhanh chóng.
Và mặt trái của tác dụng đó là dẫn đến diện tích, sản lượng và xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ 1992/1993 đến 2000/2001 phát triển vượt mục tiêu của kế hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê.
Bản kế hoạch đầu tiên về cà phê xây dựng năm 1980 đạt mục tiêu diện tích trồng cho ngành cà phê Việt Nam chỉ có 180.000 ha với sản lượng 200.000tấn. Sau nhiều lần điều chỉnh con số đó cũng chỉ lên đến 350.000ha đến 450.000 ha.
Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Những con số thống kê điều tra vào năm 2000 cho thấy diện tích cà phê của nước ta đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai thế giới về sản xuất cà phê sau Braxin.
Đây là một con số gây bất ngờ cho nhiều người kể cả trong ngành cà phê Việt Nam. Nó góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường đẩy giá cà phê xuống mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, trong đó ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều.
Xem xét diễn biến của tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các vụ từ năm 1995/96 đến 2000/2001 có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩu cùng với sự giảm sút nhanh chóng về giá cả.
Niên vụ
Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn)
Đơn giá bình quân
(USD/MT)
1994/95
212.038
2.633,0
1995/96
221.496
1.815,0
1996/97
336.242
1.198,0
1997/98
395.418
1.521,0
1998/99
404.206
1.373,0
1999/00
653.678
823,0
2000/01
874.676
436,6
2001/2002
837.660
448,0
(Nguồn :Vụ kế hoạch - Thống kê Bộ Thương mại)
Các vụ cà phê 1998/99 về trước lượng xuất khẩu tăng hàng năm không lớn lắm. Nhưng hai vụ 1999/00 và 2000/2001 mỗi vụ tăng thêm 200.000 tấn tức là tăng khoảng 3,5 triệu bao, và đơn giá xuất khẩu của hai vụ này cũng thấp thảm hại, giá vụ sau chỉ bằng xấp xỉ 60% giá vụ trước. Gía bán FOB cảng Việt Nam quý III năm 2001 là 380,8 USD/ tấn và quý IV chỉ còn 321 USD/tấn nghĩa là chỉ bằng gần một nữa giá thành.
Tình hình này đem lại cho người trồng cà phê nhiều khó khăn, nếu kéo dài thì chắc chắn không chịu nổi. Kết quả tất yếu dẫn đến là nông dân bỏ không chăm sóc và cũng không thu hái sản phẩm để vườn cây suy thoái dần, thậm chí còn chặt bỏ cà phê để trồng cây khác.
Trước tình hình đó, từ năm 2000 đến nay Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp kể cả biện pháp tài chính huy động ngân sách nhà nước để giúp đỡ nông dân qua khỏi khó khăn như mua cà phê tạm trữ để nâng giá cho nông dân, miễn thuế nông nghiệp cho đất trồng cà phê, hoãn nợ và tiếp tục cho nông dân vay tiền để chăm sóc vườn cây hoặc trồng cây khác…
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Gía trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2002, cà phê của Việt Nam đã có mặt tới 64 nước trên thế giới. Cà phê Việt Nam đã thâm nhập được các thị trường có sức mua cao như thị trường Mỹ, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippin, Đức, Pháp, Bỉ, Italia, Anh… tuy vẫn có xu hướng tập trung ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Trong niên vụ 2001/02, 15 nước hàng đầu tổng cộng đã nhập 614.275 tấn chiếm 86,06% tổng lượng xuất khẩu, trong đó Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 112.739 tấn, thứ hai là Mỹ với 89.288 tấn.
Các nước trong khu vực như Trung Quốc cũng là một khách hàng tiêu thụ lớn. ấn Độ và Inđônêxia là hai nước sản xuất cà phê lớn ở Châu á nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu cà phê Việt Nam. Riêng thị trường Nga – một thị trường có triển vọng tăng tiêu thụ mạnh và Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lâu dài nhưng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này lại chưa đáng kể.
Một thay đổi đáng kể trong thị trường xuất khẩu là ngoài các nhà buôn, một số nhà rang xay lớn trên thế giới đã bắt đầu thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với các nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, mở ra một triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam.
Dưới đây là 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam.
10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam
STT
Tên nước
Số lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Tỷ phần so với tổng xuất khẩu (%)
1
Mỹ
138.603
57.847.984
15,83
2
Đức
137.501
59.371.585
15,72
3
Bỉ
134.321
60.054.805
15,36
4
Tây Ban Nha
73.852
31.666.889
8,44
5
Italia
62.559
27.796.789
7,15
6
Pháp
45.998
20.147.381
5,26
7
BaLan
38.155
17.171.839
4,36
8
Anh
30.153
13.055.058
3,45
9
Nhật
26.905
13.274.686
3,08
10
Hàn Quốc
26.288
11.310.104
3,01
(Nguồn : Vụ kế hoạch – Thống kê Bộ Thương mại)
Cơ cấu mặt hàng
Xuất khẩu nông sản năm 2003 dự kiến đạt như sau ; gạo đạt 632 triệu USD; cà phê đạt 500 triệu USD; cao su đạt 350 triệu USD; hạt tiêu đạt 120 triệu USD; hạt điều đạt 240 triệu USD; chè đạt 85 triệu USD.
Đánh giá lợi thế cà phê Việt Nam – Phân tích SWOT
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao của Việt Nam bởi có nhiều lợi thế sau: Diện tích lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, cho năng suất cao, giá nhân công lao động cho một ngày làm việc so với các nước trồng cà phê trong khu vực và thế giới rẽ hơn. Điều kiện canh tác thuận lợi, đang được hiện đại hoá trong nhiều công đoạn: gieo trồng, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu nên giá thành đang có xu hướng giảm tạo nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường thế giới.
III - Dự báo xuất khẩu cà phê Việt Nam tới năm 2010.
1. Sản lượng cà phê
Trong giai đoạn dự báo, cùng với xu hướng tăng chậm lại của sản lượng và tiêu thụ cà phê trên thế giới, Việt Nam sẽ phát triển theo hướng giảm diện tích cây trồng cà phê Robusta, tăng tỷ trọng cà phê Arabica trong tổng sản lượng. Mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu sẽ dựa vào triển vọng tăng chất lượng sản phẩm và thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Theo chiến lược phát triển ngành cà phê của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng 450.000 – 500.000 ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê sẽ thay đổi, trong đó diện tích cà phê Arabica đạt khoảng 100.000 ha, tăng 60.000 ha và diện tích cà phê Robusta giảm 100.000 – 150.000 ha, xuống còn 350.000 – 400.000 ha.
Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 600.000 tấn tương đương 10 triệu bao, giảm 5 triệu bao so với hiện nay. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có thể được cải thiện đáng kể nhờ tăng tỷ trọng cà phê Arabica trong tổng sản lượng cà phê của Việt Nam cũng như tăng cường công nghệ bảo quản, chế biến, nâng cao lượng cà phê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Căn cứ vào triển vọng thị trường cà phê thế giới và khả năng tạo nguồn cung xuất khẩu của Việt Nam, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đạt 700 – 780 ngàn tấn vào năm 2005 và 780 – 860 ngàn tấn vào năm 2010, tăng bình quân 1,5%/năm trong giai đoạn 2000 – 2005 và 2,0% vào giai đoạn 2005 – 2010. Những năm tới giá cà phê thế giới sẽ tăng lên, dẫn tới giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam cũng tăng theo, đồng thời nhờ những tiến bộ trong công nghệ sản xuất, chế biến chất lượng cà phê sẽ được nâng lên và triển vọng cải thiện cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, kim
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0690.doc