Lời nói đầu 1
NỘI DUNG 4
Chương I. 4
cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 4
I. Vai trò của đất đai và nhà ở 4
1.Vai trò của đất đai 4
2.Vai trò của nhà ở 5
II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 8
1. Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất 8
2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 10
3.Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất ở và nhà ở 11
III. Các căn cứ pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị 13
IV. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14
1.Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14
2.Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận 17
2.1. Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 17
2.2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 21
2.3. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 22
3,Những quy định về thủ tục tiến hành kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 22
3.1. Chuẩn bị: 22
3.2. Tổ chức cho các chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở kê khai đăng ký vào hồ sơ và nộp hồ sơ tại phường. 23
3.3. Tổ chức phân loại hồ sơ và xét duyệt ở cấp phường 24
Chú ý không xác nhận nhiều lần cho một hồ sơ 25
3.4. Cấp có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận 25
3.5. Giao giấy chứng nhận cho nhân dân 26
CHƯƠNG II. 27
76 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên của TP. Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nhà, đất cùng với UBND các cấp tổ chức giao giấy chứng nhận tại phường, thị trấn sau khi người được cấp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo cách thức sau:
+ Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy sẽ được Sở địa chính- nhà đất giao cho chủ nhà ngay tại văn phòng Sở.
Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản Nhà nước thu theo quy định Sở Địa chính - Nhà đất sẽ có thông báo chuyển cục thuế Thành phố để chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai Sở Địa chính - Nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao lại giấy chứng nhận cho chủ nhà. Khi đó chủ nhà được thực hiện các quyền theo luật định.
Trường hợp chủ nhà được xin nộp chậm, Sở Địa chính - Nhà đất sẽ đánh dấu “chưa hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính, khi thực hiện quyền theo luật định phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký.
+ Đối với các trường hợp do UBND quận trình: sau khi được UBND Thành phố ký, Sở Địa chính - Nhà đất vào sổ đăng ký tại Sở, đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, khi thực hiện quyền theo luật định phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận (cả bản sao cho chủ và bản lưu) và chuyển giấy chứng nhận (bản cấp cho chủ nhà) cho UBND quận có trách nhiệm tổ chức việc trao giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi.
Trường hợp chủ nhà muốn được nộp ngay, UBND quận phối hợp với Cục thuế và Kho bạc Nhà nước tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận lợi cho người dân trên địa bàn quận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất để xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký quản lý.
+ Sở Địa chính - Nhà đất, phòng địa chính nhà đất cấp quận và UBND cấp phường, thị trấn có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận và theo dõi biến động nhà, đất theo mẫu quy định, đồng thời tổ chức nghiệm thu để đưa vào quản lý.
chương II.
thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội.
I. Quá trình hình thành quận Long Biên
Trong những năm vừa qua do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, sự hình thành các khu đô thị mới, nhiều dự án đã được triển khai và tổ chức thực hiện trên toàn Thành phố nên đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở và trật tự và xây dựng đô thị. Nằm tăng cường hơn nữa cho chính sách quản lý đất đai và cùng với nó là tạo điều kiện cho các khu đô thị mới từng bước chuyển ra ngoại thành, Chính phủ đã có quyết định về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên và các phường trực thuộc quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Thành lập quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và các thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Long Biên có 6.038,24 ha diện tích đất tự nhiên và 170.706 nhân khẩu.
Địa giới hành chính quận Long Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Thành lập các phường thuộc quận Long Biên:
+ Thành lập phường Gia Thuỵ trên cơ sở 77,68 ha diện tích tự nhiên và 7.207 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm, 42,64 ha diện tích tự nhiên và 2.514 nhân khẩu của xã Gia Thuỵ.
Phường Gia Thuỵ có 120,32 ha diện tích tự nhiên và 9.721 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Gia Thuỵ: Đông giáp phường Việt Hưng; Tây giáp các phường Thượng thanh, Ngọc Lâm; Nam giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng; Bắc giáp phường Thượng Thanh.
+ Thành lập phường Ngọc Lâm trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 190.604 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên của xã Bồ Đề.
Phường Ngọc Lâm có 113,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Ngọc Lâm: Đông giáp phường Bồ Đề; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp phường Bồ Đề; Bắc giáp các phường Ngọc Thuỵ, Thượng Thanh, Gia Thuỵ.
+ Thành lập phường Bồ Đề trên cơ sở 379,92 ha diện tích tự nhiên và 9.888 nhân khẩu của xã Bồ Đề và 6.271 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm.
Phường Bồ Đề có 379,92 ha diện tích tự nhiên và 16.159 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Bồ Đề: Đông giáp phường Phúc Đồng; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp phường Long Biên; Bắc giáp các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ.
+ Thành lập phường Phúc Đồng trên cơ sở 494,76 ha diện tích đất tự nhiên và 60.994 nhân khẩu của xã Gia Thuỵ.
Địa giới hành chính phường Phúc Đồng: Đông giáp các phường Việt Hưng, Sài Đồng; Tây giáp phường Bồ Đề; Nam giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn; Bắc giáp các phường Gia Thuỵ, Việt Hưng.
+ Thành lập phường Phúc Lợi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hội Xá.
Phường Phúc Lợi có 619,69 ha diện tích tự nhiên và 7.820 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Phúc Lợi: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Việt Hưng; Nam giáp các phường Sài Đồng, Thạch Bàn và huyện Gia Lâm; Bắc giáp phường Giang Biên.
+ Thành lập phường Thượng Thanh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thượng Thanh.
Phường Thượng Thanh có 488,09 ha diện tích tự nhiên và 13.153 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Thượng Thanh: Đông giáp phường Đức Giang; Tây giáp phường Ngọc Thuỵ; Nam giáp các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
+ Thành lập phường Giang Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Giang Biên.
Phường Giang Biên có 471,40 ha diện tích tự nhiên và 4.600 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Giang Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp các phường Đức Giang, Việt Hưng; Nam giáp phường Phúc Lợi; Bắc giáp huyện Gia Lâm.
+ Thành lập phường Ngọc Thuỵ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Ngọc Thuỵ.
Phường Ngọc Thuỵ có 898,99 ha diện tích tự nhiên và 18.568 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Ngọc Thuỵ: Đông giáp phường Thượng Thanh; Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình; Nam giáp phường Ngọc Lâm và quận Hoàn Kiếm; Bắc giáp huyện Đông Anh.
+ Thành lập phường Việt Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Việt Hưng.
Phường Việt Hưng có 383,44 ha diện tích tự nhiên và 7.884 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Việt Hưng: Đông giáp các phường Giang Biên, Phúc Lợi; Tây giáp các phường Đức Giang, Gia Thuỵ; Nam giáp các phường Phúc Đồng, Sài Đồng; Bắc giáp phường Đức Giang.
+ Thành lập phường Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Long Biên.
Phường Long Biên có 723,13 ha diện tích tự nhiên và 9.455 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Long Biên: Đông giáp phường Thạch Bàn; Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; Nam giáp phường Cự Khối và quận Hai Bà Trưng; Bắc giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng.
+ Thành lập phường Thạch Bàn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thạch Bàn.
Phường Thạch Bàn có 527,21 ha diện tích tự nhiên và 11.300 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Thạch Bàn: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Long Biên; Nam giáp phường Cự Khối; Bắc giáp các phường Phúc Đông, Sài Đồng, Phúc lợi.
+ Thành lập phường Cự Khối trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cự Khối.
Phường Cự Khối có 468,94 ha diện tích tự nhiên và 5.652 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Cự Khối: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Long Biên; Nam giáp quận Hoàng Mai; Bắc giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn.
+ Thành lập phường Đức Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Đức Giang.
Phường Đức Giang có 240,64 ha diện tích tự nhiên và 25.767 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Đức Giang: Đông giáp phường Giang Biên; Tây giáp phường Thượng Thanh; Nam giáp các phường Gia Thuỵ, Việt Hưng; Bắc giáp các phường Thượng Thanh, Giang Biên.
+ Thành lập phường Sài Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sài Đồng.
Phường Sài Đồng có 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Sài Đồng: Đông giáp phường Phúc Lợi; Tây giáp phường Phúc Đồng; Nam giáp phường Thạch Bàn; Bắc giáp phường Việt Hưng.
II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Long Biên
1.Điều kiện tự nhiên:
Quận Long Biên được thành lập năm 2003 trên cơ sở sát nhập một số diện tích của huyện Gia Lâm, quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì nằm trên hai bờ sông Hồng và sông Đuống.
Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ Đông Bắc rất quan trọng, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và hàng không.
Quận Long Biên có vị trí và địa thế rất đẹp và thuận lợi, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp huyện Đông Anh, Gia Lâm. Vì vậy, quận Long Biên trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô Hà Nội. Về mặt hành chính, quận Long Biên là quận trực thuộc Thành phố Hà Nội, với 3 thị trấn cũ là: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng và 11 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối. Với diện tích đất tự nhiên là 6.038,24 ha, tức là chiếm 6,55% diện tích đất toàn Thành phố (Tổng diện tích đất toàn Thành phố là 92.097). Với diện tích trên, quận Long Biên sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn về đất đai và nhà ở. Quận Long Biên là quận có nhiều ao, hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tưới tiêu nước. Quận Long Biên giáp hai con sông lớn là Sông Hồng và Sông Đuống, trong đó Sông Hồng chảy qua là 30 km, Sông Đuống chảy qua 17,5 km.
Quận Long Biên có 3 loại đất chính đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê và đất bạc màu. Phần lớn đất đai của quận Long Biên thuộc đất phù sa của hệ thống Sông Hồng và Sông Đuống lâu ngày bồi đắp mà thành. Đây là loại đất rất thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bổ đều ở khắp các phường trong quận, nhóm đất bạc màu tập trung chủ yếu ở vùng giáp với Huyện Đông Anh, loại đất này không mang lại hiệu quả cho nông nghiệp. Quận Long Biên đã, đang và sẽ là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, nó đã và đang cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị kinh tế cao và nổi tiếng trong Thành phố cũng như khu vực lân cận. Đặc biệt quận Long Biên đã và đang hình thành nên vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữaphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày càng lớn mạnh của Thủ đô Hà Nội và cũng có một phần lớn xuất khẩu.
Như vậy, quận Long Biên là quận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, được thể hiện ở các mặt:
Một là, có vị trí địa thế thuận lợi ở các cửa ngõ Đông Bắc của Thành Phố Hà Nội. Có con Sông Hồng và Sông Đuống chảy qua, nó đã tạo cho quận Long Biên gắn bó một cách tự nhiên, thuận lợi với tất cả các quận trong toàn Thành phố và cũng như các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên,
Hai là, có nguồn tài nguyên tương đối dồi dào, phong phú như thuỷ sản, hệ thống mạch nước ngầm và nông sản quý giá.
Ba là, có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, dồi dào lượng nhiệt và độ ẩm, ánh sáng thích hợp tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là rau và hoa quả.
Tuy nhiên, quận Long Biên cũng có một số điểm không thuận lợi như thiên tai thường xảy ra: bão, lụt lội, hạn hán, sâu bệnhdo biến động thất thường của thời tiết đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất hoặc những tác hại do con người gây ra với môi trường sống như việc canh tác không hợp lý làm xói mòn những đất đai, gây ô nhiễm cho đất, cho nguồn nước ngầm và cho không khíHiện nay, một số nơi trên địa bàn quận, mức ô nhiễm đã lên mức báo động do vấn đề xả thải của con người và các nhà máy, xí nghiệpVì vậy, bên cạnh việc khai khác, sử dụng một cách hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc chủ động phòng chống thiên tai, dịch doạ, cải tạo môi trường và bảo vệ môi trường đã trở nên hết sức cần thiết và cấp bách.
2.Điều kiện về xã hội:
Có diện tích đất tự nhiên là 6.038,24 ha, tức là khoảng 6.038 ha và 60,38 km2. Dân số hiện nay của quận là 170.706 nhân khẩu, tức là chiếm khoảng 6,00717 % nhân khẩu toàn thành phố (năm 2001, dân số Thành phố Hà Nội khoảng 2.841.700 nhân khẩu). Như vậy, mật độ dân số của quận Long Biên khoảng 2.827 người / km2, thấp hơn mật độ dân số của Thành phố Hà Nội khoảng 0,91 lần (năm 2001 mật độ dân số Hà Nội lên tới trên 3.085 người / km2). Do đó, nhu cầu về sử dụng đất đai và nhà ở tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, mật độ dân cư của quận Long Biên có chiều hướng tăng lên tương ứng với tỷ lệ tăng dân số hàng năm. Ngoài ra còn do quá trình đô thị hoá, dân cư trong nội thành cũ sẽ chuyển dần ra vành đai ngoại thành càng nhiều làm cho dân số quận Long Biên sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, nó làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái như nước sạch, nhà ở
3.Điều kiện về kinh tế:
Quận Long Biên là trung tâm, là cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hà Nội. Nền kinh tế của quận đang từng bước phát triển mạnh mẽ với cơ cấu kinh tế đa dạng và phức tạp. Tiềm năng và thành quả này có được là do sự hội tụ đủ của nhiều nguồn lực trong toàn Thành phố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã và đặc biệt là vị trí lợi thế của quận. Trong cơ cấu kinh tế của quận, ngành nghề phát triển mạnh nhất là công nghiệp, có rất nhiều khu công nghiệp nằm trên đường quốc lộ 5, quốc lộ 1 như: Công ty may Đức Giang, nhà máy diêm cầu Đuống, dịch vụ, giao thông vận tải thuận lợi, đường sắt có bến xe lửa Gia Lâm, hàng không có Sân bay Gia Lâm, đường thuỷ trên Sông Hồng và Sông Đuống,, thương nghiệp với nhiều sản phẩm đa dạng, truyền thống, hiện đại tiên tiến đồng thời có chất lượng cao. Quận Long Biên là trung tâm, là cửa ngõ Đông Bắc, là đầu mối của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Vì thế, nơi đây tập trung rất nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà máyNên diện tích đất đai, nhà ở của dân cư có phần bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó là kinh tế Nhà nước, trình độ dân trí cao nên nhu cầu của dân cư về đất đai, nhà ở có cơ cấu riêng biệt và đặc thù. Ví dụ như: các gia đình có đời sống cao, có thu nhập lớn, tiềm lực kinh tế mạnh thì họ mong muốn có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, rộng rãi hoặc có nhiều người muốn có một căn nhà ở ngoại ô để sau mỗi tuần làm việc vất vả họ về đó nghỉ ngơi Do đó, điều kiện kinh tế đóng một vai trò quyết định và quan trọng đối với sự biến động của Thị trường nhà đất cũng như quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Dưới đây là bảng tổng hợp diện tích, cơ cấu dân số quận Long Biên
III. Khái quát việc quản lý và sử dụng đất ở và nhà ở trên địa bàn quận Long Biên
1.Thực trạng quỹ đất và quản lý quỹ đất của quận
Theo thống kê đất đai tính đến ngày 1/07/1993 như sau:
+ Tổng diện tích đất tự nhiên của quận là: 6.038,24 ha chiếm 6,55% diện tích đất toàn Thành phố (tổng diện tích đất toàn Thành phố là 92.097 ha)
Để biết được tình hình sử dụng đất của quận, ta xem xét sử dụng đất theo các tiêu thức như sau:
+ Bình quân diện tích:
Theo nhân khẩu: 353,72 m2/người
Theo hộ gia đình: 1.491,8 m2/hộ
+ Phân theo các loại đất:
Đất nông nghiệp: 2.243,05 ha, chiếm 37,15%
Đất công nghiệp: 227,25 ha, chiếm 3,76%
Đất ở: 899,19 ha, chiếm 14,89%
Đất khác: 2.668,75 ha, chiếm 44,2%
Theo thống kê đất đai của phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Long Biên
Bảng thống kê diện tích đất đai của quận Long Biên năm 2004
Số
TT
Tên đơn vị
(phường)
Diện tích đất
Tự nhiên (ha)
Hiện trạng sử dụng đất (ha)
Đất ở
Đất nông nghiệp
Đất công nghiệp
Đất
khác
1
Ngọc Thuỵ
898,99
113,34
77,38
708,27
2
Ngọc Lâm
113,04
18,98
94,06
3
Bồ Đề
379,92
60,08
75,56
3,22
240,46
4
Long Biên
723,13
40,74
318,95
31,76
331,68
5
Thượng Thanh
488,09
67,48
214,77
55,48
150,36
6
Đức Giang
240,61
64,45
-
32,85
143,31
7
Việt Hưng
383,44
37,52
250,45
-
95,47
8
Giang Biên
471,40
248,60
190,74
-
32,06
9
Phúc Đồng
494,76
35,45
111,63
1,03
346,65
10
Sài Đồng
90,68
24,76
-
65,92
11
Gia Thuỵ
120,34
47,08
71,36
1,90
12
Phúc Lợi
619,69
62,00
323,74
49,50
184,45
13
Thạch Bàn
527,21
53,15
332,22
34,43
107,41
14
Cự Khối
486,94
43,94
276,25
-
166,75
Quận
6.038,24
899,19
2.243,05
227,25
2.668,5
Nguồn: Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Long Biên
Từ số liệu trên cho ta thấy: Đất khác chiếm nhiều nhất 44,2% trong tổng diện tích đất tự nhiên của quận, sau đó là đất nông nghiệp chiếm 37,15%, tiếp đến là đất ở chiếm 14,89% và đất công nghiệp chiếm 3,67%.
Từ đây cho ta thấy: đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bởi đây là khu dân cư nông thôn ở ngoại thành, là khu tập trung dân cư ngoại thành Thành phố Hà Nội, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm như rau xanh, hoa quảĐặc biệt các loại đất khác còn rất nhiều, chưa có sự quy hoạch và khai thác sử dụng hợp lý. Vì vậy, đây là nơi có tiềm năng để thu hút các khu công nghiệp, các công ty, là địa điểm rất thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng và quy hoạch đồng bộ nhằm khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả và hợp lý.
Tình hình về đất ở:
+ Theo địa giới hành chính:
Đất của quận Long Biên là 899,19 ha, chiếm 14,89% tổng diện tích đất tự nhiên của quận.
+ Bình quân diện tích đất ở quận là:
Theo nhân khẩu: 52,674 m2/người
Theo hộ: 222,153 m2/hộ
Như vậy, theo bình quân diện tích này thì người dân của quận sống rất thoải mái và rộng rãi so với mật độ diện tích Thành phố.
Diện tích đất của quận bây giờ có sự biến động rất lớn, vừa qua có sự thay đổi về ranh giới, địa giới hành chính, việc chia cắt các xã để chuyển thành phường và đưa vào quận đã và đang làm thay đổi rất lớn đến đất đai. Vì vậy đất ở rất nhiều và còn chưa có sự phân bố hợp lý. Do đó cần phải có sự quy hoạch lại các khu đất ở, phải có các định mức về sử dụng đất cụ thể và chặt chẽ hơn nữa để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất, để giảm bớt sự chênh lệch so với mật độ quá đông của Thành phố.
2.Quỹ nhà ở và quản lý quỹ nhà ở của quận
Nhà ở là một loại bất động sản vì nhà ở là một loại tài sản không thể di dời được. Mỗi chủ sở hữu nhà ở đều có quyền sở hữu nhà ở, tức là tự mình nắm giữ, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà ở của mình theo quy định của pháp luật.
Trên địa bàn quận Long Biên, sở hữu nhà ở mang các hình thức chủ yếu sau:
+ Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: là nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
+ Nhà ở thuộc các tổ chức lập bằng vốn do các tổ chức này huy động hoặc nhà ở do các tổ chức, các cá nhân biếu tặng hợp pháp.
+ Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: là nhà ở do tư nhân tạo dựng bằng cách xây dựng, mua bán hoặc do thừa kế hợp pháp hoặc được sở hữu dưới các hình thức hợp pháp khác.
Như hiện nay, trên địa bàn của quận, nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là chủ yếu, còn nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội chiếm ít và nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hầu như chưa có.
Về mặt chất lượng sử dụng nhà ở thì các nhà được phân thành như sau:
Cấp nhà
Chất lượng sử dụng
Chất lượng xây dựng công trình
Độ bền vững
Độ chịu lửa
Cấp I
Bậc I: Chất lượng sử dụng cao
Bậc I: niên hạn
sd > 100 năm
Bậc I hoặc Bậc II
Cấp II
Bậc II: Chất lượng sử dụng khá
Bậc II: niên hạn
sd > 50 năm
Bậc III
Cấp III
Bậc III: Chất lượng sử dụng trung bình
Bậc III: niên hạn
Sd >20 năm
Bậc IV
Cấp IV
Bậc IV: niên hạn sử dụng thấp
Bậc IV: niên hạn
Sd <20 năm
Bậc V
Nguồn: Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Long Biên
Một vài năm gần đây, nhà ở đã được cải thiện nhiều so với trước, do tác động của việc xoá bỏ bao cấp về nhà ở và các luật xây dựng, sửa chữa nhà được nới lỏng, nhiều khu mới được hình thành, đặc biệt là những khu đất được Nhà nước cấp để nhân dân tự xây dựng. Việc quản lý sử dụng quỹ nhà hiện nay của quận còn gặp rất nhiều khó khăn do quận mới thành lập, số liệu chưa được đầy đủ và chưa thống kê kịp thời được. Hiện nay cơ quan quản lý nhà, xây dựng, cơ quan quản lý nhà đất mới chỉ nắm được quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở của đơn vị quân đội và các cơ quan; còn quỹ nhà thuộc sở hữu tư nhân thì cũng chưa thống kê được đầy đủ, bị buông lỏng, chưa thể kiểm soát được nên số lượng nhà xây dựng trái phép, không đúng quy hoạch còn đang diễn ra khá phổ biến trên toàn quận.
Qua đó cho thấy, để tạo được sự yên tâm sử dụng mảnh đất của mình, phục vụ lợi ích cao nhất cho người sử dụng đất, sở hữu nhà ở cần thiết phải sớm có giấy tờ bảo vệ quyền lợi của mình, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Quận mới được thành lập nên việc triển khai và thực thi đang còn vướng mắc nhiều nhưng quận Long Biên đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn toàn quận.
IV.Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại quận Long Biên
Quận Long Biên được hình thành dựa trên sự sát nhập của 3 thị trấn thuộc huyện Gia Lâm là: Đức Giang, Sài Đồng, Gia Lâm và các xã thuộc huyện Gia Lâm, huyện Thanh Trì chuyển thành phường nên việc cấp giấy chứng nhận được chia làm hai loại, là cấp theo Quyết định 65/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội và cấp theo Quyết định 69/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở Đô thị cho các thị trấn thuộc quận. Hiện nay đất của quận đã chuyển toàn bộ thành đất Đô thị, được cấp theo QĐ 69/QĐ - UB nhưng để thấy được thực trạng và tình hình hiện nay của quận ta nên xem xét việc cấp giấy chứng nhận của quận trong thời gian qua.
Như ta đã biết, quá trình chuẩn bị, quá trình tổ chức kê khai đăng ký nhà ở và đất ở của quận, quá trình tổ chức xét duyệtcủa quận cũng tuân theo trình tự và thủ tục chung của NĐ 60/CP của Chính phủ. Vì vậy, để thấy được sự khác biệt và có tính đặc thù riêng của quận Long Biên trong vấn đề cấp giấy chứng nhận là tồn tại đồng thời 2 loại hạn mức sử dụng đất để áp dụng cho 2 quá trình cấp giấy chứng nhận theo QĐ 65/QĐ - UB và QĐ 69/QĐ - UB. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật và khác so với các quận trong Thành phố Hà Nội. Do đó, chúng ta xem xét hạn mức sử dụng đất trong 2 trường hợp cấp giấy chứng nhận để thấy được sự khác nhau và khác biệt của quận Long Biên so với các quận khác.
Theo Quyết định 65/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho các xã (cũ) và nay là các phường.
Các phường: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối được cấp giấy chứng nhận theo QĐ 65/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Trong QĐ 65/QĐ- UB có ghi và quy định về hạn mức và cách xác định diện tích đất ở tại khu dân cư nông thôn khi cấp giấy chứng nhận:
+ Nếu diện tích đất trong khuôn viên của một hộ gia đình nhỏ hơn hoặc bằng 200 m2 đối với các xã ven đô; nhỏ hơn hoặc bằng 300 m2 đối với các xã vùng đồng bằng; nhỏ hơn hoặc bằng 400 m2 đối với các xã vùng trung du, miền núi thì toàn bộ diện tích đất đã xây dựng nhà ở và các công trình quy định theo Quyết định 65/QĐ - UB được xác định là đất ở. Diện tích đất còn lại được ghi là đất vườn, ao liền kề.
+ Nếu diện tích đất trong khuôn viên của một hộ lớn hơn 200 m2 đối với các xã vùng ven đô hoặc lớn hơn 300 m2 đối với các xã vùng đồng bằng hoặc lớn hơn 400 m2 đối với các xã vùng trung du, miền núi thì toàn bộ diện tích đất đã xây dựng nhà ở và các công trình được quy định trong QĐ 65/QĐ- UB được xác định là đất ở nhưng không quá 200 m2 đối với các xã vùng ven đô, 300 m2 đối với các xã vùng đồng bằng, 400 m2 đối với các xã vùng trung du, miền núi. Diện tích đất còn lại được ghi là đất vườn, ao liền kề.
Theo Quyết định 69/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở Đô thị
Thị trấn Sài Đồng, Thị trấn Đức Giang, Thị trấn Ngọc Lâm được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Quyết định 69/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Trong Quyết định 69/QĐ - UB có ghi: chủ sở hữu nhà được cấp giấy chứng nhận với hạn mức sử dụng đất như sau:
+ Từ vành đai 2 trở vào trung tâm Thành phố (thuộc 4 quận nội thành cũ, từ Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở – Cầu Giấy – Nhật Tân vào trung tâm) không quá 120 m2/hộ.
+ Từ vành đai 2 trở ra không quá 180 m2/hộ
+ Các cán bộ tham gia cách mạng trước ngày 31/12/1944: diện tích đất được xác định không quá 120% so với 2 mức trên.
Cấp đổi giấy chứng nhận :
Việc đăng ký đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện cho những trường hợp sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị nhoè, ố, rách, mục nát hoặc không thể ghi biến động đất đai.
+ Người có nhu cầu đổi một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp cho nhiều thửa) thành nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho từng thửa đất).
+ Hồ sơ ký đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có:
Đơn xin đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT150.doc