PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI TRUNG TÂM 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM 1
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại trung tâm 1
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại trung tâm . . 2
3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại trung tâm 2
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại trung tâm 2
3.2. Tổ chức chứng từ kế toán tại trung tâm 4
3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tại trung tâm 4
3.4. Hình thức sổ kế toán tại trung tâm 4
3.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tại trung tâm 4
II. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ TẠI ĐƠN VỊ 5
1. Tại các bộ phận 5
2. Tại phòng kế toán 6
III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ TẠI ĐƠN VỊ 10
1. Các tài khoản sử dụng. 10
2. Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ 11
3. Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ 14
4. Hạch toán khấu hao TSCĐ 16
4.1. Nguyên tắc và phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại đơn vị 16
4.2. Tài khoản và phương pháp hạch toán khấu hao 18
5. Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại đơn vị 21
48 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại trung tâm thông tin di động khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03/06/02
Xóa sổ TSCĐ đã thanh lý
214V
24.264.726
211V
24.264.726
PT 84
Phản ánh thu nhập từ thanh lý
111
200.000
711V
200.000
Cộng
24.464.726
24.464.726
Người lập biểu kế toán trưởng
Đoàn Thu Thuỷ Nguyễn thị Minh Hà
b) Trường hợp kiểm kê phát hiện TSCĐ bị thiếu, mất
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ vào đầu quý 3 năm 2002, trung tâm phát hiện có một máy vi ba của đài số 3 bị mất, nguyên giá của TSCĐ này là 45.409.000đ, đã thực hiện khấu hao được 36.327.200đ, Công ty đã có quyết định xử lý bắt đài phải bồi thường phần giá trị còn lại của thiết bị này.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số 17
Ngày 02 tháng 07 năm 2002
Ngày
Số CT
Diễn giải
tài khoản
tiền nợ
tiền có
2/7/02
Mất máy vi ba
214
36.327.000
13888V
9.082.000
211
45.409.000
Kết chuyển nguồn
33634V
9.082.000
33631V
9.082.000
Cộng
54.091.000
54.091.000
Người lập biểu kế toán trưởng
Đoàn Thu Thuỷ Nguyễn thị Minh Hà
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để vào sổ cái tài khoản 211
Dưới đây là trích dẫn một phần của sổ cái tài khoản 211, năm 2002
Sổ cái
Năm 2002
Tài khoản 211
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
20.368.463.000
30/01/02
01
23/01/02
Nhận Anten do Cty cấp
33634V
19.968.095
2141V
1.815.280
...
...
...
...
...
...
...
28/09/02
12
04/06/02
Thanh lý máy tính Digital
2141V
24.264.726
28/09/02
17
02/07/02
Mất máy vi ba
2141V
36.327.000
13888V
9.082.000
28/09/02
19
30/07/02
Hoàn thành nhà để xe
2412
315.627.000
28/09/02
25
20/08/02
Đưa máy điều hoà vào dùng
133
2.085.804
112
43.801.875
29/9/02
29
20/09/02
Điều chỉnh ng. giá điều hoà
13888V
1.967.091
Cộng phát sinh lũy kế
Số dư cuối năm
Người lập biểu Kế toán trưởng giám đốc
Đoàn Thu Thủy Nguyễn thị Minh Hà Cao Duy Hải
Cuối cùng căn cứ vào sổ cái tài khoản 211 kế toán tổng hợp tiến hành lên bảng cân đối số phát sinh cho năm 2002
4. Hạch toán khấu hao TSCĐ.
4.1 Nguyên tắc và phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại đơn vị.
Như đã trình bày ở trên TSCĐ ở đơn vị bao gồm tài sản của CIV và tài sản của VMS. Đối với những tài sản của CIV thì tại đơn vị chỉ quản lý và sử dụng chứ không theo dõi nguyên giá cũng như tính khấu hao cho các tài sản đó, còn các tài sản VMS là những tài sản của Công ty thì đơn vị chỉ tính khấu hao cho những tài sản nào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ, cuối kỳ kế toán nộp số khấu hao đã trích lên trên Công ty chứ không được sử dụng tại trung tâm.
Tại đơn vị áp dụng phương pháp tính khấu hao đều theo thời gian.
Mức khấu hao Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Nguyên giá TSCĐ
phải trích = tài sản cố định ´ bình quân = ----------------------
bình quân năm bình quân năm Số năm sử dụng
và
Mức khấu hao Mức khấu hao bình quân năm
phải trích = --------------------------------------
bình quân tháng 12
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo.
Ví dụ: Một máy UPS Online PW 5119 được trang bị cho phòng TH-HC vào ngày 23/2/02, nguyên giá là 18.153.325đ với thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm. Theo phương pháp tính khấu hao tại trung tâm thì giá trị khấu hao của TSCĐ này mỗi năm là:
18.153.325/5 = 3.630.665đ
Và giá trị khấu hao được trích mỗi tháng (bắt đầu thực hiện trích từ tháng 3 năm 2002) là:
3.630.325/12 = 302.527đ
4.2. Tài khoản và phương pháp hạch toán khấu hao
a)Tài khoản sử dụng
Tại đơn vị để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao kế toán sử dụng tài khoản 214 “hao mòn tài sản cố định”.
Với tính chất là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên trung tâm không sử dụng tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi tình hình sử dụng vốn khấu hao cơ bản của TSCĐ.
Tại đơn vị sử dụng duy nhất TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh mà không thông qua các tài khoản 621, TK 622, TK 627 do đó nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì được trích khấu hao thẳng vào TK 154
b)Phương pháp hạch toán khấu hao
*) Hạch toán chi tiết
Cuối mỗi kỳ kế toán tiến hành lập “Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ”, bảng này có tác dụng theo dõi chi tiết không chỉ tình hình biến động của TSCĐ trong kỳ (tài sản hiện có, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ) mà còn theo dõi luôn giá trị còn lại, số khấu hao của TSCĐ đó.
Dưới đây là trích lược một phần Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ tại trung tâm trong quý 3/2002
Bảng số 3: Bảng chi tiết khấu hao tài sản cố định.
Quý 3/2002
Tên TSCĐ
Mã TSCĐ
TGian
SD
Ngày
SD
Nguồn
vốn
Bộ phận
SD
Chi tiết
bộ phận SD
Số dư đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số dư cuối kỳ
NG
KH
GTCL
NG
KH
NG
KH
NG
KH
GTCL
Cột Antel Bờ Hồ II
A1AL001
5
1994/007
TCT
Đài
BTS Bờ Hồ
44,697,000
44,697,000
0
44,697,000
44,697,000
0
Cột Antel Đồ Sơn
A1AL002
5
1997/007
VMS
Đài
BTS Đồ Sơn
525,056,000
525,056,000
0
525,056,000
525,056,000
0
Cột Antel Từ Liêm
A1AL003
5
1994/007
TCT
Đài
BTS Từ Liêm
528,795,000
528,795,000
0
528,795,000
528,795,000
0
Cột Antel Giáp Bát
A1AL004
5
1994/008
TCT
Đài
BTS Giáp Bát
174,719,000
174,719,000
0
174,719,000
174,719,000
0
Cột Antel Phủ Lỗ
A1AL005
5
1995/009
TCT
Đài
BTS Phủ Lỗ
342,128,351
342,128,351
0
342,128,351
342,128,351
0
Cộng
1,615,395,351
1,615,395,351
0
1,615,395,351
1,615,395,351
0
Nhà trạm BTS Mỹ Vân
A1NT001
5
1999/001
TCT
Đài
BTS Mỹ Vân
13,297,304
10,226,435
3,070,869
511,812
13,297,304
10,738,247
2,559,057
Nhà trạm BTS Chùa Ve
A1NT002
5
1999/003
VMS
Đài
BTS Chùa Ve
182,050,037
123,748,914
58,301,123
8,745,168
182,050,037
132,494,082
49,555,955
Nhà trạm BTS CT-in
A1NT003
5
1998/002
TCT
Đài
BTS CT-in
68,535,860
59,695,081
8,840,779
3,788,905
68,535,860
63,483,986
5,051,874
Nhà trạm BTS Đồ Sơn
A1NT004
5
1997/006
VMS
Đài
BTS Đồ Sơn
36,901,244
36,901,244
0
36,901,244
36,901,244
0
Nhà trạm BTS Gia Lâm
A1NT005
5
1999/004
VMS
Đài
BTS Gia Lâm
170,012,764
109,596,852
60,415,912
8,630,844
170,012,764
118,227,696
51,785,068
Nhà trạm BTS Hà Tĩnh
A1NT006
5
1998/011
TCT
Đài
BTS Hà Tĩnh
23,664,391
18,258,146
5,406,245
1,013,670
23,664,391
19,271,816
4,392,575
Nhà trạm BTS Hòn Gai
A1NT007
5
1996/011
VMS
Đài
BTS Hòn gai
9,609,950
9,609,950
0
9,609,950
9,609,950
0
Nhà trạm BTS Liên Trì
A1NT008
5
1998/005
TCT
Đài
BTS Liên Trì
73,506,742
61,342,666
12,164,076
73,506,742
64,991,890
8,514,852
Nhà trạm HNMR
A1NT068
5
1995/009
VMS
Đài
Đài
145,871,000
145,871,000
0
145,871,000
145,871,000
0
cộng
723,449,292
575,250,288
148,199,004
723,449,292
601,589,911
121,859,381
Antenna OMNI 900Mhz
B1AL001
5
2001/004
VMS
Đài
VP809G. Phóng
16,382,615
4,095,658
12,286,957
819,130
16,382,615
4,914,788
11,467,827
Antenna OMNI 900Mhz
B1AL002
5
2001/004
VMS
Đài
VP809G. Phóng
16,382,615
4,095,658
12,286,957
819,130
16,382,615
4,914,788
11,467,827
Antenna OMNI 900Mhz
B1AL003
5
2001/004
VMS
Đài
VP809G. Phóng
16,382,615
4,095,658
12,286,957
819,130
16,382,615
4,914,788
11,467,827
Antenna OMNI 900Mhz
B1AL004
5
2001/004
VMS
Đài
VP809G. Phóng
16,382,615
4,095,658
12,286,957
819,130
16,382,615
4,914,788
11,467,827
Antenna OMNI 900Mhz
B1AL005
5
2001/004
VMS
Đài
VP809G. Phóng
16,382,615
4,095,658
12,286,957
819,130
16,382,615
4,914,788
11,467,827
Antenna OMNI 900Mhz
B1AL006
5
2001/004
VMS
Đài
VP809G. Phóng
16,382,615
4,095,658
12,286,957
819,130
16,382,615
4,914,788
11,467,827
Cộng
98,295,690
24,573,948
73,721,742
98,295,690
29,488,728
68,806,962
*) Hạch toán tổng hợp
Cách tốt nhất để hiểu quá trình hạch toán tổng hợp đối với nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ là xem xét một ví dụ cụ thể:
Vào ngày 30/7/2002 trung tâm nhận công trình nhà để xe cho CBCNV do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao vào sử dụng với tổng giá trị quyết toán là 315.627.000đ, trung tâm đã thanh toán toàn bộ cho bên B bằng chuyển khoản và đã nhận được giấy báo Nợ số 323.Vào ngày 17/8 trung tâm nhận được quyết định số 1126 phê duyệt số tiền quyết toán là 315.627.000đ và số dự toán được duyệt là 320.570.000đ. Thời gian sử dụng dự kiến của nhà để xe này là 20 năm.
Đầu tháng 8 trung tâm bắt đầu tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ này. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ
Số 20
Ngày 01 tháng 08 năm 2002
ngày
số CT
diễn giải
t. khoản
tiền nợ
tiền có
01/08/02
Trích khấu hao nhà để xe
154
1.315.112
2141V
1.315.112
Kết chuyển thanh toán với Công ty
33634V
1.315.112
33631V
1.315.112
Cộng
2.630.224
2.630.224
Người lập biểu kế toán trưởng
Đoàn Thu Thuỷ Nguyễn thị Minh Hà
Cuối kỳ căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành vào sổ cái tài khoản 214. Dưới đây là trích dẫn sổ cái TK 214 trong quý 3 năm 2002
Sổ cái
Quý 3/2002
Tài khoản 214
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
12.652.973.465
28/09/02
14
04/07/02
Thanh lý máy tính Digital
211
24.264.726
30/09/02
20
01/08/02
Trích khấu hao nhà để xe
154
2.630.224
30/09/02
21
01/08/02
Mất máy vi ba
211
36.327.000
30/09/02
28
01/09/02
Trích khấu hao máy điều hòa
642
697.246
...
...
...
...
...
...
...
Cộng phát sinh lũy kế
Số dư cuối quý
Người lập biểu Kế toán trưởng giám đốc
5. Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại đơn vị.
Ví dụ vào ngày 04/07 năm 2002 phát sinh nghiệp vụ bảo dưỡng các trạm thu phát BTS, chi phí bảo dưỡng phát sinh là 5.650.000đ, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số 13
Ngày 04 tháng 07 năm 2002
ngày
số CT
diễn giải
t. khoản
tiền nợ
tiền có
04/07/02
PC 226
Bảo dưỡng các trạm BTS của trung tâm
154
5.650.000
111
5.650.000
Kết chuyển thanh toán
với Công ty
33634V
5.650.000
154
5.650.000
Cộng
11.300.000
11.300.000
Người lập biểu kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào sổ cái các tài khoản kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh.
Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại đơn vị.
I. Nhận xét chung về công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại đơn vị
1. Ưu điểm
Về cơ bản đơn vị đảm bảo thực hiện đúng các quy định chung về phương pháp kế toán TSCĐ theo quy định của hệ thống kế toán doanh nghiệp, và các quy định về quản lý, sử dụng TSCĐ đã được ban hành. Các quy định về sắp xếp, phân loại tài sản, lựa chọn tài khoản sử dụng, trình tự kế toán các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến TSCĐ như tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa, nhượng bán, thanh lý TSCĐ các thông tin kế toán thể hiện trên sổ kế toán và các báo cáo kế toán (kể cả các báo cáo tài chính và quản trị) đều rõ ràng, phản ánh được tương đối chính xác thực trạng TSCĐ tại đơn vị.
1.1. Trên phương diện kế toán chi tiết.
Do TSCĐ trong đơn vị rất nhiều và đa dạng về chủng loại nên để quản lý tốt tài sản trong đơn vị thì trước hết các thủ tục về tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ trong đơn vị được thực hiện một cách chặt chẽ từ khâu phát sinh nhu cầu về tài sản đến lúc bàn giao tài sản đưa vào sử dụng, xác định nguyên giá thực tế của tài sản đó, thanh lý hoặc sửa chữa tài sản đó.
Hơn thế nữa để phục vụ cho nhu cầu quản lý và kiểm soát hiệu quả tình hình sử dụng tài sản tại đơn vị trung tâm đã thực hiện việc đánh số các tài sản cố định theo kiểu mã hóa. Theo cách đánh số của trung tâm thì mỗi tài sản cố định được gán một mã duy nhất, mã này gồm có 3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất phản ánh các nhóm tài sản khác nhau và được căn cứ theo quy định các nhóm tài sản theo danh mục TSCĐ của Nhà nước đã ban hành, ví dụ như nhóm A là máy móc thiết bị động lực; nhóm B là nhóm máy móc thiết bị công tác; nhóm D là phương tiện vận tải
- Nhóm thứ hai là tên tài sản được viết tắt, ví dụ như NT tương đương với ‘nhà trạm’, TD là hệ thống tiếp đất
- Nhóm thứ 3 là số thứ tự được đánh để phận biệt các tài sản có cùng hai nhóm trên.
Ví dụ TSCĐ ‘nhà trạm HNMR’ được đánh số: A1NT0068.
‘điều hòa National 18000’ được đánh số: B1DH0045.
Đối với một đơn vị có nhiều loại tài sản khác nhau và các tài sản ở mỗi loại thường có số lượng lớn thì việc đánh số tài sản theo kiểu như vậy là rất khoa học và tiện lợi cho việc quản lý. Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ, theo định kỳ trung tâm tiến hành kiểm kê và đánh giá lại một số TSCĐ tại các bộ phận trực thuộc trung tâm, điều này góp phần nâng cao ý thức quản lý và sử dụng TSCĐ tại các bộ phận .
Ngoài ra cuối mỗi quý kế toán đều lập báo cáo về tình hình tăng giảm TSCĐ trong đơn vị và báo cáo về chi mua TSCĐ, xây dựng cơ bản TSCĐ để gửi lên Công ty giúp lãnh đạo nắm được tình hình TSCĐ tại đơn vị, hơn thế nữa là ra những quyết định kịp thời có tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
1.2. Trên phương diện kế toán tổng hợp.
Trung tâm đã tuân thủ theo đúng các nguyên tắc hạch toán kế toán và phương pháp ghi sổ. Chương trình kế toán máy Sun đã hỗ trợ đáng kể cho trung tâm trong việc vào các sổ tổng hợp và lên các bảng biểu hay báo cáo vào cuối kỳ. Công việc của kế toán TSCĐ chỉ còn phải định khoản và từ đó vào các chứng từ ghi sổ cho đúng, phần còn lại đã có chương trình kế toán máy trợ giúp. Do các nghiệp vụ về tài sản cố định của trung tâm không đa dạng và phát sinh không thường xuyên nên kế toán TSCĐ đã không tiến hành lập bảng tổng hợp chứng từ gốc và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, điều này tuy có khác với chế độ nhưng nhìn chung là hợp lý và không ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu vào cuối kỳ và lên các sổ cái, ngoài ra nó còn có tác dụng làm cho bộ sổ sách kế toán bớt cồng kềnh và do đó việc quản lý sổ sách, chứng từ cũng bớt vất vả hơn.
Do tính chất và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và được sự cho phép của Bộ Tài Chính trung tâm đã sử dụng một số tài khoản có tác dụng làm giảm nhẹ công tác hạch toán và tổng hợp số liệu vào cuối kỳ. Là một đơn vị kinh doanh dịch vụ thông tin di động, các chi phí sản xuất kinh doanh không phát sinh nhiều và không có nhu cầu tính giá trị thành phẩm dở dang nên trung tâm thay việc tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh trên 3 tài khoản là 621, 622, 627 bằng việc định khoản trực tiếp ngay vào tài khoản 154, do đó nếu TSCĐ là do đơn vị trực tiếp xây dựng hoặc sửa chữa thì việc tập hợp chi phí sẽ đơn giản hơn. Cũng như vậy với việc sử dụng TK 711 ‘thu nhập khác’ và TK 811 ‘chi phí khác’ chung cho cả các hoạt động tài chính và bất thường sẽ làm cho việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế nói chung và nghiệp vụ về TSCĐ nói riêng trở nên đơn giản hơn.
2. Hạn chế
Bên cạnh những điểm tích cực, công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại đơn vị hiện tại vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
2.1. Trên phương diện kế toán chi tiết
Kế toán TSCĐ trong đơn vị mới chỉ dừng ở góc độ mở thẻ TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ nhưng nội dung phản ánh trên thẻ, sổ chưa đầy đủ và chưa thực sự phát huy được tác dụng của công tác quản lý TSCĐ. Các bộ phận sử dụng không mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ hiện có mà chỉ lập bảng danh mục TSCĐ với các chỉ tiêu rất sơ sài (xem bảng số 1, trang 6) không theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản bộ phận mình quản lý và sử dụng.
Tại trung tâm cũng không lập sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định mà việc theo dõi chi tiết TSCĐ dựa vào bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, trên bảng đó mới chỉ thể hiện được về mặt tính toán các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ như nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế còn nguồn gốc phát sinh TSCĐ đó còn các chỉ tiêu về tính chất, đặc điểm TSCĐ đó hoàn toàn không được thể hiện. Mặc dù cuối kỳ kế toán có lập báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ nhưng báo cáo đó cũng chỉ phục vụ được cho mục đích quản trị trên Công ty về những chỉ tiêu chính của TSCĐ phát sinh trong kỳ tại trung tâm chứ không phục vụ được cho mục đích quản trị tại trung tâm.
Do đó cách tốt nhất để kiểm tra chính xác một TSCĐ tại trung tâm là dựa vào số hiệu của tài sản đó, mặc dù việc đánh số hiệu TSCĐ tại trung tâm là khoa học nhưng công việc đó lại được thực hiện chưa triệt để, kế toán mới chỉ dừng lại ở việc đánh số hiệu TSCĐ trên thẻ TSCĐ có nghĩa là trên sổ sách mà không thực hiện đánh số hiệu trên chính hiện vật TSCĐ đó. Việc kiểm kê TSCĐ theo định kỳ của trung tâm trên thực tế chỉ thực hiện được ở một số bộ phận và mang tính chất chọn mẫu theo kiểu hú họa chứ không phải là tất cả các TSCĐ của toàn trung tâm do số lượng TSCĐ rất nhiều và chi phí để thực hiện công việc này rất tốn kém.
Để giúp cho lãnh đạo có thể phân tích được chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị thì việc tính toán các chỉ tiêu đối với TSCĐ như số giờ máy chạy, tỷ lệ hỏng hóc, hiệu suất hoạt động trong kỳ là rất cần thiết, tuy nhiên một phần do tính chất ngành nghề kinh doanh, một phần do số lượng TSCĐ tại đơn vị là rất lớn nên việc tính toán các chỉ tiêu đó tại đơn vị bị coi nhẹ ví dụ như việc tập hợp tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh vào 1 tài khoản duy nhất (TK 154) đã làm mất ý nghĩa riêng biệt của từng khoản mục chi phí và do đó lãnh đạo không thể có được sự phân tích chi tiết đối với các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp hay chi phí sản xuất chung. Như vậy trung tâm mới chỉ thực hiện được việc quản lý TSCĐ chứ chưa thực hiện được việc giám sát tình hình sử dụng TSCĐ.
2.2. Trên phương diện kế toán tổng hợp.
Hạn chế thứ nhất mà chúng ta có thể thấy trong công tác hạch toán TSCĐ là việc xác định nguyên giá đối với những TSCĐ mua sắm hoặc do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Công việc mua sắm hay xây dựng TSCĐ phải trải qua nhiều giai đoạn (thủ tục) khác nhau trong đó để tiện cho việc hạch toán TSCĐ khi đưa tài sản vào sử dụng thì kế toán tiến hành ghi nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính là giá quyết toán với nhà cung cấp hoặc nhà thầu và sau đó thanh lý luôn hợp đồng kinh tế, nhưng sau đó một thời gian Công ty thực hiện việc phê duyệt lại giá trị quyết toán TSCĐ và theo quy định của Công ty kế toán sẽ phải điều chỉnh nguyên giá TSCĐ theo giá trị được duyệt. Việc phê duyệt lại giá trị quyết toán sẽ dẫn tới khả năng là có sự chênh lệch giữa giá trị được phê duyệt và giá trị quyết toán hay có nghĩa là có sự chênh lệch giữa số tiền đã thanh toán cho nhà cung cấp hoặc nhà thầu và nguyên giá TSCĐ được ghi sổ. Mặt khác theo chế độ kế toán thì nguyên giá TSCĐ do mua sắm hoặc do xây dựng bàn giao chính bằng số tiền đã thanh toán với nhà cung cấp hoặc nhà thầu (các giá trị nói ở đây đều không bao gồm thuế GTGT) do đó việc hạch toán như ở đơn vị nguyên giá không phản ánh được giá trị thực tế của TSCĐ là những chi phí thực tế bỏ ra để có được TSCĐ.
Tiếp đó đối với giá trị chênh lệch giữa giá quyết toán và giá được duyệt, kế toán sẽ tùy thuộc vào quyết định xử lý như Công ty chịu, cá nhân phải bồi thường... để hạch toán, như vậy thêm một lần nữa đơn vị lại làm sai chế độ kế toán vì việc hạch toán này là do hệ quả của việc điều chỉnh nguyên giá TSCĐ trước đó mà việc điều chỉnh đó vốn dĩ đã sai chế độ, hơn thế nữa việc quy trách nhiệm phải chịu khoản chênh lệch cho bất kỳ đối tượng nào cũng đều không hợp lý vì trên thực tế không có căn cứ để gắn kết trách nhiệm cho việc làm này vì trước khi mua sắm hay xây dựng Công ty đã phê duyệt báo cáo đầu tư và người thực hiện đã được lệnh của lãnh đạo để tiến hành mua sắm hay xây dựng và họ đã báo cáo đúng số tiền đã thanh toán cho nhà cung cấp còn về phía Công ty do không tham gia vào quá trình mua sắm, xây dựng nên cũng không có lý do phải chịu khoản chi phí đó. Do vậy nếu kế toán tiến hành ghi sổ phần chênh lệch sẽ làm sai lệch tính hợp lý và đúng đắn của nghiệp vụ.
Thứ hai là hiện tại trung tâm sử dụng một phương pháp khấu hao duy nhất là khấu hao bình quân cho tất cả các TSCĐ. Việc chỉ sử dụng một phương pháp khấu hao cho tất cả các tài sản cố định là không hợp lý vì các TSCĐ có công dụng khác nhau, cách thức sử dụng TSCĐ để thu được lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng khác nhau. Mặt khác các yếu tố tác động đến tài sản trong quá trình sử dụng làm suy giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cũng khác nhau do vậy nếu chỉ áp dụng chung một phương pháp khấu hao thì trên thực tế sẽ không phản ánh được giá trị hao mòn của các TSCĐ một cách chính xác vì vậy việc áp dụng duy nhất một phương pháp tính khấu hao cho tất cả các TSCĐ sẽ khiến việc hạch toán khấu hao để xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sẽ không sát với thực tế. Mặt khác về nguyên tắc khấu hao là sự phân bổ có hệ thống các chi phí TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản, phù hợp với cách thức sử dụng tài sản nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, vì vậy việc chỉ áp dụng phương pháp khấu hao bình quân sẽ không đem lại hết lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp từ việc sử dụng TSCĐ.
Một vấn đề nữa khiến việc trích khấu hao TSCĐ tại đơn vị không được hợp lý và sử dụng TSCĐ không đạt hiệu quả là đối với những TSCĐ của CIV thì doanh nghiệp chỉ quản lý và sử dụng chứ không thực hiện việc trích khấu hao cho các tài sản đó cũng như các TSCĐ ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc trung tâm thì các đơn vị đó chỉ sử dụng và bảo quản các tài sản đó chứ không theo dõi về nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản đó. Xuất phát từ vấn đề này mà người sở hữu và người sử dụng TSCĐ không có được những thông tin chính xác nhất về TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó, do đó thời gian sử dụng theo dự kiến của người sở hữu thường chênh lệch rất nhiều so với thời gian sử dụng thực tế của tài sản đó (do họ không trực tiếp sử dụng và bảo quản tài sản đó), và do vậy việc trích khấu hao trên thực tế dựa vào nguyên giá TSCĐ và số năm sử dụng của TSCĐ không phản ánh chính xác giá trị thu hồi TSCĐ thông qua việc thực hiện khấu hao vì có thể tài sản đó bị hỏng trước thời gian sử dụng dự kiến rất lâu và giá trị thanh lý tài sản đó không đủ bù đắp cho giá trị còn lại của TSCĐ (trường hợp đa phần xảy ra) và rõ ràng đơn vị sẽ phải chịu một khoản thiệt hại nằm ngoài dự kiến.
Ngược lại nếu số năm sử dụng thực tế của TSCĐ đó lâu hơn dự kiến do người sử dụng có ý thức trong việc quản lý và sử dụng tài sản đó thì ngoài việc thu hồi đủ giá trị của TSCĐ ban đầu đơn vị còn sử dụng được tài sản đó thêm một khoảng thời gian nữa và như vậy đơn vị sẽ thu được lợi nhuận từ việc sử dụng thêm một khoảng thời gian nữa đối với TSCĐ đã hết thời gian khấu hao và có khi cả giá trị thanh lý tài sản đó.Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều nằm ngoài kế hoạch của đơn vị và nếu nó xảy ra thì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty giao cho đơn vị và như thế nhìn chung là không có lợi cho đơn vị.
Thứ ba là công tác sửa chữa (kể cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) và nâng cấp TSCĐ chưa nhận được sự quan tâm đúng mức tại đơn vị. Trên thực tế ở Công ty mới có văn bản hướng dẫn thủ tục và phương pháp hạch toán công việc sửa chữa thường xuyên tại đơn vị mà chưa có hướng dẫn cụ thể về sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ tại đơn vị, điều này một phần là do trung tâm mới thành lập, các tài sản còn mới chưa bị hỏng hóc do đó chưa có nhu cầu sửa chữa lớn hay nâng cấp, một phần là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ thông tin di động dẫn đến việc các TSCĐ tại đơn vị một là các tài sản có hàm lượng công nghệ cao trung tâm phải nhập từ nước ngoài như các đài, trạm BTS, thiết bị MS do đó không có sẵn linh kiện để thay thế hoặc nâng cấp hoặc là các máy móc, thiết bị phục vụ cho quản lý hoặc văn phòng có giá trị nhỏ và thời gian khấu hao nhanh nên trung tâm không tiến hành sửa chữa hay nâng cấp các TSCĐ này.
Điều này đã dẫn đến việc đơn vị không chủ động có được kế hoạch sửa chữa lớn đối với TSCĐ của trung tâm và do đó đã không thực hiện tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc sửa chữa lớn TSCĐ thực ra dưới góc độ kế toán có thể hiểu là công việc sửa chữa TSCĐ mà chi phí bỏ ra là lớn, do đó có thể chỉ đơn thuần là bảo dưỡng lại các thiết bị máy móc nhưng với số lượng lớn cũng được coi là sửa chữa lớn TSCĐ. Thực tế số lượng các thiết bị đài, trạm, cột anten phục vụ trực tiếp cho dịch vụ thông tin di động của trung tâm rất nhiều và hiện đại, do đó mỗi lần tiến hành chỉ đơn giản là bảo dưỡng định kỳ chúng cũng tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn, do đó công việc này có thể coi là việc sửa chữa lớn TSCĐ, đơn vị có thể lập được kế hoạch cho việc sửa chữa này và đồng thời có thể tiến hành trích trước chi phí cho việc sửa chữa đó.
Việc nâng cấp các thiết bị viễn thông trên thực tế là hoàn toàn có thể vì trong nay mai chúng ta sẽ tiếp cận được với trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông và rõ ràng việc nâng cấp là cần thiết vì không những làm tăng tính năng của các thiết bị viễn thông như mở rộng được phạm vi phủ sóng của các trạm, mở rộng đường truyền số liệu, tính được chính xác cước các cuộc gọi, tăng cường các dịch vụ phục vụ khách hàng mà còn giúp đơn vị có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do chỉ mất chi phí mua và lắp ráp một số bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1298.doc