Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ 2
I- Khái quát chung về thanh toán quốc tế 2
1. Thanh toán quốc tế 2
2. Vai trò của thanh toán quốc tế 2
3. Các phương thức trong thanh toán quốc tế 3
II- Phương thức tín dụng chứng từ: 5
1. Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: 5
2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức khác: 7
3. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ: 8
a. Ưu điểm: 8
b. Nhược điểm: 9
Chương II: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam (VCB) 10
I- Vài nét khái quát về Ngân hàng ngoại thương 10
1. Hoàn cảnh ra đời: 10
II- Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NHNT 10
1. Hoạt động thanh toán xuất khẩu 10
a. Quy trình nghiệp vụ cụ thể: 10
b. Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tai VCB 14
2. Hoạt động thanh toán nhập khẩu: 16
a. Quy trình nghiệp vụ cụ thể: 16
b. Tình hình hoạt động thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ tại VCB: 19
3. Những kết quả và tồn tại trong thanh toán L/C của VCB 20
3.1. Kết quả: 20
3.2. Những tồn tại trong thanh toán L/C của VCB: 21
Chương III: GiảI pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam 25
1. Mục tiêu phát triển trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại VCB 25
2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam VCB 26
2.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô 26
2.2. Giải pháp ở tầm vi mô 27
Lời kết 31
Phụ lục 32
Tài liệu tham khảo
52 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng thư tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm ký quỹ các bộ phận có liên quan sẽ nghiên cứu đề xuất trình hội đồng tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng quyết định.
Trường hợp L/C được phát hành bằng vốn vay của VCB thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào phiếu duyệt phát hành L/C của bộ phận tín dụng đã được ban lãnh đạo VCB phê duyệt để phát hành L/C.
Trường hợp L/C được phát hành do bên thứ ba bảo lãnh thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào thư bảo lãnh của bên thứ ba đã được lãnh đạo ngân hàng duyệt để phát hành L/C.
Nếu các điều kiện trên được người nhập khẩu thực hiện đầy đủ thì VCB sẽ tiến hành mở thư tín dụng (theo phụ lục 11a).
Bước 3:
Thanh toán viên (đại diện cho ngân hàng phát hành VCB) thông báo là đã phát hành L/C cho ngân hàng thông báo và nhà nhập khẩu.
Thanh toán viên mở L/C cho khách hàng đăng ký số tham chiếu L/C và đưa dữ liệu vào máy tính. Nếu L/C được phát hành bằng điện thì phải có testkey hoặc phát hành bằng máy swift thì sử dụng mẫu điện MT700, MT701 hoặc bằng thư thì sử dụng toàn bộ 2 mẫu điện trên kèm thư theo mẫu.
Thanh toán viên sẽ thu phí phát hành L/C
Toàn bộ hồ sơ cùng thu phát hành L/C được trình phụ trách phòng ký duyệt giao một văn bản sao cho khách hàng (người nhập khẩu), lưu hồ sơ theo dõi và đồng thời thông báo cho ngân hàng của người xuất khẩu biết.
Sau khi phát hành L/C nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi thì phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (phụ lục 10) kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có) và thu phí sửa đổi. Phí sửa đổi phải ghi rõ do người mua hay người bán chịu. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng thanh toán viên sẽ phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo: sửa đổi có thể lập bằng swift MT707, có telex có mã hoặc bằng thư có đầy đủ chữ ký được uỷ quyền.
*Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và thanh toán:
Bước 4,5:
Ngân Hàng thông báo khi nhận được bộ hồ sơ L/C từ ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra thông báo cho người xuất khẩu biết để người xuất khẩu giao hàng đồng thời lập điện đòi tiền tới ngân hàng phát hành. Phòng thanh toán nhập nhận được thông báo đòi tiền sẽ chuyển tới thanh toán viên đảm nhận để kiểm tra.
+ Nếu chứng từ đòi tiền bằng điện:
Thanh toán viên kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với nội dung, số lượng so với các điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi trong L/C (nếu có). Nếu chứng từ phù hợp thì ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra sau đó trình kiểm soát viên hay phụ trách phòng ký duyệt và căn cứ vào quyết định của phụ trách phòng để trả tiền và thông báo cho khách hàng (người nhập khẩu) (phụ lục 11b).
Nếu điện thông báo chứng từ không phù hợp thanh toán viên phải lập thông báo cho người nhập khẩu kèm một bản sao điện cho ngân hàng thông báo rằng chứng từ đòi tiền có sai sót (phụ lục 12).
Trong trường hợp nhà nhập khẩu chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thì ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng thông báo.
Trong trường hợp người nhập khẩu không chấp nhận sai sót hoặc chấp nhận một phần thì thanh toán viên sẽ lập điện từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần trình phụ trách phòng ký duyệt và gửi lại cho ngân hàng thông báo chờ xử lý ghi rõ “Chúng tối đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ông. Chúng tôi giành quyền đòi tiền từ phía các ông, trong vòng 7 ngày làm việc, chậm nhât ngày… không nhận được ý kiến trả lời từ phía các ông, chúng tôi sẽ trả lại chứng từ và các ông phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho chúng tôi đầy đủ cả gốc và lãi phát sinh vào tài khoản…”
Hiện nay thủ tục phí thanh toán tại VCB là tối đa 330 USD và phí bưu điện có thuế VAT cố định là 22 USD.
Đối với những chứng từ mà ngân hàng thông báo điện thông báo có sai sót nhà xuất khẩu chưa chấp nhận sai sót đó VCB đã điện từ chối và qua kiểm tra bộ chứng từ phát hiện thêm lỗi thì thanh toán viên phải lập thông báo trình phụ trách phòng để tiếp tục từ chối thanh toán và ghi rõ chờ sự định đoạt của ngân hàng thông báo đồng thời thông báo để nhà nhập khẩu cho ý kiến. Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì thanh toán viên sẽ lập điện trả tiền và thu phí sai sót.
+ Nếu chứng từ đòi tiền bằng thư.
Nếu chứng từ phù hợp, lập thông báo cho người nhập khẩu (phụ lục 13). Sau 3 ngày làm việc mà khách hàng không có ý kiến gì thì thanh toán viên thực hiện trả tiền theo chỉ dẫn của L/C và quy định của VCB.
Nếu chứng từ không phù hợp thanh toán viên sẽ lập điện từ chối thanh toán gửi ngân hàng thông báo và chỉ ra những điểm không hợp lệ đồng thời thông báo cho người nhập khẩu (theo phụ lục12) và yêu cầu người nhập khẩu hoặc ngân hàng thông báo trả lời trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của VCB. Nếu nhà nhập khẩu chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thì thanh toán viên thanh toán và thu phí sai sót. Nếu nhà nhập khẩu thừ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần thì thông báo cho ngân hàng của người xuất khẩu biết và chờ chỉ thị của họ để xử lý.
Bước 6:
VCB trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng. Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ và các chi phí có liên quan (nếu có). Khi giao chứng từ cho khách hàng thì chứng từ phải yêu cầu khách hàng ký nhận ghi rõ ngày giờ nhận và tên người nhận…
b. Tình hình hoạt động thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ tại VCB:
So với nhiều nước trên Thế Giới nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng chậm. Hệ thống cơ sở hạng tầng yếu kém cộng với công nghệ sản xuất lạc hậu cùng với một số khó khăn do điều kiện khách quan làm cho nền kinh tế càng trở nên tụt hậu. Chính vì lẽ đó nhu cầu nhập khẩu đối với Việt Nam là rất lớn. Và cơ hội cung cấp dịch vụ thanh toán quá trình quốc tế qua ngân hàng là rất cần thiết.
VCB là ngân hàng chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến quan hệ với nước ngoài từ 1994 trở về trước do đóng vai trò độc quyền trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại nên 100% các khoản thanh toán ra nước ngoài đều qua VCB. Sau khi mất thế độc quyền khối lượng thanh toán nhập khẩu tuy có giảm song vẫn duy trì ở mức độ lớn.
Trong những năm trở lại đây thị phần thanh toán nhập khẩu qua VCB giảm đáng kể thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Thị phần thanh toán nhập khẩu qua VCB
Năm
Thị phần thanh toán nhập khẩu
So với tổng Xuất Nhập Khẩu (%)
So với cả nước (%)
1998
60.37
49.0
1999
61.30
32.0
2000
57.73
30.0
2001
51.50
30.5
(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của VCB)
Kết quả trên cho thấy thị phần thanh toán nhập khẩu qua VCB chiếm 49% lượng thanh toán của cả nước thì đến năm 2000 giảm xuống còn 30% và đến năm 2001 có tăng lên một trút chiếm 30.5%. Có thể là do một số nguyên nhân sau:
Do chính sách hạn chế nhập khẩu của nhà nước đối với một số mặt hàng chưa cần thiết phải nhập khẩu, do tiết kiệm tiêu dùng và bắt đầu quy định việc dán tem đối với các mặt hàng nhập khẩu.
Do số lượng Ngân hàng thương mại quốc doanh, thương mại cổ phần tăng lên đáng kể nên có sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng về dịch vụ thanh toán.
So với các Ngân hàng thương mại khác nhìn chung doanh số thanh toán nhập khẩu qua VCB vẫn là lớn nhất. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu đạt (1050 tr USD), máy móc phụ tùng (đạt 550 tr USD), phân bón, xi măng, sắt thép đã được hạn chế nhập khẩu. Đến cuối năm 2000 giá trị thanh toán tăng 7,7% so với năm 1999. Sang năm 2001 giá trị thanh toán vẫn ở mức ổn định (khoảng 7% so với năm 2000).
3. Những kết quả và tồn tại trong thanh toán L/C của VCB
3.1. Kết quả:
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước cùng với hệ thống Doanh Nghiệp Nhà Nước. VCB đã có nhiều nỗ lực vươn lên và luôn phát huy vai trò là một Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi. Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế VCB luôn chiếm tỷ trọng, doanh số cao nhất so với các ngân hàng thương mại khác trong nước, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Doanh số và tỷ trọng thanh toán quốc tế qua VCB
Đơn vị tính: Triệu USD
Ngân Hàng
1998
1999
2000
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh số
%
NH NT VN
9151
44.1
9512
41
10244
39.7
NH CT VN
1080
5.2
1066
4.6
1190
4.6
NH ĐT & PT VN
667
3.2
1045
4.5
1465
5.7
NH NN VN
1708
8.2
2686
11.6
2701
10.4
Các NH TM khác
8135
39.3
8853
38.3
10200
39.6
(Nguồn: Báo cáo qua các ngân hàng)
So với các ngân hàng nói trên tỷ trọng và doanh số thanh toán quốc tế qua VCB chiếm kết quat lớn nhất trung bình chiếm trên 80% tổng các món thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Nếu như năm 1998 chỉ đạt 2894 tr USD thì sang năm 2000 là 3826 tr USD và năm 2001 là 4780 tr USD. Những con số khổng lồ trên cho thấy thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB luôn đựơc hấp dẫn và đáng tin cậy đối với hầu hết các khách hàng. Mọi khách hàng đều yên tâm về chất lượng phục vụ cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên ngân hàng có trinh độ nghiệp vụ cao và giàu kinh nghiêm.
3.2. Những tồn tại trong thanh toán L/C của VCB:
a. Đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu:
Mặc dù khối lượng khách hàng trong nước thanh toán qua rất lớn nhưng giá trị thanh toán mỗi lần thường thấp làm tăng chi phí giao dịch cho cả ngân hàng và khách hàng khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ. Có nhiều trường hợp trị giá chứng từ quá nhỏ khiến cho ngân hàng không những không thu được phí mà còn phải chịu lỗ chi phí giao dịch.
Đã vậy việc thu hồi và thanh toán tiền đôi khi còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân từ phía người thanh toán nước ngoài hoặc từ người xuất khẩu hay từ chính bản thân ngân hàng. Trên thực tế có một số khách hàng trước đây giao dịch với VCB nhưng thời gian gần đây lại chuyển sang hoạt động với ngân hàng khác. bên cạnh đó một số nhà xuất khẩu trong nước khi đã thiết lập được mối quan hệ vững chắc với người nhập khẩu nước ngoài thì họ chuyển sang phương thức thanh toán khác nhằm đạt hiệu quả hơn đơn giản hoá thủ tục và giảm thiểu được chi phí như phương thức nhờ thu chuyển tiền.
Hơn nữa sai sót trong vấn đề lập chứng từ còn tồn tại đối với các đơn vị xuất khẩu. Thực tế chứng từ hàng xuất có tới 70% chứng từ có sai sót phải chờ ngân hàng mở L/C chấp nhận mới được đòi tiền cho nên thường gây ra sự chậm trễ nhiều phiên toái, khó khăn cho ngân hàng làm chậm quy trình thanh toán, dẫn đến giảm chất lượng và uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
b. Đối với hoạt động thanh toán nhập khẩu:
Khách hàng là người nhập khẩu thường khó khăn về vốn khi tham gia quan hệ với người xuất khẩu nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của họ chủ yếu dựa vào vốn đi vay của ngân hàng nên đặt ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn lớn bởi vì việc thu hồi vốn lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả điều kiện của nhà nhập khẩu.
Bên cạnh đó trình độ của người nhập khẩu cũng là vẫn đề gây khó khăn cho công tác thanh toán nhập khẩu. Sự thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế của người nhập khẩu luôn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở và thanh toán L/C. Chẳng hạn người nhập khẩu do trình độ hạn chế không hiểu rõ điều khoản trong hợp đồng hay cố tình làm sai những thoả thuận ban đầu dẫn đến yêu cầu mở L/C có nội dung không khớp với hợp đồng thương mại làm chậm trễ quá trình thanh toán gây ra nhiều chi phí tốn kém cho cả ngân hàng và người nhập khẩu.
c Đối với quan hệ đại lý của VCB:
Trong quan hệ với ngân hàng nước ngoài VCB thường gặp khó khăn trở ngại từ phía bạn hàng do bị ảnh hươngr bởi thực tế: hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chưa có được chất lượng cao và uy tín trên thị trường quốc tế. Do đó các ngân hàng nước ngoài thường áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cao, thực hiện kiểm soát và bắt lỗi chứng từ chặt chẽ nhằm tăng thu phí và trốn tránh trách nhiệm hoặc trì hoãn thanh toán, chấp người nhập khẩu có thời gian để chấp nhận chứng từ.
Mặc dù VCB có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng nhưng ở một số thị trường VCB vẫn còn thiếu đại lý như: khu vực Trung Nam á, Mỹ La Tinh nên việc giao dịch đối với khu vực này thường phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng thứ 3 nên thời gian thanh toán thường kéo dài làm tăng chi phí từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các dn.
d. Đối với trình độ của cán bộ nhân viên Ngân Hàng NT:
Đến nay, VCB đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn khá gồm 2800 cán bộ trong dó trình độ Đại học và trên Đại học chiếm hơn 70%. Tuy vậy hệ thống VCB còn qú nhỏ bé gọn nhẹ với hơn 23 chi nhánh và một công ty tài chính, mô hình tổ chức hiện tại còn nhiều nhược điểm mang nặng tính hành chính. Tư duy kinh tế thị trường của số đông cán bộ VCB chưa tiến kịp so với đòi hỏi thực tế.
e. Đối với kỹ thuật công nghệ thông tin:
VCB nhận thức công nghệ là nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động của mình nên đã không ngừng đầu tư, bỏ ra những khoản vốn khổng lồ để đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện đại. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống công nghệ của VCB còn nhiều bất cập, máy móc còn thiếu, chương trình quản lý và xử lý chưa linh hoạt, còn xảy ra các lỗi làm gián đoạn quá trình giao dịch.
Thêm vào đó kỹ thuật công nghệ hiện đại làm cho toàn bộ hoạt động của VCB trở nên phụ thuộc hoàn toàn. nếu một sự cố kỹ thuật nào đó xảy ra sẽ làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động tại VCB. Nhiều khi quá trình thanh toán cũng bị ảnh hưởng bởi những sự cố kỹ thuật máy móc, thiết bị truyền dữ liệu và xử lý thông tin như: điện bị chập, telex bị ngắt quãng, hoặc điện nhập sai số, thất lạc chứng từ… Do vậy đòi hỏi phải có hệ thống công nghệ được trang bị hiện đại và tối tân nhất.
f. Đối với chiến lược mở rộng quan hệ khách hàng:
Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam chịu sự chị phối sâu sắc của các chính sách quản lý của nhà nước như: chính sách quản lý ngoại hối, chính sách hạn chế nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng được sự cho phép của nhà nước… Do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam diễn ra không sôi động như ở các quốc gia khác nên nhu cầu về sản phẩm thanh toán quốc tế bị hạn chế. Bên cạnh đó thời gian gần đây hoạt động thanh toán quốc tế của VCB diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng kể từ khi pháp lệnh ngân hàng năm 1990 ra đời chấm dứt thời kỳ độc quyền trong thanh toán quốc tế của VCB. Thêm vào đó bước sang năm 2002, VCB lại phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh mới khốc liệt hơn đó là khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ trở nên có hiệu lực. Trong một thời gian ngắn nữa danh giới giữa ngân hàng trong nước với nước ngoàI sẽ không còn. Phía đối tác Hoa Kỳ sẽ mở chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam và cung cấp các dịch vụ của họ với ưu thế có đầy đủ tiềm năng về vốn, công nghệ ngân hàng phát triển, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường, thủ tục làm việc nhanh gọn thông thoáng, thanh toán quốc tế là sản phẩm chất lượng hàng đầu của họ…cho nên đây đang là vấn đề lớn đối với VCB phải giải quyết trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình.
g. Đối với chính sách của nhà nước
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu và nhiều bất cập. Luật ngân hàng đã đi vào hoạt động song còn quá nhiều điểm chung chung, khó thực hiện. Việc vận dụng UCP500 làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn nhưng UCP chỉ là thông lệ quốc tế không thể áp dụng một cách máy móc được nhất là trong điều kiện của nước ta.
Bên cạnh đó, các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của việt nam còn chưa ổn định, hay thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Hơn nữa, quy chế quản lý ngoại hối của việt nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng ảnh hưởng nhiều đến quá trình thanh toán quốc tế. Tỷ giá là yếu tố phản ánh tương quan giá cả giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Khi nhà nước điều chỉnh tỷ giá theo một mục tiêu vĩ mô nào đó thì sẽ kéo theo sự biến động của trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu, làm phát sinh lỗ hoặc lãi đối với các đơn vị kinh doanh.
Do vậy, khó khăn trong chính sách quản lý của nhà nước đang bắt buộc VCB phảI có những phương hướng hoạt động hiệu quả hơn.
Chương III: GiảI pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam
Nhìn nhận con đường đã đi qua trong các năm trước, VCB đã có những bài học kinh nghiệm quý giá trong các hoạt động nói chung cũng như trong thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng. Uy tín và kinh nghiệm trong các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế đã đưa VCB trở thành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước về thị phần thanh toán quốc tế. Để tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực này VCB đã hoạch định và đề ra những phương hướng, mục tiêu cụ thể trong những năm tới như sau:
1. Mục tiêu phát triển trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại VCB
Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển theo phương châm: an toàn, hiệu quả và phát triển căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước và nhiệm vụ chung của toàn ngành ngân hàng trong những năm tới.
Duy trì thế mạnh trong thanh toán xuất nhập khẩu, phấn đấu giữ vững thị phần và có thể nâng lên cao hơn.
VCB vẫn luôn được coi là ngân hàng năng động trong việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Ngoài việc xử lý thanh toán qua mạng Swift thì VCB còn phát hành và thanh toán thẻ tín dụng như Visa, Mastercard, JCB, Diner Club và Amex, sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động đầu tiên ở việt nam, hệ thống ngân hàng bán lẻ Siverlake…
Sớm xem xét việc sáng tạo các sản phẩm mới có giá trị cao và cạnh tranh hơn nhất là thông qua lĩnh vực công nghệ.
Tăng cường duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoàI dựa trên phương châm hợp tác- phát triển- bền vững.
Ngoài việc mở rộng quan hệ với ngân hàng nước ngoài, VCB cũng đang có chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài dưới hình thức văn phòng đại diện.
Để phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, VCB đã và sẽ tăng cường nguồn vốn trong thanh toán nhằm: với tiềm lực về vốn có thể làm tăng uy tín của mình trên thị trường cũng như có khả năng đáp ứng được những khoản thanh toán có giá trị lớn.
2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam VCB
2.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô
Giải pháp thứ nhất: Soạn thảo và áp dụng hệ thống luật lệ, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ kinh tế quốc nội cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia, liên quan đến thông lệ quốc tế. Do vậy mỗi nước cần có những quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tương quan với thông lệ quốc tế UCP 500. ở Việt Nam chính phủ cũng mới ban hành một văn bản luật quy định dẫn chiếu sử dụng UCP 500 song mới chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn chung chung chưa đi vào chi tiết. Nên cần sớm có những văn bản pháp lý quy định cụ thể hơn nữa cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu.
Về quản lý ngoại hối, ngân hàng nhà nước cần có những văn bản quy định trách nhiệm, kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ trước khi chuyển tiền ra nước ngoài.
Việt nam đã có những quy định về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu nhưng chưa có quy định về chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ theo tín dụng thư. Thêm vào đó, để ngăn chặn những rủi ro trong kinh doanh nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc hành chính quốc gia. Cần có những quy chế, văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan.
Giải pháp thứ hai:Tổ chức thực hiên tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở việt nam.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiên tốt hơn. Để hoàn thiện và phát triển thị trường cần thực hiện ngay các biện pháp sau:
Đa dạng hoá các ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.
Đa dạng hoá các hình thức giao dịch như: Spot (mua bán giao ngay), Forward(mua bán kỳ hạn), Option(giao dịch quyền chọn).
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỷ giá sát thực tế hơn.
2.2. Giải pháp ở tầm vi mô
Giải pháp thứ ba: Có chính sách thu hút, khuyến khích đối với khách hàng. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt đều phải xây dựng cho mình một chính sách khách hàng phù hợp để mở rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với mình trong đó việc chủ động tìm đến với khách hàng và gây được lòng tin đối với họ là điều hết sức quan trọng. Do đó VCB cần phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách hợp lý đối với khách hàng thể hiện ở các điểm sau:
* Đối với người xuất khẩu
Cấp tín dụng cho người xuất khẩu để giúp người bán trong quá trình thu gom và chuẩn bị xuất khẩu hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương, ngân hàng sẽ ứng trước cho người bán một khoản tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và sẽ chiết khấu dần các khoản thanh toán của người xuất khẩu khi người mua ở nước ngoài thanh toán tiền hàng.
Ngoài ra ngân hàng có thể cấp tín dụng chứng từ cho người xuất khẩu thông qua nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo theo tín dụng thư.
Tư vấn cho người xuất khẩu VCB với tư cách là ngân hàng thông báo L/C cần phải giúp đỡ các đơn vị xuất khẩu nghiên cứu và nắm chắc bản chất, nghiệp vụ và quy trình của phương thức L/C như:
+ Tư vấn giúp đỡ cho các đơn vị xuất khẩu trong việc lập và hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung yêu cầu của L/C
+ Yêu cầu bên nhập khẩu ở nước ngoàI mở L/C dạng dễ hiểu trên cơ sở đó sẽ tư vấn cho nhà xuất khẩu của mình
+ Tư vấn cho nhà xuất khẩu cân nhắc về các điều khoản và yêu cầu bất lợi trong L/C mà người nhập khẩu nước ngoài đưa ra
* Đối với người nhập khẩu:
Với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài, có quan hệ uy tín thân thiết với ngân hàng,VCB với vai trò là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu có thể cấp khoản tín dụng cho họ để giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện không đủ vốn. Ngoài ra VCB cũng có thể tăng cường tư vấn cho khách hàng thông qua các hình thức
+ Cử cán bộ có trình độ hiểu biết sâu rộng tham dự cùng khách hàng(khi được yêu cầu) để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại nhằm thoả thuận được điều khoản thanh toán có lợi nhất
+ Tư vấn trong việc mở L/C: Căn cứ vào nội dung của hợp đồng ngoại thương VCB tư vấn cho khách hàng nên mở L/C với những điều khoản, nội dung rõ ràng để tránh gây hiểu lầm, tránh việc sửa chữa cho L/C sau này
+ Giúp người nhập khẩu kiểm tra các lỗi cố ý trong bộ chứng từ do bên xuất khẩu lập
Giải pháp thứ tư: Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. VCB cần đầu tư trong việc lập ra các khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thanh toán viên, cho họ được nghiên cứu, khảo sát tại ngân hàng tiên tiến hiện đại trên thế giới. Các thanh toán viên cần được cập nhật các tài liệu mới nhất liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế và luôn được hướng dẫn sử dụng các công nghệ phần mềm áp dụng trong thanh toán. VCB cần xây dựng cho mình một trung tâm đào tạo riêng, đây sẽ là nơi chuyên để tập huấn nghiệp vụ.
Giải pháp thứ năm: Đổi mới nâng cao về công nghệ
Sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào nhiều khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong tình hình hiện nay hình thức thanh toán mới ưu việt hơn, tiện lợi hơn đó là thanh toán điện tử thông qua hệ thống mạng được nối kết với nhau. Nên VCB cần tăng cường đổi mới và áp dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại tối tân nhất nhằm phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của các hoạt động ngân hàng hiện đại.
Giải pháp thứ sáu: Phát triển nâng cao mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Hiện nay, hệ thống ngân hàng ngoại thương còn quá nhỏ bé gọn nhẹ chỉ với 23 chi nhánh tại các tỉnh thành phố, một công ty tài chính, ba văn phòng đại diện như vậy tiện lợi cho công tác quản lý nhưng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hút khách hàng do đó thị phần thanh toán quốc tế sẽ bị thu hẹp nên cần phải phát triển và mở rộng các chi nhánh ngân hàng của mình hơn nữa.
Giải pháp thứ bảy: Tăng cường hoạt động Marketing cho ngân hàng
Marketing ngân hàng là các hoạt động của ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong chiến lược Marketing VCB cần chú trọng các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập quán, thái độ và nhất là động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng như địa điểm giao dịch của ngân hàng, chất lượng phục vụ tại quầy, thái độ của nhân viên giao dịch, hình ảnh về sức mạnh và an toàn của ngân hàng
+ Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai để thấy được điểm mạnh cần phát huy và những thiếu sót cần khắc phục
+ Dự đoán và phân tích hướng phát triển của thị trường, nghiên cứu thử nghiệm để xem xét phản ứng của khách hàng trước những dịch vụ mới của ngân hàng trước khi phổ biến rộng rãi. Các hoạt động marketing xoay quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36975.doc