Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền văn hóa xã hội: đây được coi là các yếu tố quản lý vĩ mô, điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ. Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài những nhân tố trên còn những nhân tố có tác dụng tăng khả năng thu lợi nhuận cho các nhà đầu tư, đó là:
Nhân tố lãi suất: do một dự án đầu tư, chi phí và doanh thu được thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Để so sánh doanh thu và chi phí trong điều kiện tiền có giá trị biến đổi theo thời gian, các nhà đầu tư đã sử dụng lãi suất để tính chuyển các dòng tiền về mặt bằng thời gian hiện tại. Như vậy, nếu lãi suất càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm. Do đó mức lãi suất thấp là một trong những yếu tố khuyến khích người có tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng.
25 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao- kinh doanh : là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
. Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT) : là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Ôn định chính trị: đây là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với nhà đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị thì các cam kết của chính phủ nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển mới được đảm bảo. Đây là những vấn đề có thể nói là được nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó tác động rất mạnh đến yếu tố rủi ro trong đầu tư. Nếu nước chủ nhà có một hệ thống chính sách đầy đủ và hợp lý, đảm bảo sự nhất quán về chủ trương thu hút đầu tư cũng sẽ là những yếu tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: đó là đặc điểm khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, vị trí địa lý gần… Đây cũng là những yếu tố tác động nhiều đến tính sinh lãi hoặc rủi ro trong đầu tư.
Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền văn hóa xã hội: đây được coi là các yếu tố quản lý vĩ mô, điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ. Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài những nhân tố trên còn những nhân tố có tác dụng tăng khả năng thu lợi nhuận cho các nhà đầu tư, đó là:
Nhân tố lãi suất: do một dự án đầu tư, chi phí và doanh thu được thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Để so sánh doanh thu và chi phí trong điều kiện tiền có giá trị biến đổi theo thời gian, các nhà đầu tư đã sử dụng lãi suất để tính chuyển các dòng tiền về mặt bằng thời gian hiện tại. Như vậy, nếu lãi suất càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm. Do đó mức lãi suất thấp là một trong những yếu tố khuyến khích người có tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng.
Chi phí sản xuất cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm, bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất
giảm thì lợi nhuận sẽ tăng tại mọi mức lãi suất. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, có một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tại nước nhận đầu tư, đó là tỷ giá hối đoái. Nếu đồng tiền của nước nhận đầu tư tăng giá, chi phí sản xuất ở đây sẽ tăng, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm, đó là nhân tố làm giảm quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài.
V.Sự cần thiết của vốn FDI
Lịch sử phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của nước tiếp nhận đầu tư từ thái độ phản đối, đến thái độ buộc phải chấp nhận, đến thái độ hoan nghênh. Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào, khuyến khích mãnh liệt. Trên thế giới thực chất diễn ra trào lưu cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sở dĩ hầu hết các nước đang phát triển có nhu cầu lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài là vì những lý do sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quảnhững khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá.Đối với các nước nghèo, vốn đuợc xem là yếu tố cơ bản,là điều kiện khởi đầu quan trọng để thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế. Thế nhưng, đã là nước nghèo thì khả năng tích luỹ vốn hay huy động vốn trong nước để tập trung cho các mục tiêu cần ưu tiên là rất khó khăn, thị trường vốn trong nước lại chưa phát triển. Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, nhìn chung các nước đang phát triển đều gặp rất nhiều khó khăn: mức sống thấp, khả năng tích luỹ thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật chưa phát triển, mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới…
Giải pháp của các nước đang phát triển lúc này là tìm đến với các nguồn đầu tư quốc tế. Nhưng trong số các nguồn đầu tư quốc tế thì vốn viện trợ tuy có
được một số vốn ưu đãi nhưng lại đi kèm với một số ràng buộc về chính trị, xã hội, thậm chí cả về quân sự. Còn vốn vay thì thủ tục vừa khắt khe mà lại phải chịu lãi xuất cao. Nguồn vốn đuợc đánh giá có hiệu quả nhất đối với giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá của các nước đang phát triển là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cũng đồng thời họ hoàn toàn chịu
trách nhiệm về hiệu quả của đồng vốn mà mình bỏ ra,do đó truớc khi đầu tư thì họ buộc phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án .Hay nói cách khác,các nhà đầu tư chỉ xin phép và triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp so với các loại vôn vay khác.
Thứ hai, Một đặc điểm tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển là sự lạc hậu và thiếu thốn công nghệ và kỹ thuật. Thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghê tiên tiến, góp phấn cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế kỹ thuật cho việc thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba,các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng. Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể làm đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên doanh mà trưởng thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đại; hình thành một lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề; tăng nguồn thu cho ngân sách…
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới, tăng cường quan hệ hợp Hình thành được các khu chế xuất, khu công nghiêp chủ lực; tạo ra các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊT NAM.
Nhiều tổ chức tài chính, chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định, năm 2010 nguồn vốn FDI vào Việt Nam có nhiều triển vọng sáng sủa, gắn với sự gia tăng lòng tin và cơ hội kinh doanh mới của các dự án FDI.
Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20) và Singapore (vị trí 24).Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo, do gắn với các lợi thế về số dân lớn và đang tăng nhanh (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng của người dân; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ và các nguyên liệu quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng khác…Cơ quan Thương mại và đầu tư Vương quốc Anh dựa trên khảo sát hơn 500 quan chức cao cấp của các công ty từ gần 20 ngành kinh doanh khác nhau, cũng khẳng định, nếu không tính tới nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), thì Việt Nam hấp dẫn nhất trong hai năm liên tục trong số 15 nước đang trỗi dậy, được xếp theo thứ tự gồm có: Việt Nam, Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Mexico, Nam Phi, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Saudi Arabia, Ukraine và Ba Lan.
Việc FDI vào Việt Nam trong năm 2009 giảm không phản ánh thái độ của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này, vì bản thân các tập đoàn trên thế giới cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cơn bão tài chính vừa qua. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam rất ưu ái, tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư trong những năm tới. Lĩnh vực thu hút FDI vào Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2010 gồm: dịch vụ y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch than thiện với môi trường, ngành công nghệ cao.
Trên thực tế, FDI vào Việt Nam năm 2010 đang có những động thái tích cực mới, với sự cải thiện khá rõ về quy mô vốn đăng ký/dự án, cơ cấu vốn đăng ký và mức giải ngân thực tế…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009. Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 850 triệu USD/tháng. Đây là mức khá cao và tương đương giải ngân vốn FDI giai đoạn trước suy thoái kinh tế (năm 2009 Việt Nam thu hút FDI đạt 21,48 tỷ USD, bằng 24,6% so với năm 2008, nhưng trong 2 năm 2008-2009, vốn FDI đăng ký và tăng thêm khoảng 85,5 tỷ USD, vượt mức 83,1 tỷ USD của cả 20 năm trước đó. Trong năm 2009, có 839 dự án FDI đăng ký cấp mới với số vốn đạt 16,3 tỷ USD – tương ứng giảm 46,1% số dự án và 75,4% về vốn so với năm 2008 – và số lượt dự án tăng vốn đạt 215 lượt, với số vốn đạt 5,1 tỷ USD, giảm không đáng kể so với năm 2008; còn số vốn thực hiện đạt ở mức khoảng 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008. Theo đó, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện đã giảm hơn so với năm trước. Tỷ lệ giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện năm 2007 là 37,56%, năm 2008 giảm xuống còn 16%, thì năm 2009 đã tăng lên 46,55%). Trong tổng số vốn đăng ký mới tính từ 1/1/2010 – 20/4/2010 là 5,9 tỷ USD (tương đương 74,3% so với cùng kỳ năm 2009), thì có 5,6 tỷ USD vốn của 263 dự án đăng ký mới, tuy giảm 19,6% về số dự án, nhưng tăng 58,5% về vốn cấp mới so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài ra, có tới 92 lượt dự án đang triển khai xin tăng vốn 325 triệu USD. Nhiều dự án chậm trễ triển khai vì tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng được các nhà đầu tư cam kết khởi động ngay đầu năm nay.
Trong 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay, các vị trí đầu bảng đã có sự thay đổi cả về đối tác đầu tư và lượng vốn đăng ký. Từ chỗ không có đối tác nào đạt tổng vốn đăng ký đầu tư quá 1 tỷ USD tại báo cáo tháng trước, đến nay đã có 3 đối tác vượt chỉ tiêu này: Hà Lan chỉ thêm 1 dự án cấp mới trong tháng đã thế chỗ Hoa Kỳ giành vị trí “quán quân”, với trên 2,15 tỷ USD vốn đăng ký. Nhật Bản từ vị trí thứ 8 đã lên thứ nhì, với 1,1 tỷ USD vốn đăng ký, Hoa Kỳ đứng thứ 3 với 1,02 tỷ USD… (Hoa Kỳ từng là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2009), Hàn Quốc, Quần đảo Virgin (Anh), Singapore…
Trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD (chiếm 58,6% và 53,4% tổng số dự án và vốn cấp mới), trong đó ngành công nghiệp chế biến đạt mức cao nhất với 764 dự án cấp mới và 35 tỷ USD (chiếm 49% tổng số dự án và 52,7%
tổng số vốn cấp mới). Bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngành dịch vụ năm 2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2% tổng số dự án cấp mới và vốn FDI), trong khi ngành công nghiệp chỉ đạt 325 dự án với 3,0 tỷ USD (tương ứng chiếm 38,7% và 18,3%). Năm 2010, Việt Nam sẽ chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những
lĩnh vực quan trọng, ưu tiên, như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn… Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt hơn 8 tỷ đô la Mỹ, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỷ đô la Mỹ. Còn nếu không kể dầu thô, trong 4 tháng đầu năm 2010, khối các doanh nghiệp FDI xuất khẩu 4,13 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ 2009 và nhập siêu khoảng 60 triệu USD…
Tính đến hết quý III năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 8.05 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2010. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 27,4 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN dự kiến xuất khẩu 23,7 tỷ USD, chiếm 45,9% tổng xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 25,7 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ và chiếm 42,8% tổng nhập khẩu cả nước. Trong 9 tháng đầu năm, khu vực ĐTNN xuất siêu 1,7 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,6 tỷ USD; nếu không tính xuất khẩu dầu thô, khu vực ĐTNN nhập siêu trên 2 USD, chiếm 23,5% giá trị nhập siêu cả nước. Như vậy, để giải quyết tình trạng nhập siêu, trong các tháng cuối năm cần chú trọng thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với khu vực trong nước.
Tình hình cấp GCNĐT:
Theo các báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Đã xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và DV Siêu thị An lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6 triệu USD..
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thế mạnh của các nhà ĐTNN đã liên tục tăng cao trong các tháng gần đây. Với 275 dự án đầu tư được cấp mới, tổng số vốn cấp mới trên 3 tỷ USD và 106 lượt dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 653,6 triệu USD đưa lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, chiếm 30,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2010, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá cao 2,94 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng đầu năm.
Không có nhiều dự án đăng ký thêm, nhưng với quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án khá cao 144,9 triệu USD/1 dự án nên lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3. Tổng vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này là 2,75 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư:
Trong 9 tháng đầu 2010, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo địa bàn đầu tư:
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong 9 tháng đầu 2010 với 2,23 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1 tỷ USD.
Trong số các dự án cấp mới trong 9 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớn được cấp phép là: dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất
phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu XD, KD Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kd bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Posco SS- Vina tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 360 triệu USD. Trong tháng 9 có thêm 1 dự án FDI được cấp với quy mô vốn lớn là dự án Công ty CP đầu tư bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng của Malaysia tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 293 triệu USD.
Về triển vọng, có nhiều cơ sở thực tế thế giới và trong nước tin rằng thu hút FDI năm 2010 sẽ cao hơn mức tăng 10% so với năm 2009 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra. Nhưng cả trước mắt và trung hạn, Việt Nam vẫn cần chủ động có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả thích ứng nhằm khắc phục những tồn tại và hệ lụy như: sự mất cân đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ; tình trạng ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lượng, gia tăng đầu cơ trên thị trường bất động sản và sự bất ổn trên thị trường vốn; việc chuyển giao và sử dụng công nghệ lạc hậu; lạm dụng những ưu đãi về thuế, đất đai… Đặc biệt, Việt Nam cần khắc phục căn bản những nút thắt gây nghẽn mạch và lệch hướng dòng vốn FDI thu hút, nổi bật là tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu; hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực yếu kém, chi phí đầu vào cao; công tác xúc tiến đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp.
PHẦN 3
GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
I. Giải pháp giúp Nhà nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.Mở rộng hình thức thu hút FDI
Ngoài các hình thức đầu tư FDI như luật Đầu tư hiện nay quy định, để tăng cường thu hút FDI hơn nữa chúng ta có thể áp dụng các hình thức sau:
-Công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là loại hình công ty phổ biến trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. So với công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình này có nhiều lợi thế về huy động vốn và giảm rủi ro. Do đó Nhà nước ta cần phải có hệ thống văn bản pháp quy quy định về loại hình thu hút FDI này.
-Cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ý kiến của các nhà đầu tư, luật đầu tư quy định donh nghiệp liên doanh không
được phép huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, chứng khoán là quá cứng nhắc và gây bất lợi cho phía Việt Nam. Vì vậy Nhà nước ta nên có những quy định cụ thể về loại hình này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mua cổ phần, nộp tỉ lệ góp vốn của phía Việt Nam.
-Nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với các yêu cầu của mình.
2. Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các bộ, cơ quan thuộc chính phủ và UBND cấp tỉnh, thành thực hiện quản lý đầu tư cần phải có sự phối hợp trong công tác quản lý. UBND tỉnh có trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại giấy phép đầu tư và pháp luật, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn.
Nếu doanh nghiệp có sai phạm phải thông báo cho doanh nghiệp biết để kiến nghị lên các cơ quan có chức năng giải quyết.
3. Quy hoạch thu hút vốn FDI.
Bộ kế hoạch và đầu tư cần cụ thể hóa việc lập qui hoạch các ngành, cơ cấu kinh tế thống nhất trên phạm vi cả nước. Trước hết, cần khẩn trương qui hoạch các khu công nghiệp, các sản phẩm quan trọng thuộc các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, dệt, may; công nghiệp chế tạo như: cơ khí, hoá chất, điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu; công nghiệp hoá dầu; công nghiệp luyện kim; công nghiệp thông tin... Trên cơ sở đó xác định các dự án trong nước tự đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư theo ngành và lãnh thổ cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ.
Các ngành cần hoàn chỉnh thêm một bước công tác quy hoạch; phối hợp với các thành phố và địa phương xây dựng quy hoạch trên địa bàn lãnh thổ.
4. Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI.
Với mục tiêu đưa nước ta tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, bên cạnh việc phát huy nội lực, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho mục tiêu này cũng là một nguồn lực hết sức quan trọng. Quá trình hoàn thiện về chính sách đất đai, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm phải đặt trong mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả và các chính sách này phải được đặt ra trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau một cách thống nhất ăn khớp.
5. Chính sách thuế và ưu đãi tài chính.
Chính sách thuế và những ưu đãi tài chính gắn với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố chủ yếu cấu thành tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó chúng ta cần thực hiện:
-Thực hiện tốt luật thuế VAT và thuế thu nhập công ty. Đây là hai đạo luật thuế trong giai đoạn đầu áp dụng để đưa hoạt động thu thuế đối với các dự án đầu tư nước ngoài đi vào ổn định.
-Tăng cường các biện pháp ưu đãi taì chính cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống giá cả áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước thống nhất như giá điện nước, giá cước vận tải, bưu điện, hàng không.
-Nâng cao hiệu lực và hiệu quả vủa các biện pháp ưu đãi tài chính như giải quyết nhanh vấn đề thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài, việc chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện, vấn đề góp vốn được dễ dàng đặc biệt là không nên hạn chế hoặc đưa ra qui định bắt được các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ cũng đang gặp những khó khăn cho tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ.
-Hỗ trợ cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư được hưởng những ưu đãi của các qui định mới về thuế, lợi tức, giá thuế đất mới, miễn giảm thuế doanh thu đối với những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.
-Hỗ trợ bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang thực sự gặp khó khăn.
-Chủ động thu hút nhiều hơn nguồn vốn nước ngoài không nhất thiết phải ấn định tỷ lệ nguồn vốn, tranh thủ mọi nguồn vốn cho phát triển.
-Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hoá để tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
-Ban hành chính sách thu phí thống nhất để tránh tình trạng thu phí bất hợp lý và không quản lý được, tránh thu phí tuỳ tiện ở các địa phương.
II. Giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhà nước đã có rất nhiều thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô như: hoàn thiện hệ thống pháp lý, quản lý thị trường, mở rộng quy mô thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan...nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước có thế thu hút vốn đầu tư, hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
Tuy nhiên các biện pháp này của nhà nước cũng chỉ hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp liên tục thu hút được vốn đầu tư nước
ngoài trong khi một số lại không thể. Vấn đề then chốt là doanh nghiệp phải tự vận động, nỗ lực trong việc thể hiện mình chính là đối tượng mà nhà đầu tư đang tìm kiếm.
Chứng minh kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong hiện tại, kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai, hoạt động và quản lý chuyên nghiệp, đặc biệt đàm phán thuận mua vừa bán chính là lời giải cho các doanh nghiệp trong bài toán thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên.
1.Doanh nghiệp cần chứng minh về khả năng sản xuất kinh doanh
Để thu hút thành công nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, trước hết, doanh nghiệp phải chứng minh với nhà đầu tư những ưu thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanh thu tăng mạnh qua các năm của mình. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng vào lợi ích đồng vốn họ bỏ ra.
Sản phẩm độc đáo, chiếm ưu thế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn đưa tiền vào những công ty có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm mang những nét riêng, độc đáo. Vì vậy để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp cần chứng minh ưu điểm của sản phẩm bằng cách so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế.
Sản phẩm của công ty có khả năng sinh lời cao. Tỷ lệ lợi nhuận là một trong những dấu hiệu về mặt tài chính cho thấy sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Thường thì các công ty đều bắt đầu có lãi vào năm thứ 2 sau khi thành lập. Do đó, những nhà đầu tư sẽ không để ý tới những công ty tuyên bố lợi nhuận ngay khi mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.doc